Sunday, November 22, 2015

Tin Cập Nhật Chủ Nhật 22/11

Tin Thế Giới

1.
Trung Quốc tuyên bố ‘không ngưng xây dựng’ ở biển Đông --- Liên Hiệp Quốc kêu gọi kiềm chế ở biển Đông

Trung Quốc hôm nay tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và dân sự trên các đảo nhân tạo mà quốc gia này xây dựng trên biển Đông, một ngày sau khi Tổng thống Obama kêu gọi ngưng quân sự hóa trên vùng biển tranh chấp. Bắc Kinh cũng cho rằng Washington đang “khiêu khích chính trị”.

“Xây dựng và truy trì các cơ sở quân sự cần thiết, đây là điều cần thiết đối với quốc phòng của Trung Quốc và đối với việc bảo vệ các hòn đảo và bãi đá”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân phát biểu như vậy trong một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur hôm nay.

Ông Lưu nói thêm rằng Trung Quốc có kế hoạch “mở rộng và nâng cấp” các cơ sở dân sự trên các hòn đảo “nhằm phục vụ tốt hơn các tàu thương mại, ngư dân, cũng như giúp đỡ các tàu gặp nạn và cung cấp thêm các dịch vụ công ích”.

Nhà ngoại giao này cũng bác bỏ ý kiến cho rằng Trung Quốc đang quân sự hóa biển Đông, và cho biết rằng Bắc Kinh chủ yếu xây dựng các cơ sở dân sự.

Phát biểu của ông Lưu tại hội nghị thượng đỉnh thường niên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ở Kuala Lumpur là một trong những tuyên bố mạnh mẽ nhất về quan điểm của Trung Quốc liên quan tới biển Đông.

Ông Lưu cũng nói rằng Washington đang thử thách Bắc Kinh khi nhất mực tiến hành các cuộc tuần tra để bảo đảm “tự do hàng hải” ở tuyến đường biển chiến lược.

Ngoài việc triển khai một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường tới gần các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc, Washington đầu tháng này phái các máy bay ném bom B-52 bay tới gần một số đảo.

Về các hoạt động đó, ông Lưu nói rằng “đã vượt ra ngoài khuôn khổ của tự do hàng hải”.

“Đó là một sự khiêu khích chính trị và mục đích là để thử thách sự đáp trả của Trung Quốc”, ông Lưu nói.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm qua đã kêu gọi các nước chấm dứt xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các tuyên bố chủ quyền.

Người đứng đầu Nhà Trắng cũng tuyên bố sẽ tiếp tục khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng biển tranh chấp. - VOA

***
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm nay đã thúc giục các bên kiềm chế sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự cũng như dân sự trên biển Đông.

“Về các tuyên bố chủ quyền trái ngược nhau trên biển Đông, tôi đã nhất quán nói rằng tất cả các bên cần phải kiềm chế và xử lý tranh chấp một cách hòa bình thông qua đối thoại và theo luật quốc tế”, người đứng đầu cơ quan lớn nhất thế giới nói trong cuộc họp với lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Malaysia.

Trung Quốc nhận chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển Đông, và đã biến một số bãi đá trở thành các hòn đảo nhân tạo cũng như xây dựng sân bay và các cơ sở khác trên đó.

Bắc Kinh đã khiến Washington và các nước trong khu vực quan ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách quân sự hóa biển Đông.

Trong khi đó, Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ thử thách nước này bằng cách triển khai tàu chiến tới gần các đảo nhân tạo của Bắc Kinh.

Trung Quốc hôm nay tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và dân sự trên các đảo nhân tạo mà quốc gia này xây dựng trên biển Đông, một ngày sau khi Tổng thống Obama kêu gọi ngưng quân sự hóa trên vùng biển tranh chấp. Bắc Kinh cũng cho rằng Washington đang “khiêu khích chính trị”.

