Wednesday, September 30, 2015

Tin Cập Nhật Thứ Tư 30/9

Tin Thế Giới

1.
13 vụ nổ xảy ra đồng loạt ở Quảng Tây, Trung Quốc

Giới hữu trách Trung Quốc cho biết nhiều vụ nổ làm rúng động huyện Liễu Thành ở tỉnh Quảng Tây, giết chết ít nhất 6 người và gây thương tích cho mấy mươi người khác.

Văn phòng công an Huyện Liễu Thành xác nhận những vụ nổ xảy ra tại 13 địa điểm khác nhau, trong đó có một thương xá, nhà giam, siêu thị, nhà ga xe lửa, một bệnh viện và một ngôi chợ lộ thiên.

Tân Hoa Xã cho biết những vụ nổ có thể do những quả bom chứa trong bưu kiện.

Hình ảnh trên truyền thông xã hội cho thấy một toà nhà bị sập, xe cộ bị lật trên đường và mặt tiền của một cửa hàng bị đổ nát.

Một nguồn tin trên mạng nói rằng những vụ nổ xảy ra hầu như đồng loạt, và một bức hình cho thấy một người đàn ông nằm trên mặt đất gần một chiếc xe bị lật. Những mảnh vỡ vương vãi khắp nơi.

Một bức hình khác sau vụ nổ cho thấy một cột khói đen bốc cao hàng trăm mét.

Một bức hình cho thấy một trụ sở chính phủ với cửa sổ bị vỡ nát.

Những vụ tấn công bạo động vì những vụ tranh chấp lâu đời vẫn thường xảy ra ở Trung Quốc, nhưng hiếm khi xảy ra nhiều vụ nổ cùng một lúc như vậy. - VOA
|
|

2.
Hứa hẹn của thủ tướng Thái Lan vấp phải sự hoài nghi

Những lời hứa hẹn về thực thi dân chủ mà Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đưa ra trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA hôm thứ ba đã gặp phải sự hoài nghi của nhiều người. Thông tín viên Steve Herman của đài VOA tường thuật từ thủ đô Bangkok.

Những người chỉ trích chính quyền quân nhân Thái Lan đã bày tỏ sự nghi ngờ đối với những lời hứa hẹn mà người đứng đầu tập đoàn quân nhân đưa ra trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA.

Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, người cầm đầu cuộc đảo chánh không đổ máu lật đổ chính phủ dân sự hồi năm ngoái, nói “Nền dân chủ Thái Lan vẫn cần được điều chỉnh đôi chút, bất kể là hiến pháp, bầu cử, tiến trình bầu cử và nhất là vấn đề cai trị và cách thức các chính trị gia bước vào sân khấu chính trị.”

Ông Sean Boonpracong là người từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia trong chính phủ bị lật đổ hồi tháng 5 năm 2014. Ông cho biết như sau về phát biểu của ông Prayuth: “Từ khi ông ấy nắm quyền kiểm soát chính phủ này, đã có hơn 700 vụ tra vấn những người chỉ trích được gọi là những vụ ‘điều chỉnh thái độ’, cho nên đó không phải là “điều chỉnh đôi chút”. Tình hình nhân quyền rõ ràng là đã trở nên tệ hại hơn.”

Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho đài VOA tại New York, nơi ông tham dự phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Thủ tướng Prayuth cho biết “dân chúng cảm thấy lo ngại” vì chính quyền quân nhân đã kéo dài thời gian nắm quyền cho tới ít nhất là giữa năm 2017. Ông nói “Tôi không kéo dài tiến trình này. Nếu nó có thể tiến nhanh hơn thì nó nên tiến nhanh. Nhưng chúng tôi phải xem xét vấn đề là nó có đưa tới hoà bình hay không?.”

Tiến tới hay tránh xa dân chủ

Chính quyền quân nhân Thái Lan nhiều lần tìm cách biện minh cho việc tạm ngưng thực thi dân chủ bằng cách nói rằng kế hoạch của họ là thiết lập một hệ thống chính trị không bị tê liệt bởi những vụ giằng co đôi khi có bạo động giữa các phe phái kình chống nhau, như đã xảy ra trong những năm qua.

Tuy nhiên, theo ông Pravit Rojannaphruk, cựu bỉnh bút của tờ The Nation ở Bangkok, việc chính phủ cấm chỉ những cuộc tụ họp chính trị và đe dọa giới truyền thông đang làm cho Thái Lan xa rời những nguyên tắc dân chủ. Ông nói “Môi trường chính trị không được chuẩn bị cho sự phục hồi của thể chế dân chủ, vì đang xảy ra những vụ đàn áp những người bất đồng chính kiến và trấn áp những sự chỉ trích đối với chính quyền quân nhân.”

Thủ tướng Prayuth đã cấm dân chúng không được thực hiện những cuộc biểu tình phản kháng, với lý do là lệnh cấm này làm giảm tới mức tối đa “những hành vi khích động mâu thuẫn và rối loạn.” Nhưng ông phủ nhận tố cáo đàn áp tự do ngôn luận. Ông nói với đài VOA “Tôi muốn nói với quí vị là tôi hành sử quyền lực của mình ở mức tối thiểu.”

Phát biểu đó hôm nay gặp phải sự phản bác của những người chỉ trích chế độ. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức Human Rights Watch, nói “Rõ ràng là có một chiến dịch đàn áp đang tiếp diễn. Chiến dịch này được cảm nhận một cách rõ ràng chẳng những ở Bangkok mà còn ở các tỉnh. Có một điều lý thú là Tướng Prayuth tìm cách hạ giảm tính chất quan trọng của việc này khi ông ấy ra nước ngoài, nhưng khi ông ấy quay về Thái Lan thì ông lại theo đuổi một đường lối hoàn toàn khác.”

Cựu bỉnh bút của tờ The Nation, ông Pravit, đã bị chính quyền quân nhân câu lưu hai lần để thực hiện điều được gọi là “điều chỉnh thái độ”. Ông dự đoán “thực hiện thêm những vụ bắt giữ mà không truy tố, tiếp tục đe dọa giới truyền thông đại chúng và những người bất đồng chính kiến – những việc đó sẽ không mang lại dân chủ, mà ngược lại.”

Chính quyền quân nhân cũng đang xem tới việc giới hạn internet vào một điểm truy cập duy nhất, làm bùng ra những mối lo ngại về một bức tường lửa kiểu Trung Quốc để ngăn chận những nội dung mà chính quyền không ưa thích.

Nhà báo Pravit nói “Như thế mà dân chủ sao được?”

Ông Pravit nói chuyện với phóng viên của VOA ngày hôm nay, là ngày chót của ông tại tòa soạn của tờ The Nation, nơi ông làm việc trong 23 năm qua.

Những bình luận thẳng thắn của ông đã khiến cho ông bị chính quyền quân nhân câu lưu lần thứ nhì hồi đầu tháng này, làm cho tờ The Nation và các đồng nghiệp của ông gặp phải một sức ép rất lớn. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

3.
Đức Giáo Hoàng ‘dịu giọng’ về chủ nghĩa tư bản trong chuyến thăm Mỹ

Nhiều người dự kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gây ‘bão dư luận’ khi đến Mỹ vì những chỉ trích chủ nghĩa tư bản mạnh mẽ của ông trước đây khiến một số người phản đối, thậm chí gán ghép ngài là ‘cộng sản’. Thế nhưng kết quả thực tế là ngài không những không gây xung đột, mà còn khiến giới nhà lập pháp Mỹ ở cả hai đảng xúc động mạnh mẽ. Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói Đức Giáo Hoàng đã không dùng ngôn ngữ của các chính trị gia mà là ngôn ngữ của Tin Mừng. Khánh An và thông tín viên William Gallo có bài tường thuật chi tiết sau đây.

Trước khi Đức Giáo Hoàng đến Mỹ, một số nhà phân tích dự liệu sẽ có một sự ‘bùng nổ’ trong chính trường và dư luận Mỹ vì sự kết hợp hoàn hảo của hai yếu tố: Một, Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nổi tiếng với phát biểu cho rằng chủ nghĩa tư bản là trung tâm mọi vấn đề bất bình đẳng, cội rễ của các căn bệnh xã hội. Hai, nước Mỹ là cường quốc thống lĩnh về kinh tế thị trường. Việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Mỹ sẽ là cơ hội hội tụ đủ hai yếu tố gây ra xung đột.

Tuy nhiên, những bài phát biểu của vị đứng đầu Giáo hội Công Giáo, trong đó có bài phát biểu ở Quốc hội Mỹ, không những không gây ra xung đột mà còn đem lại kết quả ngược lại.

Một số nhà phân tích nói ngôn ngữ ‘mềm mỏng’ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có tác dụng cân bằng giữa vấn đề tôn trọng nước Mỹ chủ nhà và điều mà Ngài xem là mối nguy của chủ nghĩa tiêu thụ quá đáng.

Ông Marian Tupy, nhà phân tích chính sách cấp cao của Viện CATO, nói: “Ngài chắc chắn sẽ phát biểu chống chủ nghĩa tư bản nhiều hơn trong những chuyến đi khác đến Châu Mỹ Latinh và các nơi khác. Nhưng ở đây tại Hoa Kỳ, Ngài rõ ràng là đã dịu giọng xuống, đặc biệt là tại Quốc hội. Đó giống như là một vị giáo hoàng khác vậy”.

Nhưng Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý Hòa bình, thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết: “Mỗi lần thì Đức Giáo Hoàng có những đề tài riêng, như lần này Ngài nói về môi sinh, về gia đình. Thành thử đâu phải bài nào cũng nói về chủ nghĩa tư bản, trước đây Ngài đã nói nhiều rồi”.

Mặc dù được cho là ‘dịu giọng’ hơn, nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không hoàn toàn bỏ quên những vấn đề kinh tế trong chuyến thăm Mỹ của Ngài.

Trong bài phát biểu ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Đức Giáo Hoàng đã chỉ trích ‘sự ích kỷ và ham muốn quyền lực và của cải vật chất vô hạn dẫn đến việc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên và loại trừ người nghèo và người yếu thế’.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ một ngày trước đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên tục lặp lại từ ‘công ích’ và nhắc các nhà lập pháp Mỹ về trách nhiệm không chỉ là bảo vệ quyền tự do cá nhân, mà còn phải để ý đến những người bị thiệt thòi.

Đức Giáo Hoàng nói: “Ngay trong thế giới phát triển, những ảnh hưởng của các hành động và cơ cấu bất công là quá rõ ràng. Những nỗ lực của chúng ta phải nhằm mục đích khôi phục lại hy vọng, sửa chữa sai lầm, duy trì các cam kết và rồi thúc đẩy phúc lợi của cá nhân và của dân tộc. Chúng ta phải tiến lên cùng nhau, làm một, trong thần khí canh tân của tình huynh đệ và đoàn kết, hợp tác quảng đại vì lợi ích chung”.

Có một chi tiết thú vị, đó là có một phần trong bài phát biểu đã soạn không được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tới khi Ngài đứng trước Quốc hội Mỹ. Đoạn này nhắc một chút về lịch sử chính trị của Mỹ và vai trò của tiền bạc trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Một trong những câu gây tranh cãi là: “Chính trị thực sự là để phục vụ con người, như thế nó không thể là nô lệ của kinh tế và tài chính”.

Không ai biết tại sao Đức Giáo Hoàng lại bỏ qua đoạn này khi nói trước Quốc hội Mỹ, nhưng nhà phân tích Tupy nói ông ‘ngạc nhiên một cách phấn khởi’ vì sự thiếu vắng những lời lẽ chỉ trích chủ nghĩa tư bản mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng.

“Điều này không có nghĩa là Ngài thay đổi thông điệp. Nó chỉ có nghĩa là Ngài quyết định nhấn mạnh những khía cạnh đức tin khác. Tôi nghi rằng là để không gây khó chịu cho chủ nhà và để hòa điệu tốt hơn với nhiều Mỹ nói chung”.

Giám mục Nguyễn Thái Hợp cho biết không phải lúc nào Đức Giáo Hoàng cũng nói nguyên văn bài phát biểu đã soạn.

“Khá nhiều lần Đức Giáo Hoàng không đọc hết mà lại nói thêm, chẳng hạn như nói với các giám mục hay nói ở những nơi khác, Ngài nói thêm nhiều điều mà không có trong bản văn chính thức”.

Với lối nói từ tốn, nhẹ nhàng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khiến cho nhiều dân biểu Mỹ xúc động. Người ta thấy Chủ tịch Hạ viện John Boehner liên tục lấy khăn lau nước mắt. Những nhà lập pháp ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã đưa ra những phản ứng tích cực về bài phát biểu của người đứng đầu Vatican.

Nhận xét về lối nói cũng như những phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong chuyến thăm Mỹ, Gíam mục Nguyễn Thái Hợp nói:

“Có thể nói và nói rất rõ là quan điểm của Đức Giáo Hoàng là lấy Tin Mừng làm chính, thành ra ngôn ngữ, cách ứng xử, xử lý cũng dựa trên nền tảng của Tin Mừng. Thành thử ra là nói mà nói khéo, chứ không phải dùng ngôn ngữ của các chính trị gia, nhất là khi đang trong cuộc tranh luận. Chuyện đó thì ta thấy rõ. Chính vì vậy, nhiều người thấy đồng thuận và nhìn thấy nơi Đức Giáo Hoàng vai trò của một vị mục tử, một sứ giả của Tin Mừng, chứ không phải là người đến để gây chia rẽ.”

Hoa Kỳ là quốc gia thứ 15 mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm trong hơn hai năm trở thành giáo hoàng. Những điểm đến ưu tiên đã thể hiện rõ quan điểm đến gần những người bị gạt ra ngoài lề xã hội trong khẩu hiệu ‘Cảm thương và lựa chọn’ của Ngài. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

4.
Việt Nam: Một nhà báo bị 6 năm tù vì làm "gián điệp" cho Trung Quốc

Ông Hà Huy Hoàng, nguyên phóng viên báo Thế giới và Việt Nam của Bộ Ngoại giao hôm nay 30/09/2015 đã bị kết án sáu năm tù vì tội làm "gián điệp" cho Trung Quốc. Đây là vụ án gián điệp hiếm hoi được đưa ra xử công khai, trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh về Biển Đông.

Ông Hà Huy Hoàng, 55 tuổi, bị bắt giam từ tháng 10/2014, bị kết tội là từ năm 2011 đã cung cấp các thông tin về tình hình nội bộ trong nước và về các lãnh đạo Việt Nam, sau sáu lần sang Trung Quốc.

Trong phiên tòa diễn ra khoảng vài tiếng đồng hồ tại tòa án Hà Nội hôm nay, cựu nhà báo này đã bị tuyên án sáu năm tù giam theo điều 80 Luật Hình sự. Hãng tin Pháp AFP dẫn lời luật sư bào chữa Hà Huy Sơn cho biết bị cáo "bác bỏ mọi cáo buộc" đối với tội danh gián điệp vốn có khung hình phạt cao nhất là tử hình.

Báo chí trong nước dẫn cáo trạng cho biết, đầu năm 2009 trên chuyến xe khách từ Lạng Sơn về Hà Nội, ông Hà Huy Hoàng quen một cô gái Trung Quốc xưng tên là Tôn Văn Quế. Sau hai lần sang Trung Quốc theo lời mời của cô này, ông được cô ta giới thiệu với một người tên Nhạc Xuân. Qua thư điện tử, Nhạc Xuân cho biết mình là phóng viên tạp chí Cầu Thị của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Từ giữa năm 2009 đến tháng 6/2011, ông Hà Huy Hoàng đã cung cấp cho Nhạc Xuân các thông tin về quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, kỳ họp Ban chấp hành Trung ương Đảng, kỳ họp Quốc hội khóa 13… Đến cuối tháng 6/2011, nhà báo này được Nhạc Xuân đề nghị tìm hiểu các thông tin thuộc loại bí mật Nhà nước, không được hoặc chưa được công bố.

