Thursday, December 31, 2015

Tin Cập Nhật Thứ Năm 31/12

Tiễn Đưa Năm Cũ
CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Tin Thế Giới

1.
Thế giới chuẩn bị đón mừng năm mới bất kể những đe dọa an ninh --- Thế giới đón năm 2016 trong tinh thần cảnh giác cao

Dân chúng trên khắp thế giới đang sẵn sàng chào mừng năm mới trong lúc an ninh được siết chặt ở một số nơi. Thổ Nhĩ Kỳ và Bỉ cho biết đã phá vỡ các âm mưu tấn công khủng bố và Hoa Kỳ cho biết đang tăng cường an ninh giữa những cảnh báo cho biết một vụ tấn công đang được hoạch định trên lãnh thổ Mỹ.

New York đang ở trong những giai đoạn chót chuẩn bị cho buổi liên hoan đêm Giao thừa dương lịch với cao điểm là cảnh quả cầu pha lê vĩ đại hạ xuống tại quảng trường Times vào đúng nửa đêm. Một triệu người dự kiến sẽ theo dõi cuộc đếm ngược ở thành phố này cùng với hơn 1 tỷ người xem truyền hình trên khắp thế giới.

Ông Tim Tompkins, chủ tịch Liên minh Quảng trường Times nói: “Đây là nơi thế giới hội tụ và tất cả sự phong phú và đa dạng của thế giới hiện diện và được nhìn thấy. Do đó mọi người sống ở Ghana có thân nhân ở khu Bronx đến dự buổi lễ này. Từng nơi một trên thế giới đều có đại diện ở New York và tôi cho rằng đó là lý do vì sao lễ mừng ở New York được theo dõi trên khắp thế giới.”

Các giới chức thành phố New York cho biết các biện pháp an ninh chặt chẽ sẽ bao gồm việc bố trí khoảng 6 ngàn cảnh sát viên ở ngay quảng trường Times và khu vực quanh đó, nhưng các buổi lễ vẫn sẽ diễn ra bất chấp những mối đe dọa.

Song thủ đô Bỉ thì đã bãi bỏ buổi liên hoan đêm Giao thừa dương lịch và lễ đốt pháo hoa vì những mối đe dọa của một vụ tấn công khủng bố. Bỉ là nơi sinh cư của 4 kẻ tấn công đã sát hại 130 người vào ngày 13 tháng 11 ở Paris. Và tuần này, nhà chức trách đã bắt giữ 2 nghi can bị nghi là âm mưu một vụ tấn công ở Brussels. Tuy nhiên, cư dân và du khách cho biết họ sẽ không khiếp sợ.

Một du khách ở Brussels nói: “Tôi có mặt ở Paris vào tuần lễ sau khi xảy ra biến cố. Điều chính là ta không thể để cho những người như thế quyết định lối sống và những chọn lựa của ta. Vì thế nếu có mối đe dọa thì là mối đe dọa ở bất cứ đâu, nhưng nó sẽ không làm tôi thay đổi các kế hoạch của mình.”

Paris sẽ tổ chức của buổi lễ mừng năm mới nhưng an ninh được siết chặt.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tuyên bố: “Những mối đe dọa vẫn còn đó. Vẫn còn những rủi ro. Sự hiện diện của các lực lượng này trên khắp nước, và những gì chúng ta thấy hôm nay, cho thấy rằng chúng ta phải cực kỳ cảnh giác, nhưng sự cảnh giác đó không ngăn chúng ta chào mừng Năm mới.”

Các giới chức ở Rio de Janeiro hôm qua đã loan báo các kế hoạch an ninh ồ ạt cho bãi biển Copa Cabana biểu trưng cho thành phố này, nơi hàng triệu người sẽ tụ tập để chào mừng Năm Mới.

Australia luôn nằm trong các nước đầu tiên đón chào năm mới, và dân chúng đã giành chỗ trước ở Cảng Sydney để xem màn đốt pháo bông ngoạn mục. - VOA

***
Trước những nguy cơ khủng bố vào dịp Năm mới, Bruxelles ngày 30/12/2005 đã quyết định hủy bỏ mọi chương trình lễ hội. Còn tại nhiều nước khác, lực lượng an ninh được đặt trong tình trạng báo động cao nhất, như tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi cảnh sát vừa phá vỡ một âm mưu khủng bố tự sát tại thủ đô Ankara.

Thị trưởng Bruxelles, ông Yvan Mayeur, ngày 30/12 đã thông báo hủy màn bắn pháo hoa dự kiến diễn ra tại trung tâm thành phố vì cho rằng "không nên mạo hiểm". Còn Thủ tướng Bỉ Charles Michel phát biểu trên đài RTBF rằng đây là một "quyết định khó khăn" nhưng hoàn toàn đúng đắn.

Ngày 29/12, cảnh sát Bỉ đã bắt hai người bị tình nghi đang chuẩn bị các cuộc tấn công tại Bruxelles vào dịp lễ cuối năm. Ngày 31/12, hai nghi phạm này đã trình diện trước một thẩm phán. Theo chính quyền Bỉ, đây là một mối đe dọa "nghiêm trọng" nhằm vào nhiều địa điểm nổi tiếng tại Bruxelles.

Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh sát đã bắt giữ hai thành viên tổ chức Nhà nước Hồi giáo bị nghi ngờ là chuẩn bị tiến hành hai vụ tấn công tự sát trong dịp lễ cuối năm tại một trung tâm thương mại và một khu phố nổi tiếng nằm trên quảng trường trung tâm Kizilay ở thủ đô Ankara.

Bản thông cáo của chính quyền Ankara, được AFP trích dẫn, nêu rõ: "Cảnh sát đã tịch thu một đai chất nổ sẵn sàng hoạt động và một ba lô chứa đầy chất nổ được nhồi thêm bi và các mảnh thép".

Các biện pháp tăng cường an ninh cũng được triển khai tại nhiều nước khác, như tại Áo và Nga. Áo đã nâng mức báo động tại thủ đô Vienna. Còn Moscow lần đầu tiên thông báo đóng cửa Quảng trường Đỏ, nơi tụ tập truyền thống của người dân Nga vào đêm Giao thừa hàng năm. Điện Kremlin lo ngại thủ đô nước, Moscow, nằm trong tầm ngắm khủng bố trọng dịp lễ cuối năm.

Nỗi lo khủng bố cũng được nhận thấy rõ tại New York. Chính quyền thành phố tăng cường biện pháp an ninh, đặc biệt là tại quảng trường Times Square. - RFI
|
|

2.
Trung Quốc đóng hàng không mẫu hạm thứ hai bằng công nghệ riêng

Trung Quốc hôm thứ Năm loan báo rằng nước này đã bắt đầu chế tạo chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai.  Đây là dấu hiệu mới nhất của kế hoạch mau chóng hiện đại hóa lực lượng hải quân của Bắc Kinh.

Theo lời phát ngôn Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân, hàng không mẫu hạm đang được đóng tại thành phố cảng Đại Liên ở miền bắc "theo thiết kế hoàn toàn trong nước."

Tàu sân bay duy nhất khác của Trung Quốc là chiếc Liêu Ninh, đã được Bắc Kinh mua lại của Ukraine vào năm 1998. Tàu này đã được đại tu ở Trung Quốc trước khi được đưa vào sử dụng vào năm 2012.

Phát ngôn viên Dương nói rằng kinh nghiệm đại tu chiếc Liêu Ninh "dẫn đến nhiều lãnh vực cải tiến và hoàn thiện cho chiếc hàng không mẫu hạm mới.  Chiếc mới sẽ có cũng kích thước như chiếc Liêu Ninh.

Theo ông Dương, tàu sân bay mới sẽ sử dụng năng lượng quy ước thay vì năng lượng hạt nhân. Tàu sẽ chuyên chở chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc và các loại máy bay khác sử dụng kỹ thuật cất cánh "ski-jump."

Ông Dương nói chưa rõ ngày hạ thủy cho chiếc hàng không mẫu hạm mới chưa được đặt tên, và việc này còn phụ thuộc vào tiến độ đóng tàu. Ông Dương không bình luận liệu Trung Quốc sẽ đóng thêm tàu sân bay nữa hay không.

Thông báo được đưa ra vài tháng sau khi có những đồn đãi và tin tức báo chí nói rằng Trung Quốc có kế hoạch đóng tàu sân bay đầu tiên hoàn toàn bằng công nghệ trong nước, bất chấp những lo ngại của các nước láng giềng.

Trung Quốc đang can dự vào những tranh chấp căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ với nhiều nước Á châu, nhất là ở Biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ.

Bắc Kinh nhấn mạnh rằng việc mở rộng lực lượng hải quân không gây đe dọa đối với các nước láng giềng. Bắc Kinh nói tàu Liêu Ninh sẽ được sử dụng cho mục đích chính là nghiên cứu khoa học và huấn luyện.

Tàu Liêu Ninh chưa hoạt động hết chức năng. Nhưng tàu này đã thực hiện những cuộc tập dượt trên Biển Đông với ngụ ý là Bắc Kinh sẽ tiếp tục có một lập trường kiên quyết trong các vùng lãnh hải tranh chấp. - VOA
|
|

3.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Vừa mừng vừa lo?

Cộng đồng Kinh tế ASEAN –AEC chính thức ra mắt vào ngày cuối cùng của năm 2015, nhằm tăng cường liên kết vùng, đưa các quốc gia ASEAN thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất chung.

Dù có nhiều kỳ vọng, báo chí khu vực cũng tỏ ra nghi ngờ về hoạt động có hiệu quả của khối kinh tế này.

Một trong những chuyển biến nhờ vào AEC là chính sách đảm bảo lưu chuyển tự do lao động có tay nghề cao giữa các nước.

Quốc tế cũng kỳ vọng tăng cường hội nhập sẽ giúp ASEAN, với tỷ trọng kinh tế 2,6 nghìn tỷ USD năm 2014, và trên 600 triệu dân, thành một trụ cột của kinh tế toàn cầu.

Hy vọng nhiều nhất, theo các nhà quan sát, vẫn là tăng trưởng ở các nước ASEAN6, gồm Indonesia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Tuy thế, chính giới báo chí ASEAN lại không lạc quan về Cộng đồng Kinh tế AEC.

Trang Jakarta Post hôm 31/12 đặt câu hỏi 'Blessing or curse?' (Phước lành hay lời nguyền) để bày tỏ lo ngại của giới ngân hàng Indonesia trước tác động cạnh tranh của AEC.

Channel Asia ở Singapore thì trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, bà Vivian Balakrishnan tin tưởng rằng AEC sẽ "đóng góp đáng kể cho tăng trưởng trong vùng và tạo ra cơ hội phát triển cho tất cả".

Tuy thế, trang web này cũng viết rằng "giới chuyên gia nghi ngờ về khả năng đạt thành quả của AEC" vì "đây là khu vực có khác biệt cực kỳ lớn về trình độ phát triển, về quá trình dân chủ hóa và năng lực của cơ chế".

Trang này cũng trích nhóm nghiên cứu Capital Economics cho rằng AEC "không tạo ra thay đổi cơ bản" và nghi ngờ khả năng cắt giảm hàng rào thuế quan cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng.

Trang CNBC hôm 31/12 đặt câu hỏi không rõ cộng đồng này sẽ là ‘tiếng nổ mạnh hay tan rã’ (bang or bust).

Có ý kiến từ Singapore cho rằng ASEAN và AEC cần tăng cường vai trò của Ban thư ký nếu muốn thúc đẩy hội nhập mạnh mẽ hơn theo mô hình Liên hiệp châu Âu.

Trong báo cáo viết cho Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) hồi tháng 10/2013, nhà nghiên cứu Siow Yue Chia cho rằng việc mở rộng phạm vi và quyền hạn của Ban thư ký ASEAN đã được nêu ra không chỉ một lần.

Tuy thế, chủ đề này đã bị một số quốc gia chống lại, theo tác giả từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Singapore.

Còn từ Việt Nam, Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) trên trang web tiếng Việt của mình đã viết:

"Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015 sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng tưởng GPD của Việt Nam thêm 14,5% và tăng trưởng việc làm thêm 10,5%."

"Nhưng điều này chỉ có thể đạt được nếu có được sự quản lý hợp lý và quyết liệt để thực thi một cách hiệu quả."

Trong các nước chủ chốt của ASEAN, có vẻ như Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ AEC.

Trang GTR News trích lời Giám đốc châu Á của công ty luật Baker & McKenzie, Eugene Lim cho rằng:

"Việt Nam sẽ là người thắng cuộc lớn nhất sau khi thành hình cộng đồng AEC và khi TPP đi vào hiện thực." - BBC
|
|

Tin Hoa Kỳ

4.
Microsoft cảnh báo người sử dụng về âm mưu đánh cắp dữ liệu

Microsoft sẽ bắt đầu cảnh báo người sử dụng các dịch vụ trên mạng của hãng này, bao gồm Outlook. com, khi có nghi ngờ là tài khoản của họ bị các tổ chức của chính phủ đánh cắp.

Công ty nhu liệu điện toán lớn nhất thế giới này loan báo chính sách mới trong một thông báo được đăng tải và chiều tối thứ Tư.

"Chúng tôi sẽ thông báo cho quý khách nếu chúng tôi tin là tài khoản của qúy vị bị một cá nhân hoặc một tổ chức làm việc thay mặt cho một nhà nước nhắm đến hoặc đã bị xâm nhập."

Thông cáo nói tiếp rằng Microsoft thực hiện thêm những bước bảo vệ bởi vì các vụ tấn công mạng được nhà nước bảo trợ thường "tinh vi hoặc kéo dài hơn những vụ tấn công của các tội phạm mạng là cá nhân hoặc những hình thức khác."

"Nếu qúy vị nhận được những thông báo như vậy, không nhất thiết tài khoản của qúy vị đã bị xâm nhập, nhưng điều đó thực sự là tài khoản của qúy vị bị nhắm đến, và điều rất quan trọng là qúy vị phải thực hiện ngay những biện pháp để bảo vệ an toàn cho tài khoản của qúy vị," thông báo của Microsoft nói.

Microsoft không nêu tên cụ thể quốc gia nào mà công ty này nghi là âm mưu tấn công tài khoản khách hàng của Microsoft.

Nhưng hãng thông tấn Reuters nói rằng chính sách thay đổi này được áp dụng 9 ngày sau khi hãng tin này hỏi Microsoft tại sao không chịu thông báo cho các nạn nhân trong một vụ tấn công mạng điện toán vào năm 2011 nhắm vào những người lưu vong của các cộng đồng người Tây Tạng và Uighur.

Hãng tin này đã trao đổi với hai cựu nhân viên của Microsoft và được cho biết rằng các chuyên gia của công ty nhu liệu này "trước đó nhiều năm đã kết luận rằng giới hữu trách Trung Quốc đứng sau chiến dịch đó nhưng công ty không loan báo thông tin đó."

