Sunday, January 31, 2016

Tin Cập Nhật Chủ Nhật 31/1

Tin Thế Giới

1.
Ba vụ nổ bom làm 45 người thiệt mạng tại thủ đô Syria

Ba vụ đánh bom xảy ra tại một quận của thủ đô Damascus của Syria làm ít nhất 45 người thiệt mạng hôm Chủ nhật.

Hai kẻ đánh bom tự sát đã kích nổ bom khi các đội cứu hộ đến hiện trường một vụ đánh bom xe tại quận Sayeda Zeinab ở Damascus, nơi có đền thờ Hồi giáo Shia linh thiêng nhất của Syria.  

Bạo động xảy ra giữa lúc nhóm đối lập chính của Syria dự trù họp với Ðặc sứ Staffan de Mistura ở Geneva. Ông Mistura đang tìm cách đưa các phe phái tham chiến tại Syria vào bàn đàm phán để tìm một giải pháp chính trị cho cuộc nội chuyến kéo dài gần 3 năm qua ở Syria.

Trước khi tham gia hòa đàm với chính phủ Syria, Thượng Ủy ban Thương thuyết, gọi tắt là HNC, yêu cầu phe chính phủ chấm dứt các cuộc bao vây, và Nga chấm dứt ném bom các khu vực do phe nổi dậy chiếm giữ.

Một người phát ngôn của HNC hôm thứ Bảy nói rằng nhóm này đến Geneva chủ yếu là để nói về các vấn đề nhân đạo, và từ đó mới đàm phán nhiều hơn.

Cuộc hòa đàm được Liên hiệp quốc hỗ trợ bắt đầu hôm thứ Sáu tại Geneva đánh dấu nỗ lực quốc tế đầu tiên cho một giải pháp hòa bình kể từ khi các cuộc thương thuyết trước đó của Liên hiệp quốc bị thất bại hồi năm 2014.

Ông Mistura đã họp với phái đoàn của chính phủ Syria do Đại sứ của nước này tại Liên hiệp quốc, ông Bashar Jaafari, dẫn đầu.

Người Kurd bỏ hòa đàm Geneva

Các đại diện của người Kurd ở Syria chiến đấu chống chính phủ Syria nói rằng họ không được mời đến tham dự các cuộc họp tại Geneva, và họ sẽ không tham gia hòa đàm. Thổ Nhĩ Kỳ phản đối việc người Kurd ở Syria tham gia. Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng những người Kurd đó có liên hệ với các chiến binh người Kurd chống sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ tại các khu vực có đa số cư dân là người Kurd ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc nội chiến Syria kéo dài gần 3 năm qua, làm một phần tư triệu người thiệt mạng và đẩy hàng triệu người vào cảnh thất tán. Cuộc xung đột cũng cho thấy sự ra đời của nhóm hiếu chiến Nhà nước Hồi giáo và gây ra một làn sóng di dân khổng lồ ập vào Âu Châu.

Các cuộc giao tranh tại Syria đã tăng cường độ kể từ hồi tháng 9, khi Nga bắt đầu chiến dịch oanh kích để yểm trợ cho Tổng thống Bashar al-Assad chống lại các nhóm nổi dậy được Mỹ, một số thành viên của Liên hiệp Âu châu, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út ủng hộ.

Sự phức tạp của cuộc chiến làm cho tiến trình hòa đàm trở nên cực kỳ khó khăn.

Các lực lượng của Tổng thống Assad thắng thế đáng kể

Với sự yểm trợ của Nga, các lực lượng của ông Assad đã giành được những chiến thắng đáng kể.  Các nhà phân tích nói rằng phe chính phủ Assad có ít động lực để đàm phán với phe đối lập đang bị yếu thế và rạn nứt.

Bất chấp những động thái của liên minh đối lập tham gia hòa đàm ở Geneva, các nhà phân tích cảm thấy bi quan.  Ông Nadim Shehadi của Trường Luật và Ngoại giao Fletcher ở Boston nhận định rằng ông thấy có rất ít cơ hội thành công.

"Chúng tôi hối thúc phe đối lập chứng tỏ sự hợp nhất, nối kết và họ phải có một tổ chức lãnh đạo mạnh mẽ và họ phải có viễn kiến, chính sách và một sự nhất trí nào đó về tương lai," ông Shehadi nói. "Và tôi cho rằng họ không có được những yếu tố đó, và tôi nghĩ rằng họ cũng không có được những yếu tố đó trong một tương lai gần, và họ sẽ không thể có được những điều đó". - VOA
|
|

2.
37 di dân thiệt mạng vì thuyền đắm ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ

Ít nhất 37 di dân, trong đó có nhiều trẻ em, thiệt mạng hôm thứ Bảy khi con thuyền chở họ nhắm đến đảo Lesbos của Hy Lạp bị đắm ngoài khơi phía tây của bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng số người thiệt mạng tăng thêm tính đến chiều tối thứ Bảy sau khi các đội cứu hộ tìm thấy thêm xác người còn kẹt bên trong chiếc thuyền dài 17 mét.

Các nhân viên cứu hộ vớt được 75 người sống sót.

Hãng thông tấn Dogan của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng các di dân là những người Syria, Afghanistan và Myanmar.

Cảnh sát bắt giữ một nghi can đưa người lậu người Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức chuyến vượt biển hôm thứ Bảy, nhưng nghi can này nói chính gia đình của ông cũng ở trên chiếc thuyền bị đắm đó, và bác bỏ mọi cáo buộc.

Tổ chức Di dân Quốc tế, gọi tắt là IOM, nói rằng số người di dân và tị nạn thiệt mạng trong những chuyến vượt biển Aegean giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp "gia tăng với tỉ lệ đáng báo động."

Trước thảm kịch hôm thứ Bảy,  theo ước tính của IOM, 218 người đã thiệt mạng trong năm nay trong khu vực phía đông Ðịa trung hải và 26 người thiệt mạng trong tuyến vượt biển thường thấy trên Ðịa trung hải giữa Libya và Italia.

Mùa đông lạnh và biển động không ngăn cản được làn sóng thuyền nhân tìm đường đến châu Âu. 

Riêng số người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện này đã lên đến hơn 2,5 triệu người.

Thổ Nhĩ Kỳ thỏa thuận với Liên hiệp Âu châu hồi tháng 11 nhằm kéo chậm lài làn sóng người tị nạn để đổi lại bằng trợ giúp tài chánh trị giá hơn 3 tỉ đôla.

Đa số các thuyền nhân này là những người chạy trốn chiến tranh và nghèo đói ở Trung Đông và Phi châu để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

3.
Bầu cử tổng thống Mỹ: "Lá phiếu" của New York Times

Một ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Iowa, tờ báo uy tín nhất Hoa Kỳ, nhật báo New York Times hôm qua đã bình chọn cựu Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton đại diện cho đảng Dân chủ. Còn bên hàng ngũ đảng Cộng hòa, tờ báo này ủng hộ thống đốc bang Ohio, John Kasich.

Thông tín viên Jean-Louis Pourtet từ Washington giải thích về "lá phiếu" của cơ quan ngôn luận này:

"Đối với tờ New York Times, tờ báo có ảnh hưởng lớn nhất tại Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton là ứng cử viên lý tưởng để điều hành đất nước trong nhiệm kỳ bốn năm sắp tới. Cần nhắc lại là vào năm 2008 tờ báo này đã ủng hộ bà Clinton trong cuộc đọ sức với ứng cử viên Barack Obama. Báo New York Times dành cho cựu đệ nhất phu nhân Mỹ và cũng là cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhiều lời khen tặng. 

Tờ báo nhấn mạnh, bà Hillary Clinton là người giàu kinh nghiệm và rất thực tiễn. Ngược lại, New York Times cho rằng những đề xuất tạo bạo của ông Bernie Sanders không thực tế. Xã luận tờ báo kết luận: "Đối với đảng Dân chủ, bà Clinton là một sự lựa chọn tốt. Bà có một tầm nhìn hoàn toàn khác hẳn so với bên đảng Cộng hòa. Đó là quan điểm của một tầng lớp trung lưu có cơ hội để thăng tiến. Với bà, nữ quyền sẽ được cải thiện, người không giấy tờ hợp lệ sẽ được hợp thức hóa ; hiệp ước quốc tế sẽ được tôn trọng và an ninh của Hoa Kỳ sẽ được bảo đảm". 

Trong bài báo thứ nhì, tờ báo này không ngần ngại tấn công các đối thủ của bà Hillary Clinton bên phía đảng Cộng hòa, khi đánh giá ứng cử viên Donad Trump là ‘kẻ bất tài với đường lối dân túy’. Ông Ted Cruz thì là một người ‘cơ hội chủ nghĩa, sẵn sàng làm tất cả để được đại diện cho đảng này tranh chiếc ghế tổng thống. Tờ báo không mấy hào hứng với các ứng cử viên còn lại của đảng Cộng hòa, ngoại trừ trường hợp của ông John Kasich, thống đốc bang Ohio. Theo New York Times, nhân vật này là ‘sự chọn lựa khả thi duy nhất đối với những người ủng hộ đảng Cộng hòa đã quá mệt mỏi trước những lập luận quá khích và sự thiếu kinh nghiệm của các ứng cử viên’ đang lao vào cuộc vận động tranh cử". - RFI
|
|

4.
Ba tù nhân vượt ngục ở California trong tay cảnh sát

Hai tù nhân đào thoát khỏi một nhà tù ở Nam California, Mỹ, đã bị bắt hôm nay, một ngày sau khi một kẻ vượt ngục thứ ba đầu hàng cảnh sát.

Hossein Nayeri, 37 tuổi, và Jonathan Tieu, 20, bị bắt gần công viên Golden Gate ở San Francisco sáng 30/1.

Cảnh sát cho hay, Tieu là một thành viên của một băng đảng tội phạm gốc Việt, và đang chờ ra tòa vì tội giết người.

Theo cảnh sát trưởng Quận Cam, vụ bắt giữ được thực hiện sau khi một người phụ nữ ở thành phố trên báo cho cảnh sát biết rằng bà nhìn thấy một chiếc xe tải màu trắng mà hai kẻ đào tẩu tuần trước sử dụng.

Một ngày trước đó, Bac Duong, 43 tuổi, đã đầu hàng cảnh sát ở Santa Ana, cách thành phố San Francisco 604 km về phía nam.

Người đàn ông gốc Việt này đã nhờ một nhân viên tại một cửa hàng bán phụ tùng ôtô gọi điện báo cho cảnh sát.

Chính quyền liên bang Hoa Kỳ trong hơn 15 năm qua đã không thể trục xuất  Duong về Việt Nam.

Ông ta đã sống ở Mỹ từ năm 1991, và kể từ đó, Duong từng bị bắt giữ về tội trộm cắp, bạo lực gia đình, cướp giật và ăn cắp ôtô.

Ba người đàn ông đã đào thoát khỏi một nhà tù được canh phòng cẩn mật ở Santa Ana, California, sáng 22/1, nhưng phải sau 15 tiếng đồng hồ sau giới hữu trách mới biết về vụ vượt ngục.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1988 xảy ra một vụ vượt ngục ở nhà tù này.

Hôm 28/1, một giáo viên dạy tiếng Anh tại một nhà tù ở Nam California đã bị bắt vì bị tình nghi giúp 3 tù nhân, trong đó có nghi can giết người, vượt ngục.

Bà Nooshafarin Ravaghi (44 tuổi) ở Lake Forest đã bị bắt gần 1 tuần sau khi các phạm nhân trốn thoát khỏi nhà tù bằng cách cắt chấn song sắt, trèo qua đường ống, leo lên mái, cắt dây thép gai, sau đó sử dụng dây bện bằng ga trải giường để trèo xuống. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

5.
Ông Trọng muốn ‘củng cố quan hệ truyền thống’ với Trung Quốc

Tổng bí thư mới được tái bầu tuyên bố Việt Nam “sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc để củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai bên.

Trong cuộc gặp hôm qua với ông Tống Đào, đặc sứ của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trọng còn nói thêm rằng Hà Nội sẽ hợp tác với Bắc Kinh để thúc đẩy “tư tưởng xã hội chủ nghĩa và duy trì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực”.

Người đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam còn bày tỏ sự “biết ơn chân thành” tới ông Tập, và nói rằng Việt Nam “sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để củng cố mối quan hệ truyền thống”.

Trước đó, ông Đào, Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã chuyển lời chúc mừng của ông Tập tới ông Trọng.

Theo báo chí Trung Quốc, trong thư, lãnh đạo của Trung Quốc “bày tỏ hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải cách ở Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được các tầm cao mới”.

Trong cuộc gặp với ông Trọng, ông Tống nói rằng Trung Quốc “sẵn lòng làm việc với Việt Nam để thực thi sự đồng thuận quan trọng giữa hai đảng, cũng như củng cố giao tiếp chiến lược và làm sâu sắc thêm hợp tác thực tiễn”.

Ngoài ra, vị đặc sứ còn nói thêm rằng Trung Quốc sẽ “mở rộng trao đổi, giao lưu nhân sự đồng thời củng cố trao đổi và phối hợp với Việt Nam ở cấp độ quốc gia và khu vực”.

Ngoài Việt Nam, ông Tống còn tới thăm Lào, khi quốc gia Đông Nam Á này vừa kết thúc kỳ đại hội đảng, và bầu ông Bounnhang Vorachit, 78 tuổi, vào chức Tổng bí thư.

Cũng giống như Hà Nội, chính quyền Vientiane được coi là có quan hệ kinh tế và ngoại giao gần gũi với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Đại hội đảng 12 ở Việt Nam kết thúc hôm 28/1, với việc ông Trọng, người mà các nhà phân tích nước ngoài coi là thân Bắc Kinh, được bầu lại làm Tổng bí thư.

Tuyên bố “bất ngờ” được “tín nhiệm” tại vị của ông Trọng đã gây tranh cãi trên mạng xã hội vì ông được các nhà quan sát cho là người duy nhất chạy đua vào cương vị người đứng đầu đảng sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được coi là thân phương Tây, xin rút. - VOA
|
|

6.
Trung Quốc giận dữ trước việc tàu Mỹ tuần tra gần đảo Tri Tôn, Hoàng Sa

Vài giờ sau khi khu trục hạm USS Curtis Wibur của Hải quân Mỹ tiến vào bên trong vùng 12 hải lý đảo Tri Tôn- Hoàng Sa, ngày 30/01/2016, bộ Ngoại giao và Quốc phòng Trung Quốc mạnh mẽ tố cáo Hoa Kỳ "cố tình khiêu khích" và xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.

Trong thông cáo công bố vào chiều tối ngày 30/01/2016, bộ Ngoại giao Trung Quốc mạnh mẽ lên án tàu chiến của Hoa Kỳ "vi phạm luật pháp Trung Quốc khi xâm nhập hải phận của nước này, và phía Trung Quốc đã có những biện pháp thích hợp, trong đó có cả việc theo dõi và cảnh cáo".

Trang mạng của bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố tương tự với lời lẽ còn cứng rắn hơn, xem hành động của Hải quân Hoa Kỳ là thái độ "vô trách nhiệm và cực kỳ nguy hiểm". Bộ Quốc phòng Trung Quốc kết luận: "Quân đội Trung Quốc sẽ có những biện pháp cần thiết để bảo vệ chặt chẽ chủ quyền và an ninh quốc gia".

Thông tín viên đài RFI từ Thượng Hải, Delphine Sureau cho biết thêm:

"Đối với chính quyền Bắc Kinh, không có gì phải nghi ngờ: quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Do vậy, việc Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào sát khu vực Hoàng Sa là một hành vi vi phạm lãnh hải của Trung Quốc. Hôm qua, bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Washington tránh làm tổn hại đến sự tin cậy giữa hai nước. Với giọng điệu cứng rắn hơn, bộ Quốc phòng Trung Quốc tố cáo Mỹ ‘phá hoại hòa bình’, hành động ‘vô trách nhiệm’ của Mỹ và có nguy cơ dẫn tới ‘đụng độ’ trên biển. 

Bắc Kinh ngày càng khó chịu trước các hoạt động tuần tra của Mỹ trong vùng Biển Đông vào những tháng gần đây. Trước khi cho tàu chiến Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn, Hoàng Sa hôm qua, Mỹ từng cho oanh tạc cơ bay gần đảo nhân tạo của Trung Quốc trong khu vực Trường Sa. Đây là nơi Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei cùng đòi hỏi chủ quyền. Qua hành động đó, phía Washington muốn chứng minh rằng các đòi hỏi chủ quyền của những quốc gia trong khu vực là không có cơ sở và không một quốc gia nào được phép ngăn trở quyền tự do hàng hải đối với một vùng biển chiến lược, ngã tư của các luồng thương mại thế giới. 

Dù vậy, Trung Quốc đặt các nước láng giềng trước sự đã rồi. Tại Trường Sa, Bắc Kinh đã liên tục bồi đắp các đảo nhân tạo, xây phi trường. Năm ngoái, máy bay dân sự và quân sự đã đá xuống các đường băng mới vừa được khánh thành".

 Phản ứng của Việt Nam và Úc 

Về phía Việt Nam, một trong ba nước cùng đòi hỏi chủ quyền đối với khu vực quần đảo Hoàng sa, trả lời báo chí ngày 31/01/2016, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình một lần nữa nhấn mạnh, "chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa".  Ông Lê Hải Bình tuyên bố: "Là quốc gia thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982... Việt Nam đề nghị tất cả các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế".

Về phía Úc, một đồng minh của Mỹ trong khu vực, bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne ngay từ hôm qua tuyên bố Canberra ủng hộ hành động của Hoa Kỳ vì tự do hàng hải và cho biết chính quyền Úc đã được báo trước về kế hoạch tuần tra của Hải quân Mỹ. - RFI

Saturday, January 30, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Bảy 30/1

Tin Thế Giới

1.
Phe đối lập Syria đến Geneve để dự cuộc đàm phán hoà bình

Một phái đoàn đại diện nhóm đối lập chính ở Syria sẽ đến Geneve trong ngày hôm nay.