Theo cơ quan điều tra, từ đó cho đến tháng 5/2014, ông Hà Huy Hoàng nhận thức được người này là tình báo Trung Quốc hoạt động dưới danh nghĩa phóng viên, nhưng vẫn tiếp tục cung cấp thông tin. Trong đó có các hoạt động của thanh niên Việt Nam về biển đảo, tìm kiếm máy bay MH370, chủ trương của Việt Nam về vụ biểu tình chống Trung Quốc ở Bình Dương…

Từ năm 2009 đến tháng 7/2013, Tôn Văn Quế và Nhạc Xuân đã 8 lần mời Hà Huy Hoàng sang Trung Quốc tham quan các địa danh nổi tiếng, trong đó Nhạc Xuân chi trả toàn bộ chi phí và tặng một số quà.

Báo Tuổi Trẻ online cho biết, tại tòa bị cáo nói rằng vì nghĩ Nhạc Xuân là phóng viên nên mới trao đổi thông tin, các tin tức cung cấp đều đã được công khai trên báo chí. Các món quà được tặng chỉ mang ý nghĩa tinh thần chứ không có giá trị vật chất như tranh phong cảnh, ví da, chai rượu…Nhưng tòa trích lời khai, có lần bị cáo nghi ngờ hỏi Nhạc Xuân: "Em là tình báo Hoa Nam à?" thì người này không trả lời.

Bị cáo cho rằng nhiều lời khai được ghi theo ý chí chủ quan của điều tra viên. Luật sư biện hộ Hà Huy Sơn nhấn mạnh, lời khai và các trao đổi qua phương tiện điện tử không thể dùng làm chứng cứ để buộc tội. Ông cho biết, thân chủ có 15 ngày để kháng cáo và ông Hà Huy Hoàng có ý định này.

AFP ghi nhận, bản tin trên Tuổi Trẻ và các báo mạng khác đã bị rút xuống, một việc thường diễn ra tại Việt Nam đối với các vấn đề nhạy cảm. Hãng tin Pháp cũng cho biết nhiều viên chức Việt Nam trong đó có cả công an đã bị bắt trong những năm gần đây vì làm gián điệp cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiếm khi có việc đưa ra xử công khai các vụ án gián điệp. Và vụ án này lại diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc với Việt Nam do tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, đặc biệt là Tập Cận Bình sắp đến thăm Việt Nam. - RFI
|
|

5.
VN tăng cường hợp tác với Mỹ, Philippines để bảo vệ Biển Đông

Đô Đốc Paul Zukunft, Tư lệnh Lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ, mới đây bày tỏ ý định muốn đào sâu hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực chia sẻ thông tin, tăng cường giao lưu và huấn luyện.

Báo The Diplomat hôm nay trích dẫn các nguồn tin từ giới truyền thông địa phương, nói rằng Đô Đốc Paul Zukunft đã đưa ra phát biểu này trong một buổi họp hôm 21/9 với Trung Tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bài viết trên tờ The Diplomat nói rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã tìm cách củng cố quan hệ an ninh và quốc phòng giữa lúc hai nước đánh dấu 20 năm bình thường hoá quan hệ bang giao trong năm nay. Dựa trên biên bản ghi nhớ năm 2011, hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam đã được tăng cường trong 5 lĩnh vực chính: đối thoại cấp cao, an ninh biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, và gìn giữ hoà bình.

Trong khuôn khổ các hoạt động đó, Hoa Kỳ trong thời gian qua đã tìm cách tăng khả năng của lực lượng tuần duyên Việt Nam, vốn đang phải đối phó với nhiều thách thức, kể cả việc tàu bè Trung Quốc xâm nhập các vùng biển của Việt Nam.

Hoa Kỳ không chỉ mở các khoá huấn luyện mà còn cung cấp các thiết bị cần thiết.

Song song với việc tăng cường hợp tác giữa lực lượng tuần duyên hai nước, Hà nội đã đề ra một số biện pháp nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng tuần duyên Việt Nam, chẳng hạn đầu tháng này, một luật mới được ban hành để cho phép lực lượng tuần duyên Việt Nam sử dụng vũ khí để đuổi các tàu nước ngoài xâm nhập bất hợp pháp các vùng biển của Việt Nam. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 20/10.

Ngoài tăng cường hợp tác với lực lượng tuần duyên Mỹ, Việt Nam còn cố gắng tăng hợp tác với Philippines trước mối đe doạ do Trung Quốc đặt ra trong Biển Đông.

Báo Want China Times của Đài Loan hôm nay tường thuật rằng các giới chức Việt Nam và Philippines loan báo hai nước sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược vào cuối năm nay để củng cố các quan hệ quốc phòng, chính trị và kinh tế, kể cả hợp tác về vấn đề Biển Đông, mà Philippines gọi là biển Tây Philippines.

Ngoại Trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 2/9 nói với các nhà báo rằng đại diện của hai nước sẽ ký hiệp định này bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương sẽ được tổ chức tại Manila vào tháng 11 năm nay.

Tờ Want China Times dẫn lời phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Philippines, ông Trương Triều Dương, nói rằng :“Chúng tôi sẽ đào sâu hợp tác để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới Biển Đông theo phương cách hoà bình nhất có thể được, dựa trên luật pháp quốc tế.”

Trong số các nước cũng tranh giành chủ quyền một phần Biển Đông với Bắc Kinh, Philippines và Việt Nam là hai nước lên tiếng mạnh mẽ nhất để phản đối các hành động của gây hấn của Trung Quốc để củng cố các đòi hỏi chủ quyền hầu hết Biển Đông. - VOA
|
|

6.
Việt Nam miễn thị thực cho người Việt định cư ở nước ngoài

Một nghị định mới của chính phủ Việt Nam cho phép người Việt ở hải ngoại, vợ hay chồng người nước ngoài và con cái của họ sang thăm Việt Nam mà không cần phải xin thị thực nhập cảnh.

Báo Thanh Niên hôm nay nói thêm rằng quy định duy nhất là họ phải có sổ thông hành có hiệu lực trong ít nhất là thêm một năm nữa, và trình giấy tờ cá nhân cho các cơ quan cấp visa trong khu vực. Họ sẽ được cấp giấy miễn thị thực có hiệu lực tối đa là 5 năm.

Người nước ngoài hiện ở tại Việt Nam có thể xin cấp giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, Giấy miễn thị thực được cấp cho người nhập cảnh Việt Nam thăm thân nhân, giải quyết việc riêng. Giấy miễn thị thực sẽ được đóng vào sổ thông hành.

Biện pháp này là nhằm đẩy mạnh con số du khách tới thăm Việt Nam đã giảm mạnh trong năm qua.

Số du khách tới thăm Việt Nam trong tháng 9 chỉ lên tới 626,000 người, giảm 5,8% so với tháng trước đó, theo các số liệu của Tổng Cục Du lịch Việt Nam.

Mặc dù con số này tượng trưng cho mức tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng số du khách tới Việt Nam trong 9 tháng đầu năm đã giảm 5,9%.

Theo báo Thanh Niên, một số người quy cho tình trạng kinh tế toàn cầu khó khăn hơn, tuy nhiên giới truyền thông lưu ý rằng các nước láng giềng của Việt Nam ghi nhận số du khách tăng đáng kể trong cùng thời gian này. - VOA

Tuesday, September 29, 2015

Tin Cập Nhật Thứ Ba 29/9

Tin Thế Giới

1.
Mỹ lập lại quan ngại về Biển Đông --- Đá Chữ Thập: Căn cứ tác chiến lớn nhất của Trung Quốc ở Trường Sa?

Trong một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc, Hoa Kỳ ngày 28/9 nhấn mạnh duy trì các tiêu chí căn bản về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông là một lợi ích của Washington.

Trong bài diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Tổng thống Barack Obama một lần nữa đề nghị Trung Quốc và các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Tổng thống Obama tuyên bố "Ở Biển Đông, Mỹ không có tuyên bố chủ quyền. Chúng tôi không phân xử các tuyên bố chủ quyền của các nước, nhưng như tất cả các nước tề tựu về đây hôm nay, chúng tôi có lợi ích trong việc gìn giữ các tiêu chí căn bản về tự do hàng hải, tự do vận chuyển thương mại, cũng như trong việc giải quyết các tranh chấp bằng luật quốc tế chứ không phải bằng võ lực".

Tổng thống Mỹ khẳng định Hoa Kỳ ‘sẽ bảo vệ các tiêu chí này trong lúc khuyến khích Trung Quốc và các nước khác giải quyết bất đồng trong ôn hòa.

Ông Obama nói ông đưa ra những lời phát biểu này về Biển Đông vì nhận thấy đường hướng ngoại giao rất khó khăn mà kết quả nhiều khi không được như mong muốn và rằng các nước lớn đủ mạnh để bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phương sách ngoại giao không đạt hiệu quả.

Trung Quốc đang bị quốc tế kịch liệt chỉ trích về các hành động lấn lướt, đơn phương thay đổi nguyên trạng Biển Đông để khẳng định chủ quyền qua việc bồi đắp đất và xây dựng các công trình dân sự-quân sự trên các đảo nhân tạo.

Trong phần diễn thuyết của mình trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc hôm qua, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh cam kết phát triển một cách hòa bình.

Ông Tập Cận Bình nói bất kể tình hình quốc tế có ra sao và Bắc Kinh có trở nên hùng mạnh như thế nào đi chăng nữa, Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ theo đuổi chủ nghĩa bá quyền hay bành trướng.

Các hình ảnh vệ tinh của Airbus Defence and Space chụp được hôm 20/9 cho thấy Trung Quốc đã hoàn tất đường băng trên Đá Chữ Thập ở Biển Đông và đang tiến gần tới việc đưa vào hoạt động.

Dựa trên phân tích hình ảnh, hoàn tất đường băng này sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh gia tốc xây dựng cơ sở hạ tầng và có thể khởi sự các tuyến tuần tra trên quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.

Đội ngũ thi công Trung Quốc đang tiếp tục xây nhiều công trình trên đảo này, hoàn tất đê chắn sóng, và xây dựng đường sá. Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy dường như Trung Quốc đang cho đổ đất dọc theo hai bên đường băng. Có thể đây là nỗ lực đầu tiên gieo trồng lương thực trên hòn đảo này hoặc có thể chỉ là khởi sự trồng cây che chắn để chống tình trạng nước biển làm xói mòn. - VOA

***
Ảnh vệ tinh của bộ phận chuyên trách Quốc phòng và Không gian của tập đoàn Châu Âu Airbus (Airbus Defence and Space) ngày 20/09/2015 đã cho thấy rõ: Phi đạo dài hơn 3000 mét mà Trung Quốc cho xây trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở vùng quần đảo Trường Sa đã hoàn tất, cùng với nhiều công trình khác. Theo tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane’s Defense, như vậy là hòn đảo nhân tạo này đã trở thành căn cứ lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực, với phi đạo dành cho chiến đấu cơ đã sẵn sàng hoạt động.

Theo ghi nhận của Jane’s Defense, ảnh vệ tinh chụp được ngày 20/09 đã cho thấy là phi đạo dài 3.125 mét mà Bắc Kinh cho xây trên Đá Chữ Thập đã hoàn tất. Trên ảnh còn thấy các bãi đáp trực thăng và các chữ số 050° và 230° được sơn ở hai đầu phi đạo.

Ảnh vệ tinh mới chụp còn cho thấy công nhân Trung Quốc tiếp tục xây dựng nhiều công trình khác trên đảo, hoàn thành con đê chắn sóng ở cảng và xây cất mạng lưới đường bê tông. Họ dường như cũng đã đổ đất dọc theo hai bên phi đạo, có thể là để trồng cây lương thực trên đảo hay để ngăn chặn hiện tượng đất bồi bị xói mòn.

Căn cứ vào những tấm ảnh chụp trước đó, như vậy là việc hoàn tất các công trình nói trên đã được Bắc Kinh thực hiện trong một vài tuần lễ gần đây.

Theo các chuyên gia phân tích của IHS Jane’s Defense, việc Trung Quốc làm xong phi đạo trên Đá Chữ Thập, sẽ cho phép Bắc Kinh đẩy nhanh tiến độ xây dựng thêm các cơ sở khác và bắt đầu thực hiện các phi vụ tuần tra trên toàn vùng Trường Sa, nơi cũng đang bị 4 láng giềng Đông Nam Á khác (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) và Đài Loan đòi chủ quyền.

Đối với tạp chí Anh, Đá Chữ Thập như vậy đã trở thành căn cứ lớn nhất của Trung Quốc trong vùng, với phi đạo tác chiến đầu tiên đã sẵn sàng hoạt động. Tại Biển Đông, Trung Quốc cũng đã có một phi đạo trên đảo Phú Lâm, nhưng ở tận vùng Hoàng Sa, còn ở Trường Sa thì đây có thể nói là sân bay quân sự đầu tiên.

Đối với IHS Jane’s, Đá Chữ Thập giữ một vị trí then chốt trong chiến lược khống chế Biển Đông của Trung Quốc vì đây là hòn đảo to lớn nhất được Bắc Kinh bồi đắp tại vùng Trường Sa, và đó sẽ trở thành "trung tâm tương lai cho các chiến dịch (của Bắc Kinh), ở khu vực phía nam Biển Đông."

Trong chiến lược của Bắc Kinh, hai phi đạo khác cũng đang trên đà hoàn tất ở Bãi Xu Bi (Subi Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef), cũng đã được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. Cả ba hòn đảo mới Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập đều nằm bên trong vùng biển mà Philippines đòi chủ quyền.

Các quan chức Quốc phòng Philippines không che giấu thái độ quan ngại trước khả năng phi đạo trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại vùng Trường Sa sẽ được Bắc Kinh sử dụng để áp lệnh cấm bay trong khu vực một khi Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. - RFI
|
|

2.
TT Iran: Thoả thuận hạt nhân có thể đánh dấu một thời đại hòa bình mới

Tổng Thống Iran Hassan Rouhani hôm qua nói rằng thoả thuận hạt nhân đạt được giữa 6 cường quốc thế giới và Teheran có thể đánh dấu một thời đại mới và giúp dẫn tới hoà bình và ổn định ở Trung Đông.

Lên tiếng tại hội nghị thường niên quy tụ các nhà lãnh đạo thế giới tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ông Rouhani nói thoả thuận hạt nhân “không phải là mục tiêu tối hậu, mà là một diễn tiến có thể và nên là căn bản để thực hiện những cải thiện trong tương lai.”

Ông Rouhani nói “Thoả thuận hạt nhân là một ví dụ tuyệt vời của sự chiến thắng đối với chiến tranh, thoả thuận này đã đánh đuổi được những bóng mây của hận thù và có thể, nguy cơ xảy ra một cuộc chiến khác, cũng như những căng thẳng rộng khắp từ Trung Đông. Thoả thuận này có thể mở ra một thời đại mới dẫn tới những kết quả tích cực liên quan tới việc thiết lập một nền hoà bình và ổn định lâu dài trong khu vực.”

Theo thoả thuận ký kết ở Vienna hồi tháng 7, Iran cam kết sẽ giảm bớt quy mô của các hoạt động tinh chế uranium, và có những hành động khác nhằm bảo đảm nước này không chế tạo một quả bom hạt nhân. Teheran cũng đồng ý cho phép các cuộc thanh tra tại các cơ sở của họ được dùng để nghiên cứu và sản xuất vật liệu hạt nhân.

Để đổi lại, Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ sẽ nới lỏng các biện pháp chế tài đã làm điêu đứng nền kinh tế Iran.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry và Ngoại Trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã cùng các vị tương nhiệm đến từ Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức quy tụ về New York hôm qua để thảo luận về việc thi hành thoả thuận này.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại Liên Hiệp Âu Châu, bà Federica Mogherini, người chủ trì cuộc họp, nói bà cảm thấy được khích lệ vì nhiều nhà lãnh đạo dự phiên họp khai mạc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ca ngợi thoả thuận hạt nhân với Iran.

