Sunday, July 12, 2015

Tin Cập Nhật Chủ Nhật 12/7

Tin Thế Giới

1.
EU hủy họp thượng đỉnh về vấn đề nợ nần của Hy Lạp

Liên hiệp châu Âu đã hủy một cuộc họp thượng đỉnh với sự tham gia của toàn bộ 28 quốc gia của khối về khả năng cứu nguy cho Hy Lạp hôm Chủ nhật, và thay vào đó sẽ giới hạn các cuộc thảo luận trong các cuộc họp của lãnh đạo khối sử dụng đồng euro.

19 bộ trưởng tài chính của khu vực sử dụng đồng euro tiếp tục họp bàn tại Brussels, sau khi tám giờ thảo luận hôm thứ Bảy không dẫn tới một sự đột phá nào.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết rằng cuộc họp của các bộ trưởng sẽ “kéo dài cho tới khi nào chúng tôi kết thúc các cuộc thảo luận về Hy Lạp."

Các quan chức khu vực sử dụng đồng Euro không hài lòng sau khi Hy Lạp không trả được nợ đúng kỳ hạn hồi đầu tháng này. Họ cũng muốn được bảo đảm thêm rằng Athens sẽ tuân thủ các điều khoản của bất kỳ thỏa thuận mới nào.

Ông Jeroen Dijsselbloen, một quan chức hàng đầu của khối euro, nói rằng “vấn đề lòng tin và tín nhiệm cũng đã được mang ra thảo luận."

Các nguồn tin nói rằng các bộ trưởng tài chính đã tận dụng cuộc họp hôm thứ Bảy để đề ra các yêu cầu thêm nữa về việc Hy Lạp phải cải tổ chính trị cũng như ngân quỹ trước khi họ tiến hành đàm phán về bất kỳ khoản tiền cứu nguy mới nào. - VOA
|
|

2.
Trung Quốc bảo vệ quyết định trục xuất người Uighur của Thái Lan

Trung Quốc cho biết 109 người thiểu số Uighur bị trục xuất từ Thái Lan về nước này tuần trước đã chuẩn bị tới Thổ Nhĩ Kỳ, Syria hoặc Iraq để gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Bắc Kinh đã bảo vệ quyết định đưa nhóm trên trở về nước hôm thứ Bảy sau khi vấp phải chỉ trích từ Mỹ, Liên Hiệp Quốc và các nhóm độc lập thúc đẩy nhân quyền. Họ bày tỏ lo ngại rằng người Uighur có thể sẽ bị đàn áp khi trở về.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Mỹ để phản đối những lời chỉ trích của cơ quan này đối với các vụ trục xuất.

Tân Hoa Xã cho biết 13 trong số 109 người Uighur bỏ chạy khỏi Trung Quốc sau khi dính líu vào các hoạt động khủng bố.

Hình ảnh chiếu trên truyền hình nhà nước Trung Quốc cho thấy một số người Uighur ngồi trên máy bay với mũ áo trùm kín đầu và bên cạnh là công an Trung Quốc.

Người Uighur là cộng đồng người Hồi giáo nói Thổ ngữ Turkic sinh sống ở vùng Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc.

Hàng nghìn người đã bỏ chạy khỏi Trung Quốc trong những năm vừa qua để trốn tránh điều họ coi là sự phân biệt đối xử về mặt tôn giáo và kinh tế của quan chức Trung Quốc.

Nhóm bị trục xuất khỏi Thái Lan đã bị giam giữ vì là dân nhập cư trái phép tại nước này hơn một năm. Chính quyền Bangkok quyết định trục xuất những người này sau khi xác định rằng họ là người Trung Quốc. Một phát ngôn viên hôm thứ Năm nói rằng họ đã được Trung Quốc bảo đảm rằng những người Uighur đó sẽ không bị làm hại, nhưng quyết định trên đã gây ra các cuộc biểu tình đầy giận dữ ở Istanbul.

Trung Quốc bác bỏ việc đối xử tệ bạc với người Uighur. Bắc Kinh đã mở chiến dịch đàn áp ở Tân Cương trong những năm gần đây. Khu vực này đã xảy ra nhiều vụ tấn công bạo lực trong các năm qua mà Bắc Kinh đổ lỗi cho các chiến binh Hồi giáo. - VOA
|
|

3.
Biển Đông: Manila tìm biện pháp tạm ngăn Trung Quốc xây đảo

Chính phủ Philippines sẽ nghiên cứu và đề nghị áp dụng các biện pháp tạm thời ngăn chặn các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông, ngay sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc tuyên bố có thẩm quyền xem xét vụ kiện Trung Quốc.