Hồi trước đây trong năm, Facebook và Twitter loan báo rằng họ cũng sẽ cảnh báo người sử dụng khi họ tin là các tin tặc được nhà nước bảo trợ có thể đang tìm cách xâm nhập tài khoản của khách hàng.

Trong một thông báo, Microsoft hôm thứ Tư nhấn mạnh rằng một thông báo như vậy "không nhất thiết là hệ thống máy của Microsoft bằng một cách nào đó đã bị xâm nhập."

Thông báo này cũng nói rằng Microsoft sẽ không thể giải thích chi tiết tại sao họ tin là một vụ tấn công mạng cụ thể nào đó được nhà nước bảo trợ.

Thông báo nói: "Bằng chứng mà chúng tôi thu thập được trong một cuộc điều tra đang tiến hành có thể sẽ nhậy cảm, do đó chúng tôi không có ý định sẽ cung cấp chi tiết hoặc những thông tin cụ thể về các tin tặc hoặc cách làm của họ." - VOA
|
|

Tin Việt Nam

5.
Đài Loan: 17.000 tấn đũa nhập từ Việt Nam bị nhiễm độc

Khoảng 17.000 tấn đũa sử dụng một lần được sản xuất tại Việt Nam bị phát hiện có thể chứa các hóa chất độc hại biphenyl hoặc hydrogen peroxide. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Đài Loan cho biết hôm thứ Tư, sau đợt kiểm tra đột xuất trên toàn quốc.

Cơ quan này cho biết trong số 225 mẫu đũa thu thập tại 172 đại lý và siêu thị, có một mẫu bị phát hiện chứa biphenyl và ba mẫu khác có chứa hydrogen peroxide, là những chất hóa học thường được dùng để khử trùng, làm thuốc tẩy hoặc ngừa nấm mốc.

Ông Lưu Phương Minh, Giám đốc lâm thời của Trung tâm miền Nam của FDA nói việc tiếp xúc lâu dài với các hóa chất trên có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất biphenyl còn có thể gây tổn hại cho gan.

Cơ thể người có thể tiêu thụ trung bình 0,7 miligram sulfur dioxide mỗi ngày mà không gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, chất hydrogen peroxide có thể gây nôn mửa, trướng bụng và tiêu chảy, trong khi biphenyl có thể gây buồn nôn vì rát miệng, cổ hay đường hô hấp.

Ông Lưu cho biết Đài Loan cấm sử dụng các hóa chất trên cho đũa, và dư lượng sulfur dioxide phải dưới 500 ppm.

Mỗi năm, Đài Loan nhập khoảng 25.000 – 30.000 tấn đũa sử dụng một lần từ các quốc gia. Khoảng 86% nhập từ Trung Quốc, 12% từ Việt Nam, 1,8 % từ Indonesia và các nước khác.

Giới chức Đài Loan khuyên người tiêu dùng nên tránh sử dụng đũa quá trắng hay có mùi chua vì đó là dấu hiện đũa có chứa hóa chất độc hại. 

Bốn nhà nhập khẩu Việt Nam có thể bị phạt từ 30.000 – 3 triệu tân đài tệ (khoảng 908 – 90.772 USD) nếu không thu hồi toàn bộ sản phẩm trước ngày 15/1. - VOA
|
|

6.
DB Alan Lowenthal trả lời RFA về đề nghị đưa thương phế binh VNCH sang Mỹ --- Chương trình H.O tái định cư: Tất cả là bước khởi đầu

Hôm 17 tháng 12 vừa qua, một số Dân biểu Mỹ bao gồm Dân biểu Alan Lowenthal, Dân biểu Ed Royce, Dân biểu Christ Smith, Dân biểu  Zoe Lofgren và Dân biểu Gerald Connolly đã viết một bức thư đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xem xét đưa 500 sĩ quan thương phế binh VNCH sang định cư tại Mỹ. Nhân dịp này, Việt Hà của đài ACTD có cuộc phỏng vấn với Dân biểu Lowenthal về đề nghị này.

Không có ai tranh đấu cho họ

Việt Hà: Thưa Dân biểu, cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc hơn 40 năm về trước. Đã có nhiều cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa được sang định cư tại Mỹ theo chương trình ra đi có trật tự ODP và chương trình nhân đạo HO từ lâu. Tại sao đến bây giờ Dân biểu cùng với các Dân biểu khác quyết định đưa ra đề nghị định cư các thương phế binh VNCH còn ở lại Việt Nam sang Mỹ?

DB Alan Lowenthal: Khoảng hơn 1 năm trước vào tháng 11 năm 2014 tôi có gặp đại diện của SBTN và hội cứu trợ thương phế binh và quả phụ VNCH và họ đưa ra vấn đề là có nhiều thương phế binh VNCH vẫn còn sống ở trong nước. Mặc dù chúng ta đã có chương trình ODP và HO nhưng nếu những thương phế binh đó không  phải đi học tập cải tạo hay đi tù thì họ không hội đủ tiêu chuẩn theo các chương trình đó dù họ có chiến đấu và bị thương trên chiến trường đi chăng nữa. Hội cứu trợ thương phế binh và quả phụ VNCH đưa cho tôi danh sách 500 sĩ quan VNCH là những thương phế binh và họ có thể hội đủ điều kiện để định cư ở Mỹ nếu chúng ta được phép thực hiện việc này theo diện HO. Chúng tôi quyết định tìm hiểu và tôi đã gặp Dân biểu Royce để xem xét là liệu chúng tôi có thể cùng nhau thực hiện việc này. Tại cuộc gặp đó chúng tôi quyết định là chúng tôi sẽ thảo một bức thư và đề nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ làm những thay đổi ngay bay giờ mặc dù đã nhiều năm trôi qua, chúng tôi không đưa ra một dự luật mới. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ dễ hơn là đưa ra một dư luật mới vì mặc dù đã nhiều năm trôi qua kể từ khi chương trình HO bắt đầu nhưng những người này đã không được vào chương trình HO. Tôi và Dân biểu Royce cho rằng sẽ dễ dàng hơn nếu chúng tôi nhận được hậu thuẫn từ Ngoại trưởng để đưa 500 người này vào trong bước tiếp tới. Đó là lý do vì sao đến bây giờ mới có bức thư nhưng đây là cả một quá trình được bắt đầu từ ngày 4 tháng 11 năm 2014 khi tôi gặp Hội cứu trợ và đại diện SBTN và do đó mà tôi biết được vấn đề và đã tiến hành việc này trong suốt hơn một năm qua.

Việt Hà: Mục đích việc đề nghị xin định cư cho họ tại Mỹ là gì thưa ông?

DB Alan Lowenthal: Bởi vì họ bị bỏ ra ngoài. Họ đã phải chịu đựng khổ cực cho đến tận bây giờ. Rất nhiều người trong số họ đã phải sống trong nghèo khổ, bị bệnh tật, không được chấp nhận trong xã hội, họ bị tàn tật bởi chiến tranh. Không có ai tranh đấu cho họ. Vì vậy khi chúng tôi đưa vấn đề này ra theo chương trình HO là chương trình nhân đạo thì họ phải được tham gia vào chương trình đó. Chúng tôi đã không có danh sách của họ trước kia, không ai cung cấp danh sách của họ. Bây giờ khi hội cứu trợ thương phế binh và quả  phụ VNCH đưa ra danh sách 500 người và hỏi là liệu chúng tôi có thể làm gì cho họ và đó là lý do chúng tôi thực hiện việc này bây giờ.

Việt Hà: Như vậy, những người nằm trong diện được đề nghị sang Mỹ lần này chỉ là những cựu sĩ quan VNCH chứ không phải cả những người lính thường?

DB Alan Lowenthal: Đúng vậy, chúng tôi bắt đầu với những người này, những sĩ quan quân đội VNCH vì đó là danh sách mà chúng tôi có được vào lúc này mà chúng tôi có thể đưa ra cho Bộ Ngoại Giao. Đó là danh sách chính thức duy nhất mà chúng tôi có về các cựu sĩ quan quân đội VNCH, những người bị từ chối không được dời Việt Nam trước kia và bị kẹt lại trong tình thế khó khăn.

Nhiều hy vọng sẽ được thông qua

Việt Hà: Hiện tại ở Mỹ đang có tranh luật rất gay gắt liên quan đến vấn đề nhập cư, liệu ông có chuẩn bị cho những khó khăn mà mình sẽ gặp phải khi đưa ra đề nghị này?

DB Alan Lowenthal: Đó là lý do mà chúng tôi bắt đầu với việc đề nghị Bộ Ngoại Giao đưa những người này vào chương trình hiện tại, thay vì đi qua quá trình tranh luận về nhập cư và giới thiệu một dự luật mới. Chủ tịch ủy ban Đối ngoại Hạ viên Ed Royce và tôi theo cách lưỡng đảng hy vọng là chúng tôi không phải thảo luận vấn đề đó mà thay vào đó để Bộ Ngoại giao xem xét chương trình hiện tại và đưa những người này vào chương trình hiện tại.

Việt Hà: Dân biểu đã nhận được phản hồi nào từ Bộ Ngoại giao chưa?

DB Alan Lowenthal: Chưa chúng tôi chưa nhận được phản hồi. Đó là bước tiếp theo. Chúng tôi bây giờ đang đợi Bộ Ngoại giao phản hồi, và dựa vào những đánh giá chúng tôi sẽ có quyết định những bước tiếp theo là gì.

Việt Hà: Theo ông thì sớm nhất đến bao giờ Bộ Ngoại giao mới có trả lời?

DB Alan Lowenthal: Tôi nghĩ chúng tôi sẽ nhận được phản hồi vào đầu năm tới vì Bộ ngoại giao đang trong thời gian nghỉ lễ. Tôi nghĩ là khoảng vào tháng một hoặc tháng 2 chúng tôi sẽ nhận được câu trả lời, chúng tôi sẽ không đợi quá lâu vào năm mới.

Việt Hà: Dân biểu hy vọng thế nào vào câu trả lời từ Bộ Ngoại giao?

DB Alan Lowenthal: Chúng tôi nghĩ đây là việc làm hợp lý. Chúng tôi bây giờ đã có họ tên những người này, chúng tôi có số lượng giới hạn. Chúng tôi không giới thiệu một dự luật mới nên chúng tôi có nhiều hy vọng. Chúng tôi sẽ bắt đầu thảo luận với Bộ Ngoại giao và chúng tôi hy vọng là chừng nào chúng tôi không phải đề nghị Bộ Ngoại giao đưa ra một dự luật mới mà chỉ đề nghị họ dùng chương trình hiện tại thì chúng tôi có nhiều hy vọng là đề nghị này sẽ được thông qua.

Việt Hà: Nếu trường hợp vì những lý do khó khăn nào đó mà Bộ Ngoại giao không chấp nhận đề nghị này thì Dân biểu đã có kế hoạch cho bước tiếp tới là gì không?

DB Alan Lowenthal: Nếu vậy thì đến lúc đó tôi nghĩ tôi sẽ phải nói chuyện với Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Ed Royce nếu chúng tôi sẽ phải đi qua một quá trình về một dự luật cứu trợ, đó sẽ là một quá trình dài hơn và chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ không phải đi qua bước đó. Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ thảo luận với nhau các bước tiếp tới là gì. Điều mà chúng tôi vừa làm là một bước khởi đầu hợp lý vì chúng tôi có danh sách của 500 sĩ quan… Chúng tôi sẽ không ngừng việc này. Chúng tôi hy vọng Bộ Ngoại giao sẽ đồng ý nhưng nếu họ không đồng ý thì chúng tôi sẽ xem xét bước tiếp cận về dự luật…

Việt Hà: Như vậy chắc sẽ nhiều khó khăn và mất thời gian?

DB Alan Lowenthal: Nó sẽ là một trong nhiều dự luật liên quan đến vấn đề nhập cư. Khó khăn đối với dự luật không nằm ở vấn đề là nó là một dự luật đặc biệt mà khó khăn nằm ở chỗ là có quá nhiều dự luật về nhập cư được đưa ra và có nhiều khả năng nó sẽ bị kẹt lại trong đó. Vì thế chúng tôi cố gắng đưa vấn đề này tránh xa khỏi những khó khăn đó bằng cách để Bộ Ngoại giao đưa nó vào trong các chương trình hiện tại.

Việt Hà: Xin cảm ơn Dân biểu đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn. - RFA

***
Tiếp tục loạt bài về Tái định cư thương phế binh VNCH, Cát Linh xin gửi đến quí vị những lời chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn, là hai người sáng lập Hội H.O Cứu trợ thương phế binh, goá phụ VNCH và cũng chính là hai người đã phát động hé mở lại chương trình định cư cho các thương phế binh VNCH.

Trước tiên Bà Hạnh Nhơn cho biết:

“Chúng tôi rất mong mỏi việc đó. Tuy nhiên, việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce. Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.” 

Năm 1990, chương trình H.O cho các tù nhân chính trị phải chịu cảnh tù đày sau biến cố 30 tháng 4 đã mở ra một chương lịch sử lớn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam với gần 300 ngàn sĩ quan viên chức chế độ cũ cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vẫn là sức người có hạn. Vẫn còn rất nhiều những người lính sau khi kết thúc chiến tranh, dù là sĩ quan nhưng là thương phế binh nên họ không đi “học tập cải tạo”, không ở tù, và như thế, họ không đáp ứng được yêu cầu của dự luật H.O năm đó.

Từ tiếng kêu gọi của một người bạn bên kia bờ đại dương

40 năm sau, những phận đời lính oai hùng ngày nào, giờ đang trải qua những tháng ngày nhọc nhằn với một cơ thể không còn lành lặn. Không những khó khăn trong cuộc sống, con, cháu của họ cũng phải đối diện với những đối xử bất công trong xã hội. Họ chia sẻ nỗi niềm với những đồng đội cũ, những người may mắn hơn trong chương trình H.O hơn 20 năm trước. Và điều này đã làm cho nhạc sĩ Trúc Hồ cùng với nhóm những người H.O (Hội thương phế binh, cô nhi quả phụ do nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn sáng lập từ năm 1992 đến nay) nghĩ về việc vận động cho một chương trình tái định cư:

“Đây là tấm lòng thành thật của người Việt Nam ở hải ngoại từ tiếng kêu gọi của một người bạn ở bên kia bờ đại dương, là một thương phế binh sĩ quan gọi cho một người sĩ quan bên Hoa Kỳ, nói rằng có cách nào giúp cho họ đi không. Họ cũng là sĩ quan, gãy tay, gãy chân. Bây giờ con của họ bị đì, cháu của họ bị đì.” 