Trong khi ông Rouhani phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc, tố cáo chính quyền của ông về các hành động vi phạm nhân quyền.

Những người biểu tình nói hơn 2.000 người đã bị hành quyết dưới sự cai trị của ông. Họ cũng nêu lên việc Teheran bảo trợ cho các nhóm khủng bố trên khắp vùng Trung Đông, dù cho ông Rouhani được biết tiếng là một nhân vật có chủ trương ôn hoà. - VOA
|
|

3.
New Zealand sắp thiết lập khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới

New Zealand quyết định thiết lập một trong những khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới để bảo vệ sinh vật hoang dã ở Nam Thái Bình Dương. Theo tường thuật của thông tín viên Phil Mercer của đài VOA, Khu Bảo tồn Kermedec bao gồm vùng biển phần lớn là nguyên sơ với diện tích 620.000 cây số vuông, trong đó mọi hoạt động đánh bắt cá và khai thác mỏ đều bị cấm chỉ.

Khu vực được bảo vệ có diện tích tương đương với diện tích của nước Pháp.

Dưới đáy của khu vực bảo tồn, nằm giữa New Zealand và Tonga, là một trong những dãy núi lửa lớn nhất thế giới.

Đây là nơi sinh cư của nhiều loại sinh vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, như cá heo, rùa, và cá voi, trong khi những chủng loại mới của sinh vật biển được khám phá một cách thường xuyên.

Khu vực này cũng là một nơi sinh sôi và là nguồn lương thực của các loại chim biển, cá và các loại động vật không có xương sống.

Khu bảo tồn sẽ chiếm 15% khu vực đặc quyền kinh tế của New Zealand và lớn gấp 50 lần công viên quốc gia lớn nhất của đảo quốc vùng Nam Thái Bình Dương này.

Thủ tướng New Zealand, ông John Key, phát biểu tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York: "Tôi rất vui mừng được nhân cơ hội này để loan báo việc thiết lập một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới, và quan trọng hơn cả, được bảo vệ đầy đủ. Chính phủ New Zealand sẽ thiết lập một khu vực bảo tồn biển có diện tích 620.000 cây số vuông trong vùng Kermedec. Đây là một nơi thật sự đặc biệt và chúng tôi muốn giữ cho nơi này luôn được như vậy".

Hành động này có phần chắc sẽ gây thất vọng cho những người trong ngành khai thác mỏ ở biển sâu và ngành đánh cá.

Một người phát ngôn của hiệp hội thuỷ sản New Zealand nói rằng họ sẽ xem xét tới ảnh hưởng của quyết định này.

Một công ty khai thác khoáng sản của Canada đã nộp đơn xin cấp phép thăm dò trong khu vực này.

Chính phủ New Zealand nói rằng vùng biển Nam Thái Bình Dương đã trở thành một biên cương mới của công tác bảo vệ môi trường.

Các tổ chức bảo tồn thiên nhiên hoan nghênh loan báo về khu bảo tồn biển, tuy họ tiếp tục chỉ trích điều mà họ cho là thành tích tệ hại của Wellington trong việc giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Liên Hiệp Quốc đã đặt phát triển lâu bền làm một trong các trọng tâm hoạt động của tổ chức thế giới này. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

4.
Tổng thống Obama, Putin vẫn bất đồng sâu sắc về Syria và Ukraine

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ hai đã dùng diễn đàn ở Liên Hiệp Quốc để trình bày những quan điểm trái ngược nhau về những vụ xung đột ở Syria và Ukraine. Theo tường thuật của thông tín viên Aru Pande của đài VOA tại New York, hai vấn đề này đã bao trùm cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Mỹ, Nga bên lề phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Hình ảnh trên truyền hình cho thấy Tổng thống Obama và Tổng thống Putin đã bắt tay nhau một cách gượng gạo trước khi bước vào phòng họp hồi tối thứ hai để thảo luận với nhau trong hơn 90 phút đồng hồ.

Cuộc họp này diễn ra vài giờ sau khi hai nhà lãnh đạo trình bày những quan điểm rất khác nhau về vụ xung đột ở Syria và sự lãnh đạo của Tổng thống Bashar al-Assad.

Trong bài diễn văn đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Obama nói rằng ông Assad là một bạo chúa, một người “thả bom thùng để tàn sát những em bé ngây thơ vô tội.”

Ông hối thúc Liên Hiệp Quốc đoàn kết với nhau để ủng hộ cho một cuộc chuyển tiếp chính trị ở Syria không bao gồm ông Assad.

"Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc với bất kỳ quốc gia nào, kể cả Nga và Iran, để giải quyết vụ xung đột này. Nhưng chúng ta phải công nhận là không thể có một sự trở lại với hiện trạng trước chiến tranh, sau khi máu đã đổ quá nhiều, những vụ tàn sát đã xảy ra quá nhiều."

Chỉ hai giờ đồng hồ sau đó, Tổng thống Putin đã dùng chính diễn đàn này để chỉ trích những nỗ lực do Hoa Kỳ dẫn đầu nhằm chống lại nhóm hiếu chiến Nhà nước Hồi giáo và biện minh cho việc Nga gia tăng hỗ trợ quân sự cho Syria và Tổng thống Assad.

"Chúng tôi nghĩ rằng việc từ chối hợp tác với chính phủ Syria và các lực lượng vũ trang của nước này, những người đang chiến đấu một cách can trường để chống lại chủ nghĩa khủng bố, là một sai lầm vô cùng to lớn. Rốt cuộc thì chúng ta phải công nhận là chỉ có lực lượng vũ trang của Tổng thống Assad và dân quân người Kurd là những người thật sự chiến đấu chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo."

Hai nhà lãnh đạo Mỹ, Nga cũng công kích nhau về vấn đề Ukraine. Tổng thống Obama lên án việc Nga thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine và tiếp tục xâm lăng miền đông nước này.

"Chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn khi chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của một nước bị xâm phạm một cách trắng trợn. Nếu điều đó xảy ra mà thủ phạm không phải nhận lãnh hậu quả, nó có thể xảy ra cho bất kỳ nước nào trong số các nước qui tụ ở đây ngày hôm nay."

Một viên chức của Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama đã lập lại những quan điểm đó với ông Putin trong cuộc họp tối thứ hai, và bày tỏ sự quan tâm về việc thực thi hiệp định hoà bình Ukraine đạt được tại Minsk.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine, ông Steven Pifer, nhận định như sau.

"Có rất ít bằng chứng cho thấy Nga đang làm bất kỳ điều gì để thúc đẩy các phần tử đòi ly khai thực thi những qui định của hiệp định Minsk. Cho nên Tổng thống Obama có một cơ hội để đưa ra một thông điệp mạnh mẽ."

Một viên chức của Tòa Bạch Ốc mô tả cuộc họp 90 phút là có thực chất và có kết quả, với việc đôi bên không đồng ý với nhau về vai trò của ông Assad ở Syria nhưng đồng ý là quân đội hai nước phải liên lạc tiếp xúc với nhau để tránh xảy ra những vụ xung đột quân sự trong khu vực này. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

5.
VN giảm lãi suất tiền gửi USD về 0%

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa bất ngờ thông báo hạ lãi suất tiền gửi USD.

Theo đó, kể từ 28/9, lãi suất gửi USD của tổ chức hạ xuống còn 0% một năm và lãi suất tiền gửi cá nhân là 0,25% một năm.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng, được báo Lao Động dẫn lời nói động thái trên là nhằm nâng cao sức hấp dẫn của VND, hạn chế tình trạng đôla hóa.

"Thời gian qua, mặc dù có những biến động nhưng thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước về cơ bản ổn định", bà nói.

"Tuy nhiên, một bộ phận tổ chức, cá nhân có biểu hiện ngăm giữ ngoại tệ".

"Bởi vậy, NHNN quyết định tiếp tục giảm mức trần xuống 0% áp dụng đối với tổ chức và 0,25% một năm áp dụng đối với cá nhân."

"Giải pháp này phù hợp với phương châm điều hành, đồng thời góp phần nâng cao sức hấp dẫn của VND, hạn chế tình trạng đôla hóa."

'Không đồng bộ'

Trả lời BBC ngày 29/9, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng động thái của Ngân hàng Nhà nước "cũng là xu hướng giảm lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay xuống càng thấp càng tốt để doanh nghiệp có thể tiếp cận được với lãi suất hợp lý."

"Tại Việt nam hiện giờ các doanh nghiệp hoạt động với lãi suất thấp nhất là 5-6%, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam lại vay với lãi suất 1-2% từ xuất xứ của họ, tạo sự mất cân bằng", ông nói.

"Vừa rồi bên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng không chủ trương nâng lãi suất của họ lên thì không lý do gì Việt Nam không hạ lãi suất xuống."

"Việc gửi tiền ngoại tệ tại các ngân hàng thì cũng không có lý do gì để cho lãi suất cao, vì có cao hay thấp gì người có ngoại tệ cũng bỏ vào ngân hàng chứ cũng không giữ ở nhà làm gì."

"Nếu huy động được số vốn bằng ngoại tệ với lãi suất thấp thì có thể cho các doanh nghiệp vay làm hàng xuất khẩu."

Nhận định về phát biểu của đại diện NHNN về việc "hạn chế tình trạng đôla hóa", ông Thành nói:

"Cũng không nói như vậy được. Nếu bớt lãi suất thì người ta rút đôla ra làm việc khác thì cũng đôla hóa, nên nói thế cũng không đồng bộ lắm."

"Còn việc giảm lãi suất đôla để giảm lãi suất của VND thì cũng có lý thôi vì hiện giờ lạm phát thấp, dưới chừng 2-3%, thì lãi suất huy động ở các ngân hàng ở mức 5-6% cũng có sự cách biệt quá đáng."

"Nếu các vị làm trong ngành ngân hàng mà huy động số vốn ngắn hạn trên quỹ thị trường tiền tệ với thời hạn 13 tháng về cho doanh nghiệp vay thì lãi suất rất thấp."

"Lãi suất 13 tháng trên thế giới bây giờ chỉ khoảng chừng 1%, nếu đem số tiền đó về cho giới doanh nghiệp vay với lãi suất 1-2% thì nó tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp có nguồn đôla làm việc xuất khẩu."

"Ý tôi ở đây không phải là lấy đôla cho vay đại trà, mà là nếu dùng đôla để cho vay làm hàng xuất khẩu thì có nguồn trở lại để trả cho vốn đó, thì sẽ không có rủi ro gì lớn". - BBC
|
|

6.
Việt Nam lên án Trung Quốc, kêu gọi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí --- VN không mở cửa Cam Ranh cho nước ngoài

Chủ tịch nước Việt Nam lên án việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông vi phạm luật quốc tế và đe dọa an ninh hàng hải, đồng thời kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Hà Nội.

Phát biểu của ông Trương Tấn Sang tại Mỹ hôm qua trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn AP được đưa ra giữa lúc nguyên thủ các nước trên thế giới tham dự thượng đỉnh thường niên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York, mà qua đó Biển Đông là đề tài được nêu lên trong các bài phát biểu của lãnh đạo Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Việt Nam.

Chủ tịch Trương Tấn Sang nhận xét Biển Đông tại thời điểm này thật sự là một điểm nóng của khu vực và của thế giới.

Vẫn theo lời ông, trong năm qua, Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp đất quy mô lớn tại các bãi đá nửa chìm nửa nổi để biến chúng thành các đảo lớn hơn và đó là việc làm vi phạm luật quốc tế. Chủ tịch nước Việt Nam nói động tháinày đi ngược lại Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển và trái với Tuyên bố Ứng xử Biển Đông ASEAN đạt được năm 2002.

Nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh quan ngại của Hà Nội và các nước Đông Nam Á là điều dĩ nhiên và dễ hiểu vì hành động của Bắc Kinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn hàng hải và an ninh Biển Đông. Ông Sang nói môi trường hòa bình là yếu tố quan trọng để thực thi các mục tiêu phát triển bền vững mới vừa được đồng thuận tại Liên hiệp quốc.

Phát biểu của Chủ tịch Việt Nam được đưa ra một tuần sau khi Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố nhân chuyến thăm Hoa Kỳ rằng Trung Quốc có quyền bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông và rằng Trường Sa từ xa xưa đã thuộc về Trung Quốc.

Trong khi mạnh mẽ lên án Trung Quốc, Chủ tịch Việt Nam đã dành những ngôn từ nồng ấm cho Hoa Kỳ, mong muốn có thêm bước tiến để siết chặt quan hệ với quốc gia cựu thù và kêu gọi Washington chấm dứt cấm vận vũ khí đối với Hà Nội.

Ông Sang nói sẽ không còn ngờ vực giữa hai nước và quan hệ Việt-Mỹ sẽ được bình thường hóa toàn diện khi mà Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí hoàn toàn cho Việt Nam.

Ông nói thêm rằng chuyến thăm có thể có của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam trong năm nay sẽ giúp củng cố quan hệ đối tác toàn diện mà đôi bên chính thức đạt được từ năm 2013 khi Chủ tịch Việt Nam công du Hoa Kỳ. Theo dự kiến nhà lãnh đạo Mỹ có thể ghé thăm Việt Nam trong mùa thu này nhân chuyến công du khu vực.

Tháng 10 năm ngoái, Washington loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam giúp Hà Nội tăng cường khả năng bảo vệ an ninh hàng hải.

Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Obama nhất mực khẳng định điều kiện tiên quyết để quan hệ Việt-Mỹ được phát huy toàn diện là Hà Nội phải cải thiện thành tích nhân quyền đang bị quốc tế lên án.

Các nhà lập pháp Mỹ cũng yêu cầu Việt Nam phải điều chỉnh các vi phạm nhân quyền trước khi Hà Nội có thể được hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà Mỹ cùng các nước đang đàm phán. Hiệp định gần như sắp hoàn tất này đang được 12 quốc gia thương thảo trong đó có Việt Nam.

Chủ tịch Trương Tấn Sang trong cuộc phỏng vấn với AP không đưa ra những cam kết cụ thể về nhân quyền, chỉ nói rằng Việt Nam sẵn sàng tiếp tục thảo luận với Mỹ về vấn đề này.

Ông nói Hiến pháp Việt Nam giờ đây có bao gồm một chương về bảo vệ nhân quyền và việc thực thi sẽ được tiến hành trong ‘vài năm tới’ để các quyền đó thật sự được áp dụng ‘trên thực tế.’

Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thường niên 2015 đã kết thúc hồi giữa năm. Hai nước đang tiến hành đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 5 diễn ra từ ngày 27/9 tới ngày 3/10 tại Mỹ. - VOA

***
Việt Nam sẽ không mở cửa cảng Cam Ranh cho việc hợp tác quân sự với nước ngoài. Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang đã nói như thế trong buổi nói chuyện tại Hội Châu Á có trụ sở ở New York.

Trong buổi nói chuyện dài hơn 1 giờ đồng hồ tại đây vào chiều hôm qua thứ Hai 28/9, giờ địa phương, ông Sang cũng khẳng định là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam từ lâu đời.

Khi trả lời câu hỏi về sự hợp tác của Việt Nam hiện nay với Ấn Độ, Nhật Bản, và Hoa Kỳ trong các lĩnh vực có liên quan tới Biển Đông có phải là để phòng ngự ở Biển Đông không? Ông Sang trả lời rằng Việt Nam hoan nghênh tất cả sự tham gia của bất kỳ quốc gia nào vào việc gìn giữ hòa bình và ổn định ở khu vực.

Ông Trương Tấn Sang nói thêm là sự chia sẻ lợi ích hiện nay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc giữ vững hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực đã bao hàm cả việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, và thực thi pháp luật trên biển.