“Xây dựng và truy trì các cơ sở quân sự cần thiết, đây là điều cần thiết đối với quốc phòng của Trung Quốc và đối với việc bảo vệ các hòn đảo và bãi đá”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân phát biểu như vậy trong một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur hôm nay.

Ông Lưu nói thêm rằng Trung Quốc có kế hoạch “mở rộng và nâng cấp” các cơ sở dân sự trên các hòn đảo “nhằm phục vụ tốt hơn các tàu thương mại, ngư dân, cũng như giúp đỡ các tàu gặp nạn và cung cấp thêm các dịch vụ công ích”.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN thường tập trung vào vấn đề kinh tế khu vực, nhưng năm nay, đã bao trùm bởi vấn đề biển Đông và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo. - VOA
|
|

2.
ASEAN-Trung Quốc nâng cấp hiệp định thương mại

Trễ hơn dự kiến một ngày, cuối cùng vào chiều nay 22/11/2015, tại Kuala Lumpur-Malaysia, Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đã chính thức nâng cấp thỏa thuận thương mại ASEAN-China Free Trade Agreement (ACFTA). Thỏa thuận mới cho phép trao đổi mậu dịch hai chiều đạt tới 1.000 tỷ đô la vào năm 2020.

Vào năm 2004, Bắc Kinh đã ký kết hiệp định tự do mậu dịch đầu tiên với ASEAN để thúc đẩy trao đổi kinh tế và thương mại giữa Đại lục với các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Nhờ có thỏa thuận này, tổng trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và ASEAN đã được nhân lên gấp 50 lần: từ 8 tỷ đô la vào năm 1991 tăng lên thành 370 tỷ như hiện nay. Tuy nhiên, cả Trung Quốc lẫn ASEAN cùng mong muốn mở rộng thêm quan hệ kinh tế hai chiều.

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Malaysia trong buổi lễ ký kết nâng cấp hiệp định tự do mậu dịch với Trung Quốc hôm nay cho biết : ACFTA từng cho phép tổng trao đổi mậu dịch hai chiều gia tăng đáng kể. Hiệp định mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho cả ASEAN lẫn Trung Quốc cùng mở rộng trao đổi song phương. Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều vào năm 2020 sẽ lên tới 1.000 tỷ đô la thay vì 370 tỷ như hiện nay và tổng đầu tư trực tiếp giữa Trung Quốc với ASEAN đạt tới 150 tỷ.

Lẽ ra, ASEAN và Trung Quốc chính thức thông qua việc nâng cấp hiệp định tự do mậu dịch vào ngày 21/11/2015 trong thượng đỉnh giữa ASEAN với Trung Quốc, nhưng buổi lễ này đã bị hoãn sang tới ngày hôm nay, và theo lời Thủ tướng Lý Hiển Long, chủ yếu do Singapore chưa giải quyết xong một số "chi tiết". Theo như giải thích của báo TodayOnline trên mạng, bất đồng đến từ phía Singapore vì nước này đòi hỏi hàng xuất khẩu vào Trung Quốc phải được hưởng một số điều khoản ưu đãi. - RFI
|
|

3.
Bruxelles ngưng hoạt động 48 giờ vì báo động tối đa khủng bố

Từ hôm qua, 21/11/2015, thủ đô Bỉ lo ngại về nguy cơ khủng bố. Mối đe dọa khủng bố bởi những kẻ có vũ khí và thuốc nổ, theo như lời chính quyền, đã bao trùm lên toàn thành phố. Trong vùng Bruxelles, báo động khủng bố được nâng lên cấp 4, tức là mức tối đa. Hậu quả là hệ thống xe điện ngầm, các cửa hàng đóng cửa, các sinh hoạt văn hóa, thể thao bị hủy bỏ. Chính quyền nhắc nhở người dân tránh đến những chỗ đông người.

Theo nhận xét của thông tín viên RFI Laxmi Lota, thì từ tối qua cho đến hôm nay 22/11/2015, thành phố Bruxelles rất vắng bóng người.