Từ La Haye trở về, sau khi tham dự cuộc điều trần lần thứ nhất của Philippines tại Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima, ngày hôm qua, 11/07/2015, đã tuyên bố: Nếu Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc tuyên bố có thẩm quyền xét xử vụ Manila kiện Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông, thì chính phủ Philipines sẽ xem xét khả năng đề nghị tư pháp quốc tế cho áp dụng các biện pháp tạm thời ngăn chặn Trung Quốc tiến hành bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo tại các vùng đang có tranh chấp.

Hiện nay, nhóm chuyên gia pháp lý của Philippines đang nghiên cứu khả năng này.

Ông Antonia Carpio, thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, giải thích: Điều 290 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho phép thực hiện khả năng này. Theo đó, nếu một vụ tranh chấp được đệ trình lên tòa có thẩm quyền xét xử theo đúng thủ tục, tòa án có thể đưa ra mọi biện pháp bảo đảm tạm thời được coi là phù hợp với hoàn cảnh, để bảo vệ các quyền riêng của từng bên tranh chấp hoặc để ngăn không cho môi trường của biển bị những tổn thất nghiêm trọng, trong khi chờ quyết định cuối cùng của tòa án.

Năm 2013, Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện cùng Philippines và khẳng định Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền xem xét hồ sơ này.

Ngày 07/07 vừa qua, Tòa án đã tổ chức cuộc điều trần lần thứ nhất để phía Philippines trình bày các lập luận và đưa ra các tài liệu để chứng mình rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc thông qua bản đồ 9 đoạn – mà Việt Nam gọi là đường lưỡi bò – là vô giá trị, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Theo Bộ trưởng Tư pháp Philippines, việc Tòa án Trọng tài Thường trực đồng ý tiếp tục tổ chức cuộc điều trần lần thứ hai vào ngày 13/07/2015 là một tín hiệu tốt và chứng tỏ là Tòa án rất quan tâm, muốn tìm hiểu thêm lập trường của Philippines trong vụ kiện này. - RFI
|
|

Tin Hoa Kỳ

4.
Hình chụp mới nhất về Sao Diêm Vương (Pluto)

Các nhà nghiên cứu không gian Mỹ nói thật là “lạ lùng” và “thích thú” khi nhìn những bức ảnh do phi thuyền không gian New Horizon gởi về khi phi thuyền dần dần đến gần Sao Diêm Vương.

Phi thuyền sẽ đến Sao Diêm Vương gần nhất vào ngày thứ Ba tới khi phi thuyền chỉ cách bề mặt sao này khoảng 12.500 kilômét.

Tuy nhiên các nhà khoa học xúc động khi thấy những hình ảnh do phi thuyền không gian New Horizon gởi về và gọi đây là một cái nhìn toàn thể mới về Sao Diêm Vương.

Ông John Spencer thuộc NASA nói: “Thật là lạ lùng về những gì chúng ta thấy hiện nay. Chúng ta thấy những mẫu đen và trắng thật kỳ lạ. Chúng ta không biết đó là gì. Chúng ta thấy nhiều vật hình tròn và chúng ta tự hỏi không biết đó có phải là những miệng núi lửa hay là những vật thể gì khác…Chúng ta thật thích thú khi đưa ra nhiều lời tiên đoán.”

Sao Diêm Vương cách trái đất hơn 4,8 tỉ kilômét.

NASA phóng phi thuyền không gian New Horizon vào năm 2008, trước khi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế xếp Sao Diêm Vương vào loại “hành tinh lùn” Hiệp hội nói Sao Diêm Vương nằm trong một vùng bên ngoài hệ mặt trời, ở cùng những hành tinh khác được gọi là Vành đai Kuiper. Các nhà thiên văn khác vẫn còn xem Sao Diêm Vương là một hành tinh hoàn toàn.

Các nhà khoa học NASA nói việc đến gần lần đầu tiên Vành đai Kuiper sẽ giúp họ có một cái nhìn về Hệ Mặt trời như thế nào sau khi được thành hình và có thể có thêm thông tin về đời sống trên Trái đất đã phát triển ra sao. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

5.
Việt Nam ‘đồng ý lấp ao trên biên giới với Campuchia’

Hà Nội đã chấp nhận lấp 3 trong số 8 cái ao lớn đào trên biên giới với Campuchia, và sẽ điều tra số còn lại, chính quyền Phnom Penh cho hay.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã “ngưng xây dựng một đồn quân sự trên biên giới với Campuchia”.