Trước đó, bên lề kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời hãng tin AP của Mỹ rằng việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trong vùng Biển Đông tranh chấp là vi phạm luật pháp quốc tế và đe dọa an ninh hàng hải. Đồng thời ông cũng kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Được biết sau khi dự kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ sang thăm Cuba vào ngày mai. - RFA

Monday, September 28, 2015

Tin Cập Nhật Thứ Hai 28/9

Tin Thế Giới

1.
Mỹ tìm cách tiến tới với Nga về vấn đề Syria

Căng thẳng về cuộc xung đột ở Syria dự kiến sẽ nằm cao trong chương trình nghị sự hôm nay khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức các cuộc họp đối mặt đầu tiên trong khoảng một năm nay.

Hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau tại New York bên lề Đại hội đồng Liên hiệp quốc.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov hôm nay cũng công bố các cuộc đàm phán mở rộng hơn có thể có vào tháng tới với các nước có ảnh hưởng đến tình hình ở Syria, trong đó có Mỹ, Nga, Iran, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

Trước cuộc họp hôm nay, ông Putin đề cập tới vai trò mở rộng quân sự của Nga tại Syria. Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần nhà lãnh đạo Nga nhắc tới vấn đề này.

Trong cuộc phỏng vấn ở Moscow được phát sóng hôm qua, ông Putin nói với chương trình 60 phút của CBS rằng Nga dự định hỗ trợ đồng minh lâu năm của mình, là Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, ông Putin cho biết, tại thời điểm này Nga sẽ không tham gia vào bất kỳ hành động trên bộ nào của Syria chống lại các phần tử cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở đây.

Trước đó trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong nỗ lực mà Bộ Ngoại giao cho biết là nhằm đặt nền tảng cho các cuộc đàm phán của Tổng thống Obama với ông Putin. - VOA
|
|

2.
Dân Hồng Kông biểu tình kỷ niệm một năm "Cách mạng Dù vàng"

Người dân Hồng Kông được kêu gọi xuống đường hôm nay 28/05/2015 kỷ niệm một năm phong trào biểu tình đòi dân chủ đã làm tê liệt một phần thành phố trong suốt hai tháng mùa thu năm 2014.

Tuy nhiên các lãnh tụ của phong trào biểu tình - mà cuối cùng đã bị khựng lại do chủ trương không khoan nhượng của Bắc Kinh - từ chối ước lượng số người sẽ tham gia. Khác với những cuộc biểu tình rầm rộ năm ngoái, cuộc xuống đường hôm nay dự định sẽ là dịp để suy ngẫm, nhằm triển khai các chiến lược mới.

Cách đây một năm, người biểu tình đòi hỏi tổ chức phổ thông đầu phiếu thực sự cho kỳ bầu Trưởng đại diện Hồng Kông năm 2017. Nhưng Bắc Kinh không nhường bước một ly nào, khiến những người tham gia phong trào "Cách mạng Dù vàng" - tên gọi có được do người biểu tình giương dù ra che chắn trước hơi cay của cảnh sát - dần dà nản chí.

Vào trưa nay, dự kiến cuộc tập họp đầu tiên diễn ra gần "Bức tường Lennon" tại khu Admiralty (Kim Chung), khu vực chính bị chiếm đóng năm ngoái. Cầu thang bên ngoài được dán hàng ngàn tờ giấy nhiều màu sắc với những dòng chữ ủng hộ phong trào phản kháng.

Cũng tại khu trung tâm tài chính này, gần các trụ sở chính quyền, chiều nay cuộc biểu tình quan trọng nhất được tổ chức. Mọi người dành một phút im lặng vào lúc 5 giờ 58 (9 giờ 58 GMT), đây là thời điểm lực lượng an ninh sử dụng hơi cay tấn công người biểu tình năm ngoái. Các nhóm ủng hộ ở Bắc Kinh cũng tổ chức những cuộc xuống đường trong ngày.

Những ngày gần đây, các cuộc biểu tình đòi dân chủ đã diễn ra nhưng số người tham dự không đông đảo. Catherine Shek, nữ sinh viên 21 tuổi nói với AFP: "Hoạt động này không chỉ nhằm kỷ niệm một năm phong trào biểu tình, mà còn để chứng tỏ người Hồng Kông không buông xuôi". Đối với anh sinh viên 18 tuổi Law Kin Wai, phong trào "Chiếm đóng Trung Hoàn" (Occupy Central) ít nhất đã đóng vai trò ngòi nổ, "gợi lên cho sinh viên và nhiều người khác ý muốn can dự" để thay đổi.

Là cựu thuộc địa Anh được quyền tự trị rộng rãi, Hồng Kông vào mùa thu 2014 đã trải qua cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng nhất kể từ khi bị trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Bắc Kinh đồng ý cho bầu Trưởng đại diện bằng phương thức phổ thông đầu phiếu, nhưng các ứng cử viên phải do một ủy ban gồm những đại cử tri thân Trung Quốc lựa chọn trước.

Dự luật bầu cử được Bắc Kinh ủng hộ rốt cuộc đã bị các dân biểu ủng hộ dân chủ bác bỏ hồi tháng Sáu, và nay thì trở lại tình trạng cũ: Trưởng đại diện Hồng Kông sẽ do một ủy ban thân Bắc Kinh chỉ định. - RFI
|
|

3.
Malaysia yêu cầu đại sứ TQ giải thích

Đại sứ Trung Quốc Hoàng Huệ Khang bị chính phủ ở Kuala Lumpur yêu cầu giải thích lời phát biểu nhân lễ Trung Thu về chính sách sắc tộc của Malaysia.

Vụ việc nổ ra trong dịp cuối tuần qua, khi Đại sứ Trung Quốc đến khu Phố Petaling (Chinatown) ở Kuala Lumpur và tham dự cuộc họp báo nói về tầm quan trọng của sự 'hài hòa chủng tộc'.

Ông Hoàng Huệ Khang nói "Trung Quốc chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, cực đoan và khủng bố và sẽ không ngồi yên để nhìn".

Ông lên án mọi luật lệ có hại cho "công dân Trung Quốc" và điều này khiến một số giới người Mã Lay bày tỏ thái độ.

Người Hoa tại Malaysia không phải là công dân Trung Quốc theo luật nước này dù họ có quyền học tiếng Hoa và có đài báo của mình.

Cũng trong ngày, một nhóm ủng hộ Thủ tướng Malaysia, Najib Razak muốn biểu tình phản đối các doanh nghiệp gốc Hoa ngay tại khu Petaling trong khi nhà ngoại giao Trung Quốc phát biểu bên trong.

Nhưng nhóm biểu tình đã không có giấy phép của cảnh sát.

Họ muốn nêu yêu cầu thành phố Kualar Lumpur cho người sắc tộc Mã Lai vào kinh doanh tại khu vực này vốn chỉ có người buôn bán gốc Hoa.

Trong số những người biểu tình có cả các thành viên 'Áo Đỏ' chống lại phong trào Bersih (Trong Sạch) vốn từng tổ chức nhiều cuộc tuần hành đòi ông Najib Razak từ chức.

Phong trào Bershih thu hút không ít người Hoa ở đô thị Malaysia tham gia và điều này khiến các phát biểu của đại sứ Trung Quốc rơi vào bối cảnh xung khắc chủng tộc ở nước sở tại.

Đến chiều thứ Hai 28/09 có tin ông đại sứ đã đến văn phòng của Bộ Ngoại giao Malaysia ở Dinh Wisma Putra dù trước đó có tin ông "không hề biết mình bị triệu tập".

Tin mới nhất, theo Reuters trong ngày thì phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi lên tiếng bảo vệ đại sứ Hoàng Huệ Khang và cho rằng hoạt động thăm khu Phố Tàu của ông là "hoàn toàn bình thường".

Theo báo tiếng Hoa Sin Chew Daily thì vụ triệu tập đại sứ Trung Quốc đến là dấu hiệu chính giới Malaysia cho lời phát biểu của nhà ngoại giao Trung Quốc có ý nhằm vào đảng cầm quyền Mã Lai, UMNO.

Theo BBC News, tính đến năm 2011, người gốc Hoa đến vùng nay là Malaysia định cư từ thế kỷ 15, hiện chiếm 24% trên tổng dân số 28 triệu của nước theo chế độ dân chủ Hồi giáo này. - BBC
|
|

Tin Việt Nam

4.
Người Campuchia phản đối Việt Nam ‘chiếm đất’ tại LHQ

người Campuchia hôm 26/7 đã đổ về góc đường ở phía trước trụ sở Liên Hiệp Quốc, hô vang các khẩu hiệu bài Thủ tướng Campuchia Hun Sen và cáo buộc ông “dâng” đất cho Việt Nam.

Không chỉ hô to những lời chỉ trích chính quyền trong nước, những người biểu tình còn giơ cao các biểu ngữ như “Hun Sen là con rối của Việt Nam” hay “Không được bán rẻ Campuchia”.

Còn ở phía trong hội trường, người đứng đầu chính phủ Campuchia chuẩn bị có bài phát biểu quan trọng trước nguyên thủ các nước về mục tiêu thiên niên kỷ và phát triển bền vững.

Ông Khao Son, một người Khmer từng sống ở Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng Thủ tướng Campuchia Hun Sen là “kẻ độc tài” và đã “lấy đất của nhân dân tặng không cho Việt Nam”.

Ông Son nói: “Chúng tôi lên đây để nói lên tiếng nói của người Khmer, người dân Campuchia. Việt Nam vô lấy đất của người Campuchia. Nói chung dân tộc nào cũng vậy. Nếu mà một nước nào xâm lấn mình cũng thấy đau đớn".

Người biểu tình này nói thêm: "Đấy là tâm lý chung, chứ không phải tâm lý riêng của người Khmer. Tâm lý chung trên thế giới, nếu mà họ mất nước thì họ cũng cảm thấy buồn. Cái gì mà tổ tiên mình gây dựng thì mình nên giữ. Trên thế giới này ai cũng vậy thôi”.

Ông Son cũng cho rằng Thủ tướng Campuchia cần phải chấm dứt việc cho các công ty nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam, lấy đất của người dân mà không đền bù thỏa đáng cũng như phá hoại môi trường.

Trả lời báo chí Campuchia, Thủ tướng Hun Sen nói ông không phải là “con rối của Việt Nam”, sau khi bị chỉ trích rằng ông không dám kiện Hà Nội về vấn đề biên giới.

Ông Hun Sen nói ông không sợ bất kỳ ai, kể cả Việt Nam, đồng thời cho biết thêm rằng Phnom Penh sẽ đưa chính quyền Hà Nội ra Tòa Công lý Quốc tế cũng như Hội đồng Bảo an nếu vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.

'Phải ra đi'

Ông Thành Kiên, một người Khmer Krom khác, nói với VOA Việt Ngữ về giải pháp mà những người biểu tình mong muốn.

Ông nói tiếp: “Nếu mà giải quyết vụ đất đai không được hoặc không thể giải quyết cái vụ người Việt Nam ở trên đất nước Campuchia bất hợp pháp quá nhiều thì nên cho Hun Sen ra đi".

Ông Kiên cho hay: "Khi nào mà ai đó nói về đất đai thì ông bắt người đó bỏ tù. Ai nói về biên giới lãnh thổ, nói Việt Nam lấy đất là ông bắt người đó bỏ tù. Thành ra người dân trong nước Campuchia đau khổ lắm".

Phái đoàn đại diện của Campuchia ở Liên Hiệp Quốc từ chối trả lời VOA Việt Ngữ về vấn đề tranh chấp biên giới giữa Hà Nội và Phnom Penh.

Trong khi đó, cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc không hồi đáp đề nghị phỏng vấn của Đài tiếng nói Hoa Kỳ.

Căng thẳng giữa Campuchia và Việt Nam bùng lên những tháng gần đây sau khi các dân biểu đối lập dẫn đầu hàng trăm người từ Phnom Penh tới vùng biên giới giáp với tỉnh Long An của Việt Nam, dẫn tới xô xát làm nhiều người bị thương.

Sau đó, chính quyền Hà Nội đã đổ lỗi cho “các phần tử quá khích Campuchia” gây ra “hành động bạo lực”.

Lâu nay phe đối lập ở Campuchia vẫn dùng "con bài” biên giới để làm suy yếu vị thế của Thủ tướng Hun Sen. Nhưng người đứng đầu chính phủ luôn bác bỏ cáo buộc đó.

Tháng trước, Liên Hiệp Quốc đã trao tấm bản đồ gốc mà chính phủ Campuchia hỏi mượn nhằm đáp trả những cáo buộc rằng Campuchia đã mất đất cho Việt Nam do sử dụng bản đồ sai. Hồi đầu tháng này, Pháp cũng làm điều tương tự. - VOA
|
|

5.
Việt-Mỹ đối thoại chính sách quốc phòng --- Biển Đông: Mỹ triển khai 30 000 quân đối phó với Trung Quốc

Việt Nam và Hoa Kỳ đang có đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng lần 5 tại Washington DC.

Thông tấn xã Việt Nam cho hay đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu có chuyến công tác Hoa Kỳ từ ngày 27/9 đến 3/10/2015.

Bên cạnh đối thoại chính sách quốc phòng, đoàn có kế hoạch hội kiến với một số quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Quốc hội Hoa Kỳ.

Hãng thông tấn nhà nước Việt Nam nói các chủ đề chính trong cuộc đối thoại lần này là: tình hình thế giới, khu vực, đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng song phương giữa hai nước thời gian qua và tìm biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng trong thời gian tới; trong đó tập trung vào các lĩnh vực như: hợp tác quân y, khắc phục hậu quả chiến tranh, chia sẻ thông tin tìm kiếm cứu nạn, công tác hỗ trợ nhân đạo, trao đổi kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tìm kiếm quân nhân bị mất tích trong chiến tranh…

Trong thời gian gần đây, Việt Nam và Mỹ đã có nhiều hoạt động đánh dấu xu hướng xích lại gần nhau kể cả trong lĩnh vực quốc phòng.

Hàng năm Việt Nam và Hoa Kỳ có ba cơ chế đối thoại liên quan tới quốc phòng, bao gồm Đối thoại quốc phòng song phương (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ chủ trì, bắt đầu từ 2005); Đối thoại Chính trị-An ninh-Quốc phòng (do Bộ Ngoại giao hai bên chủ trì, bắt đầu từ 2008); và Đối thoại Chính sách Quốc phòng (Bộ Quốc phòng hai bên chủ trì, bắt đầu từ 2010). - BBC

***
Để đối phó với chiến thuật của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành kế hoạch tái bố trí 15% lực lượng tại Hawai và "xa hơn nữa". Tin này được báo chí Đài Loan, Hàn Quốc và trang mạng thông tin điện tử Douwei (Đa Duy) tại Hoa Kỳ loan tải.

Theo báo Đài Loan Want China Times, Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến hành kế hoạch tăng cường lực lượng tại Châu Á-Thái Bình dương để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc đang lấn áp tại Biển Đông. Theo kế hoạch này, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được tăng cường tại Hawai và bên ngoài hải đảo này.

Trích dẫn tài liệu của nhật báo Hàn Quốc Joong An Ilbo, mạng điện tử Đa Duy của một tổ chức người Hoa tại Mỹ cho biết, lực lượng viễn chinh của Hoa Kỳ, với 190,000 quân, sẽ được huy động và phối hợp với Hải quân Mỹ tại Châu Á-Thái Bình dương.

Giới chuyên gia thẩm định, 30,000 Thủy quân lục chiến sẽ được tái bố trí để củng cố lực lượng nòng cốt trong chiến lược "xoay trục" của Tổng thống Obama.

Tờ Marines Corps Times của Thủy quân lục chiến Mỹ giải thích, các hoạt động của Trung Quốc tranh giành lãnh thổ ở Biển Đông là nguyên nhân chính làm cho Hoa Kỳ phải tái bố trí lực lượng viễn chinh vào khu vực.

Bên cạnh đó là tình hình Bắc Triều Tiên, với các hoạt động chuẩn bị thử bom nguyên tử lần thứ tư và sự kiện không quân Nga gia tăng nhịp độ xâm nhập không phận Nhật Bản.