Theo lời Bà Hạnh Nhơn, sau khi nhận được lời đề nghị từ nhạc sĩ Trúc Hồ, dân biểu Alan Lowenthal đã kêu gọi những dân biểu khác cùng đưa vấn đề này lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Về phía nhạc sĩ Trúc Hồ thì ông cho biết mình đã tìm gặp ông John McCain, một trong hai tác giả của dự luật H.O để vận động mở lại chương trình tái định cư cho thương phế binh VNCH:

“Tôi gặp ông Alan, rồi đến ông Ed Royce, rồi đến ông John McCain. Tất cả những người dân biểu tôi gặp đều chỉ về ông John McCain hết, tác giả của đạo luât H.O. Tôi đã vận động ông McCain hai lần rồi, và sẽ tiếp tục vận động trong mùa bầu cử này.” 

Chương trình được vận động từ hơn một năm nay. Cho đến ngày 17 tháng 12 vừa qua, năm vị Dân biểu Hoa Kỳ gồm các Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Quốc hội Hoa Kỳ, Dân biểu Alan Lowenthal, Dân biểu Christopher Smith, Dân biểu Gerald Connolly và Dân biểu Zoe Lofgren đã kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry xem xét về việc có thể dùng các luật lệ hiện hành để tái định cư các Cựu quân nhân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn sót lại tại Việt Nam.

Cho đến ‘Chương trình H.O nối tiếp’

Như lời Bà Hạnh Nhơn đã cho biết, Hội H.O Cứu trợ Thương phế binh VNCH đã gửi 580 bộ hồ sơ của cựu sĩ quan thương phế binh để chờ xem xét cho chương trình tái định cư. Nói về lý do vì sao đối tượng của các bộ hồ sơ chỉ là sĩ quan, cả nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn đều cho biết bởi vì chương trình mà họ vận động là một chương trình nối tiếp cho dự luật H.O đã có sẵn vào năm 1990. Thời gian để dự luật H.O được thực thi năm 1990 là phải trải qua 7 ,8 năm thương thảo, thay đổi rất nhiều điều lệ. Chính vì thế, theo Bà Hạnh Nhơn, không ai dám chắc rằng sẽ không phải chờ đến 7 hoặc 8 năm để làm hết tất cả hồ sơ cho các thương phế binh còn lại ở Việt Nam:

“Chúng tôi không phải là phân biệt đối xử mà không lo cho anh em hạ sĩ quan, binh sĩ. Mà tại vì có chương trình H.O có sẵn, và trước đây chính phủ Hoa Kỳ đã cho chương trình H.O để sĩ quan qua đây trước chứ không có chương trình cho hạ sĩ quan, binh sĩ. Cái đó là do quyết định ở trên, chúng tôi không rõ. Bây giờ chúng tôi chỉ cho sĩ quan với cái số ít như vậy để cho người ta mở chương trình H.O đã có sẵn thì dễ hơn là mở ra 1 chương trình khác. chúng tôi xin hé mở chương trình H.O nối tiếp cho số sĩ quan thương phế binh qua trước cái đã rồi mình sẽ tính về sau.” 

Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng chia sẽ những ý tưởng của ông trong bước đầu của cuộc vận động này:

“Chúng tôi có nói với thượng nghị sĩ Việt Nam mình là bà Janet Nguyễn giúp một tay. Ý tưởng ban đầu là dựa vào dự luật H.O có sẵn. Mình chỉ muốn mở rộng thêm cái dự luật H.O thôi vì hồ sơ của thương phế binh, mà sĩ quan thì H.O đã có sẵn. Mình làm sao để người ta cộng thêm một số người mà dự luật này bỏ quên là những người sĩ quan mà thương phế binh. Những dân biểu mình gặp thì họ đã lên tiếng. Bà Janet Nguyễn thì lại muốn hết tất cả thương phế binh.”

Chưa có quyết định cụ thể

Cho đến thời điểm hiện tại thì chương trình này vẫn còn đang trong quá trình xem xét, chưa có một quyết định cụ thể nào từ phía Hoa Kỳ. Và theo như lời Bà Hạnh Nhơn cho biết, mặc dù lá thư của các vị dân biểu đã được gửi ra, nhưng thật sự đây chỉ là một sự khởi đầu:

“Hiện tại chưa có một quyết định nào hết. Chưa đưa ra bàn cãi gì hết. Chúng tôi rất dè dặt phổ biến, vì nếu đưa ra mà không được chấp thuận thì tội cho anh em ở Việt Nam người ta hy vọng quá. Cho nên chúng tôi vẫn âm thầm.” 

Chính nhạc sĩ Trúc Hồ cũng nói rằng con đường phía trước còn rất dài, vì tất cả những gì mà ông và hội H.O cũng như chính lá thư của các vị dân biểu đều đang ở thời kỳ vận động cho việc mở lại chương trình tái định cư:

“Đây là những gì đang trong thời gian vận động, chưa có gì thật hết. Những người lính trong nước đừng nghe lời ai mà đưa tiền làm hồ sơ. Hiện giờ còn nằm trong vận động và những người dân biểu lên tiếng ủng hộ thôi.”

Bà Hạnh Nhơn bày tỏ sự lo lắng trước những thông tin không chính xác sẽ làm cho số người thương phế binh VNCH ở Việt Nam hy vọng trong khi tất cả vẫn còn là bước khởi đầu:

“Hiện tại chưa có quyết định gì hết. mà bên này cứ tin đồn về Việt Nam làm rất tội cho anh em. Họ cứ tưởng là đã quyết định rồi, được rồi. Rồi có những dịch vụ đưa ra để làm giúp hồ với giá rẻ làm cho anh em rất tội nghiệp. Họ đang bình an, đang chấp nhận cuộc sống. Chúng tôi trấn an anh em là khi nào chính phủ Hoa Kỳ quyết định thì sẽ phổ biến rộng rãi, khi đó mới biết được chắc chắn.”

Vạn sự khởi đầu nan. 40 năm là một đoạn đường dài cho một cuộc đời, đối với những người lính thương phế binh VNCH năm xưa sẽ còn vô tận và gian nan hơn nhiều nữa. Cho dù tất cả chỉ là bước khởi đầu, nhưng chúng ta hãy cùng cầu chúc cho niềm hy vọng của những người lính ấy mau chóng thành hiện thực. - RFA

Wednesday, December 30, 2015

Tin Cập Nhật Thứ Tư 30/12

Tin Thế Giới

1.
Bắc Triều Tiên: Nghi ngờ vụ tử nạn của cố vấn Kim Jong Un --- Nhân vật số 2 tái xuất sau khi bị trừng phạt

Thêm một lãnh đạo Bắc Triều Tiên qua đời trong một hoàn cảnh đáng ngờ. "Người đồng chí thân cận nhất" với lãnh đạo tối cao Kim Jong Un đã thiệt mạng vì tai nạn xe hơi hôm qua, 29/12/2015, theo thông tin của KCNA.

Hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên không cho biết cụ thể các tình tiết của vụ "tai nạn" đã dẫn đến cái chết của người cố vấn.

Ông Kim Yang Gon, 73 tuổi, là lãnh đạo cơ quan Mặt trận thống nhất của đảng Lao Động cầm quyền, trực tiếp phụ trách các quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Hồi tháng 8/2015, ông đã tham gia vào phái đoàn đàm phán cấp cao của Bình Nhưỡng trong các đối thoại với Seoul, nhằm tìm lối thoát cho khủng hoảng hai miền, sau một số đụng độ vũ trang tại vùng biên giới liên Triều.

Trong thời gian gần đây, người được coi là cố vấn thân cận thường xuyên xuất hiện bên Kim Jong Un trong các cuộc thanh tra của lãnh đạo tối cao tại một số nhà máy, nông trường, hay hội nghị ngoại giao.

Reuters đặt câu hỏi về cái chết bất ngờ của ông Kim Yang Gon. Theo chuyên gia về Bắc Triều Tiên Andrei Lankov, "Bình Nhưỡng có cả một danh sách dài các lãnh đạo tử vong trong những hoàn cảnh đáng ngờ... Phần lớn chết do súng ống, hoặc trong một tai nạn xe hơi". Vị chuyên gia trên giải thích thêm: "Trên thực tế, tại Bắc Triều Tiên vô cùng ít xe cộ, và đối với các lãnh đạo cao cấp dùng xe hơi đi lại, việc bảo vệ an ninh thường hết sức được chú ý. Do đó, cần nghi ngờ trước một thông tin như vậy đến từ Bắc Triều Tiên".

Năm 2003, người tiền nhiệm của ông Kim Yang Gon cũng được thông báo là đã qua đời trong một tai nạn giao thông. Năm 2010, Ri Je Gang, một lãnh đạo cao cấp Bắc Triều Tiên, cũng chết vì một lý do tương tự.

Gần đây nhất, năm 2013, lãnh đạo tối cao Kim Jong Un đã ra lệnh hành quyết người chú dượng Jan Song Thaek, được coi là nhân vật số hai của chế độ, với lý do "phạm tội phản cách mạng". - RFI

***
Tình báo Hàn Quốc khẳng định Choe Ryong Hae, một người thân tín của lãnh tụ Kim Jong Un, đã là nạn nhân của một vụ thanh trừng, nhưng tên ông này hôm nay 30/12/2015 lại xuất hiện ở một vị trí trang trọng trong danh sách chính thức các lãnh đạo Bắc Triều Tiên dự đám tang một nhà ngoại giao.

Hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA thông báo danh sách 80 quan chức được mời tham dự lễ tang cấp Nhà nước vào ngày mai của nhà ngoại giao Kim Yang Gon, trưởng bộ phận phụ trách quan hệ liên Triều của đảng Lao động Triều Tiên. Lãnh tụ Kim Jong Un đứng đầu danh sách, còn Choe Ryong Hae thứ sáu.

Ông Choe Ryong Hae, ủy viên thường trực Bộ Chính trị, là người thân tín của Kim Jong Un. Được coi là nhân vật số hai của chế độ Bình Nhưỡng, hồi năm 2013, ông Choe được giao trách nhiệm chuyển giao một thông điệp riêng đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và tháng Chín mới đây ông cũng đại diện cho Bình Nhưỡng đến dự cuộc diễn binh khổng lồ ở Bắc Kinh. Cuối năm 2014, ông Choe chính là đặc sứ của lãnh tụ Bắc Triều Tiên gởi đến Moscow và được Tổng thống Nga Vladimir Putin đón tiếp.

Tháng 11/2015, các dân biểu Hàn Quốc dựa trên báo cáo của cơ quan tình báo nước này (NIS) cho báo chí biết, ông Choe Ryong Hae đã bị đày đến một nông trại để "cải tạo lao động".

Theo các chuyên gia về Bắc Triều Tiên, việc Choe Ryong Hae lại được hưởng ơn mưa móc chỉ là sự kiện mới nhất sau khi một loạt quan chức cao cấp đã được phục hồi và cho thấy Kim Jong Un vốn nổi tiếng tàn bạo, nay có thể đang cởi mở hơn.

Một quan chức khác của Bắc Triều Tiên là Won Dong Yon, nguyên phó ban của ông Kim Yang Gon cũng tái xuất hiện trong hàng ngũ thân cận lãnh tụ Kim Jong Un và có thể lên thay người quá cố.

Các tin đồn về những vụ thanh trừng và hành quyết tại Bắc Triều Tiên vẫn thường xuyên được lan truyền, và đôi khi nhân vật liên quan sau một thời gian lại thấy xuất đầu lộ diện. Trong năm nay có ít nhất hai trường hợp như vậy. - RFI
|
|

2.
Trung Quốc và Ðài Loan thiết lập đường dây nóng

Trung Quốc và Ðài Loan vừa chính thức thiết lập một đường dây nóng được dùng như một cơ chế khẩn cấp để giảm thiểu căng thẳng. Đây là nỗ lực mới nhất thúc đẩy cho tiến trình đối thoại chính trị giữa hai bờ eo biển Ðài Loan.

Đường dây nóng bắt đầu hoạt động hôm thứ Tư, theo lời một người phát ngôn của Văn phòng Ðài Loan Sự vụ của Bắc Kinh. Phát ngôn viên này nói thêm rằng các giới chức của hai bên đã sử dụng đường dây điện thoại này để nói chuyện với nhau.

"Mới đây, giám đốc của Văn phòng Ðài Loan Sự vụ, ông Trương Chí Quân, đã điện đàm với Bộ trưởng về các vấn đề Hoa Lục, ông Hạ Lập Ngôn, bằng đường dây nóng này," ông Mã Hiểu Quang nói tại một cuộc họp báo.

"Hai bên xác nhận những thành tựu to lớn mà mỗi bên đã đạt được trong nỗ lực thúc đẩy cho các mối quan hệ xuyên eo biển Ðài Loan thông qua liên lạc và tương tác tích cực," ông Mã nói, được đài truyền hình nhà nước CCTV loan tải.

Các giới chức Ðài Loan chưa bình luận về những gì được thảo luận trong cuộc điện đàm.

Trung Quốc và Ðài Loan đồng ý lập đường dây nóng tại cuộc họp lịch sử hồi tháng 11 giữa Tổng thống Ðài Loan Mã Anh Cửu và Chủ tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Đó là cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo hai bên trong hơn sáu thập niên.

Đường dây nóng, theo đề nghị của Tổng thống Mã, được xem là một cách để giải quyết những vấn đề cấp bách và ngăn ngừa những vụ đụng độ ngoài ý muốn. Các giới chức Bắc Kinh nói rằng đường dây nóng này sẽ giúp "quản lý những khác biệt và giảm thiểu những phán đoán sai lầm."

Ðài Loan tách khỏi Trung Quốc sau cuộc nội chiến năm 1949. Nhưng Bắc Kinh vẫn xem Ðài Loan là một tỉnh ly khai và một ngày nào đó sẽ tái thống nhất với Hoa Lục.

Các mối quan hệ về kinh tế và chính trị giữa hai bên đã được cải thiện trong những năm gần đây, nhất là sau khi ông Mã Anh Cửu, người được xem là có phần thân với Bắc Kinh, đắc cử tổng thống năm 2008 và tái đắc cử năm 2012.

Nhưng vẫn có những hoài nghi lớn ở Ðài Loan về các mối quan hệ với Bắc Kinh. Nhiều nhà phân tích nói rằng điều này có thể khiến cho Quốc dân Đảng, chính đảng đương quyền lâu năm tại Ðài Loan, thất bại trong cuộc bầu cử vào tháng Giêng năm tới. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

3.
Ngũ giác đài: Thắng lợi mỗi lúc một nhiều trong cuộc chiến chống IS

Các giới chức quân đội Mỹ gọi việc chiếm lại Ramadi là một chiến thắng quan trọng của quân đội Iraq và cho biết đây là phần đầu của đà tiến trong nỗ lực tiêu diệt nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Từ trụ sở Bộ Quốc phòng ở Washington, thông tín viên Jeff Seldin của đài chúng tôi gởi về bài tường thuật.

