Friday, February 17, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Sáu 17/2

Tin Thế Giới

1.
Nga giữ thế thủ sau khi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn bị bãi nhiệm

Nga lùi vào thế thủ và phản ứng thận trọng sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, là ông Michael Flynn, bị bãi nhiệm. Ông Flynn được xem là giới chức thân với Điện Kremlin nhất trong tân chính quyền Mỹ. Thái độ cứng rắn hơn của ông Trump về vấn đề Crimea hồi đầu tuần này cũng gây bất bình ở Moscow.

Tâm trạng hân hoan lúc ban đầu tại Nga sau khi ông Donald Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ đang phai nhạt dần sau vụ cố vấn an ninh Michael Flynn rời khỏi chức vụ, rồi sau đó Tổng thống Trump kêu gọi Nga trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Moscow coi ông Flynn là một nhân vận then chốt để thúc đẩy cho nỗ lực cải thiện các mối quan hệ với Hoa Kỳ.

Ông Pavel Sharikov, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu về các vấn đề Hoa Kỳ và Canada, nhận định: "Tôi cho rằng diễn biến đó đã làm các nhà lập pháp và làm chính sách Nga lo lắng bởi vì ông Flynn được xem là một trong số rất ít chính trị gia Mỹ thân Nga."

Mặc dù Điện Kremlin nói việc ông Flynn rời khỏi chức vụ là chuyện nội bộ của chính phủ Mỹ, các nhà lập pháp Nga vẫn coi diễn tiến này là có động cơ chính trị, và thể hiện thái độ chống Nga.

Ông Leonid Slutsky, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của viện Duma, tức Quốc hội Nga, phát biểu: "Ông Flynn viết trong báo cáo rằng ông không báo cho tổng thống về những cuộc tiếp xúc của ông với cấp lãnh đạo tại Ðại sứ quán Nga ở Hoa Kỳ, nhưng đây có thể là một hành động chính trị với những thông tin có chủ đích đã được chuẩn bị trước."

Các giới chức Nga bác bỏ thẳng thừng lời kêu gọi của chính quyền ông Trump, lần đầu tiên yêu cầu Nga xuống thang bạo động ở Ukraine và trả lại cho Ukraine bán đảo Crimea đã bị Nga tiến chiếm vào năm 2014.

Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, nói: "Chúng tôi không trao trả lãnh thổ của chúng tôi. Crimea là lãnh thổ của Liên bang Nga. Không có gì phải bàn cãi."

Nhưng các nhà lập pháp Mỹ không dám chủ quan, và đã nắm ngay lấy cơ hội để hành động. Họ đề xuất một dự luật nhằm ngăn chặn Tổng thống Trump tháo bỏ các biện pháp chế tài đã áp dụng với Nga về việc sáp nhập Ukraine, nếu việc huỷ bỏ chế tài không được Quốc hội thông qua.

Một người phát ngôn của Điện Kremlin bác bỏ tin tức do báo New York Times loan tải về các cuộc tiếp xúc giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với các giới chức tình báo Nga, điều mà ông Trump bác bỏ là "phi lý."

Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Điện Kremlin, nói: "Đây hoàn toàn là tin tức báo chí không dựa trên dữ kiện có thực nào. Nó cũng chẳng chỉ ra bất cứ sự kiện thực tế nào."

Moscow vẫn hy vọng quan hệ giữa Nga với Mỹ sẽ cải thiện trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, nhưng ngày càng tỏ ra thận trọng giữa lúc đang diễn vụ tranh cãi và xáo trộn chính trị.

Góp thêm vào tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Nga còn có những lời tố cáo nói rằng Điện Kremlin đã vi phạm hiệp ước tên lửa đã ký với Hoa Kỳ, khi Moscow điều tàu do thám tới ngoài khơi vùng duyên hải phía đông Hoa Kỳ, và đưa các máy bay phản lực Nga bay bên trên một tàu hải quân của Hoa Kỳ ở Hắc Hải.

Điện Kremlin bác bỏ những cáo buộc vừa nêu, và Tổng thống Trump cũng chưa bình luận gì về những vụ việc này. - VOA
|
|

2.
NATO: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tỏ thái độ cứng rắn với Nga

Trong ngày họp thứ hai của bộ trưởng Quốc Phòng các nước thành viên Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương NATO, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã đưa ra một thông điệp cứng rắn đối với Nga. Và những thông điệp này đã không làm mất lòng các đồng minh NATO.

Từ Bruxelles thông tín viên RFI Joanna Hostein gửi về bài tường trình :

« Các đồng minh châu Âu chờ đợi tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ giải thích rõ ràng về mối quan hệ giữa Washington và Matxcơva. Và nguyện vọng của họ đã được đáp ứng. Trả lời cho câu hỏi liệu có thể tin tưởng vào người Nga hay không trong khi các tham mưu trưởng quân đội hai nước Nga và Mỹ hôm nay lần đầu tiên gặp nhau ở Bakou tính từ năm 2014, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tỏ ra dè dặt.

James Mattis phát biểu : « Bây giờ, chúng tôi không chủ trương hợp tác về quân sự, nhưng các nhà lãnh đạo chính trị của chúng tôi sẽ trao đổi và cố tìm ra các lĩnh vực đạt được sự đồng thuận với một nước Nga biết tôn trọng các cam kết và quay trở lại thành đối tác hay thiết lập lại một quan hệ hợp tác nào đó với NATO. Nước Nga trước tiên sẽ phải chứng minh những điều trên, và tuân thủ các cam kết với NATO ».

Như vậy, có vẻ như phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis khác với tuyên bố trước đây của Nhà Trắng theo đó Washington sẵn sàng hợp tác trong các chiến dịch quân sự chung với Matxcơva để chống lại tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở Syria. Tân lãnh đạo Lầu Năm Góc có chung quan điểm với NATO : đối thoại nhưng cứng rắn với người Nga.

Hiện NATO cũng đang tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Âu. NATO đã điều 4 tiểu đoàn tới các nước vùng Baltic và tới Ba Lan. Đây là đợt tăng cường hiện diện quân sự lớn chưa từng có từ sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc ».

Hải Quân NATO tăng cường giám sát Hắc Hải, Nga nổi giận

Ngày 16/02/2017, NATO thông báo sẽ đẩy mạnh tập trận và tăng cường giám sát Hắc Hải, để bổ sung cho đà gia tăng sự hiện diện đã có trên bộ và trên không, ở những khu vực gần nước Nga trong lúc Matxcơva tỏ ra ngày càng quyết đoán. Nga lập tức lên án quyết định của NATO.

Trong cuộc họp báo tại Bruxelles, nơi Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đặt tổng hành dinh, lãnh đạo khối NATO, Jens Stoltenberg, giải thích thêm là quyết định trên của các bộ trưởng Quốc Phòng trong Liên Minh không phải là một hành động có mục tiêu khiêu khích trong thời bối cảnh căng thẳng lên cao với Nga, sau khi Matxcơva sát nhập bán đảo Crimée bên bờ Hắc Hải.