Hiện chưa rõ các thành viên của Thượng Uỷ ban Thương thuyết (HNC) do Ả rập Xê út hậu thuẫn có tham dự một cách trực tiếp trong cuộc hoà đàm hay không.

Hôm qua, các giới chức Liên Hiệp Quốc đã khai mạc cuộc đàm phán tại Thuỵ Sĩ, bất chấp một vụ tẩy chay của Thượng Hội đồng Thương thuyết.

Cuộc đàm phán đã bắt đầu với một cuộc họp tại văn phòng của Liên Hiệp Quốc giữa Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Syria, ông Staffan de Mistura, với một phái đoàn của chính phủ Syria nằm dưới sự hướng dẫn của Đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc Bashar Ja'afari.

Sau cuộc họp đó, ông Mistura nói ông hy vọng gặp gỡ các thành viên của Thượng Uỷ ban Thương thuyết vào ngày Chủ nhật.

Trước đó Thượng Uỷ ban Thương thuyết tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc thương thuyết vì Nga và Syria không ngưng không kích vào khu vực dân cư hoặc nới lỏng những vụ phong toả làm cho hàng cứu trợ không tới tay người dân. Tuy nhiên, ngày hôm qua, liên minh đối lập này cho biết họ đã nhận được “những sự bảo đảm”, mà họ không nói rõ là gì, khiến họ quyết định cử một phái đoàn tới Geneve.

Cuộc hoà đàm này là nỗ lực mới nhất để chấm dứt cuộc nội chiến Syria kể từ khi các cuộc thương thuyết bị đổ vỡ vào năm 2014.

Cuộc nội chiến gần 5 năm ở Syria đã giết chết khoảng 250.000 người và làm cho hàng triệu người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. - VOA
|
|

2.
Mỹ: Chiến đấu cơ Nga bay cách máy bay Mỹ 5 mét --- Iran cho biết đã bay máy bay không người lái bên trên tàu sân bay Mỹ

Các giới chức quân sự Mỹ cho biết một chiến đấu cơ Nga hôm thứ hai đã bay cách một chiếc máy bay trinh sát của Mỹ trong không phận quốc tế chỉ có 5 mét.

Một nữ phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung tá Michelle Baldanza, hôm thứ sáu nói chiếc máy bay của Không quân Mỹ đang bay trên tuyến bay thường lệ ở Biển Đen khi bị một chiếc phản lực Nga nghênh cản với “một cung cách không an toàn và không chuyên nghiệp.”

Các giới chức quân sự Mỹ cho các cơ quan truyền thông biết rằng chiếc máy bay Nga đã bay bên cạnh máy bay trinh sát của Mỹ rồi quẹo gắt qua hướng tay phải, gây ảnh hưởng tới sự điều khiển của chiếc máy bay Mỹ.

Họ không cho biết chiếc máy bay Nga có trang bị vũ khí hay không.

Vụ này tương tự như vụ xảy ra hồi tháng tư ở Biển Baltique. Ngũ Giác Đài cho biết khi đó một chiếc chiến đấu cơ Nga bay ngang mũi của một chiếc máy bay trinh sát Mỹ và nghiêng máy bay để khoe vũ khí. Moscow nói rằng phi công của họ không làm gì sai trong vụ đó. - VOA

***
Truyền thông nhà nước Iran cho biết một chiếc máy bay không người lái không vũ trang của nước họ đã bay bên trên một hàng không mẫu hạm của Mỹ và chụp được những bức ảnh “chính xác” trong một cuộc thao dượt hải quân ở Vịnh Ba Tư.

Hôm qua, truyền hình nhà nước Iran và hãng tin bán chính thức FARS phổ biến những bức ảnh giống nhau mà họ nói là hình chụp từ máy bay không người lái đó. Những bức hình này cho thấy một tàu sân bay không rõ tên gì.

Tin tức của Iran nói rằng những hình ảnh đó được chụp hôm thứ sáu. Nhưng người phát ngôn của hải quân Mỹ cho biết một chiếc máy bay không người lái không vũ trang của Iran đã bay gần hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp và “ngay bên trên” hàng không mẫu hạm USS Harry Truman vào ngày 12 tháng Giêng khi hai tàu này di chuyển trong hải phận quốc tế ở Vịnh Ba Tư.

Đô đốc Habibollah Sayyari, Tư lệnh Hải quân Iran, nói diễn tiến đó là dấu hiệu của “sự dũng cảm, kinh nghiệm và năng lực khoa học của những người điều khiển máy bay không người lái của chúng ta.”

Nếu thời điểm mà phía Hoa Kỳ đưa ra là chính xác thì vụ việc này xảy ra trong cùng ngày Iran bắt 10 binh sĩ hải quân Mỹ trên chiếc tàu đi lạc vào hải phận Iran. Các binh sĩ đó đã được thả vào ngày hôm sau. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

3.
Bà Clinton gửi email riêng chứa 'bí mật'

Hai mươi hai bức thư điện tử được gửi qua máy chủ không bảo đảm an toàn của bà Hillary Clinton trong lúc bà đang là Ngoại trưởng chứa đựng những bí mật của chính phủ, theo giới chức Mỹ.

Bộ Ngoại giao nói các tin nhắn đã được xếp loại "tối mật" và không thể được gửi đi.

Phát ngôn viên John Kirby nói các thư điện tử (email) này đã không được đánh dấu ‘mật’ vào thời điểm chúng được gửi.

Vụ việc bà Clinton sử dụng email cá nhân khi đang là Ngoại trưởng đã đeo đẳng chiến dịch ứng viên tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ của bà.

Thông tin nhạy cảm

Bà Clinton, người đang tìm kiếm sự đề cử của đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử năm 2016, đã bị chỉ trích vì sử dụng một máy chủ vi tính cá nhân khi trao đổi các email công việc lúc còn tại vị.

Theo yêu cầu của bà, hàng ngàn email đã được Bộ Ngoại giao công bố.

Nhưng đây là lần đầu tiên nhiều bức thư của bà được tuyên bố là ‘mật’.

Bộ phận vận động tranh cử của bà Clinton đã phản ứng tức giận trước thông báo và yêu cầu các email phải được công bố đầy đủ.

Thông báo của giới chức được đưa ra ba ngày trước khi bà Clinton tham dự cạnh tranh ứng viên đề cử trong một cuộc đấu quan trọng ở Iowa.

Các bức thư đã được xếp hạng "tối mật", vì chúng sẽ gây ra thiệt hại "đặc biệt nghiêm trọng" cho an ninh quốc gia nếu công bố, Bộ Ngoại giao Mỹ nói.

Các quan chức tình báo nói với hãng tin Mỹ Associated Press rằng 37 trang có thể chứa những thông tin nhạy cảm được gọi là các "chương trình tiếp cận đặc biệt" – những dự án bí mật chẳng hạn như các cuộc không kích không người lái hay nghe lén của chính phủ.

Gửi hay chỉ nhận?

Không rõ liệu bà Clinton có gửi các thông tin "tối mật" này đi hay là bà chỉ nhận được chúng mà thôi.

Trước đây, các thông tin nhạy cảm đã được biên tập trước khi các thông điệp, thư từ được công bố, nhưng ông Kirby nói thư điện tử "tối mật" sẽ không được công bố, thậm chí là một phần.

Các đối thủ của bà Clinton đã buộc tội bà đặt an ninh của nước Mỹ trước rủi ro khi bà sử dụng một hệ thống máy tính không bảo đảm an ninh.

Ứng viên hứa hẹn cho chức vụ Tổng thống đã thừa nhận rằng quyết định của bà sử dụng một máy chủ thư điện tử riêng tại nhà của bà ở New York là một sai lầm.

Bộ Ngoại giao đã công bố một loạt các email của bà Clinton vào tối thứ Sáu.

Tuy nhiên cơ quan này vẫn chưa công bố khoảng 7.000 trang các thư điện tử từ máy chủ riêng của bà.

Giới chức tại Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu có thêm thời gian để kiểm tra các thông điệp, thư từ do bị ảnh hưởng bởi trận bão tuyết gần đây tấn công Washington.

Họ đã yêu cầu công bố loạt cuối cùng của các bức thư điện tử vào ngày 29/2, là thời điểm sau khi diễn ra sự kiện liên quan cuộc đua ứng viên với cửa ải tranh đấu quan trọng của bà Clinton ở Iowa. - BBC
|
|

4.
Biển Đông: Mỹ bất ngờ cho tàu tuần tra gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa) --- Biển Hoa Đông và Biển Đông: Bắc Kinh lại "cay cú" Mỹ

Mọi người chờ đợi Mỹ ở Trường Sa, nhưng vào hôm nay, 30/01/2016, Hải quân Hoa Kỳ lại bất ngờ phái chiến hạm tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn, vùng quần đảo Hoàng Sa. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, mục tiêu của chiến dịch vẫn là thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Theo một phát ngôn viên Lầu Năm Góc, khu trục hạm USS Curtis Wilbur (DDG 54) đã tiến vào và di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, theo thủ tục « qua lại vô hại ». Tuy nhiên phát ngôn viên Mỹ nhấn mạnh rằng hoạt động của chiến hạm Mỹ nằm trong khuôn khổ một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải, nhằm phản đối « các đòi hỏi chủ quyền quá đáng » của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan, tức là ba bên đang tranh chấp vùng quần đảo Hoàng Sa.

Tuyên bố nói rõ : « Hoạt động này [của tàu Curtis Wilbur] thách thức các nỗ lực của ba bên tranh chấp - Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam – muốn giới hạn các quyền hàng hải và quyền tự do chung quanh các thực thể địa lý mà họ tuyên bố chủ quyền, bằng cách đòi nước khác phải xin phép hay thông báo trước quá cảnh vùng lãnh hải ». 

Đối với phát ngôn viên Lầu Năm Góc : « Đòi hỏi chủ quyền quá đáng liên quan đến đảo Tri Tôn không phù hợp với luật lệ quốc tế được phản ánh trong Công ước về Luật Biển ».

Theo một quan chức quốc phòng Mỹ được nhật báo Wall Street Journal trích dẫn, chuyến tuần tra của chiếc USS Curtis Wilbur kéo dài ba tiếng đồng hồ, đã được tiến hành mà không hề báo trước cho bất kỳ nước nào biết. Việc không thông báo là yếu tố cho thấy cuộc tuần tra đích thực là một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Viên chức Mỹ cũng xác định rằng chiến hạm Mỹ đã không thấy bất kỳ chiếc tàu Trung Quốc nào trong lúc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, nhưng không nói rõ là đã có hay không có những trao đổi qua vô tuyến điện với tàu Trung Quốc hay nước khác.

Hành động của Mỹ, theo như Lầu Năm Góc tuyên bố, nhắm vào cả Trung Quốc, Việt Nam lẫn Đài Loan. Tuy nhiên giới quan sát cho rằng đây thực chất là một động thái nhắm vào Trung Quốc, nước hiện đang kiểm soát toàn bộ vùng quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm trọn từ tay Việt Nam vào năm 1974.

Sự kiện Trung Quốc không phản ứng khá khác thường, vì lẽ từ trước đến nay, Bắc Kinh thường tung các đội tàu nhỏ ra để đối phó mỗi khi tàu ngoại quốc tiến vào khu vực mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ.

Vào tháng 10 năm ngoái 2015, một khu trục hạm khác của Hải Quân Mỹ cũng đã đi vào phạm vi 12 hải lý của Đá Xu Bi (Subi Reef), một trong 7 đảo mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc khi ấy đã cực lực phản đối, và cho tàu của họ theo dõi sát tàu Mỹ.

Sau khi Hoa Kỳ cho biết sẽ tiếp tục các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, nhiều nhà phân tích đã dự báo khả năng Mỹ sẽ áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong chiến dịch thứ hai. Không ngờ là hôm nay, tàu Mỹ lại tiến vào vùng Hoàng Sa. - RFI

***
Trung Quốc vào hôm qua 29/01/2016 đã lại cảnh cáo Mỹ sau tuyên bố thẳng thắn của đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương là sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông bị Trung Quốc tấn công. Lời phản ứng cứng rắn này được đưa ra 24 tiếng đồng hồ sau một lời đả kích khác của Bắc Kinh, cũng nhắm vào đô đốc Mỹ, đã khẳng định rằng các đảo trên Biển Đông không phải là của Trung Quốc.

Theo nhật báo Anh ngữ Trung Quốc China Daily, trong một tuyên bố bằng văn bản gởi đến tờ báo này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào hôm qua 29/01, đã kêu gọi Washington« thận trọng trong lời nói và hành động liên quan đến vấn đề quần đảo Điếu Ngư ». Điếu Ngư là tên Bắc Kinh đặt cho quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Trong một tuyên bố ngày 27/01 tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington, khi nói về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vị đô đốc chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã tái khẳng định quan điểm theo đó « Mỹ rõ ràng sẽ bảo vệ quần đảo này nếu bị Trung Quốc tấn công ».

Một chuyên gia Trung Quốc được tờ China Daily trích dẫn đã tố cáo những lời lẽ được cho là có ý đồ khuyến khích Nhật Bản dùng biện pháp quân sự tại vùng đang tranh chấp. Một chuyên gia khác thì giảm nhẹ ý nghĩa của tuyên bố từ phía Mỹ, cho rằng các cam kết bảo vệ đồng minh châu Á mà Mỹ đưa ra thường « mạnh mẽ hơn nhiều so với các hành động trong thực tế ».

Ngoài các ý kiến về Biển Hoa Đông, đô đốc Harris cũng đã khiến Bắc Kinh giận dữ khi ông đề cập đến tình hình Biển Đông, và khẳng định rằng Mỹ sẽ tiếp tục thách thức lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, nơi mà theo ông, « những hòn đảo không thuộc về Trung Quốc ».

Tối hôm 28/01/2016, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đả kích nhân xét của đô đốc Mỹ, bị cho là « hoàn toàn thiếu hiểu biết thông thường về lịch sử ». Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là công việc của Bắc Kinh và các nước ASEAN, do đó « không cần đến các nước bên ngoài khu vực chỉ trỏ, chưa kể đến việc đưa ra những nhận xét ngu dốt ».

Phản ứng gay gắt của Bắc Kinh tương ứng với những tuyên bố bộc trực của đô đốc Mỹ, theo đó trong vấn đề biển đảo, Trung Quốc là "kẻ xâm lược tiềm tàng". - RFI
|
|

5.
Mỹ và Brazil cam kết hợp tác chống Zika

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Brazil cho biết họ đồng ý với nhau về “sự quan trọng của những nỗ lực hợp tác” để ngăn chận sự lây lan của virus Zika.

Sau cuộc điện đàm giữa hai vị tổng thống hôm thứ sáu, Tòa Bạch Ốc đưa ra một thông cáo nói rằng ông Barack Obama và bà Dilma Rouseff thừa nhận sự quan trọng của việc hợp tác nhằm “gia tăng sự hiểu biết, xúc tiến hoạt động nghiên cứu, và đẩy mạnh việc phát triển thuốc chủng và những kỹ thuật khác để khống chế virus này.”

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng virus Zika đang lan truyền một cách nhanh chóng trên khắp châu Mỹ và có thể ảnh hưởng tới 4 triệu người.

Virus Zika được cho có dính líu tới 4.000 ca nghi nhiễm của bệnh teo não tại Brazil. Hiện chưa có cách chữa bệnh này.

Tổng thống Rouseff hôm qua loan báo một chiến dịch toàn quốc để diệt trừ loại muỗi truyền virus Zika sang con người.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng phải mất nhiều năm để phát triển một loại thuốc chủng để ngừa virus Zika.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ cảnh báo phụ nữ mang thai tránh đến những khu vực có dịch Zika. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

6.
Phái đoàn VN sang New Zealand ký TPP

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu phái đoàn sang Úc và New Zealand chuẩn bị ký kết TPP, theo truyền thông Việt Nam. 

Ngày 4/2, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ chính thức được ký kết tại thành phố Auckland, New Zealand.

“Đoàn Việt Nam có nhiều đại diện doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định TPP mang lại rất nhiều lợi ích, mà đối tượng hưởng lợi nhiều nhất chính là doanh nghiệp,” Website CafeBiz hôm 30/1 tường thuật.

“Việc kết thúc đàm phán để ký kết TPP là quan trọng, nhưng việc tiếp theo là làm thế nào để mọi đối tượng, trong đó có doanh nghiệp, người dân, biết được nội dung có liên quan để tận dụng lợi thế, đồng thời có biện pháp hạn chế khuyết điểm.

"Đây là vấn đề không phải chỉ của Bộ Công thương mà là công việc của các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và của người dân”, ông Hải được trang điện tử này dẫn lời, nói.

Việc ký kết TPP diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sắp mãn nhiệm sau Đại hội Đảng 12.

Ông Đỗ Thắng Hải khi trả lời tờ VnExpress tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/1 cũng cho biết sẽ 'không có nhiều thay đổi' khi Việt Nam tham gia ký vào ngày thứ Năm tới đây so với các thông báo từ trước.

“Nội dung hiệp định vẫn giữ được những lợi ích cho các đối tượng tham gia, trong đó người dân, doanh nghiệp Việt Nam cũng được hưởng lợi”, ông Thứ trưởng được dẫn lời, nói.

“Nội dung hiệp định vẫn giữ được những lợi ích cho các đối tượng tham gia, trong đó người dân, doanh nghiệp Việt Nam cũng được hưởng lợi”, quan chức này khẳng định với truyền thông Việt Nam.