Quốc kỳ Iraq lại một lần nữa tung bay trên thành phố Ramadi, nơi binh sĩ chính phủ đang truy đuổi đám tàn quân của Nhà nước Hồi giáo và ra sức phá huỷ những loại mìn bẫy mà địch quân đã gài tại nhiều nơi.

Qua đường truyền video từ Baghdad, Đại tá Steve Warren, người phát ngôn của chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo, hôm thứ ba nói với các phóng viên tại Ngũ giác đài rằng nhóm khủng bố này chắc chắn sẽ bị tiêu diệt.

Ông Warren nói: "Khi các lực lượng Iraq hay bất kỳ lực lượng nào khác có thể tập trung sức chiến đấu qua việc tận dụng những yếu tố cơ bản của chiến tranh để gây sức ép lên kẻ thù này, bọn chúng sẽ rạn nứt và bọn chúng sẽ tan rã".

Các giới chức Hoa Kỳ tin rằng hầu hết các chiến binh trong số khoảng 300 chiến binh của Nhà nước Hồi giáo cố thủ ở Ramadi trong tuần qua đã bị hạ sát và số còn lại đang ẩn núp tại khu vực có tên là “vi cá” của thành phố này.

Các giới chức Hoa Kỳ và Iraq cho biết áp lực đối với Nhà nước Hồi giáo đang gia tăng trên nhiều mặt, trong lúc những vụ không kích tiếp tục cắt đứt những tuyến đường mà nhóm phiến quân này dùng để vận chuyển chiến binh và tiếp liệu giữa Iraq và Syria.

Tại Syria, các lực lượng do Hoa Kỳ hậu thuẫn đã chiếm được Đập Tishrin, một trung tâm hậu cần quan trọng trong khu vực.

Đại tá Warren cho biết những vụ không kích do Mỹ dẫn đầu trong tháng qua đã hạ sát 10 nhân vật lãnh đạo của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria, trong đó có một người trực tiếp dính líu tới vụ tấn công khủng bố ở Paris.

Ông Warren nói: "Một trong các lý do đưa tới những thắng lợi đó là tổ chức này đang mất đi những người trong hàng ngũ lãnh đạo. Cho nên có thể nói là chúng tôi đang đánh vào đầu của con rắn".

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi hôm qua đã đến thị sát tình hình ở Ramadi và bày tỏ tin tưởng là Nhà nước Hồi giáo sẽ bị đánh đuổi ra khỏi nước ông trong năm 2016.

Ông Abadi cho biết: "Chúng tôi có thể nói với người dân chúng tôi với sự tin tưởng vững chắc là chúng tôi sẽ giải phóng Mosul và đó sẽ là cú đấm chí tử sau chót nhắm vào Nhà nước Hồi giáo, nhờ vào ý chí của dân tộc vĩ đại này".

Các giới chức Hoa Kỳ nói đây không phải là một cuộc chiến đấu dễ dàng, nhưng họ nói thêm rằng nút thòng lọng đang thắt lại mỗi ngày một nhiều. - VOA
|
|

4.
Lũ lụt trái mùa xảy ra tại các tiểu bang vùng trung tây nước Mỹ

Ít nhất có 13 người thiệt mạng trong vụ lũ lụt nghiêm trọng tại tiểu bang Missouri vùng trung tây nước Mỹ, hầu hết là những người bị kẹt trong xe bị nước cuốn trôi. Sông Mississippi sẽ dâng cao đến mức kỷ lục trong vài ngày tới, hậu quả của những cơn mưa trái mùa. Lũ lụt đe dọa tràn qua 19 con đê liên bang tại khu vực St. Louis. Thống đốc Missouri Jay Nixon đã ban bố tình trạng khẩn cấp giữa lúc các giới chức cố gắng di tản dân chúng ở những thị trấn bị nước dâng cao tàn phá.

Trận lụt hiếm khi xảy ra vào mùa đông đã đóng cửa nhiều phần của hai xa lộ liên tiểu bang tại Missouri ngày hôm qua, đe dọa hàng trăm căn nhà và cửa hàng và làm cho nước cống dơ bẩn tràn vào sông rạch. Các giới chức chính quyền cảnh báo dân chúng không nên lái xe qua những khu vực ngập lụt.

Thống đốc Jay Nixon nói: “Đa số những cái chết xảy ra - và tôi muốn nhấn mạnh hết sức về việc này - đa số những cái chết xảy ra là do những người lái xe băng qua những khu vực ngập nước, nhất là vào ban đêm.”

Cư dân thành phố West Alton trong tiểu bang Missouri, nằm ở phía bắc thành phố St. Louis, đã được di tản trước khi những dòng nước chảy siết dâng cao. Mực nước sông Mississippi đã cao hơn một con đê chính dùng để kiểm soát lưu lượng nước trong khu vực.

Lực lượng Tuần Duyên Mỹ đóng cửa một phần con sông gần St. Louis để bảo vệ thành phố và canh chừng 24 tiếng đồng hồ một ngày các con đê. Cư dân được yêu cầu đổ đầy các bao cát và đặt dọc theo bờ sông.

Dù mưa đã dứt nhưng giới hữu trách nói cơn lụt tệ hại nhất chưa đến.

Thống đốc Jay Nixon nói: “Nước lũ sẽ tràn tới. Chúng tôi cố gắng chuẩn bị trước càng nhiều càng tốt. Hôm nay là ngày thứ Ba. Như tôi đã nói trước đây, chúng tôi dự kiến nước sông sẽ dâng lên tới mức cao nhất vào tối thứ Năm hay sáng thứ Sáu, do đó chúng tôi có từ 36 đến 48 tiếng đồng hồ để chuẩn bị.”

Lực lượng Tuần Duyên được điều động để trợ giúp bằng cách bảo vệ an ninh những khu vực dân chúng đã di tản, và giúp hướng dẫn xe cộ tránh xa những con đường bị phong toả. Đường bị đóng tại gần 500 địa điểm trên toàn tiểu bang. Với việc giao thông tàu bè đã bị ngăn chặn trên một phần của con sông, việc chuyên chở bằng tàu thuyền các sản phẩm nông nghiệp và các loại hàng hóa khác đã bị ngưng lại. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

5.
Biển Đông: Vai trò mập mờ của Úc

Vào giữa tháng 12 vừa qua, có tin là một phi cơ của không quân Úc, khi bay trên không phận quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 11, đã bị tàu hải quân Trung Quốc yêu cầu rời khỏi nơi này. Câu trả lời của phi công Úc với hải quân Trung Quốc, được phóng viên của đài BBC ghi lại, có vẻ cho thấy là Canberra đã quyết định cùng với Mỹ đáp lại thái độ ngày càng hung hăng của Bắc Kinh nhằm xác quyền chủ quyền của họ trên Biển Đông. 

Nhiều người đã nghĩ rằng chuyến bay tuần tra của chiếc P3 Orion thuộc Không quân Hoàng gia Úc là một phi vụ nhằm bảo đảm quyền tự do lưu thông ở Biển Đông, tương tự như chuyến tuần tra của khu trục hạm Mỹ USS Lassen vào cuối tháng 10 bên trong phạm vi 12 hải lý chung quanh một trong những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Trường Sa.

Người ta cũng đã hy vọng là Úc sẽ có một số hành động cụ thể để yểm trợ cho những lời chỉ trích Hoa Kỳ về việc Trung Quốc xây những căn cứ quân sự trên các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Dẫu sao thì Canberra cũng là đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực và vẫn ủng hộ mạnh mẽ chiến lược của Tổng thống Barack Obama “xoay trục” sang Châu Á.

Nhưng theo nhận định của nhật báo Singapore The Straits Times, trong một bài đăng trên mạng ngày 30/12/2015, trên thực tế chuyến bay nói trên của phi cơ Úc không phải là một hành động thách thức Trung Quốc như người ta nghĩ.

Các quan chức Úc nay nói rõ rằng chuyến bay của chiếc P3 Orion chỉ là một chuyến bay tuần tra bình thường trên Biển Đông, trong khuôn khổ một chiến dịch mang tên Operation Gateway, có từ thời chiến tranh lạnh, với mục tiêu ban đầu là nhằm phát hiện lực lượng hải quân Liên Xô xâm nhập vùng Ấn Độ Dương. Mặc dù chiến tranh lạnh đã chấm dứt, nhưng chiến dịch tuần tra này vẫn tiếp tục, nhằm thực hiện cam kết của Canberra bảo đảm an ninh hàng hải ở vùng Đông Nam Á.

Tuy Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo chính thức của Trung Quốc, nhưng theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa, đã ra lời đe dọa Úc về những phi vụ tuần tra bay sát các đảo mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền, chính phủ Bắc Kinh hầu như không có phản ứng gì, vì họ cũng thấy rõ là Canberra không thật sự có những hành động chống Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo The Straits Times, nhiều người ở Washington chắc là sẽ ngạc nhiên và thất vọng về thái độ của Canberra, vì ai cũng trông chờ là các nước đồng minh và các nước bạn ở Châu Á, nhất là Úc, sẽ hết lòng yểm trợ cho việc duy trì vị trí lãnh đạo chiến lược và thế thượng phong trên biển của Hoa Kỳ.

Đúng là toàn bộ các quốc gia láng giềng đều lo ngại trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, nhất là trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên Biển Đông. Thế nhưng, các nước này cũng đang rất cần đến Trung Quốc, vì quốc gia đông dân nhất thế giới này có sẽ là cỗ máy kéo nền kinh tế Châu Á đi đến thịnh vượng và dẫu sao thì Trung Quốc cũng là cường quốc khu vực.

Chính vì vậy mà theo The Straits Times, không có nước nào ở Châu Á dám đứng hẳn về bên nào trong cuộc đối đầu chiến lược ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, một mặt thì rất muốn Mỹ kềm chế được Trung Quốc, nhưng mặt khác thì tránh công khai ủng hộ Washington vì sợ Bắc Kinh nổi giận.

Nước Úc cũng vậy. Tuy là đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng trong năm 2015 này, Canberra đã mấy lần gây ngạc nhiên khó chịu cho Washington. Bất chấp thái độ không đồng tình của Mỹ, Úc đã quyết định gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc thành lập.

Hải quân Úc cũng đã tập trận chung ở cấp độ cao một cách khác thường với hải quân Trung Quốc gần như đúng vào lúc khu trục hạm USS Lassen đang tuần tra ở Trường Sa. Gần đây, chính quyền Úc còn quyết định giao cho một công ty Trung Quốc quản lý hải cảng Darwin, nơi trú đóng của các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ được triển khai trong khuôn khổ chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của Tổng thống Obama.

Nhưng tờ The Straits Times cảnh báo rằng, nếu Úc cũng như các nước Châu Á khác có thái độ mập mờ như vậy thì đến lúc nào đó Hoa Kỳ sẽ rũ bỏ trách nhiệm và để mặc các nước Châu Á tự đối phó với Trung Quốc. - RFI
|
|

6.
2015: Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam tăng 17,4%

Reuters hôm nay 30/12/2015 dẫn nguồn tin chính phủ Việt Nam cho biết, tuy trong năm 2015 các nhà đầu tư ngoại quốc đăng ký đưa 15,58 tỉ đô la vốn vào Việt Nam, giảm 0,4% so với năm trước. Nhưng trên thực tế đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng vọt 17,4%, đạt mức kỷ lục là 14,5 tỉ đô la được giải ngân.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, gần 70% số vốn mới đầu tư đổ vào công nghiệp chế biến, rồi đến lãnh vực năng lượng và bất động sản. Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam, thứ nhì là Malaysia.

Trong số các dự án lớn có thể kể việc Samsung Electronics tăng vốn lên đến 3 tỉ đô la để nâng cao năng lực sản xuất màn hình điện thoại thông minh, và dự án nhà máy điện chạy bằng than đá trị giá 2,4 tỉ đô la do công ty Janakuasa của Malaysia xây dựng.

Một chi nhánh khác của Samsung Electronics hôm qua cũng vừa được chính quyền Việt Nam bật đèn xanh cho tăng vốn từ 1,4 lên 2 tỉ đô la vào Khu công nghệ cao ở Saigon.Theo Reuters, quyết định này cho thấy tập đoàn điện tử Hàn Quốc đang rất chú ý tới Việt Nam vì giá nhân công rẻ hơn Trung Quốc, đồng thời hy vọng với nhiều hiệp định tự do mậu dịch, thuế hải quan đánh vào hàng sản xuất tại Việt Nam sẽ giảm trong tương lai.

Cũng trong hôm nay, Việt Nam công bố danh sách 17 lãnh vực kinh doanh được mở cửa cho các nhà đầu tư ngoại quốc, với một số điều kiện. Động thái này thể hiện nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng với luồng kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng cho Việt Nam, giúp ổn định đồng tiền quốc gia và bù đắp cho thâm hụt thương mại, được ước tính khoảng 3,17 tỉ đô la trong năm nay.

Sau ba năm thặng dư thương mại, cán cân mậu dịch của Việt Nam lại bị thâm hụt trong năm 2015. Theo dự kiến của Bộ Thương mại và một cơ quan tư vấn chính phủ, thâm hụt thương mại trong năm 2016 sẽ lên đến từ 4 tới 6 tỉ đô la. - RFI

Tuesday, December 29, 2015

Tin Cập Nhật Thứ Ba 29/12

Tin Thế Giới

1.
Luật chống khủng bố của Trung Quốc bị chỉ trích

Hôm Chủ nhật vừa qua, quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật chống khủng bố đầu tiên của nước này để nới rộng khả năng của chính phủ nhằm buộc các công ty công nghệ nước ngoài hợp tác với các cuộc điều tra của chính phủ. Theo tường thuật của thông tín viên Joyce Huang của đài VOA, nhiều người cho rằng luật này có thể xói mòn thêm nữa các quyền tự do của người dân Trung Quốc.

Giới hữu trách Trung Quốc nói rằng luật mới sẽ tăng cường khả năng chống khủng bố trong nước và nước ngoài, đồng thời bảo vệ cho các cá nhân và doanh nghiệp. Bắc Kinh nhất mực cho rằng những luật lệ, bắt đầu có hiệu lực từ tháng Giêng, là cần thiết và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Những người chỉ trích luật này ngay từ lúc nó còn ở trong giai đoạn soạn thảo bao gồm các tổ chức nhân quyền và giới hữu trách Hoa Kỳ. Họ cho rằng luật này quá rộng, và có thể đe dọa tới quyền tự do diễn đạt và tự do tôn giáo và gây phương hại cho quyền sở hữu tài sản trí thức.