Trả lời các hãng tin Nga, ông Alexander Grushko, đại sứ Nga bên cạnh NATO đã phản bác nhận định trên, đánh giá rằng « đây là một bước tiến khác dẫn đến việc làm cho căng thẳng leo thang trong khu vực và đụng chạm đến quyền lợi cốt lõi của Nga ».

Theo ông Grushko : « Đương nhiên (nước Nga) sẽ đề ra mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh của Nga trong vùng này ».

Một viên chức NATO xin giấu tên, trả lời hãng tin Pháp AFP, giải thích là quyết định tăng cường thao diễn quân sự và giám sát nói trên là nhằm làm đối trọng với sự hiện diện quân sự được tăng cường của Nga ở Hắc Hải, cũng như củng cố sườn phía đông nam của NATO, sau khi Liên Minh đưa thêm quân đến các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan ở miền đông bắc Châu Âu.

Cũng theo viên chức này, một mục tiêu khác là để thu thập thông tin tình báo. Viên chức NATO còn cho biết sắp tới đây sẽ tăng cường tuần tra trên không ở vùng Hắc Hải.

Các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari, Rumani, cũng như Ukraina, Gruzia bao quanh Hắc Hải, riêng Ukraina và Gruzia có tranh chấp trực tiếp với Nga.

NATO đã phải mất 9 tháng thảo luận để đi đến quyết định trên, một phần vì Bulgari không muốn cho thấy là khiêu khích Nga. - RFI
|
|

3.
Hai ông Trump, Netanyahu thúc đẩy đoàn kết

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đánh đi một thông điệp đoàn kết trong một cuộc họp cấp cao ở Tòa Bạch Ốc hôm thứ Tư. Cuộc gặp gỡ diễn ra sau một thời gian quan hệ Hoa Kỳ-Israel gặp sóng gió dưới thời Tổng thống Barack Obama. Đó là cuộc họp đầu tiên của ông Trump với ông Netanyahu kể từ khi nhậm chức.

Một khởi đầu mới trong quan hệ Mỹ-Israel, đó là thông điệp mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chuyển đến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm thứ Tư.

Ông Trump nói: "Hoa Kỳ một lần nữa tái khẳng định quan hệ bền chặt không thể phá vỡ của chúng tôi với đồng minh thân thiết là Israel".

Hai nhà lãnh đạo chia sẻ chung quan điểm về lập trường chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan và đảm bảo Iran không có vũ khí hạt nhân.

Ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Chính phủ Israel, phát biểu:

"Thưa Tổng thống, ông đã thể hiện lập trường rõ ràng và sự can đảm của ông trong việc trực diện đương đầu với thử thách này. Ông kêu gọi phải đối đầu với chế độ khủng bố ở Iran, ngăn chặn việc Iran hiện thực hóa thỏa thuận ‘tồi tệ này’ để thành lập một kho vũ khí hạt nhân".

Nhiều người Israel cảm thấy khích lệ về lời hứa hẹn của ông Trump sẽ dời đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv đến Jerusalem. Nhưng đến nay, ông Trump chưa thực hiện lời hứa này.

Tổng thống Mỹ nói:

"Chúng tôi đang xem xét việc này hết sức cẩn thận, hãy tin ở tôi. Và chúng ta sẽ thấy điều gì sẽ diễn ra".

Về các khu định cư Israel, ông Trump thay đổi từ quan điểm là "hãy cứ tiếp tục xây" khi còn vận động tranh cử, để chuyển sang hối thúc ông Netanyahu tạm dừng mở rộng các khu định cư.

Ông Trump nói:

"Tôi mong muốn sẽ được chứng kiến ông ngưng chỉ việc xây các khu định cư đôi chút. Chúng ta sẽ tìm ra một giải pháp nhưng tôi muốn thấy chúng ta đạt một thỏa thuận. Tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được thỏa thuận".

Nhưng hiện vẫn chưa rõ thỏa thuận ấy sẽ như thế nào. Ông Trump hôm thứ Tư bày tỏ rằng ông sẵn sáng cứu xét giải pháp “một nhà nước”, một giải pháp hoàn toàn lật ngược chính sách mà Hoa Kỳ đã duy trì trong nhiều thập niên nay. - VOA
|
|

4.
Ông Tillerson lần đầu dự phiên họp G20 --- Mỹ sẵn sàng bảo vệ Nhật và Hàn Quốc bằng bom hạt nhân --- G20: Mỹ thúc giục Trung Quốc kềm chế Bắc Triều Tiên

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson sẽ lần đầu tham gia các cuộc họp quốc tế lớn hôm Thứ năm, tại hội nghị quy tụ các ngoại trưởng G-20 tổ chức ở Đức.

Lịch làm việc của ông Tillerson bao gồm các cuộc họp bên lề riêng với các bộ trưởng Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản và Brazil.

Cuộc họp đáng chú ý nhất của ông bên lề các cuộc hội đàm G-20 là với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Lãnh đạo của ông Tillerson, là Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đã thúc đẩy tầm nhìn chính sách đối ngoại đặt ưu tiên vào các lợi ích của Mỹ, đặc biệt là khi nói đến thương mại.

Trước cuộc họp với ông Tillerson, Ngoại trưởng A-rập Xê-út Adel al-Jubeir nói rằng nước ông trông mong làm việc với chính quyền ông Trump "về tất cả các vấn đề" và rất lạc quan về triển vọng có thể vượt qua nhiều thách thức ở Trung Đông.

Một quan chức Mỹ cho biết trước chuyến đi của ông Tillerson là cựu Tổng giám đốc của Exxon Mobil sẽ tận dụng các cuộc họp để chủ yếu là lắng nghe các đối tác của ông. - VOA

***
Trong một bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Hàn công bố ngày 16/02/2017 tại Bonn, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cực lực lên án vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng ngày 12/02 vừa qua và khẳng định bảo vệ hai đồng minh Bắc Á bằng mọi cách, kể cả sử dụng vũ khí « hạt nhân ».

Chính phủ mới tại Mỹ tỏ ra cứng rắn với Bắc Triều Tiên. Nhân hội nghị G20 tại Bonn, Đức Quốc, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã có một cuộc tiếp xúc bên lề với đồng sự Nhật Bản Fumio Kishida và Hàn Quốc Yun Byung-Se.

Ngoại trưởng ba nước kêu gọi Bắc Triều Tiên « dứt khoát » từ bỏ vũ khí hạt nhân để được tái hội nhập vào cộng đồng thế giới. Bên cạnh tuyên bố quen thuộc này, ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh đến quyết tâm « bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc » bằng « sức mạnh răn đe rộng lớn kể cả vũ khí quy ước và hạt nhân ».