"Trên đường phố, có ít người qua lại, nhưng có nhiều binh lính đi tuần tra. Thủ đô Bỉ lo ngại xẩy ra khủng bố, sau vụ thảm sát ở Paris, trong lúc Salah Abdeslam, một trong những nghi can trong các vụ khủng bố ngày 13/11 ở Paris thì vẫn lẩn trốn.

Một số người dân ở Bruxelles đã thử ra đường, đi xem phim, uống bia với bạn bè tại các hàng quán, nhưng các nơi này thường đóng cửa. Các rạp chiếu phim ở trung tâm thủ đô đóng cửa vì lý do an ninh. Các cửa hàng cũng không mở cửa. Các hoạt động thể thao bị hủy bỏ.

Tối qua, Thị trưởng thành phố Bruxelles khuyến cáo là nên đóng cửa các quán cà phê, giải khát, các nhà hàng sau 18 giờ vì lý do đề phòng khủng bố.

Một vài thanh niên Bỉ đã quyết định đi ra phố, để chứng tỏ là không lùi bước trước mối đe dọa khủng bố. Một thiếu nữ Bruxelles cho rằng cần phải tranh thủ sinh hoạt bình thường. Trong mọi trường hợp, những kẻ khủng bố muốn nhắm vào giới trẻ. Một thanh niên khác khẳng định là anh và bạn bè vẫn sẽ tổ chức hội hè vui vẻ như bình thường.

Thế nhưng, hôm nay, Chủ nhật, các viện bảo tàng, khu tham quan du lịch, như Atomium, không mở cửa. Như vậy, nhiều người ở trong nhà ngày hôm nay. Một người dân ở Bruxelle giải thích: Chúng tôi tránh ra đường, không đến những nơi tụ họp đông người để chắc chắn là ngày mai, khi tỉnh dậy, tình hình vẫn an toàn.

Một phụ nữ nói: Tôi sẽ tránh vào trung tâm thành phố, tránh đi tàu điện ngầm. Hệ thống tàu điện ngầm ở Bruxelles đóng cửa cho đến hết chiều tối nay. Một người khác bổ sung: Chúng tôi tránh tới các khu thương mại và hôm nay, thì chúng tôi ở nhà.

Người dân Bruxelles chấp nhận các biện pháp an ninh ngặt nghèo này, hơn nữa, trời trở rét, nhiệt độ cũng xuống thấp. Chiều này, Hội đồng an ninh quốc gia Bỉ họp và quyết định có nên triển hạn các biện pháp đặc biệt này hay không". - RFI
|
|

4.
100 người chết trong tai nạn mỏ ngọc Miến Điện

Tai nạn xảy ra vào sáng sớm ngày 21/11/2015 tại miền bắc Miến Điện. Cho tới chiều tối nay, nhân viên cứu hộ đã tìm thấy thi hài 97 nạn nhân. Tất cả là công nhân khai thác mỏ ngọc thạch tại Hpakant.

Theo các nhóm cứu hộ, gồm Hội Chữ Thập Đỏ, quân đội và cảnh sát, thì không có một ai sống sót. Miến Điện là quốc gia sản xuất ngọc lớn nhất thế giới và đây cũng là một trong những hoạt động chính đem lại ngoại tệ cho quốc gia Đông Nam Á này. Hàng ngàn người lao động Miến Điện đổ về khu vực miền bắc quốc gia này để làm thuê cho các công ty khai thác đá quý. 

Giới phân tích cho rằng, chính các hoạt động khai thác bừa bãi, thậm chí là bất hợp pháp trong những năm gần đây là nguyên nhân dẫn tới nhiều tai nạn chết người trong vùng. Báo chí địa phương gióng tiếng chuông báo động, nhưng không được công luận quan tâm. 