Các giới chức Trung Quốc nói họ đạt được một sự cân bằng giữa mục tiêu tăng cường khả năng chống khủng bố với mục tiêu bảo vệ nhân quyền cũng như bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.

Tại cuộc họp báo hôm Chủ nhật ở Bắc Kinh, ông Lý Thọ Vĩ, một viên chức của Ủy ban Pháp chế của quốc hội, nói rằng luật này không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh bình thường của các công ty ở Trung Quốc.

"Chúng tôi không lợi dụng luật này để tạo ra “cửa hậu” để xâm phạm quyền tài sản trí thức của các công ty hay để gây phương hại cho tự do ngôn luận trên internet và tự do tín ngưỡng của người dân".

Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng luật này buộc các công ty phải giúp giới hữu trách Trung Quốc giải mã dữ liệu cho các cuộc điều tra chống khủng bố.

Nhiều người thắc mắc là tại sao giới hữu trách Trung Quốc lại cần có những quyền hạn mới trong lúc họ đã có sẵn những quyền hạn rất rộng rãi để điều tra và bắt giữ nghi can. Các giới chức Trung Quốc nói họ đang phải ứng phó với sự gia tăng của những hoạt động khủng bố.

Truyền thông bị hạn chế thêm nữa

Nhưng định nghĩa của Trung Quốc về khủng bố bị nhiều người xem là có quá nhiều tính chất chính trị.

Thứ 7 vừa qua, bộ ngoại giao Trung Quốc đã quyết định trục xuất nữ ký giả người Pháp Ursula Gauthier vì một bài viết của bà trên Tuần báo L’Obs của Pháp về bạo động sắc tộc ở Tân Cương.

Trong bài viết ngày 18 tháng 11, bà Gauthier cho rằng một loạt những vụ tấn công do người Uighur thực hiện là kết quả của những chính sách mạnh tay của Trung Quốc đối với nhóm người thiểu số theo đạo Hồi này, chứ không phải chỉ đơn thuần là những hoạt động khủng bố như chính quyền thường nói. Chính phủ ở Bắc Kinh nói họ cho rằng quan điểm đó là ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và họ quyết định không gia hạn thị thực nhà báo cho bà Gauthier. Nhà báo này sẽ phải rời khỏi Trung Quốc khi visa hết hạn vào ngày 31 tháng 12.

Bà Gauthier nói rằng quyết định của Trung Quốc là “kỳ quặc” và những luật lệ mới này chắc chắn sẽ xói mòn thêm nữa quyền tự do ngôn luận vốn bị hạn chế rất nhiều tại quốc gia Cộng sản này.

"Đây là một luật lệ có phạm vi áp dụng quá rộng rãi, và bộ phận trong bộ luật khiến cho các nhà báo chúng tôi lo ngại là bất kỳ những gì mà chúng tôi viết hay nói, mà bị cho là khích lệ khủng bố, là bất hợp pháp".

Hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc hôm thứ Hai cho biết luật mới sẽ áp dụng thêm những sự hạn chế đối với việc tường thuật về khủng bố trong nước, nhưng họ không cho biết thêm chi tiết.

Các tổ chức nhân quyền đã bày tỏ mối lo ngại là luật này sẽ cung cấp cơ sở pháp lý để giới hữu trách siết chặt các biện pháp kiểm duyệt hoặc giam giữ những người tham gia các phong trào xã hội.

Luật mới cũng cho phép quân đội Trung Quốc tham gia các cuộc hành quân chống khủng bố ở nước ngoài, nếu có sự chấp thuận của Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng và của nước sở tại.

Ảnh hưởng đối với các công ty nước ngoài

Luật chống khủng bố của Trung Quốc cũng dành cho nhà nước quyền tiếp cận rộng rãi đối với những dữ liệu thương mại nhạy cảm. Điều 18 của luật này qui định rằng “các công ty viễn thông và các công ty cung cấp dịch vụ internet phải cung cấp giao diện kỹ thuật, giải mã và những sự hỗ trợ và trợ giúp khác” cho các cơ quan an ninh khi họ điều tra những hoạt động khủng bố.

Qui định này gây thêm khó khăn cho các công ty công nghệ nước ngoài đang làm ăn ở Trung Quốc và có thể ảnh hưởng tới những công ty Trung Quốc muốn tiến vào các thị trường nước ngoài.

Bà Hoắc Cẩm Khiết, giám đốc công ty tình báo thị trường IDC China, cho biết luật mới sẽ khiến cho nhiều công ty nước ngoài phải tìm kiếm các đối tác Trung Quốc để tuân hành những qui định mới mà không phải ra khỏi Trung Quốc.

"Chắc chắn là rất khó khăn, nhưng đây là một thị trường rất quan trọng cho các công ty đa quốc nên họ không thể bỏ đi. Đó chính là lý do tại sao trong 6 tháng qua có rất nhiều công ty liên doanh thuộc nhiều hình thức đối tác khác nhau đã được thành lập tại Trung Quốc".

Các công ty công nghệ Tây phương đã có xích mích với giới hữu trách ở Anh và Mỹ về việc cung cấp thêm quyền tiếp cận đối với những nội dung được mã hóa của người sử dụng. Các giới chức chấp hành pháp luật nói rằng sự mã hóa quá nghiêm nhặt gây phương hại tới khả năng bắt giữ những phần tử khủng bố. Các công ty thì nói rằng những cách thức cửa hậu để làm yếu đi biện pháp mã hóa sẽ bị những tay tin tặc lợi dụng và điều đó làm cho nội dung của tất cả những sự liên lạc dễ bị xâm phạm hơn nữa.

Giáo sư Hùng Chí Dũng, một chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung của Học viện Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng mọi người nên chờ xem Trung Quốc chấp hành luật này như thế nào.

"Bản thân luật này là không chống đối được. Nhưng trong lúc chấp hành luật, điều then chốt là phải chăng nó sẽ được áp dụng sai vào những lãnh vực mà lẽ ra nó không nên được áp dụng, vượt quá phạm vi của nó".

Luật chống khủng bố là sự nới rộng quyền hành mới nhất của chính phủ Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, các giới chức Trung Quốc đã gia tăng sự kiểm soát đối với nền kinh tế, đàn áp các luật sư nhân quyền và tăng cường những vụ trấn áp tại các khu vực của người sắc tộc thiểu số như Tây Tạng và Tân Cương. - VOA
|
|

2.
Trung Quốc điều tàu trinh sát điện tử đến Biển Đông --- Theo dõi chặt động tĩnh của giàn khoan Hải Dương 981

Theo báo chí Trung Quốc, một tàu trinh sát điện tử vừa được điều đến Biển Đông cùng với 2 tàu khác để tăng cường cho hạm đội của Trung Quốc tại vùng biển này.

Hôm qua 28/12/2015, China Military Online, một trang thông tin do nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bảo trợ, loan tin là ba chiếc tàu, gồm tàu trinh sát điện tử Neptune cùng với một tàu tiếp liệu và một tàu khảo sát ngoài khơi đã bắt đầu tham gia hoạt động ở Biển Đông kể từ thứ Bảy tuần trước.

Tàu trinh sát điện tử Neptune có khả năng hoạt động liên tục trong mọi điều kiện thời tiết để trinh sát nhiều mục tiêu trong một phạm vi nhất định. Còn tàu tiếp liệu Luguhu được thiết kế để vận chuyển thiết bị, vật liệu cho lực lượng Trung Quốc đóng trên quần đảo Trường Sa. Tàu này có thể thực hiện những nhiệm vụ khác như hỗ trợ y tế và huấn luyện.

Chiếc tàu thứ ba mang tên Tiền Học Sâm (Qian Xuesen) có nhiệm vụ khảo sát đại dương và các đảo, quan sát khí tượng hải dương ngoài khơi, cũng như góp phần cung cấp các dữ liệu cơ bản cho việc bảo đảm an toàn hàng hải và nghiên cứu.

Việt Nam chế tạo máy bay không người lái

Về phần Việt Nam, báo chí trong nước gần đây đã đưa thông tin và hình ảnh về một mẫu máy bay không người lái (UAV) cỡ lớn, mang số hiệu HS-6L, có khả năng hoạt động suốt 35 tiếng đồng hồ, với phạm vi hoạt động lên tới 4.000 km. Đây là sản phẩm do Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam với Bộ Công An hợp tác chế tạo, được hoàn tất vào đầu tháng 11/2015.

Theo dự kiến, HS-6L sẽ được đem ra bay thử nghiệm trên Biển Ðông vào quý thứ hai của năm 2016. Loại máy bay không người lái này có thể được sử dụng để giám sát căn cứ hải quân Trung Quốc trên đảo Hải Nam và các cơ sở quân sự (hải cảng, phi đạo) mà Bắc Kinh đang xây trên Biển Đông. - RFI

***
“Giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trên Biển Đông, nhưng chưa có dấu hiệu bất thường. Cảnh sát biển Việt Nam vẫn đang theo dõi chặt”.

Đó là khẳng định của một chỉ huuy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam với Tuổi Trẻ.

Vị này cho biết giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động cách đường trung tuyến bờ bờ (ranh giới phân định trên vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc) khoảng 70 hải lý về phía Đông.

Với nhiệm vụ của mình, Cảnh sát biển Việt Nam luôn theo sát hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 chưa có diễn biến phức tạp.

Theo Cảnh sát biển Việt Nam, đây là sự việc bình thường và sẽ  kịp thời thông tin nếu có những bất thường trong hoạt động của giàn khoan này.

Trước đó, trang web chính thức, Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò ở khu vực có tọa độ17-29.53N, 110-57.18E từ ngày 28-12 đến 10-2-2016. Đồng thời cấm các phương tiện đường thủy tiến vào khu vực 2.000m xung quanh giàn khoan.

Sự xuất hiện của giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông thời gian qua luôn gây ra sự chú ý đặc biệt đối với truyền thông Việt Nam và khu vực.

Từ ngày 1-5-2014 đến 16-7-2014 Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu 80 hải lý trong thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.

 Sau đó giàn khoan Hải Dương 981 còn nhiều lần xuất hiện trên Biển Đông để thăm dò dầu khí. - tuoitre
|
|

Tin Hoa Kỳ

3.
Mỹ 'quan ngại' vụ bắt luật sư Đài

Mỹ bày tỏ lo ngại về vụ bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài gần đây, cùng các cáo buộc hành hung giới hoạt động nhân quyền.

Ngày 29 tháng 12 năm 2015, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, ra thông cáo báo chí bày tỏ mối quan ngại, nói các vụ việc “đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền”.

Thông báo này cũng được đưa lên trang Facebook chính thức của ông.

Bộ Công an Việt Nam hôm 16/12 thi hành lệnh bắt sau khi ra quyết định khởi tố bị can luật sư Nguyễn Văn Đài về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Trong thông cáo đưa ra, ông Ted Osius đề cập đến vụ bắt này và tin tức về các vụ hành hung những cá nhân mà theo Mỹ là những nhà hoạt động nhân quyền.

“Tôi quan ngại sâu sắc do những báo cáo gần đây về các vụ sách nhiễu và giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ ông Nguyễn Văn Đài ngày 16 tháng 12, cũng như thông tin về việc ông Hoàng Đức Bình, bà Đỗ Thị Minh Hạnh và các nhà hoạt động quyền lao động ôn hòa khác bị cảnh sát hành hung ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 15 tháng 12.”

Thông cáo báo chí của ông Ted Osius nói: “Xu hướng đáng lo này, tại thời điểm này, đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền trong những năm gần đây.”

Ông thúc giục chính phủ Việt Nam điều tra các báo cáo về các cuộc hành hung và buộc những quan chức có trách nhiệm phải giải trình.

Ông kêu gọi Việt Nam thả vô điều kiện những cá nhân mà theo ông là “tù nhân lương tâm” và yêu cầu Việt Nam cho phép mọi cá nhân được bày tỏ quan điểm chính trị của họ, cũng như đảm bảo luật pháp và hành động của Việt Nam nhất quán với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế.

Ngày 11 tháng 12 Văn phòng Cao ủy LHQ (OHCHR) về Nhân quyền cũng đưa ra thông cáo đề cập các vụ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang ở mức báo động và rằng LHQ quan ngại về việc nhà chức trách dường như làm ngơ và không truy tố những kẻ gây ra những vụ hành hung này.

Người phát ngôn của OHCHR nói tại cuộc họp báo ở Geneva vào đầu tháng 12, bà Ravina Shamdasani phát biểu:

“Chúng tôi thúc giục Chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an ninh cho tất cả nhà hoạt động nhân quyền và tiến hành điều tra bất thiên vị, điều tra ngay và triệt để tất cả các vụ việc được thông báo liên quan tới những người bảo vệ nhân quyền.” - BBC
|
|

Tin Việt Nam

4.
Việt Nam: Càng ngán Trung Quốc, càng thân với Mỹ.

Trong loạt bài nói về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiêu dụ thêm bạn bè và khách hàng ở Châu Á, cũng như nhằm khẳng định vị thế ngày càng áp đảo ở châu lục này, nhật báo Mỹ The Washington Post ngày 28/12/2015 đã nói về quan hệ Việt-Trung. Theo tờ báo này, chính thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền trên Biển Đông đã khiến Việt Nam ngả nhiều hơn về phía cựu thù Hoa Kỳ.

Theo ghi nhận của The Washington Post, khi đến thăm Việt Nam vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đón tiếp rất trọng thể với nghi thức bắn 21 phát đại bác. Vinh dự hiếm thấy là nguyên thủ Trung Quốc được phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch.

The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm”, cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng”.

Tờ báo nhắc lại rằng Trung Quốc tỏ ý muốn giúp các nước láng giềng Châu Á xây những công trình cơ sở hạ tầng mà những quốc gia này đang rất cần, dưới danh nghĩa khôi phục Con đường tơ lụa xưa kia. Việt Nam cũng cần tiền, nhưng lại sợ mưu đồ ẩn giấu đằng sau.

The Washington Post trích lời ông Trần Trường Thủy, một chuyên gia ở Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng: “ Chúng tôi rất nghi ngờ, bởi vì chúng tôi không biết mục tiêu thật sự của họ là gì. Đằng sau dự án Con đường tơ lụa trên biển, Trung Quốc có thể đẩy mạnh tuyên truyền cho chủ quyền của họ”.

Tờ báo cũng ghi nhận sự tương phản giữa chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình với chuyến công du Việt Nam của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000. Vào năm đó, hàng chục ngàn bạn trẻ đã đứng đợi tới khuya để đón vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ đến thăm kể từ sau chiến tranh Việt Nam, còn khi Chủ tịch Trung Quốc đến thăm vào tháng trước, chẳng có đám đông nào hân hoan chào đón.