Bản tuyên bố chung có tính răn đe này của ba nước Mỹ-Nhật-Hàn được công bố ba ngày sau khi toàn thể 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong đó có Trung Quốc, đồng lên án vụ thử tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên ngày hôm trước.

Tên lửa Pukguksong-2 của Bắc Triều Tiên có tầm bắn hơn 2000 km, từ giàn phóng di động, bay khoảng 500 cây số trước khi rơi xuống biển Nhật Bản Chủ nhật vừa qua. - RFI

**
Lãnh đạo ngoại giao Mỹ và Trung Quốc gặp nhau vào hôm nay 17/02/2017 bên lề hội nghị nhóm G20 tại Bonn, Đức. Trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng từ khi thay đổi chủ nhân tại Nhà Trắng, hồ sơ Bắc Triều Tiên, Đài Loan và Biển Đông có thể là trọng tâm cuộc thảo luận giữa Rex Tillerson và Vương Nghị.

Trong cuộc hội đàm Mỹ-Trung, lần đầu tiên ở cấp ngoại trưởng từ khi Donald Trump đắc cử, Hoa Kỳ thúc giục Trung Quốc dùng ảnh hưởng kềm chế chính quyền Bắc Triều Tiên.

Cuộc gặp gỡ giữa ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và đồng sự Trung Quốc Vương Nghị diễn ra tại Bonn, vào buổi sáng thứ Sáu 17/02/2017. Theo AFP, vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên cũng như những hồ sơ xung khắc giữa Washington và Bắc Kinh như Đài Loan, Biển Đông và thương mại chắc chắn được hai bên đề cập đến.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Mark Toner cho biết, trong cuộc tiếp xúc này, ngoại trưởng Rex Tillerson đã nhấn mạnh đến hành động đe dọa của Bình Nhưỡng càng ngày càng nghiêm trọng sau một loạt thử nghiệm tên lửa và hạt nhân. Ngoại trưởng Mỹ thúc giục Trung Quốc sử dụng mọi phương tiện có hiệu quả để làm giảm thái độ gây bất ổn định của chính quyền Bắc Triều Tiên.

Thoạt đầu, cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa tân ngoại trưởng Mỹ và đồng sự Trung Quốc không được dự trù kể cả khả năng ông Vương Nghị tham dự hội nghị G20 cũng không có gì chắc chắn do Bắc Kinh cảm thấy « quyền lợi cốt lõi » bị tân chính quyền Washington xem thường.

Tổng thống Donald Trump hai lần hăm he xét lại nguyên tắc « một nước Trung Hoa » gây phẫn nộ cho Bắc Kinh trước khi gọi điện thoại xoa dịu chủ tịch Tập Cận Bình. Còn ngoại trưởng Rex Tillerson thì tuyên bố hành động lấn chiếm Biển Đông là phi pháp và cần phải ngăn chận khiến báo của đảng cộng sản Trung Quốc đe dọa sẽ có "chiến tranh". - RFI
|
|

5.
Tôn giáo ảnh hưởng đến bầu cử Thủ hiến Jakarta

Vòng hai của cuộc bầu cử Thủ hiến Jakarta, thủ đô của Indonesia, sẽ diễn ra ngày 18/4.

Hai đối thủ tranh cử là thủ hiến đương nhiệm người gốc Hoa theo Công giáo được nhiều người ủng hộ, người đang bị xét xử về tội báng bổ tôn giáo; và đối thủ của ông là một nhân vật Hồi giáo ôn hòa.

Một số người xem đây là bài thử đối với quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới về sự khoan dung sắc tộc và tôn giáo.

Thủ hiến Basuki Tjahaja Purnama giành được khoảng 43% phiếu trong vòng bỏ phiếu đầu tiên hôm thứ Tư, trong khi cựu bộ trưởng giáo dục Anies Baswedan giành được khoảng 40%, 17% còn lại thuộc về ứng cử viên thứ ba, đó là Agus Yudhoyono, con trai của cựu tổng thống Yudhoyono, ông này đã bị loại.

Cuộc bầu cử đã bị phủ bóng đen bởi vụ xét xử ông Purnama về cáo buộc cho rằng ông đã xúc phạm cuốn kinh Koran thiêng liêng của Hồi giáo. Ông phủ nhận cáo buộc này. Vụ việc đã làm bùng lên các cuộc biểu tình của một số nhóm Hồi giáo.

Nhà quan sát Indonesia lâu năm Peter McCawley thuộc Đại học Quốc gia Australia nói với VOA rằng Hồi giáo sẽ đóng một vai trò và có nhiều khả năng là ông Baswedan cuối cùng sẽ thắng thế. - VOA
|
|

6.
Baghdad: Nổ bom, ít nhất 51 người chết --- Pakistan: Đánh bom tự sát, 72 người chết

Một chiếc xe bom phát nổ ngày 16/2 tại miền Nam Baghdad, ít nhất 51 người thiệt mạng và 55 người khác bị thương. Đây là vụ tấn công nhiều thương vong nhất tại Iraq trong năm nay.

Reuters dẫn nguồn tin từ lực lượng an ninh cho biết chiếc xe gây án đậu trên một con đường đông đúc, đầy những garage giữ xe và các điểm bán xe đã qua sử dụng, trong khu vực Hayy al-Shurta, một quận của người Shi’ite phía Tây Bắc thành phố.

Các nguồn tin từ bệnh viện cho hay số tử vong có thể tăng thêm vì nhiều người bị thương nặng đang trong tình trạng nguy kịch.

Nhà nước Hồi giáo đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom này trên một thông cáo đăng trên mạng internet.

Đây là vụ đánh bom thứ nhì nhắm vào các khu vực mua bán xe trong tuần này, cho thấy Nhà nước Hồi giáo đang tận dụng những nơi có nhiều bãi đỗ xe như garage hay các địa điểm bán xe để gài đặt những chiếc xe bom.

Hôm thứ tư, một kẻ đánh bom tự sát đã kích nổ một chiếc xe tải nhẹ tại thành phố Sadr, một khu vực của người Shi'ite ở phía Đông thủ đô, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng. Vụ tấn công này xảy ra trên đoạn đường có nhiều điểm bán xe cũ. - VOA

***
Một tay đánh bom tự sát tấn công một đền thờ Sufi đông đúc tại miền Nam Pakistan ngày 16/2, khiến ít nhất 72 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong đợt đánh bom gây nhiều chết chóc nhất trong tuần tại quốc gia Nam Á này.

Nhà nước Hồi giáo đã lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ này.

Cảnh sát cho hay số bị thương đã lên trên 150 người và số tử vong có thể còn tăng lên. Đây là một trong những cuộc tấn công tệ hại nhất tại Pakistan trong những năm gần đây.