Tờ VnExpress cho hay sau khi 'báo cáo Chính phủ và được Bộ Chính trị đồng ý', sáng 30/1, đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Công Thương dẫn đầu sẽ tới Australia và New Zealand với chương trình công tác 'nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế' và trong khuôn khổ chuyến đi, đoàn sẽ tham dự lễ ký kết chính thức hiệp định vào ngày 4/2.

Phát biểu tại họp báo, đại diện Bộ Công Thương cho rằng một trong những thành tựu lớn nhất trong kinh tế đối ngoại năm qua của Việt Nam chính là tham gia nhiều hiệp định kinh tế mà TPP là đáng chú ý nhất, vẫn theo trang báo điện tử này.

'Thay đổi to lớn'

Trước đó, trong một trả lời phỏng vấn với BBC từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:

“Tôi nghĩ rằng những việc lớn như TPP thì không có một ông nào khởi xướng hoặc có công làm nên, vì cả ban lãnh đạo Việt Nam phải nhất trí thông qua, có chủ trương để làm chuyện ấy”.

“Do vậy, kết quả Đại hội Đảng 12 cũng như sự ra đi của ông Dũng không có tác động gì đáng kể đến tình hình kinh tế Việt Nam vì cơ bản là không có sự thay đổi chính sách”, nhà hoạt động dân sự nói.

Trong bài dự báo về tình hình chính trị - kinh tế Việt Nam trên trang Australian Financial Review cuối năm ngoái, tác giả Thomas Jandl viết:

"Năm 2016 mang tính then chốt để Hà Nội điều chỉnh cơ cấu chính trị trong nước cho phù hợp với vị trí mới của Việt Nam trong kiến trúc kinh tế và an ninh toàn cầu".

“Việc hoàn tất đàm phán TPP đặt Việt Nam vào khối 12 nước cần tuân thủ một loạt các quy tắc thương mại, đầu tư chung, đồng thời đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện những thay đổi to lớn ở trong nước.

"Các doanh nghiệp nhà nước, vốn được bảo hộ mạnh mẽ, nay sẽ phải nỗ lực để tồn tại nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi, bởi họ nay sẽ cùng chung chịu sự điều chỉnh của các quy định áp dụng cho khối tư nhân”, ông Jandl viết trên tờ báo tài chính của Úc.

Khi so sánh với khối kinh tế tư nhân, tác giả nói rằng cả tính hiệu quả lẫn tính thiết thực trong việc sử dụng vốn của khối kinh tế nhà nước hoàn toàn thua kém, đặc biệt là nếu so với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.

Thế nhưng khối quốc doanh cho đến nay vẫn được nhận những thị phần to lớn về tín dụng và các hợp đồng làm ăn của chính phủ, và điều đó đã khiến cho nền kinh tế bị trì trệ.

Tận dụng được cơ hội?

Trong một trao đổi với BBC gần đây nhìn lại kinh tế năm qua và dự phóng trong toàn năm 2016, trong đó có bối cảnh TPP và Việt Nam, một nhà kinh tế học từ Đại học Kinh tế Quốc dân, PGS. TS. Phạm Thế Anh nói:

"Trong năm qua, có mấy sự kiện đáng nổi bật như sau, thứ nhất là sự hồi phục kinh tế, hồi phục kinh tế đã diễn ra trên diện rộng hơn, tức là trên nhiều ngành nghề hơn, nhưng đáng chú ý nhất vẫn là hồi phục ở ngành xây dựng và những ngành liên quan kinh doanh bất động sản, nó hơi chênh lệch so với những ngành khác.

"Ngành sản xuất có hồi phục so với năm trước, nhưng không phải là quá cao, và mức hồi phục của cả nền kinh tế thì chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản.

"Triển vọng tăng trưởng cả năm 2015 có thể đạt ở mức khoảng 6,6% đến 6,7% cho cả năm 2015, mức này là mức cao hơn so với kỳ vọng đầu năm, tuy nhiên gần đây, chỉ số quản trị nhà mua hàng (chỉ số PMI) của Việt Nam, đối với ngành sản xuất của Việt Nam, thì lại xấu đi; trong ba tháng gần đầy đều ở dưới ngưỡng 50 điểm, tức là ngưỡng trung lập.

"Nó phản ánh triển vọng kinh tế trong những năm sau có vẻ là xấu đi, không được tốt như những tháng đầu năm hay gữa năm, cái này có thể phản ánh đà hồi phục tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có thể là hụt hơi. Đó là cái lo ngại.

"Thế còn vấn đề khác như là thương mại hay đầu tư quốc tế, thì nó chưa có gì nổi bật cả, mặc dù trong năm qua Việt Nam đã hoàn thành đàm phán hợp tác thương mại tự do với EU hay TPP, hay là Việt Nam - Hàn Quốc, thì hàng loạt hiệp định thương mại tự do đã ký kết, hoặc đã hoàn thành đàm phán, tuy nhiên tác động tích cực chưa đến ngay, mà nó có thể trong một hai năm tới.

"Tuy nhiên thì Việt Nam có tận dụng được các cơ hội đó hay không, thì nó là một câu chuyện khác," chuyên gia về kinh tế vĩ mô Phạm Thế Anh nói với BBC. - BBC

Friday, January 29, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Sáu 29/1

Tin Thế Giới

1.
Phe đối lập Syria sẽ không dự hòa đàm

Phe đối lập Syria nói họ sẽ không có mặt tại hòa đàm dự kiến bắt đầu ở Geneva hôm nay (29/1).

Nhóm được Ả Rập Xê-út hậu thuẫn có tên Hội đồng Đàm phán Cấp cao nói hôm thứ Năm rằng những hồi đáp mà họ nhận được dành cho các yêu sách của đòi chấm dứt không kích và bãi bỏ một bao vây ở Syria là không chấp nhận được.

Hội đồng đã họp ở Riyadh tuần này và cho hay họ sẽ vẫn ở đó đến hết ngày hôm nay, không dự ngày khai mạc các hội đàm về các vấn đề khái quát ở Thụy Sỹ. Tuy nhiên, các đại diện của nhóm không loại trừ việc sẽ tham gia cuộc hội đàm dự kiến kéo dài nhiều tháng.

Tuyên bố này cho thấy những khó khăn đang gặp phải trong tiến trình chuẩn bị cho đàm phán kết thục một cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ 6, đã làm chết 250.000 người và làm mất nhà cửa của 4,6 triệu người khác. Trong một thông điệp video hôm thứ Năm, Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Syria Staffan de Mistura nói cuộc hội đàm là một cơ hội không được bỏ lỡ.

Các nhà tổ chức của Liên Hiệp Quốc nói đây sẽ không phải là hòa đàm mà chỉ là các cuộc đối thoại nhằm đặt nền móng cho các cuộc đàm phán.

Các đại diện chính phủ Syria quyết định tham dự sau khi thảo luận hồi đầu tháng này với Đặc sứ Liên Hiệp Quốc Staffan de Mistura ở Damascus. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

2.
Không có ông Trump trong cuộc tranh luận của các ứng viên Cộng Hòa

Các ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa đã thực hiện cuộc tranh luận cuối cùng trước cuộc họp kín ngày thứ Hai ở Iowa, nhưng vẫn chưa rõ có ứng viên nào gia tăng được sự ủng hộ trong cử tri.

Cuộc họp này là sự kiện đầu tiên ở đó các công dân thực sự đưa ra lựa chọn về người đề cử chính thức của đảng họ ra tranh cử tổng thống.

Người hiện dẫn đầu, ông Donald Trump, đã không tham gia cuộc tranh luận vì có bất đồng với một người dẫn chương trình tại hãng Fox News. Ông chọn thực hiện cuộc gây quỹ cho các cựu binh cách địa điểm diễn ra cuộc tranh luận không xa.

Các ứng viên đã nhanh chóng thể hiện họ xứng đáng là tổng thống, bàn thảo về nhập cư và an ninh quốc gia. Các ứng viên đều cố gắng vượt qua ông Donald Trump, người hiện đang dẫn đầu trong hầu hết các cuộc thăm dò dư luận trước cuộc họp kín hôm Thứ Hai.

Sau cuộc tranh luận, ít nhất một ứng viên đã hoài nghi liệu khung chương trình đó có ích gì không.

Ứng viên đảng Cộng Hòa Ben Carson nói

“Bạn biết đấy, khung chương trình này không phải là hình mẫu tốt nhất thuyết phục được ai về bất cứ điều gì. Bạn biết đấy, chúng ta chỉ tiếp xúc với những lời phát biểu thay vì có thể giải thích một chuyện theo chiều sâu. Đáng tiếc, đó là đặc điểm của xã hội chúng ta đang sống. Chúng ta đang sống trong một xã hội dựa vào những lời trích dẫn, những lời phát biểu”.

Trong khi đó, ông Trump nói với các ủng hộ viên tại buổi gây quỹ rằng ông không tham gia cuộc tranh luận vì ông có lòng tự trọng.

Ông nói: “Bạn phải tách ra vì quyền của mình. Khi bạn bị đối xử tồi, bạn phải đứng lên vì quyền của mình” Ông nói quỹ của ông đã quyên góp được 5 triệu đôla cho các cựu binh Mỹ. - VOA
|
|

3.
TT Obama: Tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ là người của đảng Dân Chủ

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói với những người cùng đảng rằng ông chắc chắn người của đảng Dân Chủ sẽ là tổng thống tiếp theo của Mỹ.

Phát biểu hôm thứ Năm ở Baltimore, phía bắc Washington, tổng thống nói: “Đảng Dân Chủ sẽ chiến thắng vào tháng 11 và chúng ta sẽ có một tổng thống là người đảng Dân Chủ kế nhiệm tôi”.

Ông Obama nói ông tin tưởng vào lời dự đoán của ông vì người của đảng Dân Chủ “đặt trọng tâm vào những gì quan trọng đối với đời sống của nhân dân Mỹ”.

Tổng thống đã phát biểu trước các nhà lập pháp đảng Dân Chủ trong dịp nghỉ thường niên của họ.

Tại cuộc gặp, ông Obama đã mỉa mai ứng viên của đảng Cộng Hòa Donald Trump bằng lời nhận xét như sau: “Chúng ta sẽ không củng cố vai trò lãnh đạo của chúng ta trên thế giới bằng cách cho phép các chính trị gia xúc phạm người Hồi giáo hay kích động các nhóm người Mỹ chống lại nhau”.

Ông Trump đã kêu gọi ngừng cho phép người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ và cũng đã gây ra sự rạn nứt trong đảng Cộng Hòa. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

4.
The Straits Times : Phe bảo thủ vẫn thắng thế ở Việt Nam và Lào --- Đại hội Đảng 12 qua cái nhìn của The Economist

Tờ nhật báo The Straits Times của Singapore hôm nay, 29/01/2016, có bài nhận định về Đại hội đảng Cộng Sản lần thứ 12 ở Việt Nam, vừa bế mạc hôm qua, cũng như về Đại hội đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào, bế mạc tuần trước. Bài viết có tựa đề : « Phe bảo thủ vẫn thắng thế ở Việt Nam và Lào ».

Ở Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng vừa tái đắc cử tổng bí thư ngày 27/01, còn ngày 22/01, ở Lào, ông Bounnhang Vorachit đã được bầu làm tân tổng bí thư. Qua hai kết quả bầu cử này, các nhà phân tích nhận định rằng đảng cầm quyền ở cả hai nước đều muốn có sự kế tục hơn là thay đổi sâu rộng, và họ sẽ không nhanh chóng tự do hóa hệ thống chính trị.

The Straits Times ghi nhận là ở Việt Nam, các đấu đá nội bộ đã không phá hỏng cơ chế lấy quyết định tập thể. Trả lời nhật báo Singapore qua điện thoại, giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales của Úc, cho rằng xu hướng tập trung, duy trì sự cân bằng, đã không thay đổi. Về phần ông Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên khách mời tại Viện Iseas-Yusof Ishak ở Singapore, thì nhận định : « Với việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra đi, họ đã cố gắng chặn đứng những đấu đá nội bộ và trở về với cơ chế lãnh đạo dựa trên đồng thuận ».

Nhìn vào thành phần Bộ Chính trị vừa được bầu, trong đó có 12 uỷ viên mới, The Straits Times ghi nhận là trong cơ chế lãnh đạo này vẫn bao gồm ông Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người đã từng được khen ngợi đã đề ra chính sách ổn định được tiền tệ và ông Phạm Bình Minh, bộ trưởng Ngoại giao, từng được đào tạo ở Mỹ. Nhưng trong Bộ Chính trị lại có bốn uỷ viên đến từ các cơ quan an ninh. Đó là những nhân vật có thế lực rất mạnh và ở Việt Nam một số người sợ rằng các cơ quan an ninh sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn.

Trong Bộ Chính trị mới, một số người được xem là thân Mỹ, một số người khác là thân Trung Quốc. Ông Trọng cũng bị xem là thân Bắc Kinh, nhưng một số nhà phân tích cho rằng nói như thế là hơi quá đáng. Năm ngoái, ông Trọng đã là lãnh đạo đầu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Nhà trắng và Việt Nam gần đây cũng đã ký hai hiệp định tự do mậu dịch, hiệp định với Liên Hiệp Châu Âu và hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ khởi xướng.

Việt Nam theo dự kiến sẽ đón tiếp tổng thống Barack Obam vào tháng 5 và Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Washington vào lúc Việt Nam phải đối phó với một nước Trung Quốc ngày càng hung hăng trên Biển Đông.

Xử lý những căng thẳng với Trung Quốc là một thách đố chủ yếu đối với giới lãnh đạo Việt Nam. Như lời giáo sư Carl Thayer, tâm lý chống Trung Quốc vẫn rất mạnh ở Việt Nam, nhưng họ phải cố kềm chế thái độ đó, vì họ không muốn đối đầu với Trung Quốc.

Nhìn sang bên Lào, The Straits Times nhắc lại rằng, theo truyền thống, giới lãnh đạo chính trị nước này vẫn chịu ảnh hưởng của Việt Nam. Trong khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở Lào ngày càng tăng, một số nhân vật thân Bắc Kinh không còn nằm trong Bộ Chính trị nữa, theo như một số nguồn tin ngoại giao ở Viêng Chăng. Tờ báo trích lời một nhà ngoại giao cho rằng "điều có có thể là một dấu chỉ rằng nếu anh quá thân Trung Quốc thì anh sẽ bị loại ra ngoài". - RFI

***
Trong số ra ngày 30/01/2016, tuần báo The Economist của Anh cũng có bài nhận định về Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, với hàng tựa: "Những thủ đoạn của loài bò sát".

Tờ báo viết: Khi Cụ Rùa Hồ Gươm chết đúng vào trước ngày khai mạc Đại hội Đảng, nhiều người ở Việt Nam đã nghĩ rằng đây là một điềm gỡ cho đảng cầm quyền. Một số người tự hỏi là không biết các lãnh đạo Đảng, vẫn tôn thờ chủ nghĩa Mác-Lênin lỗi thời, cũng có sẽ ra đi hay không.

Nhưng rốt cuộc Đại hội Đảng đã kết thúc với việc ủng hộ một con bò sát trẻ hơn chút ít. Sau tám ngày đấu đá kịch liệt hơn bao giờ hết, Đảng đã buộc vị thủ tướng rất được mến mộ và thân doanh nghiệp phải rời khỏi chính quyền khi mãn nhiệm kỳ trong vài tháng tới. Ông Nguyễn Phú Trọng, hơn 70 tuổi, được bầu lại làm tổng bí thư.

Các nhà phân tích trước đây đã nghĩ rằng ông Dũng có thể giành được chức tổng bí thư, vì ông có vây cánh rất rộng, và được sự ủng hộ của giới doanh nghiệp. Giới trẻ thì rất tán đồng lập trường thân Mỹ của ông Dũng, cũng như thái độ kiên quyết của ông trong việc bảo vệ chủ quyền chủ quyền Việt Nam trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tuy dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng có những tai tiếng về tham nhũng và vụ hai tập đoàn lớn bị phá sản, nhưng, như lời anh Phạm Khắc Quang, một nhà phân phối phụ tùng máy móc ở Sài Gòn, dẫu sao chính ông Dũng đã cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ.

Nhưng theo The Economist, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thua phe ông Trọng, vì những người chống ông cho rằng cái cách tự đề cao mình và thái độ chống Trung Quốc để lấy lòng dân của ông Dũng là trái với đường lối lãnh đạo thận trọng, dựa trên đồng thuận của đảng.

Tuần báo của Anh cho rằng ban lãnh đạo mới của Việt Nam có thể sẽ làm chậm lại tiến trình tự do hóa kinh tế, nhưng sẽ không đảo ngược tiến trình này, cũng như cũng không đẩy lùi quan hệ với Mỹ. Hội nghị cuối cùng ban chấp hành trung ương khóa cũ cũng đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

The Economist cũng dự báo là phải chờ đến Đại hội lần tới vào năm 2021, mới có thể có những thay đổi sâu rộng hơn. Lúc đó, hàng loạt các đảng viên chỉ biết tiếng Nga, được nuôi dưỡng với lòng căm thù Mỹ, sẽ về hưu. Những người kế nhiệm có thể sẽ là các nhà kỷ trị được đào tạo ở phương Tây. Họ hiểu rằng sự tồn vong của Đảng là dựa trên việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như dựa trên việc thuyết phục giới trẻ Việt Nam rằng Đảng bảo vệ quyền lợi của họ.

Nhưng hiện giờ, các khẩu hiệu với cờ đỏ búa liềm vẫn bao phủ thủ đô và đa số người dân, giống như các thần dân của một vương quốc thế kỷ 15, vẫn không có quyền gì đối với những người lãnh đạo mình. - RFI
|
|

5.
Phái viên Trung Quốc thăm Việt Nam

Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có mặt ở Hà Nội hôm 29/1, một ngày sau khi Việt Nam kết thúc Đại hội Đảng.

Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Tống Đào, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sáng 29/1.