Một ví dụ cho thấy Việt Nam khó có thể tin tưởng Trung Quốc, đó là dự án đường sắt đô thị do Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội đã bị trễ đến 3 năm so với dự kiến và tốn kém thêm 57% với với ngân sách dự trù. Chính Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã nói rằng, nhiều lần, ông muốn thay nhà thầu Trung Quốc, nhưng không thể làm được do các quy định của những khoản vay.

Ấy là chưa kể Trung Quốc thường chuyển giao những công nghệ lỗi thời cho Việt Nam, bất chấp các tiêu chuẩn về môi trường, đưa lao động của họ sang, thay vì tuyển mộ nhân công địa phương. Các công ty Trung Quốc cũng thường trúng thầu nhờ đưa giá thấp một cách vô lý, để rồi sau đó tính chi phí cao hơn.

Nhưng yếu tố khiến cho quan hệ Việt–Trung gần như gặp khủng hoảng, đó là vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 05/2014, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Bắc Kinh, với nhiều nhà máy Trung Quốc và Đài Loan bị đốt phá. Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, vào lúc đó đã có lời kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương họp khẩn cấp để thảo luận về việc thiết lập một liên minh với Hoa Kỳ. Nhưng đến tháng 07/2014, Bắc Kinh đã rút giàn khoan đi và cuộc họp khẩn cấp của Ban Chấp hành đã không diễn ra. Tuy nhiên, việc cải thiện quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã được thúc đẩy thêm.

The Washington Post thống kê là trong 12 tháng qua, đã có đến 8 trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị thăm Washington, và khoảng 6 quan chức cấp chính phủ Mỹ đã đến Việt Nam. Tổng thống Obama lần đầu tiên cũng đã tiếp một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà trắng vào tháng 07/2015 và dự kiến đi thăm Việt Nam vào năm tới.

Vào tháng 10/2014, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam và đang giúp Hà Nội nâng cao khả năng của lực lượng tuần duyên để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhưng dấu hiệu rõ rệt của việc Hà Nội thắt chặt quan hệ với Washington, đó là việc Việt Nam gia nhập hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, do Mỹ khởi xướng. Hà Nội hy vọng là hiệp định TPP sẽ giúp họ bớt phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.

Theo The Washington Post, mặc dù trong đảng có một phe bảo thủ thân Bắc Kinh còn rất mạnh, việc có nhiều ủy viên Bộ Chính trị đi thăm Washington trước khi thay đổi ban lãnh đạo vào năm tới đã là điểm đáng quan tâm. Tờ báo trích lời ông Trần Trường Thủy: “Đảng cũng phải chú ý đến công luận. Không ai muốn tỏ ra mềm yếu trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia hoặc không muốn tỏ ra quá nhân nhượng Trung Quốc”.

Nhưng theo tờ báo này, Việt Nam biết mình rất cần đến quan hệ tốt với Trung Quốc. Lịch sử và vị trí địa lý không cho phép Hà Nội biến Bắc Kinh thành kẻ thù. Việt Nam sẽ không bác bỏ những đầu tư của Trung Quốc, nhưng sẽ chọn lựa kỷ càng hơn và chắc chắn là sẽ không còn tin vào thiện tâm của Bắc Kinh. - RFI
|
|

5.
Lãnh đạo VN lo 'phản động, khủng bố’

Vài tuần trước khai mạc Đại hội Đảng 12, một số quan chức Việt Nam lên tiếng về nguy cơ ‘phản động và đối lập’.

Hôm 29/12, một website thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ dẫn lời Đại tướng Trần Đại Quang nói “Không để hình thành các tổ chức phản động, đối lập cũng như không để xảy ra các tình trạng bị động bất ngờ trong nội địa”.

Ông Quang phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch kinh tế xã hội năm 2016 của Chính phủ.

Báo VietnamNet hôm 28/12 tường thuật nhận định của Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Trương Minh Tuấn tại Hội nghị Phổ biến, Quán triệt và Tập huấn công tác Phòng chống khủng bố:

“Khủng bố đang triệt để lợi dụng sự ưu việt, hiệu quả của phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc, kích động quần chúng”.

Ông Tuấn được báo này dẫn lời: “Mục đích của khủng bố là nhằm mua chuộc, lôi kéo, tập hợp lực lượng từ các phần tử dân tộc, tôn giáo cực đoan, đối tượng có tư tưởng hận thù, thoái hóa biến chất, cơ hội, bất mãn, một bộ phận quần chúng nhẹ dạ cả tin”.

Trong một diễn biến khác, hôm 28/12, báo Tuổi Trẻ đã chạy bài với tựa “ngăn chặn âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước” khi dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Mặc dù đường link vẫn còn nhưng nội dung bài đã được thay đổi. Tuy vậy, trong phần bình luận phía dưới bản tin, bạn đọc vẫn tranh luận về chủ đề này.

Một trong những ý kiến nhận được nhiều lượt 'thích' là: “Quý vị cứ làm cho tốt, dân giàu nước mạnh, hành xử thật dân chủ, chống tham nhũng đả cả hổ lẫn ruồi, không hậu duệ... thì không ai dám can thiệp vào quý vị được. Còn nếu quý vị không có được lòng dân thì nên leo xuống”.

Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 21 đến 28/1/2016 tại Hà Nội.

Hôm 21/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin phiên trù bị của Đại hội tổ chức ngày 20/1/2016, khai mạc chính thức ngày 21/1/2016. - BBC
|
|

6.
Biển Đông 2016: Việt Nam cần làm gì với Lào, Chủ tịch ASEAN?

Vào năm 2016, một trong những sự kiện đáng chú ý liên quan đến Biển Đông là việc Lào lên nắm quyền Chủ tịch ASEAN. Là một quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, trong thời gian những năm gần đây, Lào có những dấu hiệu ngày càng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, chỗ dựa kinh tế lớn nhất cho Vientiane.

Có hai câu hỏi được đặt ra. Trước hết là liệu nước Lào có ngả theo Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông hay không và tìm cách nhận chìm hồ sơ này trong thời gian đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN? Câu hỏi tiếp theo là Việt Nam có thể làm gì để tác động được trên Lào, để hồ sơ Biển Đông nằm trong chương trình nghị sự của Hiệp hội ASEAN?

Kịch bản Cam Bốt nhận chìm hồ sơ Biển Đông năm 2012 sẽ không tái diễn.

Về điểm thứ nhất, đã xẩy ra tiền lệ của Cam Bốt vào năm 2012 đã không ngần ngại dùng quyền chủ tịch ngăn chặn không cho ra một bản Thông cáo chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN có nêu lên vấn đề Biển Đông không hợp ý Trung Quốc.

Gần đây hơn, trong một bài viết ngày 12/11/2015 trên báo Nhật Bản The Diplomat, hai nhà nghiên cứu Zachary Abuza and Cynthia Watson cũng nêu lên vai trò theo đuôi Trung Quốc của Cam Bốt nhân Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng tại Kuala Lumpur tháng 11 vừa qua:

"Đặc biệt là ảnh hưởng của Trung Quốc trên Cam Bốt, và trong một chừng mực nào đó trên Miến Điện, Lào, và bây giờ là Thái Lan, đã giúp đảm bảo rằng không có tuyên bố về Biển Đông tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM+)".

Tuy nhiên, theo nhận định của rất nhiều nhà phân tích, Lào không phải là Cam Bốt, và rất ít có khả năng Vientiane bắt chước Phnom Penh để mù quáng theo đuôi Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn riêng của Ban Việt ngữ RFI, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) cho rằng kịch bản như tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 2012 thời Cam Bốt làm Chủ tịch khó có thể tái diễn. Ông phân tích:

"Trong năm 2012, theo một bản ghi chép lại diễn tiến các cuộc thảo luận tại cuộc Họp kín của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (ASEAN Ministers’ Meeting Retreat) được tiết lộ cho tôi biết, thì Lào hầu như không đóng một vai trò gì trong các cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông. Lào đã tuyên bố là họ sẽ đi theo sự đồng thuận trong cuộc họp, và đã giữ im lặng khi các cuộc thảo luận trở nên nóng bỏng. 

Trong tư cách là Chủ tịch ASEAN, Lào có rất nhiều khả năng là sẽ tiếp tục theo đuổi cùng một con đường. Có rất ít khả năng là Lào sẽ bắt chước những gì Cam Bốt đã làm vào năm 2012 và ngăn chặn một tuyên bố chung về Biển Đông. 

Lào sẽ phải chịu áp lực từ mọi phía. Trong số các quốc gia quan ngại về tình hình Biển Đông, đã xuất hiện một sự thất vọng rất lớn vì sự thiếu vắng tiến bộ về một Bộ Quy tắc Ứng xử COC. Các nước đó sẽ phản công chống lại bất kỳ áp lực nào của Trung Quốc trên Lào. 

Ngoài ra, vai trò của Tổng thư ký ASEAN (ông Lê Lương Minh) và Singapore, nước được ASEAN giao trách nhiệm điều phối quan hệ với Trung Quốc, sẽ rất quan trọng trong việc duy trì hồ sơ Biển Đông trong chương trình nghị sự của ASEAN".

Đối với Giáo sư Thayer, quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào sẽ là một nhân tố tích cực giúp thúc đẩy hồ sơ Biển Đông trong thời gian Lào làm Chủ tịch ASEAN:

"Việt Nam có quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo Lào; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Vientiane vào năm nay. Các nhà ngoại giao Việt Nam có thể vận động Lào đóng vai trò Chủ tịch ASEAN bằng cách thể hiện sự đồng thuận trong khối về Biển Đông. 

Hầu như Lào không muốn, cũng như không có nguồn lực để có một lập trường chủ động trên vấn đề Biển Đông. Một ví dụ: ASEAN yêu cầu có hai hội nghị thượng đỉnh được tổ chức hàng năm. Lào đã xin được gộp cả hai làm một vào năm 2016 do những hạn chế về nguồn lực. 

Lào sẽ muốn đóng một vai trò khiêm tốn, và do đó sẽ hành động sao cho phản ánh được sự đồng thuận trong ASEAN, đồng thời để cho các nước khác vươn lên dẫn đầu. Cam Bốt có vẻ sẽ là nước tiếp tục thay mặt Trung Quốc, đóng vai trò phá rối".

Việt Nam có thể vừa mềm vừa cứng đối với Lào

Về phần mình, giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ), một người theo dõi rất sát hồ sơ Biển Đông, công nhận là hiện nay, Trung Quốc chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Lào, hơn xa Việt Nam. Tuy vậy, Việt Nam vẫn có thể sử dụng đến vấn đề kinh tế để tranh thủ Vientiane, chẳng hạn như đẩy mạnh đề án mở ngõ thông thương ra Biển Đông cho Lào có từ thời cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt.

"Lào là một nước nhỏ không có ngõ ra biển, chỉ có con sông Mêkông dẫn ra biển nhưng phải qua Thái Lan và Cam Bốt. Với tổng số dân khoảng 6,5 triệu người thì Lào cũng khó tự mình khai thác rừng và làm nông nghiệp để phát triển một cách hữu hiệu. Do đó, đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là trong các khu vực khai thác mỏ và thủy điện, đóng vai trò rất lớn trong trong một nền kinh tế chỉ có khoảng trên dưới 9 tỷ Mỹ kim năm 2014. 

Bốn nước có đầu tư lớn nhất ở Lào năm 2014 là Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Pháp. Tổng số đầu tư trực tiếp là 730 triệu Mỹ kim. Năm 2015, một phần vì hiệp ước thương chung ASEAN vừa mới ký, đầu tư từ các nước khác trong khu vực và ngoài khu vực sẽ tăng thêm. Tỷ phần đầu tư từ năm 1989 đến năm 2014 tại Lào là 33% của Trung Quốc, 27% của Thái Lan, 21% của Việt Nam, và 3% của Pháp. 

Do đó, đứng trên bình diện kinh tế mà nói, Việt Nam có thể thúc đẩy hồ sơ Biển Đông sau khi Lào nắm quyền chủ tịch nếu Việt Nam khéo vận động và mở đường thông thương cho Lào ra Biển Đông như ông Võ Văn Kiệt đã từng có cố gắng...".

Ngoài biện pháp kinh tế, giáo sư Ngô Vĩnh Long còn cho rằng Việt Nam cũng có thể vận động quốc tế gây thêm sức ép trên Lào về những con đập trên sông Mêkông có hệ quả phá hoại sinh thái mà chính quyền Vientiane đang xây dựng với sự tiếp tay rất lớn của Trung Quốc. Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, Trung Quốc đang áp dụng chiến lược "ba mũi giáp công" để ép Việt Nam, trong đó Lào và Cam Bốt là một mũi, do đó Việt Nam cần phải có chiến lược đối phó:

"Ngày xưa, quan hệ Lào-Việt Nam có thể nói là 'to lớn nhất', đặc biệt cho đến thời ông Võ Văn Kiệt còn quyền hành. Nhưng mà bây giờ, tôi nghĩ rằng ngoài việc trực tiếp mở đường thông thương cho Lào ra Biển Đông và qua đó tăng quan hệ kinh tế và mậu dịch với Lào để chiếm thêm thị phần, Việt Nam nên vận động các nước trên thế giới làm áp lực Lào về những đập Lào xây với Trung Quốc trên sông Mêkong vốn đã và sẽ gây thiệt hại rất lớn cho hai nước hạ lưu là Campuchia và Việt Nam. 

Ở phía bắc Lào, đập Xayaburi xây sắp xong với chi phí xây khoảng hơn 3,5 tỷ Mỹ kim. Ở phía nam, Lào bắt đầu xây đập Don Sahong với chi phí khoảng 300 triệu Mỹ kim. Thái Lan định mua 90% điện phát từ đập Xayaburi và phần lớn điện từ đập Don Sahong để cung cấp cho việc phát triển của Thái Lan.  

Hiện nay có chương trình xây thêm 11 đập thủy điện trên sông Mêkong mà 3 nước được hưởng lợi nhất là Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Trong khi đó nước bị thiệt hại lớn nhất là Việt Nam.  

Trung Quốc đang củng cố quan hệ với Lào, Thái Lan và Campuchia để ép Việt Nam từ phía Tây trong khi đang ép Việt Nam từ Biển Đông vào và từ biên giới phía Bắc xuống với bao nhiêu chiêu độc hại. 

Nếu muốn vận động Lào, Việt Nam phải làm sao cho Lào biết rằng quan hệ với Việt Nam sẽ có lợi cho Lào, đồng thời cũng cho Lào thấy là nếu quan hệ không tốt với Việt Nam, thì Việt Nam có thể vận động thế giới để cho người ta thấy là quan hệ giữa Lào với Trung Quốc, và Lào với Thái Lan có hại không chỉ cho Việt Nam và Cam Bốt, mà còn có hại cho sinh thái toàn khu vưc.