Vụ tấn công vào đền thờ nổi tiếng Lal Shahbaz Qalandar trong thị trấn Sehwan Sharif xảy ra trong bối cảnh phe Taliban ở Pakistan và các nhóm chủ chiến Hồi giáo khác đang thực thiện lời đe dọa phát động một chiến dịch mới.

Thủ tướng Nawaz Sharif lên án vụ đánh bom và cam kết tiêu diệt các thành phần chủ chiến Hồi giáo. - VOA
|
|

7.
Zealandia: Có lục địa thứ tám bên dưới New Zealand?

Bạn nghĩ là mình biết cả bảy lục địa trên hành tinh này? Có lẽ bạn nên nghĩ lại vì có thể ứng viên rất tiềm tàng trở thành một châu lục thêm vào bảy châu lục chúng ta vốn từng biết.

Xin mời bạn đến với Zealandia, một vùng đất mênh mông nhưng gần như ngập hoàn toàn dưới mặt nước ở phía tây nam Thái Bình Dương.

Nó không phải là một cái gì hoàn toàn xa lạ, bạn có thể đã nghe nói về những đỉnh núi cao nhất trên vùng đất náy nhưng chỉ có một phần của nó là nhô lên khỏi mặt nước mà thôi: đó là New Zealand.

Các khoa học gia nói nó đủ tiêu chuẩn là một lục địa và nay đang thúc đẩy để vùng đất này được công nhận vị thế đó.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Hội địa chất Mỹ, các nhà khoa học giải thích rằng Zealandia rộng 5 triệu km vuông, tức là bằng 2/3 lục địa Úc láng giềng.

Chừng 94% toàn bộ diện tích này nằm dưới mặt nước với một số đảo và ba địa danh chính nổi lên trên mặt nước là gồm Đảo Nam và Bắc New Zealand và New Caledonia.

Bạn có thể cho rằng yếu tố nổi trên mặt nước là tối quan trọng để được coi là một châu lục, nhưng các nhà nghiên cứu lại nhìn nhận vào những phạm vi khác mà tất cả những yếu tố đó thì ứng viên mới này có đầy đủ.

nhô lên so với khu vực xung quanh

có địa chất đặc biệt

là một vùng được định hình rõ ràng

có lớp vỏ dày hơn đáy đại dương thông thường

Tác giả chính của bài báo, nhà địa chất New Zealand Nick Mortimer, nói các khoa học gia đang tìm kiếm dữ liệu để chứng mình Zealandia là một châu lục từ hơn hai mươi năm nay.

"Giá trị khoa học của việc phân loại Zealandia là một lục địa nhiều hơn là chỉ thêm một danh hiệu vào danh sách," các nhà nghiên cứu giải thích.

"Một châu lục có thể chìm dưới nước nhưng không bị vỡ thành những mảnh vụn" khiến nó có ích trong việc "khám phá sự gắn kết hay rạn nứt của vỏ lục địa".

Trên thực tế không có một cơ quan khoa học nào chính thức công nhận các lục địa. Vì thế nó chỉ có thể thay đổi qua thời gian nếu các nghiên cứu trong tương lai chấp nhận Zealandia cũng bằng với các lục địa khác và cuối cùng chúng ta sẽ được học về tám châu lục chứ không phải bảy như hiện nay. - BBC
|
|

8.
Người thừa kế tập đoàn Samsung Lee Jae-yong bị bắt

Lee Jae-yong, người thừa kế tập đoàn Samsung vừa bị bắt tại Nam Hàn, bị cáo buộc tội hối lộ và những tội danh khác.

Vụ bắt giữ dính líu đến vụ bê bối khiến Tổng thống Park Geung-hye bị luận tội.

Samsung bị cáo buộc đã đóng góp vào các quỹ phi lợi nhuận của bà Choi Soon-sil, bạn thân của bà Park, để đổi lại những ưu đãi từ chính quyền.

Ông Lee và tập đoàn Samsung phủ nhận bất kỳ hành động sai trái.

Từ lúc bố ông, Lee Kun-hee, bị đau tim năm 2014, ông được coi là chủ của tập đoàn Samsung.

Công tố viên thẩm vấn ông Lee hồi tháng 1/2017, nhưng họ quyết định không ra trát bắt giữ ông.

Nhưng ông đã bị thẩm vấn lần thứ hai đầu tuần này.

Hôm 17/2, phía tòa án nói: "Tòa công nhận việc bắt giữ Lee Jae-yong là cần thiết sau khi có thêm cáo buộc hình sự và bằng chứng."

Công tố viên sẽ điều tra thêm 20 ngày để có cáo buộc chính thức.

Việc bắt giữ nhằm xem xét một tội nghiêm trọng hoặc ngăn ngừa khả năng nghi phạm đào tẩu.

Cáo buộc gì?

Các công tố viên cáo buộc ông Lee đóng góp cho các tổ chức phi lợi nhuận của bà Choi 36 triệu đôla.

Họ nói khoản tiền này được dùng để lấy ưu đãi từ phía chính quyền về việc sáp nhập hai công ty của Samsung giúp cho việc chuyển giao quyền lực êm thắm cho ông Lee.

Việc sáp nhập hai công ty vào năm ngoái cần đến trợ giúp từ Quỹ Hưu trí Quốc gia Nam Hàn - cáo buộc cho rằng khoản tiền Lee sung vào quỹ phi lợi nhuận là để đổi lại sự trợ giúp này.

Trong cuộc điều trần tại Quốc hội tháng 12/2016, Samsung thừa nhận đóng góp cho hai quỹ của bà Choi 18 triệu đôla, nhưng không thừa nhận làm việc này để hưởng ưu đãi.

Ông Lee cũng xác nhận hãng tặng một con ngựa và tài trợ khóa đào tạo cưỡi ngựa cho con gái bà Choi, Chung Yoo-ra.

Bê bối chính trị nào?

Vụ bắt giữ liên quan đến bê bối chính trị về mối quan hệ giữa Tổng thống Park và bà Choi, gồm những cáo buộc bè phái, lạm dụng quyền lực và rò rỉ thông tin mật.

Bà Choi là bạn thân lâu năm của gia đình Park. Cha bà Choi là người thân cận với cha bà Park, cố Tổng thống Nam Hàn Park Chung-hee thập niên 1970.

Ngoài việc huy động tiền doanh nghiệp, bà Choi bị cáo buộc tận dụng mối quan hệ mật thiết với bà Park để can thiệp chính trị.

Bà Choi đang hầu tòa với nhiều tội danh khác nhau, gồm lạm dụng quyền lực, ép buộc, mưu toan lừa đảo, nhưng bà phủ nhận mọi sai trái.