Thông Tấn Xã Việt Nam nói ông Tống Đào chuyển Điện mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tái đắc cử.

Ông Tống Đào nói Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.

Về các khác biệt, đại diện Trung Quốc nói Trung Quốc mong muốn xử lý thỏa đáng bất đồng, tăng cường trao đổi, phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực.

Sau lời cảm ơn, ông Nguyễn Phú Trọng nói Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

Ông cũng nói cần “cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông bằng hành động cụ thể, thiết thực trên tinh thần nói đi đôi với làm”.

Cùng ngày, đặc phái viên của ông Tập Cận Bình đã gặp ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Truyền hình Việt Nam (VTV) dẫn lời ông Huệ nói hai nước cần “thúc đẩy tăng trưởng thương mại bền vững, lành mạnh, từng bước cân bằng cán cân thương mại”.

Năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 66,17 tỷ USD.

Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 20 tỷ USD.

Trong khi đó, trị giá nhập khẩu hàng từ Trung Quốc đạt 45 tỷ USD.

Ông Huệ nói thêm Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư có thực lực của Trung Quốc đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam đang ưu tiên. - BBC
|
|

6.
Hai quan điểm trái ngược về kết quả đại hội đảng Cộng sản XII

'Một thủ tướng hoa mỹ ra đi, những người u ám ở lại”' là hàng tít của một bài báo đăng trong tạp chí The Economist hôm nay, 29/1, sau khi kết thúc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam.

Bài báo nhắc lại cái chết của cụ rùa Hồ Gươm một ngày trước khi Đại hội 12 khai mạc, mà nhiều người Việt Nam cho là một điềm gở cho đảng Cộng sản đang cầm quyền. Bài báo nhắc lại truyền thuyết về kiếm thần được hoàn lại cho rùa thiêng Hồ Gươm, sau khi Việt Nam đánh bại Trung Quốc. Một số người tự hỏi liệu giới lãnh đạo đảng, thành phần giáo điều theo chủ nghĩa Mác Lê cũ kỹ ‘bụi bặm’, có còn song hành với giới trẻ, thành phần đông đảo trong dân số Việt Nam hay không.

Bài báo nói sau 8 ngày bầu bán, những nhân vật hàng đầu trong đảng đã buộc một thủ tướng có nhiều sức thu hút và chủ trương đẩy mạnh kinh doanh phải rời bỏ chức vụ trong những tháng tới, và lưu nhiệm một nhân vật thất thập cổ lai hy trong ngôi vị tổng bí thư.

Mặc dù Thủ tướng Dũng, 66 tuổi, cũng đã quá tuổi về hưu, nhiều người vẫn tin rằng ông có thể lên nắm chức vụ này, dựa vào sự ủng hộ mạnh mẽ của các thành phần ủng hộ chủ trưởng tự do hóa kinh tế của ông. Giới trẻ cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Thủ tướng Dũng về lập trường cương quyết hơn của ông trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Bài báo thừa nhận rằng uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phần nào bị hoen ố vì các vụ tai tiếng tham nhũng, cũng như sự vỡ nợ của các công ty quốc doanh được ông hậu thuẫn. Nhưng một số người sẵn sàng bỏ qua những nhược điểm đó,  bởi vì ông có lập trường thân Mỹ và thái độ quyết liệt hơn trong cuộc tranh chấp Biển Đông với nước láng giềng phương Bắc.

Nhưng, theo bài báo, phe phái đối nghịch trong đảng rốt cuộc đã ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng, giúp ông đánh bại ông Dũng một phần qua việc vận dụng các thủ tục bầu cử. Bài viết mô tả ông Nguyễn Phú Trọng là một 'nhân vật không màu sắc' mà sự nghiệp đang bước vào ‘thời kỳ hoàng hôn’, và cho rằng sự chiến thắng của ông Trọng một phần là do tính cách gây chia rẽ của cá nhân Thủ tướng Dũng, và những phát biểu làm vừa lòng dân của ông trong vấn đề Biển Đông, đi ngược lại với nguyên tắc cai trị tập thể của đảng Cộng sản.

Giới lãnh đạo mới có thể kéo chậm đà tự do hóa kinh tế, nhưng có phần chắc sẽ không lật ngược tiến trình này, hay cả các nỗ lực xích lại gần Hoa Kỳ.

Trong khi đó, tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm nay đăng bài viết trên mạng với hàng tít trong đó nói rằng “Việt Nam tái cử một nhân vật ôn hòa”.

Bài báo dẫn lời các chuyên gia cho rằng bầu chọn ông Trọng vào chức tổng bí thư thể hiện ý muốn hòa hoãn với Bắc Kinh, và cho thấy là giới lãnh đạo hàng đầu trong đảng Cộng sản Việt Nam tỏ ra thận trọng hơn trong nỗ lực cải cách và theo đuổi hiện đại hóa đất nước.

Bài báo nói Ủy ban Trung ương đảng gồm 180 thành viên đã không chọn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật cải cách triệt để hơn mà trước đó nhiều người tin sẽ giành được chức vụ cao nhất trong đảng, và với quyết định đó coi như đã chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông Dũng.

Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời ông Zhuang Guotu, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Xiamen, ca ngợi việc tái cử ông Trọng là một sự chọn lựa thực tiễn và hợp lý.

Bài báo cũng trích thuật báo Thanh Niên, nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố đảng Cộng sản dưới quyền ông sẽ tiếp tục đấu tranh chống tham nhũng và phí phạm, và sẽ tiếp tục kế hoạch đưa Việt Nam thành một nước công nghiệp hiện đại.

Trong khi đó, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng hiệp lực với Việt Nam để cổ vũ cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ Đài VOA, cô Phương Nguyễn, một nhà nghiên cứu về các quan hệ đối ngoại Việt Nam nói rằng cô không tin là dưới sự lãnh đạo của ông Trọng trong nhiệm kỳ tổng bí thư thứ hai, Việt Nam sẽ xích lại gần Trung Quốc hơn trước. Cô Phương Nguyễn nói:

“Tôi không tin Việt Nam sẽ xích lại gần hơn với Trung Quốc, nhưng Hà nội có lẽ sẽ thận trọng hơn trong việc xích lại gần Hoa Kỳ, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác an ninh và quốc phòng”.

Trang mạng china. org. cn cho biết là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp ông Tống Đào, đặc sứ của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Hà nội để trao thông điệp chúc mừng của chủ tịch nước Trung Quốc, và trấn an Việt Nam rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hà nội để duy trì và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện một cách ổn định và lành mạnh, ‘đóng góp cho hòa bình ổn định và thịnh vượng, cũng như phát triển trong khu vực’.

Ông Tống Đào hiện là Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc. - VOA

Thursday, January 28, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Năm 28/1

Tin Thế Giới

1.
Tổng thống Thein Sein ca ngợi 'thắng lợi' của chuyển đổi dân chủ

Tổng thống Myanmar Thein Sein đã phát biểu bằng một giọng điệu hòa giải hôm 28/1 trong bài diễn văn có lẽ là cuối cùng của ông trước quốc hội do quân đội chiếm đa số, trước khi đảng thân dân chủ của bà Aung San Suu Kyi sẽ lên nắm quyền kiểm soát vào ngày 1 tháng 2.

Ông Thein Sein ca ngợi "thắng lợi" của tiến trình chuyển giao quyền hành của Myanmar và kêu gọi các chính đảng làm việc với nhau vì lợi ích của đất nước còn có tên gọi là Miến Ðiện. Ông cũng phát biểu rằng ông sẽ giúp cho chính phủ của nhà đấu tranh dân chủ Aung San Suu Kyi đi đến thành công.

"Mặc dù có nhiều khó khăn và thách thức, chúng tôi cuối cùng đã mang lại được một sự chuyển tiếp dân chủ," ông Thein Sein phát biểu. "Đây là một thắng lợi của toàn dân Myanmar."

Trong bài diễn văn đọc trước các nhà lập pháp, ông Thein Sein cũng nêu ra nhiều chương trình cải cách sâu rộng về chính trị và kinh tế mà chính phủ của ông đã làm được trong nhiệm kỳ 5 năm sắp kết thúc của ông.

Cải cách

Ông Thein Sein, người lên nắm quyền vào năm 2011, đã trả tự do cho các tù nhân chính trị, bỏ kiểm duyệt, hợp pháp hóa công đoàn và cho phép biểu tình, mưu tìm hòa bình với các nhóm nổi dậy sắc tộc thiểu số, và thúc đẩy các dự luật về nhiều thứ, từ cải cách luật đất đai cho đến đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên thành tựu lớn nhất của ông có lẽ là việc chính quyền của ông đã tổ chức thành công cuộc bầu cử khả tín vào tháng 11 được các nhà quan sát quốc tế ca ngợi, cùng với nỗ lực của ông chuyển giao quyền lực sang cho Liên minh Dân chủ Toàn quốc, gọi tắt là NLD, của khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi.

Năm 1990, NLD đã giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử, nhưng các kết quả đó bị chính quyền quân nhân làm ngơ và quân đội tiếp tục bám chặt lấy quyền lực trong hai thập niên kế tiếp.

Ông Thein Sein hôm 28/1 nói rằng ông không ủng hộ những cải cách với mục đích tiếp tục bám giữ quyền lực.

"Trong 5 năm qua, chúng tôi đã xây dựng nền móng cho một chính phủ kế tiếp, đó là chính phủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015. Tôi không làm việc đó với kỳ vọng sẽ làm tổng thống thêm nhiệm kỳ thứ hai," ông Thein Sein phát biểu.

Dưới sự lãnh đạo của ông, đất nước nghèo khó với dân số 51,5 triệu dân đã chuyển mình từ một nước cùng khổ sang thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Quốc hội

Tuy nhiên, quân đội vẫn nắm giữ quyền lực lớn – quân đội vẫn giữ một phần tư số ghế quốc hội.

|Liên minh Dân chủ Toàn quốc sẽ nhóm họp vào ngày 1 tháng 2 tới. Họ sẽ bầu chọn ra chủ tịch quốc hội và các chức vụ chủ chốt khác trong nghị viện trước khi họ bầu chọn ra một tổng thống trong vòng vài tuần lễ kế tiếp.

Bà Aung San Suu Kyi không được phép làm tổng thống. Hiến pháp do chính quyền quân nhân soạn thảo cấm nhưng ai có vợ hoặc chồng hoăc con cái là người nước ngoài làm tổng thống. Bà Suu Kyi có hai người con trai mang quốc tịch Anh.

Về phần mình, bà Suu Kyi nói bà sẽ không gây sức ép đòi thay đổi hiến pháp ngay, và bà sẽ quản lý thông qua một một tổng thống ủy nhiệm. - VOA
|
|

2.
Nhật Hoàng Akihito đến thăm Philippines

Hoàng đế Nhật Bản Akihito cùng Hoàng Hậu Michiko đến Philippines hôm nay, bắt đầu chuyến thăm mang tính lịch sử 5 ngày, đánh dấu sáu thập niên quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước.

Tổng thống Benigno Aquino đón tiếp Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko tại Dinh Malacanang với đầy đủ các nghi thức duyệt hàng quân danh dự và bắn đại bác.

Bên ngoài dinh tổng thống, mấy trăm người tụ tập biểu tình đòi công lý cho các phụ nữ bị buộc làm nô lệ tính dục phục vụ cho quân đội Nhật trong chiến tranh.

Tổng thống Aquino và Nhật Hoàng Akihito họp tại dinh Malacanang trước khi tham dự một nghi lễ tại nghĩa trang chiến tranh lớn nhất của Philippines để vinh danh những người đã hy sinh trong thời gian Nhật xâm lăng Philippines.

Mấy vạn binh sĩ Philippines đã chết trong lúc bị áp giải đến các trại tập trung của Nhật hoặc trong khi bị giam giữ.  

Sau đó trong ngày, tại một quốc yến, Nhật Hoàng nhắc lại những cuộc giao tranh ác liệt giữa quân đội Nhật và các lực lượng Mỹ tại Philippines đã gây ra cái chết của khoảng 100.000 người Philippines.

"Năm ngoái, Nhật Bản đánh dấu 70 năm Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc," Nhật hoàng Akihito nói.

"Trong suốc cuộc chiến, những cuộc giao tranh ác liệt giữa quân đội Nhật và các lực lượng Mỹ diễn ra ở Philippines, đà làm nhiều người Philippines thiệt mạng, làm cho nhiều người Philippines bị thương. Đây là điều mà Nhật Bản không bao giờ được quên và chúng tôi sẽ giữa vết thương đó trong lòng chúng tôi trong suốt chuyến thăm này."

Chuyến viếng thăm lần đầu tiên của Nhật hoàng và Hoàng hậu đến Philippines biểu hiện các mối quan hệ sâu đậm giữa hai đảo quốc ở Thái Bình Dương đã bén rễ vài năm sau cuộc chiếm đóng Philippines tàn bạo của quân phiệt Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Hơn một triệu người thiệt mạng trong cuộc chiếm đóng này, trong đó có hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng khi quân đội Mỹ và Philippines giao tranh với quân đội Nhật để chiếm lại Manila vào năm 1945. - VOA
|
|

3.
Thụy Điển 'sẽ trục xuất 80.000 di dân'

Thụy Điển dự kiến sẽ tiến hành trục xuất đến 80.000 người bị từ chối đơn tỵ nạn, Bộ trưởng Nội vụ nước này được báo dẫn lời.

Anders Ygeman nói rằng máy bay thuê chuyến sẽ được dùng để trục xuất người di cư và phải mất một vài năm.

"Chúng tôi đang nói đến khoảng 60.000 người nhưng số lượng thực tế có thể lên tới 80.000," báo Thụy Điển dẫn lời ông Ygeman.

Khoảng 163.000 người nhập cư xin tỵ nạn ở Thụy Điển trong năm 2015, số lượng cao nhất trên mỗi đầu người ở châu Âu.

Trong số khoảng 58.800 trường hợp được xử lý năm ngoái, 55% được chấp nhận.

Trước đó, hôm thứ Tư 27/1, chính phủ Hy Lạp đáp trả những cáo buộc trong một dự thảo báo cáo của Ủy ban châu Âu rằng họ đã "xem nhẹ" nghĩa vụ của mình trong việc kiểm soát biên giới bên ngoài khu vực Schengen của châu Âu vốn không cần sử dụng passport khi đi lại.

Phát ngôn viên chính phủ Hy Lạp Olga Gerovasili cáo buộc Ủy ban "chơi trò đổ lỗi" và cho biết họ đã không hành động theo một chương trình thỏa thuận năm ngoái về việc tái định cư hàng chục ngàn di dân và người tỵ nạn bị kẹt lại Hy Lạp.

Châu Âu đang phải vật lộn để đối phó trước cuộc khủng hoảng có thêm hàng chục ngàn người di cư đến bãi biển Hy Lạp, bất chấp thời tiết giá lạnh.

Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 46.000 người đã đến Hy Lạp trong năm nay, hơn 170 người thiệt mạng trong hành trình nguy hiểm này.

Ông Ygeman được dẫn lời về con số 80.000 người trên truyền hình công cộng Thụy Điển và tờ báo Dagens Industri (nội dung tiếng Thụy Điển).

Sau đó, ông đã viết trên Twitter rằng ông không nắm chính xác số lượng người xin tỵ nạn, đấy là việc của cơ quan chức năng và tòa án.

Thụy Điển vừa áp dụng việc kiểm tra cửa khẩu tạm thời trong nỗ lực để kiểm soát dòng người di dân. Cùng với Đức, Thụy Điển được xem là quốc gia mà những người tỵ nạn và dân di cư muốn đến trước nhất để nhập cảnh vào EU bất hợp pháp.

Thất bại về chính sách người di cư

28 quốc gia thành viên không đạt được thỏa thuận về cơ chế Tái định cư cho người xin tỵ nạn trên toàn châu Âu, nghĩa là để giảm bớt gánh nặng cho Hy Lạp và Ý. Đến nay, chỉ một vài nhóm nhỏ được tái định cư, một số quốc gia ở Trung và Đông Âu từ chối nhận di dân.

Hiệp ước Schengen về tự do đi lại đang bị đe dọa - Hungary rào biên giới với Serbia, Croatia và Slovenia; trong khi đó Đức, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Pháp cũng tái lập việc kiểm soát biên giới

Điều luật Dublin, vốn quy định di dân phải đăng ký tỵ nạn ở quốc gia EU đầu tiên mà họ đặt chân tới, không được áp dụng hiệu quả. Các nước không còn gửi trả di dân đến điểm đầu tiên mà họ nhập cảnh vào EU

Hàng ngàn người di cư - nhiều người trong số họ chạy trốn nội chiến Syria - vẫn đang đến từ Thổ Nhĩ Kỳ hàng ngày

Việc xử lý đơn xin tỵ nạn chậm chạp và tồn đọng với số lượng lớn - vì vậy trung tâm tiếp nhận rất đông đúc

Đức - điểm đến chính với người di cư - đang cân nhắc lại chính sách mở cửa, một phần là do sự bất bình của người dân về các vụ tấn công tình dục phụ nữ ở Cologne trong đêm 31/12/2015

Thụy Điển hồi đầu tuần này đã trở thành quốc gia mới nhất tại châu Âu chứng kiến căng thẳng về người di cư tăng cao liên quan đến bạo lực. Một thiếu niên 15 tuổi xin tỵ nạn bị bắt tại Molndal, gần Gothenburg, sau khi một nhân viên trung tâm tỵ nạn 22 tuổi bị đâm chết.

Các quan chức di trú cho hay 35.400 trẻ vị thành niên không có người lớn đi cùng xin tỵ nạn tại Thụy Điển năm 2015, gấp 5 lần số lượng năm 2014.

Trong khi đó, tại nước láng giềng Đan Mạch, chính phủ tuần này thông qua luật thu giữ tài sản có giá trị của những người tỵ nạn với hy vọng hạn chế dòng người nhập cư.