Thành ra nếu Việt Nam muốn tác động về Biển Đông vào lúc Lào làm chủ tịch ASEAN, Việt Nam phải có chiến lược rõ ràng và dài hạn để đương đầu với cái tôi tạm gọi là “ba mũi giáp công” của Trung Quốc..."

Năm sự kiện và một loạt câu hỏi về Biển Đông 2016

Sự kiện Lào lên nắm quyền chủ tịch ASEAN là một trong những yếu tố sẽ có liên quan đến Biển Đông cần phải theo dõi. Bên cạnh đó, giáo sư Carl Thayer đã nêu bật 5 sự kiện thiết yếu cần chú ý, từ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về đơn Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, cho đến mức độ quân sự hóa 7 hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp ở Trường Sa. Ông nói:

"Trong năm 2016, có năm vấn đề chính cần theo dõi.

(1) Phán quyết của Tòa án Trọng tài (Thường trực tại La Haye), dự kiến sẽ được đưa ra trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Sáu, và phản ứng của Trung Quốc cùng các quốc gia khác có đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông. Bất kỳ phán quyết nào có lợi cho Philippines đều sẽ bị Trung Quốc bác bỏ. Hành động đó của Trung Quốc sẽ đặt họ ra ngoài vòng luật pháp quốc tế. ASEAN sẽ làm gì? Các cường quốc hàng hải lớn sẽ làm gì?

(2) Mỹ sẽ tiếp tục các chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải và hàng không (FONOP), được cho là sẽ diễn ra ít nhất mỗi quý một lần, bắt đầu từ tháng Giêng. Liệu Mỹ có sẽ tiến hành những chiến dịch tuần tra FONOP bén nhọn hơn hay không? như cho tàu áp sát các hòn đảo nhân tạo, hay cho phi cơ P-8 Poseidon và B-52 bay qua không phận trên các đảo? Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào?

(3) Khả năng đúc kết một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc, mà một số nhà quan sát ASEAN đã coi năm 2016 như là một thời điểm 'cấp bách' do việc Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo. Nếu các cuộc tham vấn bị kéo dài mà không mang lại bất kỳ kết quả nào, liệu ASEAN có sẽ mở một cuộc tấn công ngoại giao hay không?

(4) Trung Quốc sẽ hoàn tất việc xây dựng và củng cố các cơ sở hạ tầng trên bảy hòn đảo nhân tạo của họ. Tiếp theo đó sẽ là gì? Ai sẽ cư ngụ trên các thực thể đó? Thiết bị nào sẽ được bố trí trên đó? Loại phi cơ hay tàu biển nào sẽ đồn trú ở đó? Liệu Trung Quốc có đặt căn cứ của lực lượng Hải cảnh của họ ở đó và sẽ hung hăng hơn trong việc khẳng định quyền tài phán đối với Philippines và Việt Nam hay không? Liệu Trung Quốc có quân sự hóa các đảo nhân tạo hay không bằng cách đặt radar tầm xa, hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm, pháo binh, thiết bị chiến tranh điện tử và cầu cảng cho tàu khu trục?

(5) Bầu cử ở Đài Loan và Philippines sẽ ảnh hưởng ra sao đến các động lực chính trị-ngoại giao của các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông? Tại Đài Loan, đảng Dân Tiến DPP liệu có nhấn mạnh hơn trên đòi hỏi chủ quyền và tách xa hơn khỏi Trung Quốc hay không? Một Tổng thống mới của Philippines có hòa hoãn hơn với Trung Quốc so với đương kim Tổng thống Aquino hay không?"

Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, diễn biến vụ Philippines kiện Trung Quốc cũng là sự kiện cần theo dõi, các hành vi của Trung Quốc cũng vậy. Nhưng quan trọng nhất là các động thái của các nhà lãnh đạo Việt Nam liên quan đến Biển Đông.

"Vấn đề cần theo dõi trong năm 2016 là vụ kiện của Philippines. Việt Nam có thể dùng tiến triển cũng như kết quả của vụ kiện này để vận động dư luận thế giới cũng như lập thế trận cho Việt Nam.  

Việc này rất quan trọng trên cả lãnh vực pháp lý lẫn chính trị. Thành ra trên chiều hướng này, cũng nên theo dõi tình hình chính trị ở Mỹ trước cuộc bầu cử để có thể có những thúc đẩy đúng lúc và đúng mức.

Trung Quốc cũng có thể lợi dụng việc Mỹ chú ý vào những chuyện trong nước để tăng áp lực trong khu vực Biển Đông, nói riêng, và khu vực Đông Nam Á, nói chung.

Nhưng vấn đề lớn nhất cần theo dõi, là thái độ và hành động của các lãnh tụ và các nhà làm chính sách Việt Nam. Nếu họ không năng động, thì các nước khác, trong đó có Mỹ, khó có thể có những hoạt động tích cực hơn nhiều so với năm 2015". - RFI

Monday, December 28, 2015

Tin Cập Nhật Thứ Hai 28/12

Tin Thế Giới

1.
Các lực lượng Iraq tái chiếm Ramadi từ tay Nhà nước Hồi giáo

Các lực lượng Iraq hôm thứ Hai thận trọng ra quét đường phố ở Ramadi để tìm kiếm chất nổ hay bất cứ mìn bẫy nào mà các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo gài lại trước khi chúng để mất quyền kiểm soát thành phố này về tay quân đội Iraq.

Các binh sĩ Iraq làm công tác đang tiến đến khu công ốc chính phủ ở trung tâm thành phố sau khi chiếm lại được khu vực này hôm Chủ nhật. Hồi tháng 5, các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo đã chiếm Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar.

Các lực lượng Iraq chưa tuyên bố chiến thắng hoàn toàn trong lúc một số hang ổ của các phần tử thánh chiến vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên giới hữu trách nói rằng quân đội không còn gặp phải sự kháng cự nào kể từ khi các phiến quân Nhà nước Hồi giáo rút lui hôm Chủ nhật. Chưa có báo cáo khả tín nào về thương vong.

Hiện cũng không rõ còn bao nhiêu thường dân ở lại trung tâm thành phố. Ramadi nằm cách thủ đô Baghdad khoảng 100 kilômét về hướng tây. Nhưng một người phát ngôn Iraq nói rằng đa số cư dân đã đi lánh nạn tại một bệnh viện ở gần đó. 

Quân đội Mỹ cho hay họ thực hiện ít nhất 29 cuộc không kích nhắm vào các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo trong tuần qua, và nhiều mục tiêu hơn bị đánh trúng trong ngày Chủ nhật.

Các giới chức nói rằng các cuộc oanh kích hôm thứ Bảy nhắm vào những chiếc xe do các phần tử Nhà nước Hồi giáo vận hành và một nhà máy chế bom để cài vào xe. Các điểm bắn tỉa cũng bị oanh kích. - VOA
|
|

2.
Biển Đông: Trung Quốc tức giận về vụ thanh niên Philippines cắm trại trên đảo Thị Tứ

Hôm nay 28/12/12015, Trung Quốc bày tỏ sự tức giận sau khi một nhóm người Philippines đổ bộ lên một hòn đảo đang tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông, nhưng hiện do chính quyền Manila kiểm soát. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã phản đối vụ cắm trại trên đảo Thị Tứ, tái khẳng định rằng Bắc Kinh có chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa.

Ông Lục Khảng tuyên bố: "Một lần nữa chúng tôi yêu cầu Philippines rút toàn bộ các nhân viên và các cơ sở thiết bị ra khỏi những đảo mà nước này chiếm đóng trái phép, tránh những hành động gây phương hại cho hòa bình và ổn định khu vực cũng như cho quan hệ Trung Quốc - Philippines".

Ngày 26/12/2015, một nhóm gần 50 người, đa số là thanh niên thuộc một nhóm mang tên "Kalayaan Atin Ito" (Kalayaan là của chúng ta) đã đến đảo Pagasa, còn được gọi là đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa, để cắm trại. Đây là một đảo đang tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Manila kiểm soát đảo này, sau khi đánh chiếm từ đầu thập niên 1970.

Hành động của nhóm người Philippines nói trên nhằm phản bác những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này, đặc biệt là lên án việc Bắc Kinh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Sáng kiến cắm trại trên đảo Thị Tứ là do một cựu sĩ quan hải quân Philippines đề ra, nhưng chính phủ Manila không tán đồng và quân đội đã khuyên họ đừng đến đó. Tuy nhiên, phát ngôn viên quân đội Philippines cho biết sẽ theo dõi sát nhóm thanh niên cắm trại trên đảo Thị Tứ, để nếu cần có thể hỗ trợ cho nhóm này. - RFI
|
|

3.
Nhật Bản và Nam Triều Tiên đạt thỏa thuận về vấn đề 'an úy phụ'

Nhật Bản và Nam Triều Tiên đã đạt được một thỏa thuận có tính chất dấu mốc mà các vị ngoại trưởng của họ nói là giải quyết vụ tranh chấp lâu năm về trách nhiệm của Tokyo đối với những phụ nữ bị buộc làm nô lệ tình dục cho lính Nhật trong thời Thế chiến Thứ hai. Từ Seoul, thông tín viên Brian Padden của đài chúng tôi gởi về bài tường thuật.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Ngoại trưởng Nam Triều Tiên Yun Byung Se cho biết họ đã đạt được một giải pháp, theo đó Nhật Bản đưa ra một lời tạ lỗi chính thức và cung ứng một khoản tiền, để giải quyết vụ tranh chấp về vấn đề thường được gọi là “an úy phụ”.

Ngoại trưởng Kishida phát biểu như sau tại cuộc họp báo chung ở Seoul ngày 28/12.

"Vấn đề an úy phụ là một vấn đề liên quan tới việc nhiều phụ nữ phải gánh chịu những thương tổn lớn cho danh dự và phẩm giá của họ vì sự dính líu của quân đội thời đó, và từ nhận thức này, chính phủ Nhật Bản cảm thấy có trách nhiệm rất lớn".

Trong những năm qua, Tổng thống Nam Triều Tiên Park Guen Hye đã nhiều lần yêu cầu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra “lời tạ lỗi chân thành” và bồi thường cho 46 an úy phụ người Triều Tiên còn sống và đang ở trong độ tuổi 80 và 90.

Theo ước tính, hơn 200.000 phụ nữ Á châu đã bị buộc làm nô lệ tình dục tại các nhà thổ của quân đội Nhật trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ các nước Á châu và trong thời Thế chiến Thứ hai.

Ông Abe đã đưa ra những thông cáo bày tỏ hối tiếc, nhưng không chính thức tạ lỗi, và lập trường của Tokyo đối với vấn đề bồi thường là trách nhiệm của họ đã được giải quyết xong về mặt pháp lý thông qua một hiệp định năm 1965 để bình thường hóa quan hệ giữa Nhật Bản và Nam Triều Tiên.

Một thông cáo được tuyên đọc tại cuộc họp báo chung ngày 28/12 bao gồm một thông điệp của thủ tướng Abe.

"Với tư cách là Thủ tướng của Nhật Bản, Thủ tướng Abe một lần nữa bày tỏ sự ân hận và những lời tạ lỗi chân thành nhất đối với tất cả những người phụ nữ đã phải trải qua vô số những kinh nghiệm đau thương và gánh chịu những thương tổn thể chất và tâm lý không thể nào chữa lành khi họ làm an úy phụ".

Từ ngữ mà phía Nhật Bản dùng để nói về vấn đề an úy phụ là một nguồn gây tranh chấp giữa Seoul và Tokyo. Nam Triều Tiên nhất mực cho rằng chính phủ Nhật Bản chưa thừa nhận một cách đầy đủ là họ dính líu tới việc bắt những phụ nữ đó làm nô lệ tình dục.

Ngoại trưởng Kishida và Ngoại trưởng Yun Byung Se hôm 28/12 không cho biết chi tiết về lời tạ lỗi, nhưng có tin nói rằng ông Abe sẽ gởi cho những an úy phụ còn sống mỗi người một lá thư “tạ lỗi”.

Ngoại trưởng Kishida cho biết Tổng thống Park Guen Hye và Thủ tướng Abe xế ngày 28/12 sẽ nói chuyện với nhau qua điện thoại về thỏa thuận này.

Vị ngoại trưởng của Nhật cũng xác nhận là Tokyo đồng ý trả 1 tỉ yen (hơn 8 triệu đôla) để giúp đỡ các an úy phụ. Khoản tiền này sẽ được đưa vào một quỹ của Nam Triều Tiên, tương tự như một sáng kiến của Nhật có tên là Quỹ Phụ nữ Á châu từ năm 1997 đến năm 2007 để cung cấp những sự trợ giúp cho các an úy phụ. Ngoại trưởng Kishida nói rằng khoản tiền này không phải là tiền bồi thường mà là một khoản quyên góp.

Sự thỏa hiệp về từ ngữ để gọi khoản tiền này là tiền quyên góp thay vì tiền bồi thường hạn chế trách nhiệm pháp lý của Nhật và có phần chắc sẽ mang lại cho ông Abe một tấm chắn để chống đỡ trước sự chỉ trích của những người bảo thủ ở Nhật. Những người này muốn tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của những hành vi tàn ác của Nhật trong quá khứ. Cũng có nhiều người Nhật chống đối việc khơi lại một vấn đề mà họ cho là đã được giải quyết xong xuôi từ lâu.

Để đáp lại những hành động của Tokyo, Nam Triều Tiên đồng ý là vấn đề này được giải quyết một cách vĩnh viễn, về mặt pháp lý cũng như về mặt chính trị.

Ngoại trưởng Nam Triều Tiên Yun Byung Se phát biểu như sau.

"Dựa trên tiền đề là chính phủ Nhật Bản thực hiện đầy đủ những biện pháp này, chính phủ Nam Triều Tiên xác nhận là vấn đề này sẽ được giải quyết một cách hoàn toàn và không thể đảo ngược".

Theo dự liệu, hai nước sẽ ký một hiệp định chính thức để Nhật Bản khỏi phải chịu trách nhiệm thêm nữa đối với tất cả những hành vi trong thời Thế chiến Thứ hai.

Nhật Bản cũng muốn Nam Triều Tiên dời bức tượng của một an úy phụ được dựng trước sứ quán Nhật tại Seoul, nơi những người Nam Triều Tiên tới để biểu tình mỗi tuần.

Ngoại trưởng Nam Triều Tiên cho biết chính phủ ông sẽ thảo luận vấn đề này với những tổ chức tư nhân dựng tượng và tổ chức các cuộc biểu tình.

"Chính phủ Nam Triều Tiên hiểu được mối quan tâm của chính phủ Nhật Bản là bức tượng của cô gái trước sứ quán Nhật đang ở một địa điểm nguy hiểm, không an toàn".