Việt Nam chưa có phản ứng trước thông tin được Bộ Ngoại giao Campuchia công bố cho báo giới nước này hôm qua, 10/7.

Thông tin này được công bố sau khi đôi bên kết thúc cuộc họp của Ủy ban Biên giới Hỗn hợp kéo dài 3 ngày.

Cả hai phía không tiết lộ đã thảo luận những vấn đề gì trong cuộc họp, nhưng giới quan sát cho rằng căng thẳng từ các cáo buộc “Việt Nam chiếm đất của Campuchia” chắc chắn nằm cao trong nghị trình.

Một bài báo trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 9/7 viết rằng cuộc họp “diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân thành, thẳng thắn và hiểu biết lẫn nhau”.

Cuối tháng trước đã xảy ra một vụ xô xát giữa gần 400 người trên vùng biên giới giáp ranh tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam.

Hơn 200 người Campuchia tới biên giới vì nghi ngờ chính quyền nước láng giềng lấn chiếm đất.

Các bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và cả súng đứng đối diện với nhiều người Campuchia cầm quốc kỳ và trong số đó có nhiều sư sãi mặc áo cà sa.

Báo chí Campuchia dẫn lời các nguồn tin nói rằng có 10 người Campuchia và 8 người Việt bị thương trên một phần của đường biên giới kéo dài hơn 1.000 km với Việt Nam.

Sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình lên tiếng kêu gọi “cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước". - VOA
|
|

6.
8 Đoàn Thể Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền Tiếp Đón Đại Sứ HK Ted Osius

Little Saìgòn – 11/7/2015:  Vào lúc 5 giờ chiều ngày 11 tháng 7, 2015, tám đoàn thể và đảng phái đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đã tiếp đón Đại Sứ Ted Osius, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, và Dân Biểu Alan Lowenthal.  Được biết Đại Sứ Ted Osius đã đáp lời mời của Dân Biểu Alan Lowenthal (CA-47), đến thăm vùng Little Saìgòn để tiếp xúc cùng cư dân trong vùng Nam California.  Buổi tiếp tân còn có sự hiện diện của 2 nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tháp tùng Đại Sứ Osius.  Buổi tiếp tân diễn ra trong nhà hàng Q1 Restaurant trên đường Brookhurst, thuộc thành phố Westminster.  

Ông Lê Minh Nguyên, thuộc Đảng Tân Đại Việt, đã đại diện tám đoàn thể để chào mừng Đại Sứ Osius và Dân Biểu Lowenthal cùng phái đoàn Bộ Ngoại Giao.  Dân Biểu Lowenthal đã nhấn mạnh mối quan tâm của ông về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và ông muốn nhà cầm quyền CSVN phải thực thi những  nhượng bộ về nhân quyền trước khi ông bỏ phiếu thuận để cho Việt Nam vào trong Hiệp Ước Thương Mại đa phương Trans-Pacific Trade Partnership (TTP).  Ông không chấp nhận những hành động của nhà cầm quyền CS như họ thả người này ra khỏi tù rồi lại bắt một người khác vào tù.  Đại Sứ Osius đã tường trình những nổ lực của ông với tư cách là nhà ngoại giao cao cấp đại diện HK tại Việt Nam để đẩy mạnh những thăng tiến về trao đổi giáo dục, bảo vệ các hội đoàn xã hội dân sự, và các nhà hoạt động truyền thông trên mạng.  

Đại Sứ Osius giới thiệu nhà báo Điếu Cày trong nhóm cử tọa, người đã được chính quyền HK can thiệp để được thả ra tù và đi tỵ nạn chính trị hiện đang sinh sống tại vùng Little Saìgòn.