Một số người đã so sánh đề xuất của Đan Mạch với việc Đức Quốc xã tịch thu vàng và tài sản giá trị khác của người Do Thái trong Thế chiến II. - BBC
|
|

Tin Hoa Kỳ

4.
Ủy ban Thượng viện Mỹ sắp thông qua dự luật chế tài Bắc Hàn --- UNICEF kêu gọi viện trợ cho Bắc Triều Tiên

Ngày hôm nay các nhà lập pháp Mỹ sẽ thực hiện một bước tiến khác nữa để gia tăng các biện pháp chế tài Bắc Triều Tiên. Theo tường thuật của thông tín viên Michael Bowman của đài VOA tại Điện Capitol, Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện sẽ biểu quyết về một kế hoạch trừng phạt sau khi Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư mà họ cho là thử nghiệm một quả bom nhiệt hạch.

Theo dự liệu, Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện sẽ thông qua với đa số áp đảo một phiên bản được tu chính của dự luật chế tài mà Hạ viện đã thông qua trước đây trong tháng này.

Thượng nghị sĩ Ben Cardin, người đứng đầu phe Dân chủ trong uỷ ban, cho biết như sau.

"Những gì mà chúng tôi làm là gây áp lực, chẳng những đối với chính phủ Bắc Triều Tiên, mà đối với những ai muốn làm ăn với Bắc Triều Tiên. Nếu họ làm ăn trong những lãnh vực này thì các biện pháp chế tài sẽ được áp đặt."

Dự luật của Hạ viện đòi hỏi tổng thống Mỹ điều tra và trừng phạt những cá nhân và thực thể có đóng góp cho việc phát triển vũ khí giết người hàng loạt của Bắc Triều Tiên hoặc dính líu tới hoạt động rửa tiền, kiểm duyệt hoặc chà đạp nhân quyền.

Dự luật của Thượng viện có thêm những qui định nhằm ngăn Bắc Triều Tiên bán khoáng sản và kim loại quí để kiếm ngoại tệ. Các vị thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng đều nhấn mạnh rằng viện trợ quốc tế sẽ không bị ảnh hưởng.

Thượng nghị sĩ Bob Corker, chủ tịch uỷ ban đối ngoại, phát biểu như sau.

"Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã tăng cường đáng kể [dự luật của Hạ viện]. Dự luật này [của chúng tôi] xem xét tới những vấn đề khác mà chúng ta có với Bắc Triều Tiên, không chỉ là vấn đề thử nghiệm hạt nhân mà còn là vấn đề nhân quyền và những vấn đề khác."

Những dự luật nhằm gia tăng các biện pháp chế tài Bắc Triều Tiên được đưa ra hồi năm ngoái, nhưng Quốc hội đã không xúc tiến công tác lập pháp cho các dự luật đó vì còn bận bịu với các vấn đề liên quan tới thoả thuận hạt nhân Iran.

Vụ thử nghiệm hạt nhân mà Bắc Triều Tiên loan báo hôm 6 tháng giêng rõ ràng là đã thúc đẩy lưỡng viện quốc hội Mỹ hành động, mặc dù Hoa Kỳ và nhiều nước khác không tin vụ thử nghiệm đó là thử nghiệm bom nhiệt hạch như Bắc Triều Tiên tuyên bố. - VOA

***
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, gọi tắt là UNICEF, kêu gọi viện trợ cho Bắc Triều Tiên, giữa lúc căng thẳng tăng cao sau vụ thử nghiệm hạt nhân mới đây nhất của Bình Nhưỡng.

Cơ quan Liên hiệp quốc kêu gọi đóng góp 18 triệu đôla cho chương trình viện trợ năm nay cho 6,9 triệu người, trong đó có 1,7 triệu trẻ em ở Bắc Triều Tiên.

UNICEF dự định phân chia 8,5 triệu đôla cho viện trợ về dinh dưỡng, 4,5 triệu đôla cho chăm sóc y sức khỏe, 5 triệu đôla cho nước sạch và vệ sinh.

Chương trình này còn bao gồm một dự án chăm sóc cho khoảng 25.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính. Theo một phúc trình mới phổ biến hôm thứ hai, trẻ em bị tiêu chảy do ảnh hưởng của đợt hạn hạn trầm trọng tại Bắc Triều Tiên tăng 72%.

Cần viện trợ 

Năm ngoái Bắc Triều Tiên bị ảnh hưởng bởi "trận hạn hán nặng nhất trong 100 năm qua", khiến lãnh vực nông nghiệp bị thiệt hại nghiêm trọng. Phúc trình nói rằng vào tháng 8 chính phủ thông báo sản lượng nông nghiệp giảm sút hơn 20% so với năm trước đó.

UNICEF tổ chức gần 150 địa điểm tại các cộng đồng để chữa suy dinh dưỡng cấp tính.

"Công tác can thiệp cứu sinh mạng này cần phải được tiếp tục trong năm 2016 để hỗ trợ cho các dịch vụ về chăm sóc y tế, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh rất yếu kém trên cả nước này," phúc trình nói.

UNICEF đưa ra kêu gọi này giữa lúc Bắc Triều Tiên đang đối diện với các lệnh trừng phạt quốc tế vì nước này đã thử nghiệm hạt nhân hồi tháng trước.

Các lệnh trừng phạt này nhắm mục đích ngăn chặn Bắc Triều Tiên phát triển khả năng hạt nhân và phi đạn. Nhưng một số nhóm viện trợ lên tiếng lo ngại rằng các biện pháp trừng phạt có thể gây ảnh hưởng đến công tác cứu trợ đích thực cho quốc gia này.

Lo ngại về các lệnh trừng phạt 

Mới đây, Hạ viện Mỹ thông qua một dự luật sẽ tăng áp lực tài chánh lên Bắc Triều Tiên và Thượng viện cũng đang xem xét một dự luật tìm cách mở rộng các biện phát trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Ông Keith Luse, giám đốc điều hành của Ủy ban Quốc gia về Bắc Triều Tiên, một tổ chức phi chính phủ cổ xúy cho các mối quan hệ Mỹ-Bắc Triều Tiên, nói rằng dự luật của Hạ viện có những quy định sẽ là tăng thêm khó khăn đối với các tổ chức phi chính phủ của Mỹ hoạt động ở Bắc Triều Tiên. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

5.
Chủ tịch Trung Quốc chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng --- VN giữ nguyên lãnh đạo đảng CS, bầu nữ chủ tịch quốc hội đầu tiên

Lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh nói rằng số phận hai nước Việt Nam – Trung Quốc “ngày càng thắt chặt”, trong lời chúc gửi ông Trọng.  

Ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm chủ tịch nước này, đã gửi ngay lời chúc mừng tới ông Nguyễn Phú Trọng sau khi ông được bầu lại vào chức vụ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh dẫn lời ông Tập nói rằng “Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu nghị, sông liền sông, núi liền núi, cùng hệ thống chính trị và có đường hướng phát triển tương tự nhau” nên “số phận hai bên càng ngày càng thắt chặt”.

Nữ phát ngôn viên nói rằng ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Việt Nam có “số phận chung với ý nghĩa chiến lược lớn”, và “Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam”.

“Trung Quốc sẵn lòng hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược một cách bền vững, lành mạnh và ổn định”, bà Hoa trích lời ông Tập nói.

Đại hội đảng 12 ở Việt Nam kết thúc hôm nay với việc ông Trọng được bầu lại vào chức Tổng bí thư, cũng như chọn ra 19 thành viên của Bộ Chính trị.

Đây được coi là cuộc họp đầy kịch tính của Đảng Cộng sản Việt Nam vì cuộc “đối đầu” giữa ông Trọng, một người bị coi là thân Trung Quốc, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được coi là đại diện cho phe thân phương Tây và Mỹ.

Nhận định về đại hội lần này của Việt Nam, báo chí Trung Quốc trước đó có các bài bình luận được cho là nhằm “tác động” lên đại hội ở Việt Nam.

Tân Hoa Xã tuyên bố rằng việc làm sâu sắc thêm quan hệ với Bắc Kinh “chỉ có lợi” cho Hà Nội, và nhờ hợp tác với nước này, mà Việt Nam mới có được “ổn định xã hội”.

Hãng tin chính thức của Trung Quốc  còn cho rằng kế hoạch “đầy tham vọng” của Việt Nam trong 5 năm tới “cần mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn" với Bắc Kinh. - VOA

***
Những người hy vọng thấy cuộc đấu đá chính trị kịch liệt ở Việt Nam đã thất vọng khi Đảng Cộng sản hôm Thứ Năm giới thiệu nhóm lãnh đạo “tứ trụ” đã được phê duyệt từ trước, trong đó có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm thêm một nhiệm kỳ và một phụ nữ lần đầu tiên được bầu vào một trong “tứ trụ” của đất nước. Thông tín viên Liên Hoàng của đài VOA tường thuật từ Sài Gòn.

Kết quả của đại hội đảng đã chấm dứt sự phỏng đoán trong nhiều tháng rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể sẽ thực hiện một cuộc chỉnh đốn và thế chỗ ông Trọng. Thay vào đó, đảng đã quay về với sự ổn định nội bộ qua việc bầu lại vị tổng bí thư tương đối bảo thủ. Đảng cũng đặt cược an toàn với việc chọn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho chức thủ tướng, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho chức chủ tịch nước, và nữ Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm chủ tịch Quốc hội.

Ông Vũ Tường, giáo sư khoa học chính trị tại trường Đại học Oregon, nhận xét: “Không thực sự có những bộ mặt mới, những cá tính mạnh, hay những cá nhân có sự lôi cuốn. Có lẽ bà Ngân [là ngoại lệ], bà là người có nhiều ẩn số. Nhưng vị trí của bà vẫn thấp trong nhóm tứ trụ. Có lẽ từ nay đến đại hội sau bà sẽ thăng tiến, ai mà biết được”.

Bà Ngân trở thành phụ nữ đầu tiên được cất nhắc vào nhóm lãnh đạo hàng đầu của đảng, nhưng ông Tường nói lý do cất nhắc bà có thể là vì sự cân bằng vùng miền hơn là vì giới tính. Bà là người miền nam, ông Phúc miền trung, còn ông Quang và ông Trọng là người miền bắc.

Nhiều người đã thảo luận sôi nổi về sự khác biệt giữa ông Dũng, với tư cách một nhà cải cách kinh tế có 3 con học ở phương Tây, với ông Trọng, một đảng viên trung kiên ngả về Trung Quốc, nước cộng sản duy nhất lớn hơn Việt Nam.

Nhưng các nhà quan sát nói cỗ máy tự do hóa Việt Nam đã được gài số từ nhiều năm trước và sẽ tiếp tục chạy, bất chấp ai là người cầm quyền.

Giáo sư Phạm Quý Thọ, thuộc Học viện Chính sách và Phát triển ở Hà Nội, nói thế hệ lãnh đạo tiếp theo biết rõ là Việt Nam phải chuẩn bị để cạnh tranh và hội nhập với phần còn lại của thế giới. Ông đề cập đến một loạt hiệp định thương mại sẽ mang lại những đối thủ nước ngoài, từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương cho đến Cộng đồng Kinh tế của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á.

“Sẽ có cải cách, không chỉ kinh tế mà cả xã hội, để người dân có thể thích nghi với những yêu cầu của nền kinh tế mới và các nhu cầu về nguồn nhân lực”, ông Thọ nói.

Các nhà đầu tư có chung suy nghĩ với vị giáo sư môn chính sách công này.

Kinh tế gia Izumi Devalier của HSBC viết trong một bài tham luận rằng “các ứng viên dường như đều cơ bản nhất trí rằng phi tập trung hóa hơn nữa nền kinh tế là điều cần thiết để bảo đảm nâng cao mức sống”. Bà đề nghị Việt Nam cân nhắc tới việc giảm bớt những sự liên hệ chặt chẽ giữa các công ty nhà nước và các ngân hàng đang cho các công ty đó vay một cách dễ dãi.

Tương tự như vậy, ông Kevin Snowball, Tổng Giám đốc Điều hành của Công ty Quản lý Tài sản PXP Vietnam, tin rằng các cải cách nhiều khả năng sẽ tiếp tục tiến tới, không chậm chạp hơn nữa dưới quyền ông Trọng. Trong một email gửi các nhà đầu tư, ông Snowball nói ông hy vọng trước khi hết nhiệm kỳ vào mùa hè năm nay, ông Dũng sẽ trấn an “những cán bộ quan liêu ít hiểu biết về thị trường” rằng người nước ngoài sẽ không mua các công ty nhà nước chỉ để cướp phá chúng.

“Vì những cải cách đó, nhất là về thị trường chứng khoán, đã khựng lại trong mấy tháng nay gần cuộc đại hội đảng, cho nên ít có khả năng các cải cách đó lại chậm chạp thêm chút nào nữa so với hiện nay”, ông Snowball nói.

Kết quả của đại hội đảng - diễn ra 5 năm một lần - đã được dự đoán trước nhiều ngày. Dù vậy một số ủng hộ viên của ông Dũng vẫn nuôi hy vọng cho dù, như lời Giáo sư Tường, một cá nhân không thể quyết định trong một hệ thống cai trị bằng sự đồng thuận. Bất chấp sức mạnh cá nhân của ông Dũng, người Việt Nam đổ dồn về ông để chia sẻ cảm giác bất an về sự xâm lấn của Trung Quốc.

Tuy cuộc bầu bán năm nay của đảng thu hút nhiều sự chú ý cũng như bàn tán trên mạng hơn mọi khi, song hầu hết người Việt Nam chỉ chú ý vào công chuyện thường ngày.

Ông Nguyễn Huyền, làm việc tại một tổ chức thiện nguyện phục vụ người khuyết tật, nói: “Nói thật, tôi không thực sự quan tâm đến chính trị. Tôi biết tôi chẳng thay đổi được gì”. - VOA
|
|

6.
Tổng thống Đài Loan ra đảo Ba Bình để khẳng định chủ quyền

Ngày 28/01/2016, tổng thống mãn nhiệm Đài Loan bay ra hòn đảo Ba Bình mà Đài Bắc gọi là Thái Bình. Hành động nhằm khẳng định chủ quyền của Đài Loan trong quần đảo Trường Sa. Mỹ, Việt Nam và Philippines phản đối hành vi của tổng thống Mã Anh Cửu.

Tại đảo Ba Bình, tổng thống Mã Anh Cửu tuyên bố quần đảo Trường Sa là « biển đảo thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Hoa Dân Quốc », tên chính thức của Đài Loan. Theo AFP, tổng thống mãn nhiệm tránh giọng điệu khiêu khích. Ông kêu gọi các nước tranh chấp « tìm một giải pháp ôn hoà để cùng hợp tác phát triển ».

Từ Ba Bình, ông mã Anh Cửu gửi một bức thư về Đài Bắc qua « bưu điện Thái Bình » và phát quà Tết cho nhân viên thường trú. Tuy là đồng minh của Đài Loan nhưng Hoa Kỳ đã chỉ trích chuyến đi của tổng thống Mã Anh Cửu là « cực kỳ tai hại, không đóng góp gì cho giải pháp hoà bình » tại Biển Đông.

Việt Nam, qua phản ứng của đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa tại Đài Bắc, phản đối hành động « đơn phương » của tổng thống Mã Anh Cửu « không giúp làm giảm căng thẳng » trong khu vực.

Từ Manila, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose kêu gọi « mỗi bên tranh chấp có trách nhiệm tránh các hành động làm Biển Đông căng thẳng ».

Ngược lại, Trung Quốc tỏ thái độ đồng thuận với Đài Loan. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Xuân Oánh cho rằng « Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa » và «nhân dân hai bờ eo biển Đài Loan có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước ».

Trong bối cảnh Hoa lục lấn chiếm và xây dựng một loạt 7 đảo nhân tạo tại Trường Sa gây căng thẳng trong khu vực, Đài Loan cũng tìm cách chính thức hóa quyền kiểm soát hòn đảo lớn nhất Itu Aba mà chính quyền Tưởng Giới Thạch đưa quân kiểm sóat từ thập niên 1950.

Đài Loan vừa hoàn tất kế hoạch xây dựng cơ sở trên đảo Ba Bình với 100 triệu đôla Mỹ, nâng cấp và xây thêm hải đăng ngoài một phi trường, một bệnh viện và nhà máy nước lọc.

Mỹ sẽ gia tăng tuần tra Biển Đông vì « Tự Do Hàng Hải » 

Trong cuộc hội thảo tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS tại Washington ngày 27/01/2016, Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình dương tuyên bố sẽ tăng cường chiến dịch « Tự Do Hàng Hải » trong vùng Biển Đông từ « số lượng cho đến quy mô và tính phức tạp ».

Tư lệnh Mỹ không cho biết chi tiết về những hoạt động tương lai mà mục tiêu là để phủ nhận chủ quyền tự xưng của Trung Quốc tại Biển Đông. - RFI

Wednesday, January 27, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Tư 27/1

Tin Thế Giới

1.
Mỹ, Trung Quốc chưa đạt thoả thuận về vấn đề trừng phạt Bắc Hàn

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tái khẳng định cam kết đối với mục tiêu phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, theo tường thuật của thông tín viên Jeff Custer của đài VOA, đôi bên chưa đồng ý với nhau về đợt chế tài mới đối với Bắc Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư.

Sau cuộc họp ngày hôm nay tại Bắc Kinh với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng nước ông sẵn sàng ủng hộ một nghị quyết mới của Liên Hiệp Quốc chống lại chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Nhưng ông không đề cập tới bỏ phiếu trừng phạt cụ thể nào và cho rằng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc không nên làm cho căng thẳng gia tăng thêm nữa.