Tháng 11 vừa qua, Tổng thống Nam Triều Tiên Park Guen Hye và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến hành cuộc họp song phương đầu tiên để trực tiếp giải quyết những mối bất đồng về các vấn đề lịch sử. Hai bên đã cam kết đạt được một giải pháp trước cuối năm nay, đánh dấu 50 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Nhiều nhà quan sát cho biết Hoa Kỳ cũng gây sức ép lên Nam Triều Tiên và Nhật Bản để hai nước đồng minh chính ở Á châu giải quyết vấn đề tranh cãi này ngõ hầu có thể ứng phó hữu hiệu hơn với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. - VOA
|
|

4.
Angela Merkel, nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2015

Chính Angela Merkel đã công nhận: năm 2015 là năm khó khăn nhất đối với bà. Tuy nhiên, ai cũng thấy rõ là trong năm 2015, Thủ tướng Đức đã nổi lên như là lãnh đạo số một của Châu Âu, luôn đứng ở tuyến đầu trong các cuộc khủng hoảng đã làm rung chuyển lục địa này.

Sau khi được tuần báo Mỹ Time và nhật báo Anh Finnancial Times bình chọn là Nhân vật của năm 2015, bà Merkel cũng vừa được hãng tin AFP tôn vinh là nhân vật có ảnh hưởng nhất trong năm nay. Hiếm có lãnh đạo chính trị thế giới lại có được vinh dự như thế.

Đúng là trong những tháng qua, trong mọi "mặt trận", từ cuộc "đọ sức" với Hy Lạp để cứu vãn khu vực đồng euro, thương lượng với Nga để giải quyết khủng hoảng Ukraine, cho đến việc đối phó với làn sóng người tị nạn từ Trung Đông ồ ạt đổ sang Châu Âu, Thủ tướng Đức vẫn là nhân vật được mọi người theo dõi nhiều nhất, vì những hành động và lập trường của bà có ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến tình hình ở Châu Âu.

Có lúc Thủ tướng Merkel bị dân chúng thủ đô Athens cực lực phản đối vì chính bà đã áp đặt chính sách khắc khổ rất ngặt nghèo lên Hy Lạp, nhưng cũng có lúc bà được ca ngợi như là Mẹ Theresa, vì bà đã mở cửa nước Đức để đón nhận hàng trăm ngàn người di dân một cách hào phóng, đặc biệt là người tị nạn chiến tranh Syria.

Ngay cả cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis, người đã chống đối quyết liệt bà Merkel, cũng không che giấu lòng ngưỡng mộ đối với Thủ tướng Đức, đến mức tuyên bố với tuần báo Stern rằng: "Có thể nếu tôi là người Đức, tôi sẽ bầu cho bà Mẻkel".

Cuộc khủng hoảng di dân nghiêm trọng nhất ở Châu Âu từ năm 1945 đã làm lộ rõ một gương mặt khác của bà Merkel. Trong suốt nhiều năm cầm quyền, nữ Thủ tướng gốc Đông Đức vẫn lãnh đạo theo kiểu gió chiều nào, xoay chiều ấy, tùy theo xu hướng của công luận Đức mà ra các chính sách.

Nhưng khi đối phó với làn sóng người tị nạn, bà Merkel bổng trở nên hết sức cương quyết, bất chấp kết quả các cuộc thăm dò dư luận, dứt khoát mở rộng cánh cửa nước Đức. Trước đây vẫn bị chê là nói năng nhàm chán, Thủ tướng Đức chợt biểu lộ tài diễn thuyết hùng hồn, thuyết phục người dân Đức hãy đừng sợ tiếp đón hàng trăm ngàn người di dân.

Như một nhà truyền giáo nhiệt thành, bà Merkel không ngớt lập luận rằng: Để giải quyết khủng hoảng di dân, Châu Âu phải làm đúng theo những giá trị của mình, cho dù ở nhiều nước, kể cả ở Đức, xu hướng dân túy, cực hữu bài ngoại đang trỗi dậy mạnh mẽ.

Nhưng việc bà Merkel gần như áp đặt nhãn quan của bà lên các lãnh đạo Châu Âu khác khiến một số người nghi ngờ về "âm mưu bá quyền" của nước Đức. Từ Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cho đến Thủ tướng Cộng hòa Séc, Bohuslav Sobotka đều chỉ trích nặng nề chính sách của Thủ tướng Đức, nhất là về hồ sơ di dân.

Ngay cả trong nước, hơn phân nửa người dân Đức nay không tin là bà Merkel có thể vượt qua thử thách lớn nhất kể từ khi nước Đức thống nhất. Tâm lý này có thể gây khó khăn cho Thủ tướng Merkel khi bà ra tranh cử cho nhiệm kỳ thứ tư vào năm 2017. Năm 2016 được xem là một năm trắc nghiệm cho uy tín và cho tương lai chính trị của bà. - RFI
|
|

Tin Hoa Kỳ

5.
Dân biểu Mỹ: Oanh kích tác động rất ít đối với Nhà nước Hồi giáo

Dân biểu Mỹ Peter King cho rằng những vụ oanh kích do Hoa Kỳ dẫn đầu nhắm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq không mang lại nhiều kết quả. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, Dân biểu King cho biết như vậy hôm Chủ nhật sau khi có tin nói rằng thủ lãnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakar al-Baghdadi tuyên bố những vụ không kích của Mỹ và Nga đã không làm cho nhóm của ông bị suy yếu.

Ông Peter King, Chủ tịch Tiểu ban Tình báo và Chống khủng bố của Hạ viện Mỹ, cho biết ông không ngạc nhiên về tuyên bố của ông Baghdadi về chiến dịch do Mỹ dẫn đầu kéo dài 16 tháng và những vụ không kích của Nga trong 3 tháng qua.

"Chúng ta đã tạo ra một số tác động. Nhưng điều không may là nói chung thì ông ấy đã đúng khi cho rằng 16 tháng oanh kích của Mỹ đã có tác động rất ít đối với Nhà nước Hồi giáo, vì những vụ tấn công đó đã được thực hiện trong một thời gian khá lâu. Về phần người Nga, họ tập trung hầu hết những vụ tấn công của họ vào lực lượng kháng chiến Syria, thay vì nhắm vào Nhà nước Hồi giáo. Do đó Nhà nước Hồi giáo đang mạnh. Tôi tin là Nhà nước Hồi giáo hiện giờ mạnh hơn cách nay 16 tháng. Họ đang kiểm soát một phần đất rộng lớn, không chỉ ở Iraq và Syria, mà điều quan trọng là họ đã có những tiến bộ lớn ở Afghanistan và như quí vị đã biết, họ muốn tấn công nước Mỹ".

Trong một đoạn băng ghi âm phổ biến trên mạng, ông Baghdadhi, viên thủ lãnh ít khi xuất hiện công khai, đã bày tỏ sự tự tin mặc dù Nhà nước Hồi giáo trong thời gian gần đây gặp phải những thất bại trên chiến trường.

"Thượng đế sẽ cho chúng ta chiến thắng. Nhà nước chúng ta đang ở trong tình trạng tốt đẹp. Cuộc chiến chống lại chúng ta càng mạnh chừng nào thì chúng ta càng tinh thuần hơn và mạnh mẽ hơn chừng đó. Những người tham gia cuộc chiến chống chúng ta sẽ trả giá đắt và sẽ phải hối hận".

Lực lượng Dân chủ Syria, một liên minh kháng chiến bao gồm nhóm dân quân người Kurd do Hoa Kỳ hậu thuẫn, đang củng cố vị trí ở Đập Tishrin, nằm ở mạn đông của thành phố Aleppo ở miền bắc Syria, sau khi chiếm được địa điểm chiến lược này từ tay Nhà nước Hồi giáo. Trong khi đó, các lực lượng an ninh Iraq loan báo chiến thắng trong trận đánh kéo dài nhiều tuần với các chiến binh Nhà nước Hồi giáo để chiếm lại thành phố Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar.

Sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ở Paris hôm 13/11 và vụ xả súng giết người bừa bãi ở San Bernardino, California, hôm 2/12, Dân biểu King hô hào cho việc tăng cường các hoạt động theo dõi trong các cộng đồng Hồi giáo, kể cả những đền thờ, ở nước Mỹ. Ông cho biết như sau khi được hỏi phải chăng những sự theo dõi như vậy vi phạm quyền hiến định của công dân Hoa Kỳ.

"Họ có la ó bao nhiêu cũng vậy thôi. Sự thật là đó là nơi phát xuất của những mối đe dọa, và chúng ta có thể nói là 98,99% những người Hồi giáo ở nước này là những người tốt. Chính tôi đã làm lễ tuyên thệ cho nghị viên Hồi giáo đầu tiên ở Long Island. Bà ấy là một người bạn thân của tôi. Cho nên, đây không phải là chống lại Hồi giáo. Sự thật là đó là nơi phát xuất của những mối đe dọa".

Dân biểu King cho biết nhân viên chấp hành pháp luật, những người trước đây đã thành công trong việc xâm nhập vào các cộng đồng người Mỹ gốc Ý và gốc Ireland để ngăn chặn những vụ bạo động của các băng đảng, phải được phép làm như vậy trong cộng đồng những người theo đạo Hồi. Ông nói rằng nhân viên chấp hành pháp luật hiện giờ đang đối mặt với nhiều hạn chế trong việc theo dõi các đền thờ Hồi giáo, nhưng đó là việc cần phải làm. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

6.
Quân đội Việt-Mỹ xích gần nhau cùng ngăn TQ chiếm Biển Đông

Hoa Kỳ cung cấp võ khí cho một quốc gia cộng sản, điều không tưởng cách đây nửa thế kỷ, nay đã thành hiện thực khi hai nước cựu thù tư bản Mỹ và cộng sản Việt cùng hướng về một mục tiêu chung: ngăn cản Trung Quốc bành trướng Biển Đông.

Trong bài nhận định hôm 28/12, tờ Global Post cho rằng liên minh quân sự Việt-Mỹ đang ngày càng thắt chặt trên mặt trận Biển Đông.

Sự thay đổi không chỉ từ chính sách của Mỹ, mà còn được nhìn thấy cả trong giới lãnh đạo Việt Nam khi bề ngoài họ vẫn tuyên bố duy trì tư duy Mác-Lê, nhưng chủ nghĩa cộng sản bài tư bản đã bị đẩy lùi để nhường chỗ cho thái độ yêu chuộng các nhãn mác của tư bản Mỹ. 

40 năm sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc, hai nước thù nghịch thường tố cáo tội ác của nhau nay cùng nhau tố cáo một nước gây hấn thứ ba - Trung Quốc - giữa lúc Bắc Kinh đang ráo riết xây dựng và quân sự hóa các đảo để khẳng định chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông.

Theo Global Post, trong số các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền một phần ở Biển Đông, Việt Nam là nước duy nhất có sức mạnh quân sự đe dọa tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Hải quân Việt Nam, một cánh tay của đảng cộng sản, giờ đây đã được Washington mở đường để tuần tra biển với súng ống của Mỹ.

Năm ngoái, Toà Bạch Ốc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán võ khí sát thương trên biển cho Hà Nội, cho phép Việt Nam phát triển năng lực quốc phòng hàng hải.

Dù chỉ một phần, nhưng động thái này dẫu sao đi nữa cũng là một dấu mốc lịch sử vì kể từ Thế chiến thứ hai, nhìn chung Mỹ chưa cung cấp võ khí cho một nước cộng sản nào.

Ngoài Việt Nam, trên thế giới chỉ còn lại một số ít các nước cộng sản bao gồm Cuba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Lào. Tất cả bốn nước này đều bị cấm không được mua võ khí của Mỹ. 

Biệt lệ duy nhất đối với lệnh cấm vận võ khí của Mỹ đối với các nước cộng sản là vào những năm 80 khi cố Tổng thống Ronald Reagan chuẩn thuận bán võ khí cho Trung Quốc trong nỗ lực giúp Bắc Kinh đánh đuổi bất kỳ mối đe dọa nào từ đối thủ hàng đầu của Mỹ lúc bấy giờ là Liên Xô. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa từng nhận được võ khí của Mỹ vì Tòa Bạch Ốc đã đảo ngược quyết định vào năm 1989 sau vụ Bắc Kinh thảm sát người biểu tình ở Thiên An Môn.

Như vậy, Việt Nam là nước cộng sản đầu tiên sau nhiều thập niên mua được võ khí của Mỹ và một số giới chức Hoa Kỳ đang thúc đẩy xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm ban hành năm 1984 khi Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Quản lý buôn bán võ khí quốc tế (ITAR).

Các công ty sản xuất thiết bị quốc phòng của Mỹ từ nhiều tháng nay đã bắt đầu ‘chào đón’ chính phủ Việt Nam.

Chính Washington cũng đang giúp Hà Nội tăng cường sức mạnh quân sự. Trong số 119 triệu đôla Mỹ loan báo hồi tháng rồi nhằm hiện đại hóa lực lượng hải quân các nước Đông Nam Á, có gần 20 triệu giúp đẩy mạnh khả năng tình báo, giám sát và do thám trên biển cho Việt Nam.

Tuy nhiên, những sự thay đổi từ hai phía Việt-Mỹ ấy không có nghĩa là Hà Nội đã sẵn sàng xoay trục hướng về Washington vì Hà Nội lâu nay vẫn bị chi phối và lệ thuộc rất nhiều vào quốc gia cộng sản anh em Trung Quốc bên kia đường biên giới.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc từ Việt Nam nhận định:

“Theo tôi, chính sách của Việt Nam hiện nay là muốn cân bằng quan hệ với các cường quốc trong đó có Trung Quốc vì Việt Nam đang yếu ở nhiều thế từ kinh tế tới quân sự. Nhưng trong vấn đề này, khi quyền lợi của các siêu cường đã bắt đầu xuất hiện rất rõ, Việt Nam phải nhìn thấy mình đang đứng ở đâu và đi với ai để bảo vệ lợi ích sống còn của dân tộc. Vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nói ‘mất đảng, mất chế độ thì sẽ mất biển đảo.’ Tôi nói ngược lại ‘nếu biển đảo tiếp tục mất thêm thì chế độ sẽ mất’”.

Để thoát Trung và khẳng định vị thế trên bàn cờ quốc tế giữa những hiểm họa gia tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam cần ý chí chính trị khôn ngoan hơn là võ khí quân sự hùng hậu.

Các chuyên gia cho rằng, khác với Trung Quốc, vấn đề bảo vệ lãnh thổ - chủ quyền của Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào thái độ dứt khoát của giới lãnh đạo Hà Nội chứ không phải ở mức độ trang bị súng ống và năng lực quốc phòng. - VOA