Tháng 12/2016, Quốc hội Nam Hàn mở phiên luận tội Tổng thống Park. Quá trình luận tội bà Park đang diễn ra tại Tòa án Hiến pháp. Trong thời điểm đó, bà Park bị tước mọi quyền hành tổng thống. - BBC
|
|

9.
Cảnh sát Hong Kong bị án tù hai năm vì đánh người biểu tình

Bảy nhân viên cảnh sát Hong Kong bị tù hai năm vì đánh một người biểu tình đang bị còng tay.

Những cảnh sát này bị kết án hôm thứ Ba vì đánh ông Ken Tsang, một nhân viên xã hội và một nhà hoạt động khi ông này tham gia các cuộc tuần hành vì dân chủ năm 2014.

Máy quay phim của truyền hình đã ghi lại được cảnh các cảnh sát viên lôi ông Tsang từ khu vực người biểu tình tới một công viên gần đó rồi đá và đấm ông này khi ông lăn ra đất.

Vụ việc diễn ra vào thời điểm cao trào của các cuộc biểu tình đã khiến công chúng vô cùng tức giận.

Cảnh sát tại Hong Kong nhìn chung được tôn trọng và những vụ việc bạo hành của cảnh sát là hiếm, tuy nhiên có những cáo buộc cảnh sát nặng tay trong thời gian diễn ra biểu tình.

Những cuộc biểu tình hồi năm 2014 đã chứng kiến các cuộc biểu tình và xuống đường do sinh viên lãnh đạo kéo dài 79 ngày để đòi tự do không bị can thiệp của Trung Quốc đại lục vào cuộc bầu cử người lãnh đạo vùng lãnh thổ này.

Luật sư bào chữa, ông Lawrence Lok, lập luận rằng những cuộc biểu tình phản đối này gây ảnh hưởng tới tinh thần của cảnh sát và nói rằng một trong những viên cảnh sát giám sát bạo động đã bị những người biểu tình xúc phạm cả thể xác lẫn tinh thần.

Nhưng khi tuyên án, thấm phán David Dufton nói rằng cảnh sát phải làm việc và chịu "áp lực ghê gớm" nhưng đó không phải là "lý do chính đáng" cho hành động của họ.

Hành động "xâm hại tàn bạo" đã "gây tổn hại cho Hong Kong ở cộng đồng quốc tế", ông nói.

Phán quyết hôm thứ Ba nói rằng ông Tsang đã bị thương ở mặt, cổ và người nhưng chưa tới mức của cáo trạng ban đầu là "gây thương tích cơ thể".

Năm ngoái ông Tsang bị kết án về tội tấn công và cưỡng lại cảnh sát. Ông đã hắt chất lỏng không được xác định cụ thể vào cảnh sát và bị kết án năm tuần ngồi tù.

Hong Kong trở về với đại lục từ năm 1997 nhưng được hưởng cơ chế tự trị cao hơn theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".

Nhưng nhiều người Hong Kong quan ngại trước những gì họ nhìn nhận là ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc vào sự vụ của Hong Kong và một số nhà hoạt động kêu gọi độc lập từ Trung Quốc. - BBC
|
|

Tin Hoa Kỳ

10.
Mỹ: Harward từ chối làm cố vấn an ninh quốc gia

Người được Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn làm cố vấn an ninh quốc gia thay cho Flynn đã từ chối nhận vai trò này.

Phó đô đốc đã nghỉ hưu Robert Harward được nhắm đến vị trí này sau khi ông Trump sa thải Michael Flynn hôm 13/2.

Một quan chức Nhà Trắng cho biết ông Harward đưa lý do ông có một số khúc mắc về gia đình và tài chính, nhưng truyền thông Mỹ cho biết vấn đề mấu chốt là ông muốn đem theo nhân sự của mình.

Ông Flynn đã nói dối Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence về các cuộc trao đổi với Đại sứ Nga tại Mỹ.

Việc ông Harward từ chối diễn ra sau khi ông Trump mạnh mẽ bác tường thuật của truyền thông rằng Nhà Trắng đang trong tình trạng hỗn loạn và ông nhấn mạnh chính quyền của ông đang vận hành như một "cỗ máy gần như hoàn hảo".

Ông Harward nói với AP chính quyền Trump "rất tương thích với năng lực của tôi, rất chuyên nghiệp".

"Đây hoàn toàn là vấn đề cá nhân", ông nói thêm.

Ông Harward, 60 tuổi, từng phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm Navy Seal, hiện đang làm việc tại Abu Dhabi với vai trò giám đốc điều hành cho nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin.

Khi được hỏi về thông tin cho rằng ông yêu cầu đem theo người của mình vào Hội đồng An ninh Quốc gia, ông Harward cho biết: "Tôi nghĩ rằng điều đó nên để tổng thống trả lời."

Ông Flynn, cựu trung tướng, bị cách chức trong bối cảnh có cáo buộc rằng trước khi được bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia, ông đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt của Mỹ với đại sứ Nga.

Việc này có khả năng vi phạm đạo luật cấm công dân tham gia vào đối sách ngoại giao.

Ông Flynn ban đầu phủ nhận việc thảo luận với Sergei Kislyak, Đại sứ Nga tại Washington.

Nhưng hôm 13/2, ông Trump yêu cầu ông Flynn từ chức sau khi có tiết lộ ông này lừa dối phó tổng thống về vụ việc.

Các quan chức đảng Cộng hòa kêu gọi mở cuộc điều tra về việc rò rỉ thông tin tình báo dẫn đến việc ông Flynn từ chức.

Hai ứng viên khác - Tướng về hưu David Petraeus và quyền cố vấn an ninh quốc gia Keith Kellogg - cũng được cân nhắc cho vị trí này. - BBC
|
|

11.
Tội phạm chưa có quốc tịch Mỹ và nguy cơ trục xuất

Vào năm 1996, Tổng thống Bill Cliton ký ban hành Luật có tên là “Antiterrorism and Effective Death Penalty Act” (tạm dịch là ‘Luật Chống Khủng bố và Thi hành Án Tử hình có hiệu lực’). Luật này quy định những cư dân chỉ có thẻ xanh, chưa phải là công dân Mỹ, bị kết án về những tội phạm trên đất Mỹ, bao gồm một số tội nhẹ, vẫn có thể bị cầm giữ không được kháng cáo dù đã thi hành hoàn toàn bản án.

Luật mà Tổng thống Clinton trong lễ ký kết gọi là một “đòn giáng” chống lại chủ nghĩa khủng bố bị nhiều người xem là “ác độc”, như nhận xét của luật sư Tiến sĩ Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên trường Luật thuộc Đại học Havard (Hoa Kỳ). Ông nói: “Luật này rất ác độc vì lúc đó ông Clinton phải nhượng bộ đảng Cộng hòa và đảng Cộng hòa rất khắc nghiệt đối với những di dân chỉ có thẻ xanh. Không những chỉ có luật đó mà còn có luật khác gọi là Illegal immigration reform and immigation responsibility act qui định những thường trú nhân không được hưởng welfare một cách dễ dàng.”