"Chúng tôi cũng đồng ý là Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nên hành động thêm và thông qua một nghị quyết mới. Trong trường hợp cần thiết, Trung Quốc sẵn sàng tiến hành một cuộc thảo luận toàn diện và cặn kẽ với Hoa Kỳ và tất cả các bên với tinh thần trách nhiệm. Đồng thời, chúng tôi phải nói rõ là nghị quyết mới không nhắm tới việc khích động căng thẳng và gây bất ổn ở bán đảo Triều Tiên, mà là nhắm tới mục tiêu mang vấn đề hạt nhân ở bán đảo này trở lại với con đường đúng đắn là con đường đối thoại."

Ngoại trưởng Kerr cho rằng cần phải có được đồng thuận về một nghị quyết mạnh mẽ của Liên Hiệp Quốc, nhưng chưa có được thht về các tiêu chí của nghị quyết. Ông nói thêm rằng Trung Quốc có thể nắm giữ một vai trò quan trọng hơn trong việc kiềm chế Bắc Triều Tiên.

"Như tôi đã công khai nói tới trước đây - đây không phải là một điều bí mật, Hoa Kỳ mạnh mẽ tin tưởng là Trung Quốc có một khả năng đặc thù bởi vì vai trò đặc biệt của họ và những mối liên hệ của họ với Bắc Triều Tiên, một khả năng có thể giúp cho chúng tôi rất nhiều để giải quyết thách thức này."

Ông Kerry nói rằng những biện pháp chế tài Iran, một nước không có vũ khí hạt nhân, còn nhiều hơn những biện pháp chế tài Bắc Triều Tiên, là nước có vũ khí hạt nhân.

Ông Kerry và ông Vương Nghị cho biết họ cũng đã thảo luận về vấn đề  tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng không đề cập gì tới những biện pháp nhằm giảm bớt những mối căng thẳng vì vấn đề này.

Trong chuyến viếng thăm một ngày đến Trung Quốc, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng đã hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình và các giới chức khác trong chính phủ Trung Quốc. - VOA
|
|

2.
Ông Putin kêu gọi chống tham nhũng sau cáo giác của quan chức Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi nước này cải thiện những biện pháp chống tham nhũng của mình, chỉ vài giờ sau khi một bộ phim tài liệu của đài BBC cho biết tài sản cá nhân của ông ta được ước tính ở mức gần 40 tỉ đôla.

Trong một cuộc họp với Nội các hôm thứ Ba, ông Putin cho biết nhiệm vụ chống tham nhũng sẽ là một thách thức lớn.

"Nói chung có một khối lượng công tác rất lớn ở đây," ông nói. "Tôi nghĩ đó là một nhiệm vụ khó khăn, thậm chí có thể là khó hoàn thành. Nhưng nếu chúng ta dừng lại thì nó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng ta phải tiến về phía trước."

Trong khi đó, Điện Kremlin bác bỏ phát biểu của một quan chức Bộ Tài chính Mỹ nói với BBC rằng ông Putin là "hình ảnh của sự tham nhũng," gọi tuyên bố này là "hoàn toàn bịa đặt."

Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Panorama của BBC, Adam Szubin, Quyền Thứ trưởng Bộ Tài chính đặc trách Khủng bố và Tình báo Tài chính, nói "chúng tôi đã nhìn thấy [Putin] làm giàu cho những người bạn, những đồng minh thân cận của ông ta, và gạt ra rìa những người mà ông ta không coi là bạn bằng cách sử dụng tài sản nhà nước."

"Cho dù đó là nguồn năng lượng của Nga, cho dù đó là những hợp đồng nhà nước khác, ông ta giao những thứ đó cho những người mà ông tin là sẽ phục vụ cho mình và loại ra những người không làm như vậy," ông Szubin nói. "Với tôi, đó là hình ảnh của sự tham nhũng."

Chương trình này, được phát sóng tối thứ Hai, cho biết ông Putin, người nhận mức lương nhà nước khoảng 100.000 đôla một năm, đã tích lũy khối tài sản cá nhân ước tính khoảng 40 tỉ đôla, làm cho ông ta trở thành một trong những người đàn giàu nhất thế giới.

Phát ngôn viên của ông Putin Dmitry Peskov bác bỏ cáo giác trong chương trình này là "hoàn toàn bịa đặt," nói thêm rằng phát biểu của quan chức Bộ Tài chính Mỹ có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ với Mỹ.

"Mối quan hệ của hai nước không ở trong tình trạng tốt nhất vào thời điểm này. Những lời dối trá như vậy có thể làm phức tạp mọi thứ hơn nữa." - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

3.
Mỹ phản đối tổng thống Đài Loan ra thăm đảo Ba Bình

Hôm nay, 27/01/2016, Mỹ lên tiếng chỉ trích nghiêm khắc việc tổng thống mãn nhiệm Đài Loan, Mã Anh Cửu quyết định tới thăm đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa, ở Biển Đông.

Ba Bình là hòn đảo nằm trong quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines , Malaysia và Brunei, nhưng hiện do Đài Loan chiếm giữ và đặt tên là đảo Thái Bình.

Ngay sau khi Đài Bắc thông báo tổng thống Mã Anh Cửu ngày mai ( 28/01/2016) sẽ tới thăm hòn đảo này, hôm nay phát ngôn viên của cơ quan đại diện Mỹ tại Đài Loan, bà Sonia Urborn đã tuyên bố: “Chúng tôi thất vọng việc tổng thống Mã Anh Cửu dự định đến đảo Thái Bình…. Một quyết định như vậy vô cùng tai hại và không góp phần giải quyết hòa bình các bất đồng tại Biển Đông”.

Trước đó, để giải thích cho chuyến đi đầu tiên của ông Mã tới thăm hòn đảo này, phát ngôn viên phủ tổng thống Đài Loan khẳng định : “ Đảo thái Bình là một phần của lãnh thổ Cộng Hòa Trung Hoa - Đài Loan” và rằng đây là chuyến thăm mang tính chất cá nhân trước dịp Tết nguyên đán.

Sau thất bại ở cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan hôm 16 tháng Giêng vừa qua, tổng thống mãn nhiệm Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng sẽ phải chuyển giao quyền lực cho tổng thống tân cử Thái Anh Văn của đảng Dân Tiến vào tháng 5 tới đây. Năm 2008, tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển của đảng Dân Tiến trước khi mãn nhiệm cũng đã tới thăm hòn đảo này.

Để khẳng định chủ quyền, Đài Loan luôn tìm cách đẩy mạnh sự hiện hữu trên đảo Thái Bình (Ba Bình). Năm ngoái Đài Bắc đã cho xây dựng một đường băng máy bay và một con đê chắn sóng lớn trên đảo.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đòi hỏi chủ quyền hầu hết khu vực Biển Đông đã cho xây dựng, bồi đắp hàng loạt các đảo nhân tạo trong các khu vực đang có tranh chấp chủ quyền với các nước xung quanh. Việc làm này đã không khỏi gây lo ngại cho các nước trong cũng như ngoài khu vực Biển Đông. - RFI
|
|

4.
Freedom House: Tự do trên thế giới suy giảm năm thứ 10 liên tiếp

Một nghiên cứu mới đây cho rằng kinh tế đi xuống trên toàn cầu và nỗi lo về bất ổn xã hội đã dẫn đến việc các chính quyền độc tài gia tăng đàn áp chính trị trong năm 2015. Bản phúc trình năm 2015 của tổ chức phi đảng phái Freedom House đã đánh giá mức độ tự do dân chủ ở các nước trên thế giới. Thông tín viên Chris Simkins của đài VOA tường thuật.

Cuộc nội chiến ở Syria và sự bất ổn tại các nơi khác ở Trung Đông làm cho khu vực này trở thành một trong những khu vực tồi tệ nhất thế giới về mặt tự do.

Phúc trình năm 2015 của Freedom House cho hay 72 nước đã có xung đột, các vấn đề chính trị và kinh tế tiếp sức cho sự suy thoái về tự do toàn cầu trong năm thứ 10 liên tục.

Bà Vanessa Tucker, thuộc Freedom House, nói:

“Chúng tôi thấy rằng một số quyền tự do liên quan đến tự do hội họp, tự do lập hội, pháp quyền, tòa án độc lập đều đã trở nên tồi tệ đi”.

Cuộc nghiên cứu của tổ chức có trụ sở ở Washington đã xếp hạng 50 nước và vùng lãnh thổ là “Không Tự do”. Những bên vi phạm tồi tệ nhất là những nơi như Syria. Những nơi khác lọt vào danh sách là Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, Somalia, Bắc Triều Tiên, Uzbekistan và Eritrea.

Bản phúc trình cho thấy người dân ở các nơi đó đã hứng chịu những sự thụt lùi lớn khi các nhà lãnh đạo độc tài trấn áp những nhà hoạt động nhân quyền và những người phê phán chính phủ.

Nhưng theo bản phúc trình, các khu vực Trung Đông và Bắc Phi bị xếp hạng tồi nhất.

Bà Vanessa Tucker nói: “Điều chúng tôi nhận thấy, nhất là ở Trung Đông, là nhiều người cầm quyền  lâu năm - và thậm chí trong một số trường hợp, còn được coi là đồng minh của phương Tây – trên thực tế không phải là những đối tác ổn định. Và tôi nghĩ rằng việc tiếp tục vun đắp quan hệ với họ trong dài hạn là một sự đặt cược rất dở.

Freedom House nói các nước dân chủ bị sức ép của các vụ tấn công khủng bố và gặp căng thẳng bởi số người di cư nhiều chưa từng có cũng đã hạn chế các quyền tự do dân sự.

Bà Vanessa Tucker nhận xét: “Vì vậy điều đặc biệt quan trọng ở các nước đang đối mặt với những thách thức lớn nhất, mà hầu như đều liên quan đến làn sóng di dân, là họ cần tiếp tục cân đối nghĩa vụ của chính phủ bảo vệ thường dân và bảo vệ các lợi ích quốc gia với việc tiếp tục duy trì các quyền tự do cơ bản”.

Các nước bị Freedom House chỉ trích thường lên án tổ chức này. Nga đã mô tả Freedom House là có thiên kiến và cáo buộc tổ chức này phục vụ lợi ích của Mỹ.

Bản phúc trình cũng ghi nhận 61 nước đã có tiến bộ trong nỗ lực củng cố các quyền tự do, và khen ngợi khu vực Mỹ Latin.

Bà Vanessa Tucker phát biểu: “Một khu vực quan trọng là Mỹ Latin, chúng tôi nhận thấy rằng trong vòng 5-10 năm qua, đã có những vụ trấn áp nhắm vào nhiều quyền cơ bản, và chúng tôi đã nhận thấy xu hướng đảo ngược lại phần nào”.

Bản phúc trình cho rằng sự thụt lùi đáng kể nhất về tự do toàn cầu trong thập niên qua là trong lĩnh vực tự do biểu đạt và pháp quyền. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

5.
Cảnh sát kêu gọi cộng đồng người Việt giúp truy lùng tù nhân vượt ngục

Cảnh sát ở miền Nam California kêu gọi cộng đồng người Việt cung cấp bất kỳ thông tin nào về ba tù nhân nguy hiểm đang lẩn trốn sau khi thực hiện vụ vượt ngục táo bạo.

Ba tù nhân Hossein Nayeri (37 tuổi), Jonathan Tieu, (20 tuổi) và Bac Duong (43 tuổi), đã vượt ngục sáng sớm hôm thứ Sáu sau khi cắt thủng lưới thép, bò qua đường hầm ống nước và dùng dây trèo xuống để trốn thoát khỏi nhà tù nam tại trung tâm thành phố Santa Ana.

Cảnh sát cho biết cả ba đều là tội phạm bạo lực. Tieu là thành viên của một băng đảng gốc Việt bị bắt giam vì tội giết người.

Ông Dave Sawyer, Cảnh sát trưởng quận Cam, cho biết: “Chúng tôi biết rằng trong một số cộng đồng địa phương, đặc biệt là cộng đồng người Việt, hiện đang lo sợ về vụ bỏ trốn của những tù nhân này”.

Ông Sawyer nói: “Tôi đến đây chỉ để nói với các bạn rằng chúng tôi đã thực hiện cách tiếp cận chủ động để tăng áp lực lên băng đảng của Tieu, để họ biết rằng chúng tôi đang truy lùng anh ta”.

Các công dân có thể gọi ẩn danh cho cơ quan chức năng. Phó cảnh sát trưởng, người có thể nói tiếng Việt, cũng thông báo cho cộng đồng người Việt các thông điệp tương tự như cảnh sát trưởng Sawyer. Cảnh sát treo giải thưởng 50.000 đôla cho những ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ các tù nhân vượt ngục.

Ông Sawyer cho biết, Duong là một thành viên của một băng đảng người Việt bị bắt giam vì tội cố ý mưu sát. Nayeri bị kết án tội giết người và bị buộc tội trong một vụ bắt cóc và tra tấn.

Ông Jeff Hallock, phát ngôn viên cảnh sát trưởng, cho biết, ba tù nhân đã cắt một lưới thép dày hơn 1cm trước khi trèo lên mái nhà và hiện vẫn chưa rõ làm thế nào mà họ có được các dụng cụ cần thiết.

Ông Hallock nói: “Tất cả những gì tôi có thể nói là có khoảng 4 đến 5 loại dụng cụ khác nhau bằng kim loại, sắt, thép, các thứ tương tự”.

Ông Hallock cho biết đã xảy ra một vụ gây rối trong nhà tù, trong đó có một quản giáo bị tấn công. Vụ này có thể đã được dàn dựng để các tù nhân có thời giờ bỏ trốn.

Ông nói thêm: “Đây là một kế hoạch vượt ngục được chuẩn bị kỹ lưỡng”. Ông cũng nói rằng có “nhiều khả năng” là Tiêu đã lên hệ với các thành viên băng đảng của mình.

Ông Hallock  nói: “Chúng tôi thực sự cần sự trợ giúp của công chúng. Chúng tôi biết rằng có ai đó có thể biết một điều gì”. - VOA
|
|

6.
Ông Trọng tái cử chức Tổng bí thư

Vị trí Tổng bí thư thuộc về ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, người được tái đắc cử nhằm mục đích bảo đảm "kế thừa và đoàn kết" trong nội bộ Đảng CSVN.

Hôm thứ Tư 27/1, Đại hội XII nghỉ họp, trong khi các ủy viên mới được bầu hôm 26/1 họp Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, bỏ phiếu chọn ra cơ quan lãnh đạo cao nhất của mình.

Bộ Chính trị mới được nói có 19 vị, tăng ba người so với trước.

Danh sách Bộ Chính trị cho tới tận trước khi bầu gây nhiều chú ý và đồn đoán, vì dựa vào đó có thể suy luận ra ai sẽ đứng đầu các lĩnh vực quan trọng nhất của nền chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam.

Hôm 27/1, trao đổi với BBC từ Hà Nội, luật sư Hà Huy Sơn cho hay: “Tôi không quá quan tâm đến chuyện ông Trọng tại vị hay ai đó sẽ thay ông ngồi vào ghế tổng bí thư. Vì theo tôi, sau kỳ đại hội này, bản chất của Đảng Cộng sản vẫn thế, vai trò cá nhân không giúp thay đổi gì”.

“Tôi không hy vọng cũng chẳng thất vọng vì bất kỳ cá nhân nào trong Đại hội 12 cả, vì khi đọc qua cương lĩnh, tôi thấy họ chẳng có thay đổi gì. Trước tình hình này, tôi nghĩ người dân chỉ còn có cách đòi quyền công dân của mình và hiểu rằng điều đó chỉ xảy đến khi mình đấu tranh đòi Hiến pháp 2013 về Quyền Con người phải được thực thi”, luật sư nói thêm.

Tuy danh sách này ngày thứ Năm 28/1 mới chính thức công bố, một số nguồn tin trong nước cho BBC hay Bộ Chính trị mới bên cạnh ông Nguyễn Phú Trọng có các ông bà (xếp theo thứ tự alphabet):

1. Trương Hòa Bình: Chánh án tòa án Nhân dân Tối cao, nguyên trung tướng công an

2. Nguyễn Văn Bình: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

3. Phạm Minh Chính: Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên trung tướng công an

4. Hoàng Trung Hải: Phó Thủ tướng

5. Vương Đình Huệ: Trưởng ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bộ trưởng Tài chính

6. Đinh Thế Huynh: Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

7. Tô Lâm: Thượng tướng, Thứ trưởng Công an

8. Ngô Xuân Lịch: Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

9. Trương Thị Mai: Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

10. Phạm Bình Minh: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao

11. Nguyễn Thị Kim Ngân: Phó Chủ tịch Quốc hội

12. Nguyễn Thiện Nhân: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng

13. Tòng Thị Phóng: Phó Chủ tịch Quốc hội

14. Nguyễn Xuân Phúc: Phó Thủ tướng

15. Trần Đại Quang: Đại tướng, Bộ trưởng Công an

16. Đinh La Thăng: Bộ trưởng Giao thông Vận tải

17. Võ Văn Thưởng: Phó bí thư thường trực TP HCM

18. Trần Quốc Vượng: Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao

Lãnh đạo các ngành

Có thể thấy trong danh sách ở trên, bốn ủy viên Bộ Chính trị mới xuất thân công an, hai người thuộc quân đội.

Với sắp xếp như vậy, nếu như ông Trần Đại Quang lên làm Chủ tịch nước thì ông Tô Lâm sẽ trở thành Bộ trưởng Bộ Công an. Bộ trưởng Quốc phòng sẽ là Đại tướng Ngô Xuân Lịch.

Ông Võ Văn Thưởng nhiều khả năng sẽ trở thành Bí thư Thành ủy HCM thay ông Lê Thanh Hải.

Một điều mà nhiều nhà quan sát cho là bất ngờ, là việc ông Đinh La Thăng lọt vào Bộ Chính trị.