Nhật báo Hàn Quốc Munhwa Ilbo cho biết thêm, "bốn vũ khí chiến lược" có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân sẽ được đưa vào Hàn Quốc hoặc tăng cường cho căn cứ Guam trong tháng 10 tới. Đó là các tàu ngầm nguyên tử, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, pháo đài bay B2 và chiến đấu cơ tàng hình F-22. - RFI
|
|

6.
Kiểm tra dự án ‘cao hơn Lăng Hồ Chủ tịch’ [LMN: đây là đòn nhắm vào Phạm Quang Nghị, bí thư Hanoi]

Thành phố Hà Nội ngày 28/9 đã tiến hành kiểm tra một dự án trung tâm thương mại, văn phòng bị cho là “cao hơn” Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Công trình số 8B Lê Trực đang được xây, có tổng chiều cao 60 mét trong khi lăng của lãnh tụ cộng sản Việt Nam cao 21.6 mét.

Có ý kiến nói các công trình ở khu vực Ba Đình, Hà Nội, không được phép cao hơn Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trang VietnamNet nói thành phố Hà Nội hôm 28/9 đã kiểm tra tòa nhà và sẽ báo cáo trước ngày 29/9.

Trước đó ngày 25/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ đạo thành phố phải kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng nhà ở để bán và cho thuê tại 8B phố Lê Trực.

Dự án này do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Kinh Đô (KinhDo TCi Group) làm chủ đầu tư.

Ai cấp phép?

Trong một diễn biến trên truyền thông, hôm 18/9, báo Năng Lượng Mới phỏng vấn ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, người kêu gọi điều tra ai cấp phép cho dự án.

Ông Vũ Mão nói: "Ở khu trung tâm có một nguyên tắc mà bất cứ người dân thủ đô nào, dù làm nghề gì và ở đâu thì cũng hiểu là không một công trình nào ở quanh khu vực này được phép cao hơn Lăng Bác."

“Lúc đầu tôi ngỡ Kinh Đô Tower chỉ cao 7-8 tầng, tức là ngang hoặc thấp hơn so với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tòa nhà Quốc hội mới ở gần đấy.”

“Thế nhưng, cứ mỗi tuần, mỗi tháng đi qua, công trình lại một cao thêm và kết quả là một tòa nhà nghênh ngang như thế xuất hiện ngay khu vực trung tâm quốc gia.”

Ông Vũ Mao kêu gọi “phải làm cho rõ, quy trách nhiệm thật rõ ràng, cụ thể”.

“Người cấp phép có sai không, đúng thẩm quyền chưa, xây dựng có đúng giấy phép không?”

Theo trang tin VietnamNet, dự án này được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định phê duyệt năm 2013.

VietnamNet cho biết khi đó “Phó Thủ tướng đồng ý đề nghị của thành phố Hà Nội và Công ty CP May Lê Trực về việc xin chấp thuận quy hoạch kiến trúc dự án trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở (Kinh Đô Tower) để bán và cho thuê tại số 8B Lê Trực, Ba Đình (Hà Nội)”.

Trong một diễn biến liên quan, CTCP Kinh Đô, nổi tiếng về bánh kẹo, loan báo họ không liên quan đến dự án.

Thông cáo của công ty này giải thích có sự trùng tên giữa CTCP Kinh Đô và KinhDo TCI Group, chủ dự án.

Trang web của KinhDo TCI Group cho biết họ đã làm chủ Kinh Đô Building ở phố Lò Đúc, Hà Nội, và đang rao bán căn hộ sắp xây từ tầng 6-17 tại công trình số 8B Lê Trực.

Họ tự hào nói các công trình đều nằm ở "vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội".

Trang web này cũng nêu tầm nhìn sứ mệnh của tập đoàn bất động sản như sau:

"Được thành lập năm 1997, với tầm nhìn, tâm huyết và quyết tâm của tập thể ban lãnh đạo công ty, Kinh Đô TCI đã nhanh chóng phát triển trở thành một công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực Bất động sản đạt được nhiều thành công, được khách hàng, các đối tác đánh giá cao về uy tín, chất lượng. Hiện tại quy mô của Kinh Đô TCI Group được mở rộng với 8 công ty thành viên và hơn 200 cán bộ nhân viên."

Trên trang này, mục đối tác nêu tên Ngân hàng BIDV, Ngân hàng TMCP Bắc Á, Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp DELTA.

Tập đoàn xây dựng Quảng Châu (GMC - thành lập năm 1950, một trong 500 công ty hàng đầu tại Trung Quốc) và bộ phận tại Việt Nam thuộc tập đoàn Meinhardt cũng là đối tác của Kinh Đô TCI Group, theo thông tin trên trang nhà của họ. - BBC

Sunday, September 27, 2015

Tin Cập Nhật Chủ Nhật 27/9

Tin Thế Giới

1.
Pháp không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria --- Mỹ quay sang Iran để tìm giải pháp ở Syria

Gần ba tuần sau tuyên bố mở không kích nhắm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, sáng nay 27/09/2015, Phủ Tổng thống Pháp chính thức thông báo các cuộc tấn công đầu tiên đã được tiến hành. Thông báo nói trên ưu tiên cho một giải pháp chính trị cho Syria.

Trong thông điệp nói trên, điện Elysee khẳng định Pháp đã tấn công vào các vị trí của IS dựa trên các tin tức tình báo thu thập được từ hơn hai tuần nay qua máy bay do thám. Paris nhấn mạnh các cuộc không tập được thực hiện "độc lập", nhưng có "phối hợp với các đối tác tại khu vực". Thông báo không nêu ra bất cứ thông tin nào về mục tiêu, cũng như khu vực cụ thể.

Ngày 07/09, Tổng thống Pháp François Hollande giải thích quyết định không kích IS tại Syria là để "tự vệ" trước nguy cơ bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tấn công, đồng thời để "bảo vệ dân cư Syria".

Tin Pháp chính thức không kích IS được đưa ra đúng vào lúc, tại New York, bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, diễn ra nhiều thương lượng để tìm giải pháp cho khủng hoảng Syria với sự tham dự của nhiều lãnh đạo các quốc gia. Hôm qua, trong một cuộc họp báo tại New York, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius khẳng định điều cơ bản hiện nay là khởi sự đàm phán về "một tiến trình chuyển tiếp chính trị" tại Syria.

Nhấn mạnh "tình trạng hỗn loạn tại Syria hiện nay phải có được một câu trả lời toàn thể" và "dân cư phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực" của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, cũng như do "các vụ ném bom gây chết người hàng loạt của Bachar al-Assad", thông báo của Phủ Tổng thống Pháp hôm nay nói rõ: chính phủ quá độ của Syria cần bao gồm "một số thành phần của chế độ Damas và đối lập ôn hoà". Tái khởi động đàm phán cho một giải pháp chính trị cho Syria sẽ là nội dung của nhiều tiếp xúc giữa Ngoại trưởng Pháp và các đồng nhiệm Hoa Kỳ, Nga, Iran, Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.

Trong những ngày gần đây, giới quan sát ghi nhận có một số thay đổi về chiến lược ngoại giao với Moscow, và kể cả với chính quyền Damas, trước mức độ can dự quân sự ngày càng gia tăng của Nga tại Syria. - RFI

***
Các nước Phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, như đang cầu viện đến Iran để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Vào hôm qua, 26/09/2015, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nhiệm Iran đã tiếp xúc với nhau bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Đây là lần đầu tiên mà hai người gặp nhau kể từ khi Teheran và Lục cường đạt được thỏa thuận về hạt nhân Iran vào tháng 7 vừa qua.

Phát biểu bên cạnh Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, ông John Kerry đã bày tỏ hy vọng: "Tôi xem tuần lễ này là một cơ hội lớn cho mọi nước để đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết một số vấn đề cấp bách của Trung Đông… Chúng ta cần phải đạt được hòa bình và tìm ra một giải pháp cho Syria, Yemen ngay từ trong khu vực…".

Theo giới quan sát, vào lúc Moscow  đang có dấu hiệu ghi điểm trong việc thúc đẩy một giải pháp cho Syria trong đó Nga có vai trò quan trọng, và vào lúc Washington đang bị vố đau trong chủ trương huấn luyện và võ trang cho lực lượng nổi dậy Syria gọi là "ôn hoà", việc phương Tây tìm cách lôi kéo Iran vào có thể được giải thích bằng sự kiện Teheran là đồng minh của cả Moscow lẫn Damas.

Cho đến nay, Washington vẫn chủ trương gạt bỏ Bashar al-Assad ra khỏi mọi giải pháp cho vấn đề Syria, kể cả trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria. Trong khuôn khổ chiến lược đó, Washington đã chi phí rất nhiều cho một chương trình đào tạo và trang bị vũ khí cho một lực lượng nổi dậy Syria được đánh giá là ôn hòa để cho lực lượng này đối phó được với tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Vố đau mới nhất của Mỹ tại Syria

Thế nhưng, mới đây, Lầu Năm Góc đã phải miễn cưỡng thừa nhận một số thất bại đau đớn. Hôm 25/09 vừa qua, Bộ Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Trung Đông (Centcom) đã thừa nhận rằng mới đây, một đơn vị quân nổi dậy Syria được Mỹ huấn luyện và trang bị đã giao nộp 25% vũ khí được cung cấp cho "một trung gian tình nghi thuộc Mặt trận al-Nosra (chi nhánh của Al Qaeda tại Syria)". Số vũ khí nộp cho một lực lượng thuộc diện kẻ thù của Mỹ này gồm "6 chiếc xe pick-up và một phần đạn dược".

Chương trình huấn luyện của Mỹ đề ra mục tiêu đào tạo và võ trang cho khoảng 5.000 phiến quân mỗi năm và trong vòng ba năm. Thế nhưng, cho đến nay, mới chỉ có hai nhóm gồm 54 và 70 chiến binh hoàn tất chương trình đào tạo. Khi nhóm đầu tiên được cử trở lại Syria vào tháng Bảy vừa qua, nhiều thành viên của nhóm này đã bị Mặt trận al-Nosra bắt cóc. - RFI
|
|

2.
Berlin đề nghị mở cửa Hội đồng Bảo an cho Đức, Nhật, Ấn và Brazil

Hôm qua 26/09/2015, phái đoàn Đức tại New York gửi một thông điệp kêu gọi Hội đồng Bảo an cải cách triệt để. Nội dung đặc biệt được chú ý trong thông điệp nói trên là định chế đầy quyền lực này cần được mở rộng cho nhiều cường quốc tham gia, với tư cách thành viên thường trực.

Trong thông điệp này, Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an của Liên Hiệp Quốc, để định chế này "phản ánh được đầy đủ hơn thực tế quyền lực trên thế giới" và khẳng định đây là một đòi hỏi "cấp thiết". Đề nghị của Thủ tướng Đức được đưa ra sau cuộc họp với Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil. Bà Merkel đã thảo luận với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, về khả năng cả bốn nước cùng ra ứng cử.

Theo người đứng đầu chính phủ Đức, việc mở rộng Hội đồng Bảo an cho nhóm 4 cường quốc mới sẽ cho phép Hội đồng Bảo an "hiệu quả hơn và có tính đại diện hơn" trong việc "giải quyết các khủng hoảng và xung đột mang tính toàn cầu mới xuất hiện những năm gần đây".

Hiện tại, Hội đồng Bảo an gồm 5 thành viên thường trực, cùng 10 thành viên không thường trực. Năm thành viên thường trực (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh) có quyền phủ quyết. Thực tế vừa qua cho thấy quyết định phủ quyết của duy nhất một thành viên thường trực có thể ngăn chặn một giải pháp chung của Hội đồng Bảo an đối với các khủng hoảng Syria hay Ukraine.

Trước đó, cũng trong tháng này, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đạt một đồng thuận về cải cách Hội đồng Bảo an, nhưng bị Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga từ chối tham gia. - RFI
|
|

3.
Catalonia biểu quyết đòi tách khỏi Tây Ban Nha

Cử tri Catalonia hôm nay đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý để có thể dẫn đến quyết định liệu khu vực này có nên tách khỏi Tây Ban Nha hay không.

Các đảng phái của những người đòi ly khai theo trông đợi sẽ giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội, theo kết quả của các cuộc thăm dò công luận.

Các thủ lãnh đòi ly khai thề quyết rằng nếu đảng của họ giành thắng lợi, họ sẽ đưa Catalonia và thành phố chính của khu vực này là Barcelona vào con đường ly khai với Tây Ban Nha và trở thành một quốc gia độc lập mới trước năm 2017.

Khu vực có 7,5 triệu người này hồi năm 2006 đã chính thức tuyên bố là một quốc gia, nhưng sau đó Tòa Bảo hiến đã bác bỏ tuyên bố đó.

Thủ tướng Mariano Rajoy nói hiến pháp Tây Ban Nha không cho phép các khu tự trị như Catalonia tách ra độc lập.

Catalonia, một trong những khu vực giàu có nhất của Tây Ban Nha, có ngôn ngữ và văn hóa riêng, lâu nay luôn tranh đấu để đòi quyền tự trị nhiều hơn. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

4.
Ðức giáo hoàng Phanxicô kết thúc chuyến thăm Mỹ

Ðức giáo hoàng Phanxicô sẽ kết thúc tuần lễ đi thăm nước Mỹ trong ngày hôm nay, Chủ nhật, bằng một thánh lễ tại thành phố Philadelphia, mà theo trông đợi sẽ có hai triệu người tham dự.

Di dân và đối xử nhân đạo với di dân là chủ đề trong các phát biểu của Ðức giáo hoàng kể từ khi ngài đến Mỹ cách đây một tuần.

Ðức giáo hoàng nói: "Xin đừng quên những gì đã xảy ra ở tại đây cách nay 2 thế kỷ. Xin đừng quên tuyên ngôn rằng mọi người nam và nữ sinh ra đều bình đẳng. Họ được tạo hóa ban cho những quyền không thể bị tước đoạt và các chính phủ hiện hữu để che chở vào bảo vệ cho những quyền đó."

Thông điệp chung của Ðức giáo hoàng vang vọng đến những người lo sợ rằng Giáo hội có lẽ đã lánh xa họ.

Chiều tối thứ Bảy, Ðức giáo hoàng Phanxicô đã chú tâm vào Đại hội Gia đình Thế giới.

Hội nghị quốc tế được Tòa thánh Vatican và Địa phận Philadelphia bảo trợ này nhằm mục tiêu tăng cường "sự kết nối thiêng liêng của gia đình trên khắp thế giới."

Trong thánh lễ Chủ nhật chiều tối nay dự kiến sẽ có đám đông lớn nhất tham dự so trong một tuần lễ qua của chuyến thăm Ðức giáo hoàng đến Hoa Kỳ, đầu tiên là ở thủ đô Washington, tiếp đến là New York và cuối cùng là ở thành phố Philadelphia. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

5.
Con rể thủ tướng làm "bầu" bóng rổ

Doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng, con rể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được bầu làm chủ tịch Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam (VBF).

Báo Tuổi Trẻ cho hay sáng Chủ nhật 27/9 tại Đại hội Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam lần thứ 6 ở TP HCM, ông Nguyễn Bảo Hoàng đã được bầu giữ chức chủ tịch VBF nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Hoàng, còn có tên Henry Nguyễn, là người ham mê môn thể thao bóng rổ. Ông là Chủ tịch Học viện thể thao Sài Gòn (SSA) và là chủ Saigon Heat - đội bóng rổ chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam.

Ông từng tâm sự muốn đưa ngành bóng rổ Việt Nam lên số 1 Đông Nam Á.

Ông cũng là đồng sở hữu đội bóng Los Angeles FC, dự kiến sẽ ra mắt tại Giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) năm 2017.