Về phạm vi áp dụng của luật cũng như những đối tượng chịu ảnh hưởng, luật sư Tài giải thích: “ Luật Chống Khủng bố và Thi hành Bản án Tử hình Có Hiệu lực, muốn trục xuất những thường trú nhân mắc tội đại hình, thứ hai là tội có khí giới, thứ ba là những tội về đạo đức như là ăn trộm ăn cắp hai lần. Riêng tội đại hình gồm một loạt những tội đại hình không phải là tội đại hình khi trước nhưng luật di dân định nghĩa là tội đại hình như ăn trộm, làm giả hồ sơ, giấy tờ, buôn lậu xe hơi, đổi số xe, lái xe cẩu thả gây thương tích cho người khác, đánh vợ đánh con, nhưng bị tù trên một năm mới bị trục xuất.”

Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên tại San Francisco cho biết thêm về trường hợp phạm tội liên hệ đến ma túy: “Những người bị kết tội ở các tiểu bang do sử dụng ma túy không thôi thì chưa phải tội bị trục xuất, nhưng giữ ma túy trong người với mục đích buôn bán, phân phối để kiếm lời thì tội đó thuộc diện bị trục xuất nhưng để rõ chi tiết luật sư phải nghiên cứu hồ sơ và đối chiếu với danh sách do cơ quan di trú đề ra mới biết tội đó thuộc diện bị trục xuất hay không.”

Dù luật được ban hành vào năm 1996, nhưng Washington phải thương thuyết về những thỏa thuận trục xuất với từng nước một, chẳng hạn như Campuchia đã ký thỏa thuận với Hoa Kỳ vào năm 2002.

“Riêng về trường hợp Việt Nam thì có thỏa ước ‘Hồi hương’ ngày 22 tháng 1 năm 2008 phân biệt hai loại: loại một là những người qua Mỹ trước ngày bình thường hóa ngoại giao tức là trước ngày 12 tháng 7 năm 1995. Những người qua Mỹ trước năm này được xem là trốn chế độ cộng sản, là người tị nạn. Sau đạo luật này họ vẫn là người tị nạn chính trị nên không bị trục xuất về Việt Nam tuy rằng có thể trục xuất sang nước khác. Số người này khoảng 5.000 người, còn những người sang sau khi Mỹ Việt bình thường hóa, khoảng 1.500 người thì có thể bị trục xuất,” luật sư Tài cho biết.

Về thủ tục trục xuất những thường trú nhân phạm tội, luật sư Nguyễn Hoàng Duyên tại San Francisco diễn giải chi tiết:“Những người có thẻ xanh phạm tội thì tùy theo loại tội có thể thuộc diện bị trục xuất, nhưng nói bị trục xuất không có nghĩa là vì người ta phạm tội thì tống người ta đi. Không phải như vậy. Trước khi trục xuất những người đó, Sở Di trú phải đưa những người đó ra tòa án di trú và luật sư của họ trình bày là tội của họ có phải thuộc loại bị trục xuất hay không, và có những điều khoản nào, những tiền lệ nào họ được giữ lại không bị trục xuất hay không. Nếu họ thắng họ vẫn là người có thẻ xanh và nếu thua thì thẩm phán sở Di trú sẽ tuyên bố người này bị trục xuất và người này vẫn có quyền kháng cáo lên tòa trên.”

Vẫn theo lời luật sư Duyên, sau hiệp định hồi hương ngày 22 tháng 1 năm 2008, những người có thẻ xanh qua Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 không bị trục xuất về Việt Nam nhưng tình trạng di trú của họ không ổn định, nhất là trong những ngày sắp tới vì chính sách cứng rắn đối với di dân của chính quyền Tổng thống Donald Trump:

“Bây giờ trong cộng đồng Việt Nam mình hiện giờ như thành phố San Francisco cũng có vài ngàn người Việt Nam đã bị tòa di trú Mỹ trục xuất rồi nhưng vì họ đã đến Mỹ vào năm 1991, 1992 chẳng hạn thì theo thỏa ước đó Việt Nam không nhận họ lại, nên họ vẫn được ở lại San Francisco, họ vẫn được cấp giấy phép đi làm để kiếm sống. Chỉ có điều là tình trạng của họ không phải là thẻ xanh và vĩnh viễn họ không vào được quốc tịch,” luật sư Duyên tiếp lời.

Những người chỉ trích cho rằng luật căn cứ trên ‘những định nghĩa mơ hồ’ về ‘sự sa đọa đạo đức’, nới rộng những tiêu chuẩn về tội phạm để có thể trục xuất người có thẻ xanh.

Giáo sư Hiroshi Motomura, một chuyên gia về di trú và quốc tịch thuộc trường Luật trường đại học California-Los Angeles, nói luật này không chỉ nới rộng phạm vi trục xuất, mà còn hạn chế khả năng của thẩm phán di trú cho phép di dân được ở lại Mỹ căn cứ trên hoàn cảnh cá nhân.

Hoàn cảnh cá nhân đó có thể bao gồm việc người bị trục xuất chưa hề có mặt tại quốc gia sắp bị trục xuất về vì những người này sanh ra tại các trại tị nạn, đến Mỹ khi còn nhỏ, và ngay cả không nói được tiếng mẹ đẻ của mình nữa, nghĩa là sẽ gặp nhiều khó khăn để thích ứng với môi trường xung quanh, theo lời dân biểu Keith Ellison thuộc tiểu bang Minnesota. - VOA
|
|

12.
Số nhóm bài Hồi giáo tại Mỹ tăng cao

Số nhóm bài Hồi giáo ở Mỹ trong năm ngoái tăng gần gấp đôi, góp phần vào đà tăng chung về số lượng các nhóm kình chống Hồi giáo tại Mỹ trong năm thứ nhì liên tiếp, theo khảo sát của Southern Poverty Law Center SPLC, một tổ chức hoạt động pháp lý theo dõi chủ nghĩa cực đoan tại Mỹ.

Số nhóm ghét, chống Hồi giáo tăng lên thành 101 nhóm so với con số 34 của năm 2015 “trong khi cánh hữu cực đoan tăng năng lượng khi ông Donald Trump ra ứng cử Tổng thống”, theo ghi nhận của SPLC.

Tổng thể, số nhóm thù ghét trong nội địa nước Mỹ năm ngoái tăng lên thành 917, tăng từ 892 nhóm của năm 2015, tức khoảng 3%, theo báo cáo thường niên của SPLC công bố ngày 15/2.

“2016 là năm thù ghét cao nhất chưa từng có trước nay,” ông Mark Potok, một nhà nghiên cứu cao cấp của trung tâm SPLC cho biết.