Việc ông Phạm Bình Minh trở thành ủy viên Bộ Chính trị cũng là một diễn biến được quan tâm, được cho là sẽ nâng cao vị thế của ngành ngoại giao Việt Nam.

Ông Phạm Bình Minh là con trai của cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người chủ trương chống ảnh hưởng của Trung Quốc và do vậy không được ủng hộ của Bắc Kinh.

Một câu hỏi mà các nhà bình luận đang tìm cách giải đáp là ai trong các ủy viên trên sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng khi ông rút lui vào giữa nhiệm kỳ trong vài năm tới. - BBC

Tuesday, January 26, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Ba 26/1

Tin Thế Giới

1.
Ngoại trưởng Mỹ sẽ nêu vấn đề Biển Đông, Bắc Hàn khi đến TQ --- Ông Kerry thảo luận với Thủ tướng Hun Sen về nhân quyền, thương mại

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry sẽ hối thúc Trung Quốc tạo áp lực nhiều hơn nữa để đòi Bắc Triều Tiên ngưng các cuộc thử nghiệm hạt nhân gây nhiều tranh cãi khi ông gặp gỡ với các giới chức Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm nay.  Thông tín viên Pam Dockins của đài VOA có bài tường trình sau đây.

Trung Quốc là chặng dừng cuối trong chuyến đi thăm ba quốc gia Á Châu của Ngoại trưởng Kerry. Trước đó ông đã đi thăm Lào và Campuchia.

Chuyến công du của ông Kerry diễn ra vài tuần lễ sau khi Bắc Triều Tiên tuyên bố thực hiện thành công điều họ gọi là một cuộc thử nghiệm bom nhiệt hạch; một động thái bị Nam Triều Tiên và các cường cường thế giới kịch liệt lên án.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken đã đến Á Châu trước chuyến thăm của ông Kerry để thảo luận với các giới chức Nhật Bản và Nam Triều Tiên về hành động này Bắc Triều Tiên.  Ông Blinken cho biết các nước này tán thành quan điểm cho rằng phải có thái độ cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên.

"Chúng tôi nhất trí với nhau là phải mạnh mẽ phản đối vụ thử nghiệm hạt nhân này,  và chúng tôi nhất quyết buộc Bắc Triều Tiên phải gánh chịu hậu quả của hành động coi thường nghĩa vụ quốc tế của họ."

Điểm then chốt của nỗ lực đó là Trung Quốc, chiếc phao cứu sinh kinh tế của Bắc Triều Tiên, nhưng cũng là nước bị chỉ trích là đã sử dụng ảnh hưởng của mình để gây áp lực lên Bình Nhưỡng.

Người phát ngôn Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.

"Vào lúc này tình hình trên bán đảo Triều Tiên là hết sức nhạy cảm. Tôi hy vọng các nước liên hệ có hành động theo một cách thức phù hợp với mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định cho khu vực."

Các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc còn phải cân bằng những lợi ích trái ngược nhau.

Ông Scott Snyder, một chuyên gia của Hội đồng Đối ngoại, nhận định như sau.

"Đối với Trung Quốc, điều khó khăn là phải cân bằng giữa sự cần thiết phải trừng phạt Bắc Triều Tiên với những lo ngại về sự ổn định ở Bắc Triều Tiên.  Do đó họ muốn gây áp lực, nhưng họ không muốn gây áp lực quá mạnh."

Ông Scott Snyder nói rằng thách thức đối với Mỹ là làm thế nào để thuyết phục Bắc Kinh để họ tin rằng việc trừng phạt Bắc Triều Tiên sẽ không gây phương hại cho quyền lợi của Trung Quốc. - VOA

***
Những mối quan tâm về nhân quyền và vấn đề thương mại song phương là trọng tâm của cuộc thảo luận của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry với các nhà lãnh đạo Campuchia tại Phnom Penh ngày hôm nay. Thông tín viên Pam Dockin của đài VOA tháp tùng phái đoàn ngoại trưởng Mỹ gởi về bài tường thuật sau đây.

Ngoại trưởng Kerry cho biết tiến bộ của Campuchia trong lãnh vực nhân quyền, các quyền tự do phổ cập và cai trị tốt đẹp là “vô cùng cần thiết” để “thể hiện đầy đủ tiềm năng” của mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ.

Ông Kerry cho biết như vậy trong cuộc họp báo ngày hôm nay ở Phnom Penh sau khi tiến hành các cuộc thảo luận riêng rẽ với các giới chức của Campuchia, trong đó có Thủ tướng Hun Sen và quyền lãnh tụ đối lập Kem Sokha.

Ông nói “Các chính phủ dân chủ có nhiệm vụ bảo đảm là tất cả những người đại diện được dân chúng bầu ra được tự do chu toàn trách nhiệm  của mình mà không sợ bị tấn công hoặc bị bắt giữ.”

Ông nhấn mạnh rằng ông đã nêu lên những mối quan tâm về vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận này.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ phát biểu như vậy trong lúc nhiều người cảm thấy lo ngại về những nỗ lực của Campuchia để cải cách dân chủ và nhân quyền.

Trong lúc lãnh tụ đối lập Sam Rainsy đang tự ý sống lưu vong để tránh những cáo trạng mà nhiều người cho là có động cơ chính trị, và 17 thành viên của phe đối lập và các nhà tranh đấu dân chủ đang bị cầm tù, các tổ chức nhân quyền nói rằng bất kỳ sự cải thiện nào trong mối quan hệ ngoại giao phải đi kèm với sự bảo đảm cải cách của Campuchia.

Ngoại trưởng Kerry cũng lên tiếng tán dương những tiến bộ về mặt kinh tế của Campuchia.

Ông nói” Campuchia đã có được sự tăng trưởng khả quan. Chúng ta đã trông thấy những sự thay đổi rất ngoạn mục, không chỉ ở Phnom Penh, là nơi đã từ một thành phố bị chiến tranh tàn phá và chỉ có 350.000 dân trở thành một thành phố hiện đại với 2,2 triệu người.”

Thủ tướng Hun Sen cho Ngoại trưởng Kerry biết rằng ông xem hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN, được tổ chức ở California vào tháng hai, là “một bước hướng tới mối quan hệ chiến lược” giữa Mỹ và các nước ASEAN.

Ông Kerry cho biết một trong các đề tài chính của hội nghị thượng đỉnh này là chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo động, một việc ông gọi là “một thách thức cấp bách”. Ông nói thêm rằng Thủ tướng Hun Sen đã tỏ ý mong muốn hợp tác với liên minh chống Nhà nước Hồi giáo.

Campuchia là chặng dừng chân thứ nhì trong chuyến công du Á châu của ông Kerry, sau khi viếng thăm nước Lào.

Sau khi rời Campuchia, ông Kerry sẽ tới Trung Quốc. Theo dự liệu, ông sẽ thúc giục Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng của mình để gây sức ép lên Bắc Triều Tiên để đòi Bình Nhưỡng ngưng thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, ông cũng sẽ nêu lên những mối quan tâm của Washington đối với những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo đang tiếp diễn ở Biển Đông.

Sáng ngày hôm nay, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã đến thăm Viện Bảo tàng Quốc gia Campuchia, nơi có những bộ sưu tập đầy đủ nhất thế giới về văn hoá Khmer. - VOA
|
|

2.
Chứng khoán Á Châu lại tuột dốc

Ngày giao dịch hôm thứ Ba rất có thể sẽ là một ngày khác nữa làm đau đầu giới đầu tư, giữa lúc các thị trường chứng khoán Á Châu gánh chịu thêm một đợt thua lỗ nặng, mà chắc chắn sẽ có tác động tới thị trường toàn cầu.

Thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến dẫn đầu, mỗi thị trường mất đi 6% vào cuối ngày giao dịch, mức thấp nhất trong vòng 14 tháng.

Tại các thị trường ở Hong Kong và Nhật Bản, giá chứng khoán hạ 2%, trong khi thị trường Đài Loan, Singapore và Thái Lan đều thua lỗ.

Giá chứng khoán sụt giảm trong ngày thứ Ba một lần nữa lại diễn ra sau những thua lỗ trên Phố Wall ngày hôm trước, khi các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và NASDAQ đều giảm vì giá dầu một lần nữa lại hạ xuống mức dưới 30 đôla một thùng do mức cung dầu thô trên thị trường toàn cầu quá cao so với nhu cầu, và cũng vì đà phát triển chậm lại tại Trung Quốc.

Hậu quả là giá cổ phần các công ty năng lượng tuột dốc, gây quan ngại trong giới đầu tư về nguy cơ nền kinh tế toàn cầu sẽ bị trì trệ. - VOA
|
|

3.
'Tố cáo tham nhũng nhắm vào Thủ tướng Najib không đúng sự thật'

Bộ trưởng Tư Pháp Malaysia tuyên bố các cáo buộc tham nhũng nhắm vào Thủ tướng Najib Razak liên quan tới vụ chuyển ngân 681 triệu đôla vào trương mục ngân hàng cá nhân của ông là không đúng sự thật. 

Ông Mohamed Apandi Ali hôm 26/1 nói với các nhà báo rằng món tiền ấy đã được gia đình hoàng gia Ả Rập Xê út tặng cho ông Najib vào đầu năm 2013 như một món quà cá nhân. Ông Apandi nói Thủ Tướng Najib đã trả lại cho gia đình hoàng gia 620 triệu đô la bởi vì số tiền ấy chưa được dùng đến. Ông cho biết kết quả điều tra cho thấy vụ nhận tiền đó không phải là một hành vi tham nhũng. 

Tuy nhiên ông không cho biết lý do vì sao gia đình hoàng gia Ả Rập Xê út lại tặng món tiền ấy cho ông Najib, hoặc điều gì đã xảy ra cho số 61 triệu đô la còn lại.

Thủ Tướng Najib Razak đã bị chỉ trích từ năm ngoái liên quan tới các cáo buộc xoay quanh cácngân khoản đã không cánh mà bay tại công ty đầu tư OneMDB do nhà nước sở hữu.

Một cuộc điều tra trước đây do Uỷ hội Chống Tham nhũng Malaysia thực hiện nói rằng món tiền liên hệ là một khoản tiền quyên tặng chính trị từ một mạnh thường quân người Trung Đông không rõ danh tính.

Ông Najib đã cách chức người tiền nhiệm của Bộ trưởng Tư Pháp Apandi, là người đã mở cuộc điều tra về vụ việc này. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

4.
Các ứng viên tổng thống ra sức vận động sự ủng hộ của cử tri Iowa --- Các ứng viên đảng Dân chủ nỗ lực vận động cử tri Iowa

Chỉ một tuần trước cuộc họp kín chọn ứng viên đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình bầu cử tổng thống Mỹ, các ứng viên của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đang vận động sự ủng hộ của cử tri. Các kết quả bầu cử ở Iowa và 2 tuần sau ở New Hampshire có thể báo hiệu ứng viên nào có cơ may chiến thắng lớn nhất trong cuộc bầu cử tháng 11. Ông Donald Trump vẫn đang dẫn đầu bên Đảng Cộng hòa, trong khi bà Hillary Clinton đối mặt với cuộc tranh đua khá cam go với đối thủ Bernie Sanders. Theo tường thuật của thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA, lại có thêm một chính trị gia đang cân nhắc tham gia cuộc đua với tư cách ứng viên độc lập.

Ông Trump giữ vững vị trí dẫn đầu trong cuộc đua của Đảng Cộng hòa, bất chấp những lời tuyên bố gây tranh cãi, những phát biểu xúc phạm và điều mà nhiều người coi là thiếu hiểu biết về thời sự và đối ngoại. Với vị thế dẫn đầu đó, ông khoe khoang rằng không ai có thể ngăn ông được. Ông Trump nói:

“Tôi có thể đứng giữa Đại lộ số 5 (ở thành phố New York) và bắn bỏ ai đó mà vẫn sẽ không mất một cử tri nào”.

Một lý do làm ông Trump nổi danh là lập trường cứng rắn của ông về người nhập cư bất hợp pháp.

Bà Donna Nichols, ủng hộ viên của ông Trump ở Iowa, nói: “Với nền kinh tế thế này trong nước, chúng ta không thể trao việc làm cho những người có mặt ở đây mà lại không sẵn sàng đi qua quy trình để đến đây một cách hợp pháp”.

Dù lớn tiếng khoe khoang, ông Trump công nhận giành chiến thắng ở Iowa là điều quan trọng.

Ông nói:“Giờ là lúc quyết định. Tôi muốn thắng ở Iowa, thực sự muốn thắng”.

Thượng nghị sỹ Ted Cruz thua ông Trump hơn 10%, nhưng ông hy vọng ông có thể tạo khác biệt ở Iowa.

Ông Cruz nói: “Nếu chúng ta sát cánh với nhau như lời mở đầu của Hiến pháp, chúng ta sẽ mang trở lại, chúng ta sẽ khôi phục niềm hy vọng cuối cùng, tốt đẹp nhất cho nhân loại – thành phố tỏa sáng đó trên ngọn đồi là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.

Về phía đảng Dân chủ, Thượng nghị sỹ Bernie Sanders, đại diện tiểu bang Vermont, dường như đang giành được sự ủng hộ tương đương với bà Hillary Clinton ở một số nơi. Ông nhận được nhiều ủng hộ của các cử tri trẻ đang chán chường với kiểu chính trị thường lệ.

Ông Sander phát biểu: “Họ muốn đất nước này đi theo một hướng mới; họ muốn là một phần của cuộc cách mạng chính trị”.

Ông Sanders đã chỉ trích sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng ở Mỹ và ảnh hưởng của tiền bạc lên chính trị.

Một ủng hộ viên của ông Sanders ở Iowa phát biểu như sau:

“Ông ấy không có tài trợ của các công ty lớn. Ông ấy nhận tài trợ của các cá nhân. Ý tôi là bà Hillary Cliton tuy là người thuộc đảng Dân chủ nhưng bà ấy vẫn chấp nhận trò chơi đó. Bà ấy nhận tài trợ từ đủ loại công ty, vì vậy tôi không ủng hộ lắm”.

Tin tức từ New York cho hay cựu thị trưởng của thành phố này, ông Michael Bloomberg, có thể tham gia cuộc đua tranh chức tổng thống nếu ông Sanders trở thành mối đe dọa cho bà Clinton. Nhà tỷ phú trong danh sách những người giàu nhất thế giới nói ông sẽ tự trả tiền cho cuộc vận động của mình và tranh cử như một ứng viên độc lập. - VOA

***
Tối qua, ba đảng viên Dân chủ muốn trở thành tổng thống sắp tới của Hoa Kỳ đã tiến hành các nỗ lực cuối cùng nhằm vận động cử tri ở bang Iowa, nơi cuộc họp kín của bang sẽ bắt đầu vào tuần tới, mở đầu tiến trình kéo dài nhiều tháng, để chọn ra ứng viên chính thức năm 2016 của đảng.

Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu trước một cuộc họp lớn do CNN tổ chức rằng bà là một “chiến binh đã thử lửa” và nêu bật kinh nghiệm từng là thành viên Nội các của Tổng thống Barack Obama. Về những lời bình phẩm của Tổng thống Obama rằng bà là người thông minh và có kiến thức về chính sách, bà trả lời như sau:

 “Quý vị biết đấy, người dân ở Iowa này ghi nhớ chúng tôi đã tranh cử đầy gay go chống lại nhau và rồi tôi có cơ hội khi ông ấy mời tôi làm ngoại trưởng của ông ấy. Và điều đó không chỉ là một mối quan hệ công việc tuyệt vời mà còn trở thành một tình bạn thực sự, và ông ấy trực tiếp biết rõ công việc đó vất vả thế nào, vì vậy tôi thực sự trân trọng điều ông ấy nói và cách ông ấy nói ra…”

Bà Clinton, từng là người nhiều tháng đã dẫn đầu rõ rệt trong số các ứng viên Dân chủ, bà Clinton đã vấp phải thách thức trong những tuần gần đây trước Thượng nghị sỹ Bernie Sanders của bang Vermont. Ông Sanders đã gần như xếp hạng ngang bằng với bà Clinton trong các cuộc thăm dò ở Iowa.

Về bà Clinton, ông Sanders nói kinh nghiệm cũng quan trọng với việc làm tổng thống, nhưng đó có thể không phải là tiêu chí quan trọng nhất:

Ông Sanders nói, “Kinh nghiệm có quan trọng, nhưng khả năng đánh giá cũng quan trọng, và quan điểm của tôi là nếu lấy cựu Phó Tổng thống Dick Cheney làm ví dụ, ông ấy cũng có nhiều kinh nghiệm. Song các chính sách đối ngoại của ông ấy chắc chắc là một thảm họa. Vì vậy, kinh nghiệm cũng quan trọng nhưng không phải là điều duy nhất”.

Tụt xa lại phía sau trong các cuộc thăm do là cựu Thống đốc Maryland Martin O’Malley, nhưng ông không tỏ dấu hiệu nào cho thấy nhiệt tình sút giảm trong cuộc tranh cử. Ông nói tại cuộc họp lớn rằng ông “tham gia để chiến thắng”.

Ông O’Malley nói: “Chúng ta đang thấy ngày càng đông người, và nét đẹp của người Iowa là họ không bị dọa dẫm bởi những cuộc thăm dò, bởi các chuyên gia, và họ có quyền mặc nhiên, họ có cảm giác có thể đảo lộn mọi chuyện. Và vì chỉ có 3 chúng tôi trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, nên chỉ có một người vẫn có thể làm đảo lộn tình hình, cố lên…”

Tiến trình họp kín chọn ứng viên làm cho ông O’Malley trở nên quan trọng đối với kết quả ở Iowa. Nếu ông không nhận được 15% phiếu ủng hộ, ông sẽ bị loại và các ủng hộ viên của ông sẽ tự do lựa chọn giữa bà Clinton hay ông Sanders, có tiềm năng làm xoay chuyển cuộc đua giữa họ.