Theo báo cáo của tổ chức Global Witness vừa được công bố hồi tháng 10/2015, trong năm 2014 Miến Điện thu về được hơn 27 tỷ euro nhờ bán ngọc. Khoản tiền nói trên cao gấp 10 lần so với thống kê chính thức và tương đương với gần 50 % tổng sản phẩm nội địa của một đất nước còn chậm phát triển như Miến Điện. 

Trung Quốc là khách hàng quan trọng nhất, mua vào đến hơn 10 tỷ euro ngọc bích của Miến Điện. Lãnh đạo đảng đối lập bà Aung San Suu Kyi trong cuộc vận động tranh cử vừa qua cam kết bài trừ tham nhũng, đặc biệt là trong các hoạt động buôn bán, khai thác cẩm thạch. 

Khu vực Hpakant nằm ở phía bắc Miến Điện, gần biên giới với Trung Quốc và nằm sát cạnh bang Kachin. Khai thác đá quý, ngọc thạch còn là nguồn tài trợ chính của lực lượng vũ trang người Kachin-KIA. - RFI
|
|

Tin Việt Nam

5.
ASEAN ký thỏa thuận lịch sử --- Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt hôm nay.

Thỏa thuận có tên gọi Tuyên bố Kuala Lumpur tạo ra một cộng đồng kinh tế ASEAN, cho phép dòng chảy thương mại và nguồn vốn tự do hơn tại một khu vực với dân số là 625 triệu người với tổng sản lượng kinh tế trị giá 2,6 nghìn tỷ đôla.

Lãnh đạo của khối gồm 10 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, đã ký vào thỏa thuận này.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Malaysia, và hôm nay ông cho biết rằng tất cả 10 vị lãnh đạo của ASEAN đã nhận lời mời tới thăm Washington vào năm tới.

Ông nói rằng ông tới tham gia hội nghị thượng đỉnh để củng cố mối quan hệ với khối mà ông nói là nên đóng vai trò lãnh đạo trong khu vực.

“Tôi làm sâu sắc hơn sự hợp tác giữa Hoa Kỳ với ASEAN vì một khối ASEAN đoàn kết, hòa nhập và hiệu quả tại trung tâm châu Á là một nguồn lực tạo ổn định, thịnh vượng và hòa bình”, ông Obama phát biểu tại Kuala Lumpur hôm 21/11.

Trong một tuyên bố chung, Nhà Trắng và các lãnh đạo ASEAN nói rằng họ đã “nâng tầm” mối quan hệ lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Mỹ và ASEAN với một mục tiêu chung là kiến tạo một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng.

Ông Obama cũng khuyến khích các nước ASEAN thiết lập một bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông, khu vực nơi xảy ra nhiều tranh chấp lãnh hải trong những tháng vừa qua giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. - VOA

***
Tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tổ chức tại Malaysia, ngày 22/11/2015, lãnh đạo 10 nước thành viên chính thức thành lập "Cộng đồng ASEAN – AEC" theo mô hình của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, các nước Đông Nam Á cần có nhiều thời gian để thực sự tiến tới một thị trường chung, như của Châu Âu.

Nguyên thủ các quốc gia đối tác của ASEAN và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chứng kiến buổi lễ lý kết vào bản Tuyên bố Kuala Lumpur 2015. Đây là một bước tiến quan trọng trên con đường hội nhập kinh tế của các nước Đông Nam Á, sau 48 năm kể từ khi ASEAN được hình thành.

Từ nhiều năm qua 10 thành viên trong khu vực đã đề ra mục tiêu thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Một khi chính thức có hiệu lực, đây sẽ là một thị trường chung. ASEAN cam kết tiếp tục xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi mậu dịch, đầu tư. Hiệp hội các nước Đông Nam Á hiện là một khu vực với hơn 600 triệu dân và với hơn 2.600 tỷ đô la GDP. 

Tới nay, ASEAN vẫn thường xuyên bị chỉ trích là chậm đưa ra những biện pháp cụ thể để xây dựng một thị trường chung. Thủ tướng Malaysia, Najib Razak, trong cương vị nước chủ nhà đã kêu gọi các đối tác Đông Nam Á nhanh chóng chứng minh "thực tập" của ASEAN để tiến tới một cộng đồng kinh tế chung, từ hàng hóa, đến vốn đầu tư, cũng như các nguồn nhân lực đều được tự do đi lại.