Theo báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Bảo Hoàng nói sau khi chính thức nhậm chức rằng "chúng ta phải cùng nhau nỗ lực vượt bậc... đưa bóng rổ phát triển thành môn thể thao Olympic số hai tại Việt Nam; phát triển phong trào tập luyện, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, góp phần làm tăng sức khỏe và nâng cao tầm vóc người Việt Nam”.

Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam, được thành lập năm 1962, là một trong những liên đoàn thể thao được nhà nước cho phép thành lập sớm nhất.

Đầu tư ở Việt Nam

Ông Nguyễn Bảo Hoàng là chồng bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hai ông bà kết hôn năm 2008 và hiện có hai con.

Sinh năm 1974 tại Sài Gòn trong gia đình có bốn anh em, năm 1975 ông cùng gia đình chuyển sang định cư tại bang Virginia, Hoa Kỳ.

Hiện ông là Tổng giám đốc Quỹ đầu tư IDG Ventures Vietnam, chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004.

Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng là thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt mà vợ ông là thành viên sáng lập.

Công ty Cổ phần Good Day Hospitality của ông, được thành lập giữa năm 2012 với ngành kinh doanh chính là tour du lịch, cùng với dịch vụ ăn uống, đã mang hệ thống fastfood McDonald's vào Việt Nam.

Hồi tháng Sáu 2013, một công ty của ông đã cho ra mắt phiên bản tiếng Việt của tạp chí nổi tiếng Forbes theo hình thức nhượng quyền. - BBC
|
|

6.
Đồ chơi nhập từ Trung Quốc đe dọa sản phẩm truyền thống Việt Nam

Hôm nay 27/09/2015 là Tết Trung thu tại Việt Nam. Trong một bài phóng sự vừa công bố, hãng tin Pháp AFP đã nêu bật một thực tế đáng buồn: Mặt nạ giấy bồi, một loại đồ chơi truyền thống của thiếu nhi Việt Nam nhân Tết Trung Thu ngày càng bị đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc cạnh tranh.

Phóng viên hãng tin Pháp đã đi một vòng phố Hàng Mã ở Hà Nội, được xem là trung tâm cung ứng đồ chơi trẻ em, đặc biệt là các loại mặt nạ làm bằng giấy bồi như mặt nạ Ông Địa, nhân dịp Trung Thu. Ghi nhận của AFP là đồ chơi Trung Quốc ngày càng tràn ngập các gian hàng, vốn trước đây chuyên bán mặt nạ truyền thống. 

Trong bối cảnh Việt Nam đang cố gắng giảm lệ thuộc thương mại vào Trung Quốc, sự kiện đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam nhân tết Trung Thu, có nguy cơ đẩy hàng Việt Nam vào tình trạng thất thế. Điều này đã khiến giới thủ công nghệ và doanh nhân Việt Nam bất bình, và những lời chỉ trích vang lên ngày càng nhiều. 

Ông Võ Quang Trọng, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – chẳng hạn đã tố cáo xu hướng mua mặt nạ bằng nhựa được sản xuất công nghiệp hàng loạt và nhập từ Trung Quốc, chủ yếu là của các nhân vật siêu anh hùng. Theo ông, "Mặt nạ nhân ngày lễ Trung thu phải được làm bằng giấy bồi".

Năm nay, Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã mở lớp dạy trẻ em tự làm mặt nạ cho mình, một sáng kiến đáng trân trọng trong bối cảnh thợ thủ công chuyên làm loại mặt nạ này ngày càng ít đi.

Bà Vũ Thị Thoan, 55 tuổi, giải thích là gia đình bà làm mặt nạ này từ 40 năm nay, và là một trong những người hiếm hoi còn duy trì một cơ sở sản xuất ở làng của bà ở Hưng Yên (miền Bắc Việt Nam), trước đây chuyên sinh sống về nghề này, và hầu như nhà nào cũng làm mặt nạ. Giờ đây thì chỉ còn có ba hộ mà thôi.

Vấn đề đặt ra là trẻ em lại có vẻ thích các mặt nạ hình các siêu anh hùng như Batman - Người dơi hay Superman – Siêu nhân chẳng hạn. Do đó, để bảo vệ truyền thống, vấn đề giáo dục sở thích cho các em cần được đẩy mạnh. - RFI

Saturday, September 26, 2015

Tin Cập Nhật Thứ Bảy 26/9

Tin Thế Giới

1.
Biển Đông: Tập Cận Bình không nhân nhượng Obama --- Chủ tịch Tập hứa đóng góp 2 tỉ đô la giúp phát triển các nước nghèo

Bên cạnh hồ sơ nhân quyền, có một hồ sơ khác mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dứt khoát không nhân nhượng Tổng thống Mỹ Barack Obama, đó là Biển Đông, cho dù lần đầu tiên ông cam kết sẽ không "quân sự hoá" các đảo nhân tạo.

Chủ tịch Trung Quốc đến thăm Nhà Trắng trong bối cảnh mà từ nhiều tuần qua, các lãnh đạo chính trị và quân sự của Mỹ thay phiên nhau lên án việc Bắc Kinh ráo riết bồi đắp và quân sự hóa đảo thuộc khu vực đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, đồng thời đã yêu cầu Bắc Kinh dừng ngay những hoạt động xây dựng này. 

Trung Quốc cũng đã nhiều lần nói rõ là các cơ sở được xây dựng trên đảo nhân tạo này cũng có thể sẽ được sử dụng vào mục đích quốc phòng và các hình ảnh vệ tinh cho thấy là Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng một phi đạo quân sự và dường như đang xây thêm 2 phi đạo khác. 

Trong cuộc họp báo chung ngày 25/09/2015, sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã nhắc lại mối quan ngại nói trên của Hoa Kỳ, vì ông cho rằng việc Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang tranh chấp, "khiến cho các nước trong vùng càng khó mà đạt đến một giải pháp hòa bình cho các bất đồng".

Đáp lại ông Obama, Chủ tịch Trung Quốc bác bỏ lời cáo buộc rằng Bắc Kinh đang quân sự hóa các đảo nhân tạo. Ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng những hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa) không nhắm vào nước nào hay ảnh hưởng đến nước nào, và Bắc Kinh không hề có ý định quân sự hóa các đảo này. 

Theo lời một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ, cam kết nói trên của ông Tập Cận Bình là một điều mới, mặc dù các quan chức cấp thấp hơn của Trung Quốc cũng đã từng cam kết như vậy với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào mùa hè vừa qua. 

Về phần bà Bonnie Glaser, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tai Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, nêu lên câu hỏi không hiểu ông Tập Cận Bình dùng chữ "quân sự hoá" ở đây nghĩa là gì? Nghĩa là sẽ không để chiến đấu cơ sử dụng các phi đạo? Hay sẽ không triển khai tên lửa trên các đảo này?. 

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Obama hôm qua, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng không nói rõ là cam kết nói trên của ông có ảnh hưởng gì đến các hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Trường Sa hay không. 

Một chuyên gia khác về quân sự Trung Quốc, ông Taylor Fravel, thuộc Viện Công nghệ Massachussets, cũng nhận định rằng tất cả là tùy thuộc vào việc ông Tập Cận Bình hay Trung Quốc định nghĩa thế nào là quân sự hóa. Thật ra theo ông Fravel, các đảo hiện do Trung Quốc và các nước tranh chấp khác chiếm giữ trên thực tế đã được quân sự hóa rồi, vì trên các đảo đó đã có một số binh sĩ trú đóng và một số vũ khí phòng thủ. 

Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng hôm qua đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời. - RFI

***
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa đóng góp 2 tỉ đô la vào quỹ trợ giúp toàn cầu để giúp phát triển các nước nghèo.

Trong bài diễn văn đọc hôm thứ Bảy tại Hội nghị Thượng đỉnh Phát triển Bền vững ở Liên Hiệp Quốc, ông Tập nói Trung Quốc hy vọng quỹ trợ giúp toàn cầu sẽ lên đến 30 tỉ đô la trong vòng 15 năm tới.

Chủ tịch Trung Quốc hứa tiếp tục đầu tư vào những quốc gia kém phát triển nhất, và hứa chính phủ ông sẽ hủy bỏ các khoản tiền vay không lời mà các nước kém phát triển nhất và các đảo quốc nhỏ phải trả cho Bắc Kinh trong năm nay.

Ông Tập loan báo các lời hứa này trong bài diễn văn ông đọc lần đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc. Trong quá khứ, Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ và các nước phát triển khác chỉ trích vì không làm tròn các nghĩa vụ quốc tế và không hành động phù hợp với ước vọng của Trung Quốc muốn đóng một vai trò có nhiều ảnh hưởng hơn trên thế giới.

Ông Tập cũng sẽ đọc diễn văn tại cuộc thảo luận thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bắt đầu vào ngày thứ Hai tới. - VOA
|
|

2.
Chủ tịch FIFA bị điều tra hình sự

Thuỵ Sĩ đang tiến hành một cuộc điều tra hình sự nhắm vào ông Sepp Blatter, Chủ tịch FIFA sắp rời khỏi chức vụ.

Công tố viên Thuỵ Sĩ đang điều tra xem ông Blatter có quản lý sai trái và sử dụng sai trái các ngân khoản của FIFA hay không.

Công tố viên này cho biết văn phòng của ông Blatter tại trụ sở FIFA đã bị lục soát và giới hữu trách đã tịch thu nhiều tài liệu.

Ông Blatter, 79 tuổi, loan báo ông sẽ từ chức vào tháng hai vì những cáo giác tham nhũng nhắm vào các giới chức cấp cao của tổ chức này.

Hoa Kỳ cũng đang điều tra về những vụ tham nhũng của FIFA. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

3.
Mỹ, Trung Quốc đồng ý không thực hiện hay hỗ trợ hoạt động tin tặc

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý với nhau rằng chính phủ hai nước sẽ không thực hiện hoặc “cố tình” hỗ trợ việc đánh cắp trên mạng những tài sản trí thức hay bí mật thương mại, một vấn đề đã là một nguồn gây căng thẳng trong những năm qua.

Trong cuộc họp báo chung sau cuộc thảo luận với ông Tập Cận Bình tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ sáu, ông Obama nói thoả thuận này là một sự tiến bộ, “nhưng tôi phải khẳng định là công việc của chúng tôi vẫn chưa hoàn tất.”

Ông Tập Cận Bình nói với báo chí rằng đôi bên đạt được đồng thuận về vấn đề này và nhấn mạnh rằng Bắc Kinh chống đối mọi hình thức đánh cắp trên mạng. “Trung Quốc mạnh mẽ chống đối tin tặc nhưng chúng ta cần phải ngưng đối đầu và không chính trị hoá,” ông nói.

Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc cho biết đôi bên đồng ý thiết lập “một cơ chế đối thoại chung cấp cao về phòng chống tội phạm mạng và các vấn đề liên hệ.”

Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc là thủ phạm của một loạt những vụ tấn công mạng qui mô lớn nhắm vào chính phủ và doanh nghiệp Mỹ trong những năm gần đây. Một vụ gây nhiều chấn động đã xảy ra đầu năm nay, khi tin tặc xâm nhập máy tính của Văn phòng Quản lý Nhân viên và đánh cắp thông tin cá nhân của hơn 21 triệu công chức liên bang Mỹ.

Các giới chức Mỹ nghi thủ phạm là tin tặc Trung Quốc, tuy chính phủ của Tổng thống Obama không công khai quy trách nhiệm cho Bắc Kinh.

Biển Đông

Một lãnh vực bất đồng khác giữa hai nước là những yêu sách chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại cuộc họp báo chung hôm thứ sáu, ông Tập Cận Bình bênh vực cho yêu sách của Trung Quốc và nói rằng hoạt động xây dựng trên những hòn đảo nhân tạo không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào và nhấn mạnh rằng Trung Quốc “không có ý định theo đuổi mục tiêu quân sự hoá.”

Những hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc diễn ra trên quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những yêu sách chủ quyền chống chéo nhau.

Hoa Kỳ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc ngưng các hoạt động mà Washington cho là không phù hợp với các tiêu chuẩn hành xử quốc tế và có thể làm bùng ra những vụ xung đột ở Biển Đông.

Biến đổi khí hậu

Một lãnh vực hợp tác chính được ông Tập Cận Bình và ông Obama nêu bật hôm thứ sáu là biến đổi khí hậu, với việc nhà lãnh đạo Trung Quốc trình bày một chương trình định mức trần và mua bán (cap and trade) nhằm giảm thiểu lượng khí thải của Trung Quốc, nước gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới.

Ông Obama nói: “Tôi muốn tán dương Trung Quốc về việc loan báo sẽ bắt đầu một hệ thống định mức trần và mua bán để hạn chế khí thải.”

Trong chuyến công du của Tổng thống Barack Obama đến Trung Quốc hồi năm ngoái, hai nước đã đồng ý giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong một diễn tiến được xem là có tính chất dấu mốc đối với hai nước gây ô nhiễm hàng đầu thế giới.

Thông cáo của Tòa Bạch Ốc hôm thứ sáu cho biết ông Obama và ông Tập Cận Bình tái khẳng định sự tin tưởng chung là “biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại và hai nước có một vai trò vô cùng quan trọng để giải quyết vấn đề này.”

Nhân quyền

Đối với một vấn đề gai góc giữa hai nước là vấn đề nhân quyền, ông Obama cho biết ông đã có một cuộc thảo luận “thẳng thắn” với ông Tập Cận Bình.

Ông nói “Với những từ ngữ thẳng thắn, tôi đã bày tỏ quan điểm mạnh mẽ của chúng tôi là ngăn không cho các nhà báo, các luật sư, các tổ chức phi chính phủ và những tổ chức xã hội dân sự được hoạt động một cách tự do hoặc đóng cửa nhà thờ và tước đoạt quyền được đối xử bình đẳng của các nhóm thiểu số là có vấn đề” và điều đó “thật sự làm cho Trung Quốc và nhân dân của họ không thể thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình.”

Ông Tập Cận Bình nói rằng hai nước có “những tiến trình lịch sử và thực tế” khác nhau nhưng Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ về các vấn đề nhân quyền.

Trước cuộc họp thượng đỉnh hôm thứ sáu, nhiều tổ chức nhân quyền kêu gọi ông Obama nêu ra vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp gỡ với ông Tập Cận Bình.

Bà Sophie Richardson, giám đốc bộ phận Trung Quốc của tổ chức Human Rights Watch, nói “Đây là một mối quan hệ lớn và phức tạp. Điều này tuyệt đối chính xác. Và do đó, có rất nhiều đề tài cần lưu ý. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng sự xuống cấp của tình hình nhân quyền ở Trung Quốc dưới sự cai trị của ông Tập Cận Bình là một việc cần đặc biệt lưu tâm.”

Quốc yến

Tối thứ sáu, ông Tập Cận Bình được ông Obama chiêu đãi tại Tòa Bạch Ốc với một buổi quốc yến, qui tụ hơn 200 nhân vật nổi tiếng trong giới điện ảnh, ngoại giao và thương gia.

Sau bữa tiệc, ông Tập Cận Bình lên đường đi New York. Ngày hôm nay ông sẽ đọc một bài diễn văn tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Phát triển Bền vững. - VOA
|
|

4.
Ngoại trưởng Mỹ họp với Ngoại trưởng Iran để bàn về thoả thuận hạt nhân

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm nay sẽ gặp Ngoại trưởng Iran Javad Zarif tại New York để thảo luận về việc thực thi thoả thuận hạt nhân Iran.

Cuộc họp diễn ra chưa đầy một tháng trước ngày 18 tháng 10, là ngày Iran phải bắt đầu tuân hành các điều khoản trong thoả thuận.

Iran sẽ phải giảm thiểu lượng uranium tồn kho, tháo dỡ hàng ngàn máy ly tâm và thực hiện những sự sửa đổi tại các cơ sở hạt nhân để phù hợp với thoả thuận.

Tehran hy vọng các biện pháp chế tài sẽ được dỡ bỏ sau khi Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế xác nhận họ tuân hành thoả thuận.