Vẫn theo nguồn tin này, có sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc của người Mỹ trắng cùng với sự ‘lên ngôi’ của một vị Tổng thống có các chính sách phản ánh giá trị của những người Mỹ trắng theo chủ nghĩa dân tộc.

Sự gia tăng các nhóm chống, ghét Hồi giáo phản ánh đúng những số liệu gần đây nhất của FBI. Các tội ác chống lại Hồi giáo trong năm 2015 tăng 67%. - VOA
|
|

13.
Mỹ: Di dân đình công phản đối Tổng thống Trump

Hơn 100 tiệm ăn và hàng chục cơ sở thương mại trong các thành phố trên khắp nước Mỹ đóng cửa ngày 16/2 để ủng hộ chiến dịch ‘Một ngày không có di dân’, một kiểu đình công nhằm phản đối các chính sách của tân Tổng thống Donald Trump.

Giới hoạt động phát động lời kêu gọi các di dân ở nhà, không đến chỗ làm, không đi mua sắm hay ăn uống, và bỏ học trong nỗ lực nêu bật vai trò quan trọng không thể thiếu của di dân trong xã hội Mỹ.

Cuộc biểu tình xuất phát từ những lời cam kết của ông Trump đòi trấn dẹp tình trạng di dân bất hợp pháp và để biểu thị sự phản đối với sắc lệnh hành pháp của ông Trump tạm cấm người từ 7 nước có đa số dân theo Hồi giáo nhập cảnh Hoa Kỳ. Lệnh này hiện đang bị các tòa án liên bang đình hoãn.

Các nhóm bảo vệ quyền của di dân đã gióng tiếng báo động sau các cuộc truy quét của liên bang hồi tuần rồi với hơn 680 người cư trú bất hợp pháp ở Mỹ bị bắt giữ.

Xấp xỉ gần 700 người xuống đường biểu tình tại phố trung tâm Raleigh ở bang North Carolina

Nhiều tiệm ăn có nhân viên là di dân đã đóng cửa hôm nay tại Washington, New York, Chicago và các thành phố khác. Theo số liệu báo cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội, tới giữa ngày 16/2 có trên 135 cửa tiệm đã đóng cửa.

Các đầu bếp nổi tiếng như Jose Andres ở Washington và Rick Bayless ở Chicago cũng đóng cửa nhà hàng của họ để bày tỏ đoàn kết với các di dân biểu tình. Một số các tiệm ăn mở cửa cho biết tiền lời thu được trong ngày sẽ quyên tặng các nhóm ủng hộ di dân.

Tại Ngũ Giác Đài, khoảng nửa chục quán xá buộc phải đóng cửa vì nhân viên tham gia biểu tình. Trong số các cửa tiệm đóng cửa có cà phê Starbucks, tiệm thức ăn nhanh Burger King và tiệm Taco Bell, theo tin từ một phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng.

Đây là loạt biểu tình tập thể mới nhất kể từ khi ông Trump lên nhậm chức. - VOA
|
|

14.
Một ủy ban điều tra độc lập sẽ rắc rối cho TT Trump

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng các phụ tá thân cận và cố vấn của ông trong chiến dịch tranh cử đã có quan hệ chặt chẽ với Nga. Hôm thứ Tư, ông lên tiếng bênh vực ông Michael Flynn, Cố vấn an ninh quốc gia mà ông vừa bãi nhiệm. Ông Trump quy kết vụ tranh cãi về những sự tiếp xúc giữa ông Flynn với các quan chức Nga, là do thông tin "bị rò rỉ bất hợp pháp".

Tổng thống Trump đổ lỗi cho truyền thông và cộng đồng tình báo về việc ông Flynn bị mất chức. Ông nói:

"Tôi nghĩ rằng rất, rất là bất công những gì đã xảy ra với Tướng Flynn, cách ông bị đối xử và các tài liệu cũng như giấy tờ đã bị tiết lộ bất hợp pháp - tôi nhấn mạnh là đã bị tiết lộ bất hợp pháp. Rất, rất không công bằng".

Chính phủ của ông Trump còn phải đương đầu với các tin tức mới về các cuộc nghe lén mà tin cho hay đã tiết lộ nhiều cuộc tiếp xúc giữa các giới chức vận động bầu cử cho ông Trump với điện Kremlin.

Phát ngôn viên của Tổng thống Nga, là ông Dmitry Peskov, bác bỏ tin các cuộc thảo luận ấy đã diễn ra.

Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã đồng ý thực hiện một cuộc điều tra của quốc hội về sự dính líu của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, cũng như vể nội dung của các cuộc đàm đạo giữa các giới chức Mỹ và Nga. Nhưng nhà phân tích chính trị Klaus Larres cho rằng các nhà lập pháp đảng Cộng hòa sẽ bảo đảm cuộc điều tra không gây hại cho Tổng thống Trump.

Ông Larres thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ Đối ngoại của Đại học Princeton, nói một ủy ban lưỡng đảng độc lập sẽ có nhiều quyền hạn hơn để tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng.

Ông nhận định:

"Một ủy ban độc lập có quyền lực hoàn toàn khác và lẽ tất nhiên sẽ nguy hiểm hơn đối với Tổng thống Trump. Vả lại, một ủy ban độc lập sẽ gợi nhớ đến vụ bê bối Watergate và Tổng thống Nixon ".

Cũng trong ngày Thứ tư, một giới chức Tòa Bạch Ốc tố cáo Moscow vi phạm một hiệp ước về phi đạn, mà nhiều người coi là một động thái của Nga để thử bản lĩnh của ông Trump. Nhà phân tích Larres nói kết luận như vậy là quá vội vàng.

Ông nói:

"Ông Trump đúng ở một điểm: chúng ta cần tương tác với Nga và với Tổng thống Putin, nhưng vấn đề phụ thuộc vào cách thức chúng ta tương tác với ông Putin, và Hoa Kỳ sẵn sàng trả giá cho việc đó như thế nào". - VOA
|
|

Tin Việt Nam

15.
Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về tử hình

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, trụ sở tại Paris- Pháp, hôm nay ra thông cáo xếp Việt Nam vào danh sách 5 nước tử hình nhiều người nhất thế giới.

Thông cáo dựa vào báo cáo mới đây của Bộ Công an Việt Nam công bố trong tháng này cho biết Việt Nam đã tử hình tổng cộng 429 người từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 6 năm 2016. Với con số này, Việt Nam chỉ xếp sau các nước Trung Quốc, Iran, Pakistan, Ả Rập Xê út và Hoa Kỳ.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam nói những con số như vừa nêu là khủng khiếp. Ông cho rằng việc dùng án phạt tử hình ở Việt Nam là do luật pháp không công bằng ở Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ Công An Việt Nam đề ngày 4 tháng 1 năm nay, để đối phó với số đông đảo người bị tử hình, Việt Nam đã xây dựng 5 cơ sở tử hình mới để bổ sung cho 5 cơ sở khác hiện có ở Hà Nội, Sài Gòn, Nghệ An, Sơn La và Dak Lak. Theo báo cáo, các nhân viên an ninh đang được đào tạo gấp rút để có thể tiến hành tiêm thuốc độc cho tử tù.