Tuy nhiên, lãnh đạo Malaysia ý thức được rằng, để đạt được mục tiêu đó, ASEAN phải vượt qua nhiều bất đồng, đặc biệt là những điều khoản cho phép xóa bỏ các hàng rào quan thuế. 

Một nhà ngoại giao có mặt tại Kuala Lumpur trong buổi lễ khai sinh Cộng đồng Kinh tế ASEAN ghi nhận: cho dù Hiệp Hội các nước Đông Nam Á sẽ còn mất nhiều năm để thực sự tiến tới một thị trường chung, nhưng với Tuyên bố Kuala Lumpur 2015, hy vọng là từ nay trở đi "mỗi thành viên sẽ quan tâm nhiều hơn đến những lợi ích chung của khu vực".

Chứng kiến buổi lễ thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN hôm nay, lãnh đạo các quốc gia đối tác của ASEAN như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, hay Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe … đều tuyên bố ủng hộ Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Washington xem đây là "một bước tiến quan trọng trên con đường hội nhập" của các nước trong khu vực Đông Nam Á và Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ đóng góp nhiều hơn trong việc duy trì ổn định tại khu vực. ASEAN bao gồm 10 nước thành viên: Brunei, Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore Thái Lan và Việt Nam. - RFI
|
|

6.
Hai thành viên Lao động Việt bị bắt khi hỗ trợ công nhân

Công an Đồng Nai vừa bắt giữ cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức, là thành viên của Lao Động Việt khi đến buổi hỗ trợ pháp lý cho công nhân công ty Yupoong. 

Lao động Việt là liên minh giữa một số nhóm trong và ngoài Việt Nam hoạt động trong lãnh vực lao động, gồm có: Phong Trào Lao Động Việt, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam. Thời gian qua, LĐV cũng có một số hoạt động hỗ trợ pháp lý cho công nhân và can thiệp tới cách khách hàng của các công ty để bảo vệ quyền lợi của người lao động. 

Ông Đức cho Dân Luận biết cô Minh Hạnh "bị đè và khiêng như một con heo".

"Hiện nay tôi đang chờ làm việc ở công an phường Long Bình, thành phố Biên Hoà. 
"Tôi không sợ họ sẽ giở trò bạo lực hay côn đồ vì tôi không làm việc gì sai pháp luật".

Sáng nay 22/11, luật sư của các công nhân công ty Yupoong có buổi tư vấn pháp luật tại nhà riêng công nhân ở Biên Hoà về việc khởi kiện chủ doanh nghiệp, do chấm dứt hợp đồng nhưng không đền bù thoả đáng cho công nhân.

Ông Trương Minh Đức và cô Đỗ Thị Minh Hạnh, thành viên của Lao Động Việt đến đưa tin, hỗ trợ công nhân thì bị công an Đồng Nai bắt. 

Trên trang cá nhân ông Đức cho biết, công an sắc phục và thường phục lôi kéo, đánh đập Đỗ Thị Minh Hạnh, đồng thời thu giữ toàn bộ các đơn khởi kiện của công nhân đối với công ty Yupoong. 

Vừa qua, hơn 2.000 công nhân của công ty Yupong bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do nhà xưởng bị cháy, các công nhân này cũng đã tập trung trước cổng công ty giăng biểu ngữ để đòi quyền lợi. 

Ngày 5/11, Văn bản bằng tiếng Anh của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP được 12 nước thành viên công bố với nhiều điều khoản về việc cho phép công nhân thành lập Công đoàn độc lập. 

Ngày 20/11, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) ra thông cáo nói Việt Nam gia tăng đàn áp đối kháng bất chấp việc gia nhập TPP. - danluan

No comments:

Post a Comment