Vụ khủng hoảng Syria dự kiến cũng được hai nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ và Iran mang ra bàn thảo. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

5.
Chủ tịch Việt Nam ‘cài’ biển Đông vào bài phát biểu tại LHQ

Ông Trương Tấn Sang hôm 25/9 đã đưa vấn đề biển Đông vào bài phát biểu tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (LHQ), và giới quan sát cho rằng đây là một bước đi “khôn ngoan”.

Cuộc họp của Đại hội đồng LHQ lần thứ 70 ở New York, với sự tham gia của hơn 100 nguyên thủ các nước và kéo dài từ cuối tháng Chín tới đầu tháng Mười, dự kiến sẽ thông qua việc chuyển đổi từ Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), kéo dài hơn một thập kỷ qua, sang các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) cho 15 năm tới.

Chủ tịch Việt Nam tuyên bố Việt Nam “đã đạt và vượt trước hạn nhiều mục tiêu thiên niên kỷ” đồng thời cam kết sẽ dốc toàn lực cho SDG.

Ông Sang cũng nói rằng “hòa bình và phát triển luôn gắn bó chặt chẽ với nhau”.

“Các mục tiêu phát triển bền vững không thể trở thành hiện thực trong điều kiện chiến tranh, xung đột và bất ổn. Chúng ta chỉ tập trung được mọi nguồn lực cần thiết cho phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định”, ông nói.

Nguyên thủ của Việt Nam nói thêm: “Do đó, bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.

"Chúng ta cần thúc đẩy giải quyết thỏa đáng các xung đột, các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tăng cường hợp tác bình đẳng, cùng có lợi”, ông nói.

Quan chức Việt Nam thường sử dụng những lời lẽ tương tự để kêu gọi giải quyết tranh chấp lãnh hải ở biển Đông.

Giải quyết hòa bình

Trong bài phát biểu dài hơn 7 phút, ông Sang cũng nói với nguyên thủ các nước rằng “Việt Nam cũng đang nỗ lực cùng các nước ASEAN và các nước liên quan duy trì, củng cố hòa bình, an ninh trong khu vực nhằm tạo thuận lợi cho phát triển bền vững, trong đó có an ninh, an toàn và dự do hàng hải, hàng không trên biển Đông, con đường huyết mạch kết nối ASEAN với các nước và khu vực khác”.

Ông Sang nói thêm: “Chúng tôi kiên trì và nhất quán chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ tuyên bố giữa các bên ở biển Đông (DOC)”.

Giới quan sát nhận định với VOA Việt Ngữ rằng việc Chủ tịch Việt Nam gắn việc xử lý tình hình ở biển Đông với vấn đề phát triển bền vững là điều “đáng hoan nghênh”, nhưng ông Sang không đưa ra được sáng kiến nào, mà chỉ nhắc lại những điều mà chính quyền Hà Nội đã nói.

Theo họ, trước đó, hôm 24/9, có lẽ nhà lãnh đạo của Việt đã trao đổi vấn đề biển Đông với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nên sau đó người đứng đầu tổ chức lớn nhất thế giới đã lên tiếng về cuộc tranh chấp này.

Thông cáo báo chí nói ông Ban “nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp” cũng như kêu gọi các bên cần phải “tăng cường sự minh bạch cũng như có các hành động dễ đoán định nhằm tránh gây ra các cuộc đụng độ ngoài ý muốn”. - VOA
|
|

6.
Đề án quy hoạch lại báo chí của Việt Nam gây hoang mang

Việt Nam muốn cải tổ lại sâu sắc mạng lưới truyền thông hiện nay, xóa bỏ xu hướng "thương mại hóa" đã mang lại "ảnh hưởng tiêu cực lên dư luận". Hãng tin Reuters hôm nay 26/09/2015 dẫn thông tin từ báo chí trong nước cho biết như trên.

Số lượng báo chí tại Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 15 năm qua, đạt đến con số khoảng 1.100 cơ quan báo đài, và quyền lực của chính quyền cộng sản đang bị thách thức bởi sự phát triển của internet và các mạng xã hội.

Đài truyền hình Việt Nam, đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và ba tờ báo do đảng Cộng sản, Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ quản lý (Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân) được phép chuyển đổi thành mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện. Các cơ quan vừa sở hữu báo giấy vừa có báo mạng có thể duy trì phiên bản điện tử.

Theo đề án quy hoạch báo chí đến năm 2025, các cơ quan dưới cấp bộ, ngành, tỉnh (là cấp không được xuất bản báo in) có báo điện tử sẽ phải chuyển tờ báo lên cấp trên; các tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước chỉ được sở hữu tạp chí điện tử chứ không được có báo điện tử.

Việc sắp xếp lại báo chí sẽ được bắt đầu thử nghiệm trước cuối năm 2016 và hoàn tất vào năm 2020 – Reuters dẫn tin từ Tuổi Trẻ cho biết. Tờ báo này tóm lược các điểm đáng chú ý trong đề án: "Không còn cơ quan báo chí thuộc cấp sở, 70% chương trình truyền hình phải sản xuất trong nước, không tư nhân hóa báo chí".

Các báo trong nước dẫn ra những ý kiến trong cuộc họp phổ biến nội dung của đề án trên, cho rằng có những bài toán khó phải giải quyết. Một số báo và tạp chí sẽ phải đóng cửa, hậu quả là nhiều phóng viên, biên tập viên, nhân viên hành chính bị mất việc.

Trường hợp các tờ báo như Tuổi Trẻ, thuộc cấp sở tức không được phép ra báo, nhưng thực tế là một nhật báo uy tín có lượng độc giả rất lớn ; hoặc báo mạng Dân Trí trực thuộc Hội Khuyến học (không được ra báo điện tử) nhưng hiện được đọc khá nhiều…đã được nêu ra, và được Bộ Thông tin Truyền thông hứa xem xét.

Dư luận cho rằng việc thu gọn một số đầu mối, chấn chỉnh xu hướng thông tin giật gân, câu khách…tuy cần thiết, nhưng đề án này còn nhiều bất cập. Chẳng hạn Saigon vốn có nhiều tờ báo quen thuộc với người đọc sẽ phải đóng cửa hoặc chuyển thành phụ bản vì chỉ là cấp địa phương, được phép sở hữu duy nhất một tờ báo in. Các cơ quan quyền lực của nhà nước vẫn được phép nắm giữ những cơ quan ngôn luận, bên cạnh đó còn có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước với tư nhân.

Đặc biệt chủ trương "không tư nhân hóa báo chí", chứng tỏ tư duy cũ vẫn tồn tại, Đảng vẫn muốn lãnh đạo trực tiếp các cơ quan truyền thông trong khi Hiến pháp Việt Nam công nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Từ Saigon, nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định:

"Đề án này được đưa ra vào cuối năm 2014, đầu năm 2015. Khi đó đã có nhiều ý kiến cho đây là một sự hạn chế về quyền tự do báo chí của Việt Nam. Nhưng cho tới giờ vẫn hầu như không có gì thay đổi. Và có thể nói, dựa trên lý do là ngăn cản việc thương mại hóa báo chí, những hiện tượng "cướp, hiếp, giết" tràn ngập trên mặt báo… Điều đó cũng có lý, nhưng chỉ là một lý do đưa ra để bao biện cho việc chính quyền hạn chế quyền tự do của báo chí mà thôi. 

Chúng ta thấy có những điểm vô lý như thế này. Trên hết, vẫn không có báo chí được phép tư nhân hóa. Thứ hai, một số tờ báo thuộc cấp sở sẽ không còn được tồn tại nữa. Chẳng hạn như ở Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung rất nhiều tờ báo tiếng tăm, có lượng truy cập, lượng độc giả lớn như báo Người Lao Động, Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí là báo Tuổi Trẻ. 

Đó là những tờ báo truyền thống, và có tính chất phản biện hơn hẳn những tờ báo của Đảng như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân; nhưng sẽ có thể chỉ trở thành phụ bản của báo Saigon Giải phóng mà thôi. Thật là một điều hết sức vô lý.

Còn một quy định nữa là bản điện tử của các báo sẽ phải đăng y nguyên bản báo in. Như vậy cũng phi lý, không mở rộng được quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, làm hạn chế tính chất nghiệp vụ lẫn tính phong phú của báo chí.

Cho nên lý do chính mà tôi hiểu, là (đề án) nhằm hạn chế việc tự do hóa báo chí đang lan tràn, trên cơ sở sự phát triển dân chủ của xã hội. Và một khi đã hạn chế được tự do hóa báo chí, thì cũng hạn chế tính chất dân chủ trong báo chí, không làm cho báo chí trở thành quyền lực thứ tư và thành một mối đe dọa đối với Đảng và Nhà nước.

Đúng ra, báo chí nói lên tiếng nói của dân thì báo chí mạnh có nghĩa là chính quyền, nhà nước, chính thể mạnh. Nhưng hạn chế tiếng nói của báo chí cũng là hạn chế tiếng nói của dân – có nghĩa là chính quyền yếu. Và như vậy đặt ra vấn đề: chính quyền đó không phải là của dân, do dân, vì dân nữa, mà là ngược lại". - RFI

Friday, September 25, 2015

Tin Cập Nhật Thứ Sáu 25/9

Tin Thế Giới

1.
Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn tại Đại Hội đồng LHQ --- Đức Giáo Hoàng làm lu mờ Chủ tịch Trung Quốc

Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm nay đọc diễn văn trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Theo tường thuật của thông tín viên Michael Brown của đài VOA, nhà lãnh đạo giáo hội Công giáo dự kiến sẽ tập trung nói tới hai vấn đề biến đổi khí hậu và di dân.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang có mặt ở New York trong ngày thứ tư của chuyến viếng thăm có tính chất lịch sử đến nước Mỹ.

Nhà lãnh đạo giáo hội Công giáo tới New York hôm thứ Năm sau ba ngày hết sức bận rộn ở Washington và đã làm cho vô số người Mỹ cảm thấy xúc động với những phát biểu, trong đó có bài diễn văn đọc trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ.

Bà Terri Thompson, một trong hàng vạn người đã rủ nhau tới Washington để chào đón Đức Giáo Hoàng, cho biết cảm nghĩ như sau.

"Mẹ tôi qua đời cách nay gần 12 năm vì một chứng bệnh hiểm nghèo. Mẹ tôi là một người Công giáo thuần thành và Giáo hội đối với bà là vô cùng quan trọng. Cho nên tôi có cảm tưởng tôi có mặt ở đây cho mẹ tôi và điều này làm cho tôi xúc động vô cùng. Tôi cảm thấy mình có phước hết sức khi được nhìn thấy Đức Giáo Hoàng. Thật là xúc động".

Trong bài thuyết giảng tại Nhà thờ Thánh Patrick ở Washington chiều thứ Năm, Đức Giáo Hoàng đã ngỏ lời chia buồn với những người Hồi giáo sau khi xảy ra vụ giẫm đạp chết người tại lễ Hajj ở Ả rập Xê-út.

"Với những tình cảm gần gũi của tôi trước thảm kịch mà họ đã phải gánh chịu ở Mecca… vào lúc này, tôi xin gởi lời cầu nguyện… Tôi gộp mình làm một với tất cả các anh chị em".

Đức Giáo Hoàng cũng ngỏ lời an ủi tới những người bị đau khổ trong vụ khủng hoảng của Giáo hội Công giáo về vấn đề sách nhiễu tình dục.

Theo lịch trình đã định, vị giáo hoàng 78 tuổi sẽ đọc diễn văn trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sáng thứ Sáu, rồi tham dự một buổi lễ liên tôn giáo tại Đài tưởng niệm vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9. Đức Giáo Hoàng cũng sẽ đến thăm một trường tiểu học Công giáo ở khu Đông Harlem, nơi đa số cư dân là người da đen và người gốc Châu Mỹ La Tinh, và sau đó sẽ cử hành thánh lễ tại Công viên Quảng trường Madison.

Thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng sẽ rời New York để tới Philadelphia, chặng dừng chân chót của chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Tại đây, Đức Giáo Hoàng sẽ dự Đại hội Gia đình Thế giới và cử hành một thánh lễ ngoài trời vào ngày Chủ nhật. - VOA

***
Những hứa hẹn kinh tế của Tập Cận Bình và tấm lòng nhân ái của Phanxicô, báo chí Pháp nghiêng hẳn về Đức Giáo Hoàng khi so sánh hai chuyến viếng thăm diễn ra cùng một thời điểm tại Hoa Kỳ.

La Croix và Le Figaro đều ghi lại: tại Cuba cũng như tại Hoa Kỳ, nơi nào Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh đến yếu tố con người, bao dung với những người bất hạnh, những di dân mưu tìm đất sống. Nhật báo Công giáo khẳng định là Giáo chủ Giáo hội Hoàn vũ đã đánh thức lương tâm người Mỹ khi tại Quốc hội ngài kêu gọi các vị dân cử đừng quên và hãy xứng đáng với "giấc mơ nước Mỹ", đừng quên gốc di dân của chính họ đã góp phần xây dựng nên nước Mỹ ngày nay. Qua bốn nhân vật lịch sử, hai người Tin lành và hai người Công giáo: cố tổng thống Abraham Lincoln, biểu tượng của tự do, mục sư Martin Luther King, của quyền bình đẳng, của Dorothy Day vì công bằng xã hội và linh mục Thomas Merton, đối thoại cởi mở, Đức Giáo Hoàng nhắc lại một nguyên tắc vàng trong Kinh thánh: Những gì mình muốn người khác làm cho mình thì mình cũng phải làm cho người khác như vậy. Không cần phải đưa ra một cương lĩnh chính trị, chỉ qua 4 nhân vật lịch sử của Mỹ, Đức Giáo Hoàng kêu gọi bỏ án tử hình, cấm bán vũ khí, tôn trọng công bằng xã hội, bảo vệ gia đình. Đối với Đức Giáo Hoàng, giấc mơ nước Mỹ là cho xã hội một chân trời tươi sáng, một niềm hy vọng.

Theo La Croix tổng thống Mỹ đã cám ơn Đức Giáo Hoàng về "món quà hy vọng" mà ngài đem lại cho thế giới. Chỉ trong một thời gian ngắn, Tòa thánh đã thúc đẩy tiến trình hòa giải Mỹ-Cuba và bản thân Cuba, được sự khuyến khích của Giáo Hội giúp cho hai phe xung khắc tại Colombia, chính phủ và du kích cực tả ký kết hiệp định hòa bình, mà La Croix dành cho hai trang báo.

Cũng trong chiều hướng này, nhật báo cánh hữu Le Figaro đưa ảnh dân biểu Mỹ đứng dậy vỗ tay hoan nghênh những đoạn hay trong bài diễn văn. Khi Đức Giáo Hoàng kêu gọi các dân biểu, nghị sĩ "bảo vệ nhân dân", là ngài muốn thông điệp này đến tai, đến mắt tầng lớp trung lưu, những con người ngày ngày lao động lương thiện để mang về cho gia đình một bữa ăn, để tiết kiệm, từng bước xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình của mình". Giáo Hoàng La Mã rất hoài nghi thành phần ưu quyền đặc lợi, do vậy ngài đến nơi nào cũng đều tìm cách tiếp xúc trực tiếp "quần chúng bình dân".

Chủ tịch Trung Quốc bị phủ bóng nhưng Boeing nộp mạng miệng rồng

Trong khi nguyên thủ của Nhà nước Vatican bé nhỏ được chú ý như một siêu sao thì chuyến đi thăm nước Mỹ của lãnh đạo cường quốc thứ hai thế giới Tập Cân Bình được mô tả là "bị phủ bóng" cho dù hai người không bao giờ gặp nhau, theo nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos.