Luật Sư Đỗ Phủ đã đại điện các đoàn thể và đảng phái để trình bày 7 điểm quan tâm của họ về mối bang giao giữa Viêt Nam và Hoa Kỳ.  Họ yêu cầu Đại Sứ Osius có những chương trình hành động cụ thể để cải thiện vấn đề tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do thành lập công đoàn, tự do tín ngưỡng (đặc biệt là tự do tôn giáo cho đồng bào Thượng), thả các tù nhân chính trị, bảo vệ các nhà dân chủ, bảo vệ quyền lợi của các hảng kinh doanh và truyền thông HK hoạt động tại Việt Nam.  Sau đó, đại diện của 8 đoàn thể gồm Đại Việt Quốc Dân Đảng (BS Phạm Quang Thùy), Họp Mặt Dân Chủ (Nguyễn Shanda), Lực Lượng Cứu Quốc (Đỗ NhưĐiện), Tân Đại Việt (Lê Minh Nguyên), Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (Nguyễn Bá Tùng), Vietnam Human Rights PAC (LS Đỗ Phủ), Việt Nam Quốc Dân Đảng (Nhan Hữu Mai), và Đảng Việt Tân (BS Đông Xuyến Matsuda) đã lần lược đặt những câu hỏi về nhiều vấn đề liên quan đến đường hướng ngoại giao giữa HK và Việt Nam, những nổ lực của Tòa Đại Sứ HK để bênh vực cho người Mỹ gốc Việt, và những chuyện cần làm để bảo vệ cho các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam.  Đặc biệt, cựu Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Lou Correa đã đặt vấn đề với chánh sách câu lưu công dân Hoa Kỳ bất hợp pháp của nhà nước Viêt Nam. Ông nêu lên trường hợp nhà cầm quyền CSVN đã câu lưu nhân viên của ông khi họ về Việt Nam và sau đó trục xuất họ ra khỏi Việt Nam vì những hoạt động của họ tại Hoa Kỳ.  Đại Sứ Osius và Dân Biểu Lowenthal đồng phát biểu là họ cũng sẽ đặc biệt quan tâm về những trường hợp bắt công dân HK mà không đúng theo quy ước ngoại giao giữa hai nước.

Sau phần chụp hình lưu niệm, buổi tiếp tân đã kết thúc vào lúc 9 giờ tối cùng ngày.

Tường trình bởi Hoàng Huy

***

Letter from Eight Vietnamese Democracy and Human Rights Organizations
 
July 11, 2015
 
The Honorable Ted Osius
US Ambassador to Vietnam
 
Dear Ambassador Osius:
 
We would like to thank you for coming to Southern California and meeting with our organizations.
 
We believe that the time has come for political change in Vietnam and the U.S. should stand with the activists on the ground in Vietnam and support the change process.
 
The followings are issues that represent the common concerns of our organizations. We respectfully urge you to give them your attention and help advocate for these issues as US Ambassador to Vietnam:
 
1. To exert additional pressure on the government of Vietnam to release all political prisoners.  It's long overdue.  Attached is a political prisoners list published by Vietnam Human Rights Network;

2. To urge the Vietnamese authorities to stop harassment and persecution of political dissidents, for voicing their concern, in any manner (probation, barricade, mob violence, depriving livelihood, arbitrary detention) and respect their freedom of association and freedom of movement;

3. To support free expression by advocating for independent private American media and organizations to do business in Vietnam, and encouraging the free flow of information, especially within the context of TPP, without censorship and restriction;

4. To promote internet freedom in Vietnam by asking Vietnamese government to allow its citizens to freely access the internet, without being censored;

5. To promote the formation of independent labor organizations, and encourage Vietnam to adopt progressive labor laws;

6.  To urge the Vietnamese government to stop blacklisting Vietnamese-Americans who visit Vietnam, turn them around upon their arrival in Vietnam, especially those who were issued valid  visa by the Vietnamese government;

7. To urge the Vietnamese government to respect religious freedom of all Vietnamese citizens, especially for the Montagnard people.
 
We believe that this is the time for Vietnam to change positively and our country, the United States of America, is in a good position as an agent of change.  If Vietnam is to response constructively to the above issues, both countries will certainly be benefit with the long-term stability in South East Asia.
 
We are looking forward for a constructive and frank discussion with you and the organizations present here today.
 
Once again, thank you for a candid and fruitful discussion on issues related to democracy and human rights in Vietnam. We look forward to maintaining this positive interaction.
 
Sincerely Yours
 
The Organizing committee.
 
Đại Việt Quốc Dân Đảng Party (Grand Vietnam Nationalist Party)
Họp Mặt Dân Chủ (Alliance for Democracy)
Lực Lượng Cứu Quốc (The People’s Force to Save Vietnam)
Tân Đại Việt
Vietnam Human Rights Network
Vietnam Human Rights PAC
Việt Nam Quốc Dân Đảng (Vietnam Nationalist Party)
Việt Tân (Vietnam Reform Party)
 

No comments:

Post a Comment