Các cuộc bầu kín ở Iowa sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Hai, 1 tháng 2. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

5.
Đặc sứ của ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam

Ông Tống Đào, đặc sứ của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình,  tới thăm Việt Nam và Lào trong khoảng thời gian từ ngày 26/1 – 30/1.

Theo Tân Hoa Xã, ông Tống hiện là Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thông cáo được hãng tin chính thức của nhà nước Trung Quốc không nói rõ mục đích của chuyến công du này, nhưng nó diễn ra đúng dịp hai quốc gia Đông Nam Á đang tiến hành kỳ đại hội quan trọng, bầu chọn lãnh đạo đất nước.

Đại hội đảng cộng sản Lào đầu tuần này đã bầu ông Bounnhang Vorachit, 78 tuổi, vào chức Tổng bí thư.

Chính quyền Vientiane được coi là có quan hệ kinh tế và ngoại giao gần gũi với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Trong khi đó tại Việt Nam, Đại hội 12 đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng vào Ban chấp hành Trung ương Đảng với số phiếu cao tới hơn 80%, và gần như chắc chắn vị lãnh đạo 72 tuổi này sẽ tiếp tục giữ chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.

Trong khi đó, nhận định về Đại hội đảng ở Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Sáu tuần trước nói rằng, “là một láng giềng, bạn hữu, đồng chí và đối tác tốt của Việt Nam, chúng tôi mong thúc đẩy mối quan hệ chiến lược sang một gian đoạn mới dựa trên tình láng giềng hữu hảo, suy nghĩ hướng về phía trước và ổn định lâu dài”.

Trong khi đó, nhận định về Đại hội đảng ở Việt Nam, một tờ báo có tư tưởng dân tộc cực đoan của Trung Quốc tuyên bố rằng chỉ khi nào bùng ra cuộc đụng độ lớn giữa Hà Nội và Bắc Kinh thì Việt Nam mới buộc phải mưu tìm mối quan hệ quân sự gần gũi hơn nữa với Hoa Kỳ.

Hoàn cầu Thời báo sau đó đi tới kết luận rằng “vì thế, mối quan hệ Việt – Mỹ trong tương lai phụ thuộc vào diễn biến ở biển Đông”.

Trong bài bình luận dài hơn 600 chữ, ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc nói thêm rằng Mỹ đã sử dụng “lá bài biển Đông”, và trong chiến lược hướng về châu Á – Thái Bình Dương, Washington cần Việt Nam nên đã phớt lờ chuyện Việt Nam là một quốc gia theo đường lối xã hội chủ nghĩa. - VOA
|
|

6.
Đại hội Đảng 12: Công bố danh sách Ban chấp hành Trung ương mới

Hôm nay, 26/01/2016, các đại biểu dự Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 đã bầu một Ban chấp hành Trung ương khóa mới, với 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Danh sách Ban chấp hành mới này ngay sau đó đã được công bố.

Cuộc bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương mới được tiến hành sau khi hôm qua, Đại hội Đảng đã bỏ phiếu thuận cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật được cho là chủ trương cải tổ, rút khỏi danh sách đề cử.

Mặc dù đã được Đại hội hôm Chủ nhật (24/01) đề cử bổ sung vào danh sách ứng cử Ban Chấp hành, nhưng theo quy định, do không được Ban Chấp hành Trung ương củ giới thiệu, ông Dũng đã buộc phải không nhận đề cử của Đại hội và chính các đại biểu sẽ quyết định cho thủ tướng Việt Nam rút khỏi danh sách đề cử hay không.

Ông Dũng bị loại, như vậy ông Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật thuộc xu hướng bảo thủ, sẽ giữ nguyên chiếc ghế tổng bí thư Đảng, vì ông là người duy nhất được Bộ Chính trị cũ đề cử cho chức vụ lãnh đạo tối cao này. Bộ Chính trị khóa mới và tân tổng bí thư sẽ được các ủy viên Ban chấp hành bầu ra vào ngày mai, 27/01.

Trong danh sách Ban Chấp hành Trung ương mới không có 14 bộ trưởng hoặc quan chức mang hàm bộ trưởng của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Về phần ông Nguyễn Tấn Dũng, sau khi bị loại khỏi cuộc đua giành chức tổng bí thư, sẽ chính thức rời khỏi chức vụ thủ tướng sau khi Quốc hội Việt Nam bầu một lãnh đạo chính phủ mới vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm nay. Một ủy viên ban chấp hành trung ương các hđây hai ngày xác nhận rằng nhân vật được Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ đề nghị vào chức vụ thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc, hiện là Phó thủ tướng.

Hiện giờ chưa rõ là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có sẽ đại diện Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN ở California vào tháng tới hay không.

DANH SÁCH ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII

I. Ủy viên Trung ương chính thức

1 NGUYỄN HOÀNG ANH - Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng

2 CHU NGỌC ANH - Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ

3 NGUYỄN THÚY ANH - Phó Chủ nhiệm Các vấn đề xã hội của QH

4 TRẦN TUẤN ANH - Thứ trưởng Bộ Công thương

5 NGUYỄN XUÂN ANH - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng

6 HÀ BAN - Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ

7 NGUYỄN HÒA BÌNH - Viện trưởng VKSNDTC

8 TRƯƠNG HÒA BÌNH - Chánh án TANDTC

9 DƯƠNG THANH BÌNH - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau

10 NGUYỄN THANH BÌNH - Phó Trưởng Ban Tổ chức TƯ

11 PHAN THANH BÌNH - Giám đốc Đại học quốc gia Hồ Chí Minh

12 NGUYỄN VĂN BÌNH - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

13 TẤT THÀNH CANG - Phó bí thư Thành ủy TP.HCM

14 BÙI MINH CHÂU - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ

15 LÊ CHIÊM - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

16 HÀ NGỌC CHIẾN - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH

17 NGUYỄN NHÂN CHIẾN - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh

18 ĐỖ VĂN CHIẾN - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

19 TRỊNH VĂN CHIẾN - Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá

20 HOÀNG XUÂN CHIẾN - Thiếu tướng Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

21 PHẠM MINH CHÍNH - Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ

22 MAI VĂN CHÍNH - Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ

23 NGUYỄN ĐỨC CHUNG - Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội

24 LÊ VIẾT CHỮ - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi

25 NGUYỄN TÂN CƯƠNG - Thiếu tướng - Tư lệnh Quân khu 4

26 LƯƠNG CƯỜNG - Thượng tướng - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN

27 NGUYỄN PHÚ CƯỜNG - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

28 TRẦN QUỐC CƯỜNG - Phó bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk

29 BÙI VĂN CƯỜNG - Bí thư Đảng uỷ khối doanh nghiệp TƯ

30 PHAN VIỆT CƯỜNG - Phó bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam

31 NGUYỄN XUÂN CƯỜNG - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

32 NGUYỄN VĂN DANH - Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang

33 NGUYỄN HỒNG DIÊN - Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình

34 LÊ DIỄN - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

35 NGUYỄN VĂN DU - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Cạn

36 ĐÀO NGỌC DUNG - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan TƯ

37 NGUYỄN CHÍ DŨNG - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư

38 TRỊNH ĐÌNH DŨNG - Bộ trưởng Xây dựng

39 ĐINH TIẾN DŨNG - Bộ trưởng Tài chính

40 MAI TIẾN DŨNG - Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam

41 TRẦN TRÍ DŨNG - Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh

42 VÕ VĂN DŨNG - Phó trưởng Ban Nội chính TƯ

43 PHAN XUÂN DŨNG - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của QH

44 LÊ XUÂN DUY - Thiếu tướng - Phó Tư lệnh Quân khu 2

45 NGUYỄN QUANG DƯƠNG - Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp TƯ

46 VŨ ĐỨC ĐAM - Phó Thủ tướng Chính phủ

47 HUỲNH THÀNH ĐẠT - Phó GĐ thường trực Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

48 NGUYỄN KHẮC ĐỊNH - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

49 TRẦN ĐƠN - Trung tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

50 PHAN VĂN GIANG - Trung tướng - Tư lệnh Quân khu 1

51 NGUYỄN VĂN GIÀU - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội

52 PHẠM HỒNG HÀ - Thứ trưởng Bộ Xây dựng

53 TRẦN HỒNG HÀ - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường

54 NGUYỄN THỊ THU HÀ - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

55 NGUYỄN ĐỨC HẢI - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ

56 NGUYỄN THANH HẢI - Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của QH

57 HOÀNG TRUNG HẢI - Phó Thủ tướng Chính phủ

58 BÙI VĂN HẢI - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang

59 NGÔ THỊ THANH HẰNG - Phó bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội

60 NGUYỄN MẠNH HIỂN - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương

61 PHÙNG QUỐC HIỂN - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH

62 BÙI THỊ MINH HOÀI - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ

63 LÊ MINH HOAN - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Đồng Tháp

64 VƯƠNG ĐÌNH HUỆ - Trưởng Ban Kinh tế TƯ

65 LÊ MẠNH HÙNG - Phó Bí thư Đảng uỷ khối các cơ quan TƯ

66 NGUYỄN MẠNH HÙNG - Tổng Giám đốc Vietel

67 LỮ VĂN HÙNG - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang

68 NGUYỄN VĂN HÙNG - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị

69 NGUYỄN VĂN HÙNG - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum

70 ĐINH THẾ HUYNH - Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ

71 LÊ MINH HƯNG - Phó Chánh Văn phòng TƯ Đảng

72 THUẬN HỮU - Tổng biên tập báo Nhân dân

73 LÊ MINH KHÁI - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu

74 NGUYỄN ĐÌNH KHANG - Phó bí thư Tỉnh ủy Hà Giang

75 TRẦN VIỆT KHOA - Phó giám đốc Học viện Quốc phòng

76 ĐIỂU KRÉ - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông

77 NGUYỄN THẾ KỶ - Phó Ban Tuyên giáo TƯ

78 HOÀNG THỊ THÚY LAN - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc

79 TÔ LÂM - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an

80 CHẨU VĂN LÂM - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang

81 HẦU A LỀNH - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc

82 NGÔ XUÂN LỊCH - Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐNDVN

83 NGUYỄN HỒNG LĨNH - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

84 LÊ THÀNH LONG - Thứ trưởng Bộ Tư pháp

85 NGUYỄN ĐỨC LỢI - Tổng Giám đốc TTXVN

86 NGUYỄN VĂN LỢI - Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước

87 VÕ MINH LƯƠNG - Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 7

88 UÔNG CHU LƯU - Phó Chủ tịch Quốc hội

89 LÊ TRƯỜNG LƯU - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế

90 TRƯƠNG THỊ MAI - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH

91 PHAN VĂN MÃI - Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre

92 TRẦN THANH MẪN - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN

93 PHẠM BÌNH MINH - Phó Thủ tướng Chính phủ

94 TRẦN BÌNH MINH - Tổng Giám đốc Đài Truyền hình VN

95 CHÂU VĂN MINH - Chủ tịch Viện Hàn lâm và khoa học VN

96 LẠI XUÂN MÔN - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân Việt Nam

97 GIÀNG PÁO MỶ - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lai Châu

98 PHẠM HOÀI NAM - Chuẩn đô đốc - Tư lệnh Quân chủng Hải quân

99 NGUYỄN PHƯƠNG NAM - Trung tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN

100 BÙI VĂN NAM - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an

101 TRẦN VĂN NAM - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương

102 NGUYỄN VĂN NÊN - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

103 LÊ THỊ NGA - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

104 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - Phó Chủ tịch Quốc hội

105 NGUYỄN THANH NGHỊ - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang

106 TRƯƠNG QUANG NGHĨA - Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ

107 NGUYỄN TRỌNG NGHĨA - Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN

108 PHÙNG XUÂN NHẠ - Giám đốc ĐHQG Hà Nội

109 NGUYỄN THIỆN NHÂN - Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN

110 CAO ĐỨC PHÁT - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

111 ĐOÀN HỒNG PHONG - Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

112 NGUYỄN THÀNH PHONG - Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM

113 TÒNG THỊ PHÓNG - Phó Chủ tịch QH

114 HỒ ĐỨC PHỚC - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An

115 NGUYỄN HẠNH PHÚC - Chủ nhiệm Văn phòng QH

116 NGUYỄN XUÂN PHÚC - Phó Thủ tướng Chính phủ

117 VÕ VĂN PHUÔNG - Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ

118 TRẦN QUANG PHƯƠNG - Trung tướng, Chính uỷ Quân khu 5

119 TRẦN ĐẠI QUANG - Đại tướng, Bộ trưởng Công an

120 HOÀNG ĐĂNG QUANG - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình

121 LÊ HỒNG QUANG - Phó bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang

122 TRẦN LƯU QUANG - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh

123 LÊ THANH QUANG - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hoà

124 HOÀNG BÌNH QUÂN - Trưởng Ban Đối ngoại TƯ

125 PHẠM VĂN RẠNH - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long an

126 TRẦN VĂN RÓN - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

127 VŨ HẢI SẢN - Thiếu tướng - Tư lệnh Quân khu 3

128 PHAN VĂN SÁU - Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ

129 LÊ ĐÌNH SƠN - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

130 BÙI THANH SƠN - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

131 NGUYỄN THANH SƠN - Phó Chủ nhiệm UB đối ngoại của Quốc hội

132 TRẦN VĂN SƠN - Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

133 THÀO XUÂN SÙNG - Phó trưởng Ban Dân vận TƯ

134 ĐỖ TIẾN SỸ - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên

135 LÊ VĨNH TÂN - Thứ trưởng Bộ Nội vụ

136 NGUYỄN ĐỨC THANH - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận

137 VŨ HỒNG THANH - Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

138 LÂM THỊ PHƯƠNG THANH - Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ

139 TRẦN SỸ THANH - Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn

140 NGUYỄN THỊ THANH - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

141 PHẠM VIẾT THANH - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng không VN

142 LÊ VĂN THÀNH - Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng

143 NGUYỄN VĂN THÀNH - Thứ trưởng Bộ Công an

144 ĐINH LA THĂNG - Bộ trưởng Bộ GTVT

145 HUỲNH CHIẾN THẮNG - Thiếu tướng - Chính uỷ Quân khu 4

146 SƠN MINH THẮNG - Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

147 NGUYỄN XUÂN THẮNG - Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN

148 NGUYỄN VĂN THỂ - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng

149 NGUYỄN NGỌC THIỆN - Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch

150 ĐẶNG THỊ NGỌC THỊNH - Phó chánh Văn phòng TƯ Đảng

151 LÊ THỊ THỦY - Phó tổng Thanh tra Chính phủ

152 VÕ VĂN THƯỞNG - Phó bí thư Thành uỷ TP.HCM

153 NGUYỄN XUÂN TIẾN - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng

154 BÙI VĂN TỈNH - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoà Bình

155 TRẦN QUỐC TỎ - Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên

156 PHẠM THỊ THANH TRÀ - Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái

157 PHAN ĐÌNH TRẠC - Phó trưởng ban thường trực Ban Nội chính TƯ

158 DƯƠNG VĂN TRANG - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai

159 LÊ MINH TRÍ - Phó trưởng Ban Nội chính TƯ

160 NGUYỄN PHÚ TRỌNG - Tổng bí thư

161 LÊ HOÀI TRUNG - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

162 TRẦN QUỐC TRUNG - Bí thư Thành uỷ Cần Thơ

163 ĐÀO VIỆT TRUNG - Chủ nhiệm VP CTN

164 MAI TRỰC - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ

165 BẾ XUÂN TRƯỜNG - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

166 TRẦN CẨM TÚ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ

167 TRƯƠNG MINH TUẤN - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông

168 NGUYỄN THANH TÙNG - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định

169 TRẦN VĂN TÚY - Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của QH

170 ĐỖ BÁ TỴ - Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND VN

171 HUỲNH TẤN VIỆT - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên

172 VÕ TRỌNG VIỆT - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

173 NGUYỄN ĐẮC VINH - Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn

174 TRIỆU TÀI VINH - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang

175 NGUYỄN CHÍ VỊNH - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

176 LÊ HUY VỊNH - Trung tướng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

177 NGUYỄN VĂN VỊNH - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai

178 LÊ QUÝ VƯƠNG - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an

179 TRẦN QUỐC VƯỢNG - Chánh Văn phòng TƯ Đảng

180 VÕ THỊ ÁNH XUÂN - Bí thư Tỉnh ủy An Giang

II. Ủy viên Trung ương dự khuyết

1  NGUYỄN HỮU ĐÔNG - Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ Phú Thọ

2  NGÔ ĐÔNG HẢI - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

3  NGUYỄN VĂN HIẾU - Bí thư Quận uỷ quận 2, TP.HCM

4  ĐOÀN MINH HUẤN - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực 1, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

5  Y THANH HÀ NIÊ KDĂM - Bí thư Thành uỷ Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

6  ĐẶNG QUỐC KHÁNH - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

7  ĐÀO HỒNG LAN - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH

8  LÂM VĂN MẪN - Phó Bí thư - Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng

9  HỒ VĂN NIÊN - Phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

10  NGUYỄN HẢI NINH - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk

11  LÊ QUỐC PHONG - Bí thư TƯ Đoàn Thanh niên

12  CHÂU THỊ MỸ PHƯƠNG - Bí thư Huyện uỷ Cai Lậy, Tiền Giang

13  BÙI NHẬT QUANG - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận

14  THÁI THANH QUÝ - Bí thư Huyện uỷ Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

15  BÙI CHÍ THÀNH - Bí thư Huyện uỷ Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

16  VŨ ĐẠI THẮNG - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam

17  NGUYỄN VĂN THẮNG - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương VN

18  NGUYỄN KHẮC TOÀN - Bí thư Thành uỷ Cam Ranh, Khánh Hòa

19  LÊ QUANG TÙNG - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

20  BÙI THỊ QUỲNH VÂN - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, Bí thư Huyện uỷ Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. - RFI