Về thành công của chủ tịch Tập Cận Bình thu hút Boeing mở một nhà máy tại Trung Quốc, Le Monde trong bài  "nộp mình vào miệng rồng" phân tích: Boeing không thể làm gì khác trước tấm ngân phiếu 38 tỷ đôla, mua 300 máy bay. Tác giả lưu ý là trong cuộc chạy đua vào Trung Quốc, trước Boeing đã có Mc Donell Douglas, nhưng bị thất bại triền miên. Boeing còn bị AirBus bỏ xa một đoạn đường dài, xây một nhà máy tại Thiên Tân từ 2008. Tuy nhiên, Le Monde cảnh cáo: mục tiêu của Trung Quốc khi mời gọi kỹ thuật tây phương từ xe hơi cho đến xe hỏa cao tốc là để phát triển sức mạnh riêng của Trung Quốc.

Do vậy, đừng hy vọng hão huyền chiếm được thị trường hàng không Hoa lục với viễn ảnh 950 tỷ đôla trong tương lai. Nói cách khác, là các tập đoàn công nghiệp hàng không tây phương khi vào Trung Quốc là  "nộp mạng vào hàm rồng".

84% dân Trung Quốc: Bắc Kinh là chế độ tham nhũng

Le Figaro, trong trang tranh luận, có vẻ hoài nghi khả năng vững mạnh của Trung Quốc. Marc Ladreit de la Charrière, chủ nhân tập đoàn tài chính và địa ốc Fimalac của Pháp lý giải trong bài "Tập Cận Bình đi tìm luồng gió mới": Trong khi khẩu hiệu từ nhiều năm nay của chế độ Bắc Kinh là "ổn định" thì chỉ cần tăng trưởng trong tương lai chậm lại thì mọi thành quả tan thành mây khói. Con đường cải cách sẽ rất dài và không là một dòng sông êm ả như Bắc Kinh hy vọng. Liệu Tập Cận Bình có đủ khả năng duy trì được thỏa hiệp bất thành văn với thành phần trung lưu, càng ngày càng đông, tạm thời chấp nhận bị giới hạn tự do chính trị đổi lấy bảo đảm về công ăn việc làm và tăng thu nhập. Tương lai Trung Quốc, theo tác giả, tùy thuộc vào khả năng Tập Cận Bình tái chinh phục được niềm tin. Tính chính đáng của họ Tập sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hiện đang xuống thấp và cần một xung lực mới từ nước Mỹ.

Thế nhưng, theo nhật báo Les Echos, chuyến công du của ông Tập Cận Bình bị Đức Giáo Hoàng làm lu mờ. Hầu hết ống kính truyền hình chạy theo Giáo chủ Tòa thánh. Trong khi đó, một kết quả thăm dò ý kiến người dân Trung Hoa do Pew Research thực hiện với 3.649 công dân Trung Quốc, công bố chiều thứ tư càng làm xấu đi hình ảnh của nhà lãnh đạo. 84% người dân được hỏi ý kiến cho rằng chính quyền Trung Quốc là một chính quyền tham nhũng. 75% bất bình nạn ô nhiểm môi trường và hố sâu phân cách giàu nghèo. - RFI
|
|

2.
Mỹ-Trung ra tuyên bố chung về khí hậu, một đồng thuận hiếm hoi

Trung Quốc, hôm nay 25/09/2015, sẽ loan báo thành lập một thị trường quốc gia về khí thải carbone trong năm 2017, trong khuôn khổ một tuyên bố chung với Hoa Kỳ nhằm xúc tiến hoàn tất một hiệp ước khí hậu thế giới nhân hội nghị COP21 ở Paris sắp tới.

Tuyên bố chung của hai nguyên thủ sẽ được đưa ra nhân chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình tại Nhà Trắng, trong vòng công du Hoa Kỳ bắt đầu từ đầu tuần này.

Đây là một trong những bước tiến hiếm hoi, trong bối cảnh u ám với những bất đồng giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới về vấn đề tin tặc, chính sách kinh tế của Bắc Kinh và tình hình căng thẳng tại Biển Đông.

Hoa Kỳ và Trung Quốc năm ngoái đã có một bước tiến quan trọng khi ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020. Washington cam kết cho đến năm 2025 sẽ giảm 26% đến 28% so với năm 2005, còn với Bắc Kinh là đến năm 2030.

Trong tuyên bố, hai nguyên thủ nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đã có, chứng tỏ hai nước phát thải nhiều nhất trên hành tinh đóng vai trò nghiêm túc và "sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu".

Lần đầu tiên, Trung Quốc sẽ chính thức công bố năm 2017 là năm khởi động một thị trường mua bán khí thải, phục vụ cho mục tiêu đã định. Thị trường này dựa trên kinh nghiệm của bảy thị trường thí điểm ở cấp khu vực, bao gồm những lãnh vực chủ chốt như sản xuất điện, luyện kim, hóa chất và xi-măng.

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu sắp tới (COP21) sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 11/12 tại Paris. Liên Hiệp Quốc hy vọng sẽ đạt đến một hiệp ước toàn cầu về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giúp duy trì hiện tượng Trái đất bị hâm nóng ở mức 2°C từ nay cho đến cuối thế kỷ. - RFI
|
|

3.
TQ sắp đón tiếp bộ trưởng quốc phòng Asean

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cùng người tương nhiệm trong khối Asean sẽ đến Bắc Kinh dự cuộc họp “thúc đẩy tin cậy” vào tháng 10.

Người phát ngôn báo chí Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 24/9 cho biết cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Asean sẽ diễn ra từ 15 đến 16/10.

Lãnh đạo bộ quốc phòng của 10 nước Đông Nam Á và người phụ trách Ban Thư ký Asean sẽ tham dự cuộc gặp.

Trung Quốc nói cuộc gặp nhằm “thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau về chiến lược và hợp tác thiết thực trong lĩnh vực an ninh quốc phòng”.

Đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc đón tiếp bộ trưởng quốc phòng khối Asean tại Bắc Kinh.

Ý tưởng đã được Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, loan báo khi ông dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm nay. - BBC
|
|

Tin Hoa Kỳ

4.
Chủ tịch Quốc hội Mỹ John Boehner sắp từ chức

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ thuộc Đảng Cộng Hoà John Boehner sẽ từ chức đồng thời từ bỏ chiếc ghế của ông trong Quốc hội Mỹ trước cuối tháng 10, theo các nhà lập pháp và các viên phụ tá làm việc trong văn phòng Chủ tịch Hạ viện cho biết.

Ông Boehner, một dân biểu quốc hội từ năm 1990, hồi gần đây đã bị áp lực từ cánh bảo thủ của Đảng Cộng Hoà của ông về một số vấn đề.

Hôm nay, ông Boehner đã đến dự các buổi họp để tìm cách dàn xếp một giải pháp tương nhượng với các đối thủ có lập trường bảo thủ để có thể tránh các hành động có thể dẫn tới việc đóng cửa phần lớn các hoạt động của chính phủ liên bang vào tuần tới.

Theo hệ thống chính quyền Mỹ, Chủ tịch Hạ viện là nhân vật xếp hạng thứ Hai trong danh sách những nhân vật sẽ lên kế vị để lèo lái con thuyền quốc gia trong trường hợp cả Tổng Thống và Phó Tổng Thống đều lâm vào tình trạng không thể, hoặc đã đánh mất khả năng phục vụ đất nước.

Ông Boehner được các đồng nghiệp của ông trong Đảng Cộng Hoà bầu vào chức Chủ tịch Hạ Viện chưa đầy 5 năm về trước, vào dịp sinh nhật thứ 61 của ông.

Phản ứng sau loan báo từ chức của ông Boehner, ứng cử viên đảng Cộng hòa Jeb Bush ca ngợi sự cống hiến nhiều năm để phục vụ cho công chúng của ông Boeher trên Twitter. - VOA

***
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner sẽ từ chức vào tháng 10.

Ông Boehner đã chịu sức ép từ cánh bảo thủ trong đảng, vốn đã đe dọa làm tê liệt chính phủ vì việc tài trợ cho nhóm y tế phụ nữ Planned Parenthood.

Một trợ lý nói sẽ có “hỗn loạn lãnh đạo kéo dài” nếu ông Boehner còn tại vị.

Tin này loan ra chỉ một ngày sau khi ông Boehner đón tiếp Giáo hoàng Francis tại quốc hội Mỹ.

Ông đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo tháng Giêng 2011, khi đảng Cộng hòa kiểm soát hạ viện.

Nhưng kể từ đó, ông đối diện nhiều lần chống đối.

Nhiều người trong đảng Cộng hòa đang tranh cãi có nên ngừng tài trợ cho nhóm Planned Parenthood.

Tổ chức này bị những người chống phá thai lên án. - BBC
|
|

5.
Vòng đàm phán mới tại Mỹ để đạt thỏa thuận chung cuộc TPP

Mười hai quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ họp lại vào cuối tháng Chín tại Hoa Kỳ để cố gắng đạt được thỏa thuận chung cuộc sau nhiều năm thương lượng. Chính quyền Mỹ hôm qua 24/09/2015 thông báo như trên.

Vòng đàm phán mới này giữa các nước châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản, sẽ diễn ra tại Atlanta trong hai ngày 30/9 và 1/10. Bộ trưởng Thương mại 12 nước sẽ cố gắng đúc kết được một hiệp định tự do mậu dịch trong khu vực chiếm đến 40% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu. Trung Quốc không được mời tham gia TPP.

Cuộc đàm phán trước đây tại Hawai vào đầu tháng Tám được cho là mang tính quyết định, rốt cuộc đã thất bại do bất đồng quan điểm về vấn đề mở cửa thị trường và sở hữu trí tuệ.

Tuần trước Tổng thống Mỹ Barack Obama vốn tích cực đấu tranh cho hồ sơ này, khẳng định cuộc thương lượng sẽ đi đến đích "trong năm nay". Chính quyền Obama mong muốn nhanh chóng ký được TPP để Quốc hội Mỹ có thể thông qua trước khi bước vào chiến dịch tranh cử Tổng thống 2016.

Trước đây ông Obama đã rất vất vả mới thúc đẩy được Quốc hội mà đảng Cộng hòa chiếm đa số thông qua quyền đàm phán nhanh "Trade Promotion Authority" (TPA). Theo đó chính quyền được giao trọn quyền thương lượng, sau đó Quốc hội có thể biểu quyết tán đồng hoặc phản đối toàn bộ hiệp định, chứ không thể sửa đổi các điều khoản.

Ngoài Mỹ và Nhật, các nước tham gia TPP khác thuộc châu Mỹ là Peru, Chile, Canada, Mexico; tại châu Á có Việt Nam, Singapore, Malaysia, Brunei; châu Đại Dương có Úc, New Zealand. Riêng phía Việt Nam dường như đã chấp nhận điều kiện khó khăn nhất trong thương lượng TPP là vấn đề công đoàn độc lập.

Nếu đạt được thỏa thuận TPP, Hoa Kỳ có thể tái thúc đẩy một hiệp định tự do mậu dịch khác với Liên hiệp Châu Âu là TTIP, hiện vẫn đang dậm chân tại chỗ. - RFI
|
|

Tin Việt Nam

6.
Người Việt biểu tình chống Chủ tịch Trung Quốc tại Mỹ

Cộng đồng người Việt tại thủ đô Hoa Kỳ và các vùng phụ cận cùng tham gia với các cộng đồng bạn trong cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu chống Chủ tịch Trung Quốc trong lúc ông Tập Cận Bình hội kiến Tổng thống Barack Obama.

Ban tổ chức cho biết cuộc biểu tình diễn ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/9 (giờ địa phương) tại công viên Lafayette trước khuôn viên Tòa Bạch Ốc khi cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung bắt đầu.

Sự kiện này dự kiến quy tụ sự tham gia của cộng đồng người Việt sinh sống tại thủ đô Washington DC, Virginia, Maryland, Philadelphia, New Jersey cùng với các cộng đồng của người Hoa theo Pháp Luân Công, cộng đồng người Philippines và Tây Tạng tại Mỹ.

Một thành viên trong ban tổ chức, ông Tạ Cự Hải, Chủ tịch Liên hội Cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa khu vực Hoa Thịnh Đốn và phụ cận, nói với VOA Việt ngữ:

"Cuộc biểu tình được tổ chức từ sáng tới 11 giờ tối. Sáng bắt đầu từ 10 giờ tới 1, 2 giờ trưa trong khoảng thời gian ông Tập Cận Bình tới Tòa Bạch Ốc. Tới tối, ông Tập có buổi dạ tiệc với Tổng thống Obama cho nên tối chúng tôi có sự kiện canh thức thắp nến. Tất cả đều diễn ra tại Lafayette phía trước Tòa Bạch Ốc".

Về mục đích của cộng đồng người Việt khi tham gia cuộc biểu tình này, ông Hải cho biết:

"Phản đối ông Tập Cận Bình vì muốn bành trướng lãnh thổ bằng cách xâm chiếm Biển Đông của Việt Nam; chống lại chính sách thân thiện giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc; lưu ý cho chính phủ Hoa Kỳ biết rằng Tập Cận Bình có tham vọng Hán hóa vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam".

Những người biểu tình kêu gọi Tổng thống Obama cần có thái độ cương quyết với Trung Quốc nhằm đảm bảo lợi ích và an ninh của Hoa Kỳ cũng như bảo vệ nền dân chủ cho các nước trên thế giới.

Cùng chia sẻ với thông điệp của cộng đồng Việt Nam, các cộng đồng bạn tham gia cuộc biểu tình hôm thứ Sáu cũng muốn bày tỏ sự phản đối trước các động thái giương oai diễu võ của Bắc Kinh tại khu vực cùng điều mà họ gọi là sự cai trị độc đoán và chính sách bách hại tôn giáo, đàn áp nhân quyền của nhà nước Trung Quốc.

Trong số các đề tài gai góc trong cuộc họp thượng đỉnh hôm thứ Sáu của lãnh đạo hai nước Mỹ-Trung có vấn đề Biển Đông, một trong những yếu tố gây bất đồng giữa Washington với Bắc Kinh.

Thời gian gần đây, Trung Quốc ồ ạt tiến hành xây đảo nhân tạo và thiết lập các cơ sở dân sự và quân sự trên các hòn đảo chiếm cứ ở Trường Sa, nơi mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền.

Hoa Kỳ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc ngưng các hoạt động mà Washington cho là không phù hợp với các tiêu chuẩn hành xử quốc tế có thể khơi mào xung đột ở Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ash Carter, hôm 16/9 lên án Trung Quốc với các hoạt động trong vùng biển có tranh chấp đã bước ra ngoài các tiêu chuẩn và luật lệ quốc tế cũng như sự đồng thuận trong khu vực ủng hộ giải pháp ngoại giao và phản đối mọi sự uy hiếp.

Phát biểu trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ, người đứng đầu ngành quốc phòng Hoa Kỳ cũng khẳng định rằng Washington ‘sẽ luôn đứng bên các đồng minh và đối tác của mình. Khu vực này cần phải hiểu rằng Mỹ sẽ tiếp tục can dự, tiếp tục đứng lên bênh vực luật quốc tế và các tiêu chí toàn cầu, và giúp cung cấp an ninh và sự ổn định cho Châu Á Thái Bình Dương trong nhiều thập niên sắp tới’.

Lên tiếng với báo Wall Street Journal của Mỹ đầu tuần này, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa.

Trong bài diễn văn hôm thứ Ba tại Hoa Kỳ, ông Tập nhấn mạnh Trung Quốc không muốn đối đầu với các nước và không có ý định hạn chế tự do hàng hải trong khu vực.

Tại cuộc họp với Ngoại trưởng các nước ASEAN hôm 5/8 vừa qua, Ngoại trưởng Vương Nghị của Bắc Kinh tuyên bố Trung Quốc đã ngưng công tác xây dựng ở Biển Đông.

Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh ngày 8/9 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Hoa Kỳ công bố cho thấy Trung Quốc đang xây thêm một đường băng thứ ba trên Đá Vành Khăn, một dấu hiệu chứng tỏ Bắc Kinh thất hứa với cam kết ngưng các hoạt động xây đắp, cải tạo đất trong vùng biển có tranh chấp này. - VOA