Báo cáo cũng đưa ra những thông tin được cho là nhậy cảm về tình hình thực hiện các án tử hình hiện tại, theo đó có 681 tù nhân đang chờ thi hành án trong tháng 6 năm 2016, 80 người được kéo dài thời gian chờ thi hành án hoặc phải xử lại vì kết án sai, 36 người khác đã chết khi chờ thi hành án trong 5 năm qua. Thông tin về việc thi hành các án tử hình ở Việt Nam từ trước đến nay vẫn được coi là bí mật quốc gia.

Báo cáo cũng cho biết, mặc dù Luật Hình sự sửa đổi năm 2009 đã giảm số tội phải chịu án tử hình từ 44 xuống còn 22 nhưng con số người bị tuyên án tử hình hàng năm tại Việt Nam vẫn không giảm. Điều này cho thấy sự bất lực của án tử hình trong việc giúp ngăn chặn tội phạm. - RFA
|
|

16.
Công an 'quấy rối' lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc

Hơn 100 người đã đến dự lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc năm 1979 dưới chân tượng tài Lý Thái Tổ ở Hà Nội mặc dù bị đã bị công an quấy rối.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, lễ tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt-Trung đã không diễn ra vì bị chính quyền đàn áp.

Theo nguồn tin của VOA, một số nhà hoạt động dân chủ bị ngăn cản, không được dự lễ kỷ niệm 38 năm ngày bùng nổ cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc, trong khi ở Hà Nội chính quyền cũng đã tìm cách “phá đám” buổi lễ này, theo lời các nhà hoạt động.

"Hôm nay bà con đến rất là đông và họ đã làm được việc tưởng niệm. (Nhưng) trong lúc diễn ra tưởng niệm thì phía nhà cầm quyền Hà Nội đã cho công an an ninh vào quấy nhiễu ví dụ như họ cầm loa, phát loa ầm ĩ phá tan bầu không khí trang nghiêm thành kính của mọi người. Thành phần tham gia đông, hơn 100 người ở Hà Nội, nhưng ở trong Sài Gòn thị bí phá rối nhiều hơn, bị bắt bớ cũng nhiều và không tiến hành được cái việc như mong muốn."

Anh Nguyễn Chí Tuyến, một trong những người tích cực tham gia các hoạt động đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, cho biết anh tham gia lễ tưởng niệm này năm ngoái nhưng năm nay, anh bị ngăn cản tham gia sự kiện hôm 17/2. Theo anh Tuyến “một số anh em và bà con bị bắt”.

Nhà báo Phạm Chí Dũng nói với VOA Việt Ngữ:

"Có một số gương mặt tiêu biểu của người dấu tranh hoạt động dân chủ nhân quyền bị ngăn chặn ở nhà nhưng vẫn có 1 số đến được. Khoảng 100 người dân dự được tại tượng đài Lý Thái Tổ. Nhưng ở Sài Gòn thì không có chuyện đó. Ở Sài Gòn thì tất cả bị ngăn chặn và không ai tới được tượng đài Lý Thường Kiệt ở Quận 1. Trong khi đó mới chỉ cách đây chưa đầy một tháng thì cuộc tưởng niệm mất Hoàng Sa và 74 quân nhân Việt Nam cộng hòa thì ở Sài Gòn lại tổ chức được 1 chút còn ở Hà Nội lại tổ chức được tương đối thoải mái hơn."

Hãng tin AP của Mỹ tường thuật về những hành động phá rối của chính quyền tại lễ tưởng niệm ở tượng đài vua Lý Thái Tổ, nói rằng mặc dù truyền thông trong nước đưa nhiều tin hơn về cuộc chiến tranh biên giới so với trước đây nhưng không có buổi lễ tưởng niệm chính thức nào do nhà nước tổ chức trong ngày 17 tháng 2.

Nhận xét về điều này, chủ tịch hội Nhà Báo Độc Lập Phạm Chí Dũng nói.

"Năm trước thì ví dụ như đài truyền hình Việt Nam không gọi rõ là quân xâm lược Trung Quốc còn năm nay thì gọi rõ là quân xâm lược Trung Quốc. Nhưng có một cái điểm mâu thuẫn là một mặt thì báo chí nhà nước được thông tin như vậy nhưng những người dân bình thường muốn tưởng niệm và kỷ niệm cuộc chiến biên giới và những người đã hy sinh thì bị ngăn chặn rất quyết liệt đặc biệt ở Sài Gòn. Đó là một thái độ rất là vô trách nhiệm đối với dân tộc và đối với tổ quốc."

Về sự khác biệt trong vụ trấn áp sự kiện này và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo Phạm Chí Dũng nói có lẽ công an Hà Nội tỏ ra mềm mỏng hơn một phần vì Hà Nội là thủ đô và là một trung tâm ngoại giao. Theo nhà báo này “việc trấn áp đối với giới hoạt động dân chủ nhân quyền tại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã nhẹ đi từ khi thay giám đốc công an Hà Nội.”

"Giám đốc công an Hà Nội vào thời điểm thay, ông này là trợ lý của ông Trần Đại Quang thời ông Trần Đại Quang còn là bộ trưởng công an và sau đó ông là chủ tịch nước thì đưa ông Khương làm giám đốc công an Hà Nội. Tôi nghĩ vai trò chủ tịch nước quan trọng hơn bộ công an ở chỗ là cần phải đối ngoại nhiều và có lẽ là ông Khương không muốn làm mất mặt chủ tịch nước cho nên vai trò của công an Hà Nội sẽ đỡ hơn trong việc trấn át đối với giới bất đồng đặc biệt liên quan đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Nhưng ở Sài Gòn thì không phải thế và tôi không biết giám đốc công an thành phố Hồ Chí Minh là người của ai."

Cho tới cách đây một vài năm, chiến tranh biên giới chống Trung Quốc không được truyền thông nhà nước Việt Nam nhắc tới giữa lúc thông tin về cuộc chiến này lan truyền trên mạng xã hội.

Cách đây vài năm, dân bắt đầu tổ chức các buổi lễ ở những nơi công cộng để tưởng nhớ những người đã hy sinh trong cuộc chiến nhưng các sự kiện này đều bị theo dõi và đàn áp.

Bất chấp bị đàn áp, người dân sẽ tiếp tục tổ chức lễ tưởng niệm trong tương lai, theo nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến:

"Việc tưởng niệm những người đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc của mình thì trong văn hóa người Việt nó cần phải tiến hành và cái hành động đó không phải là khơi gợi lại hận thù hay kích động bạo lực hay kích động chiến tranh nhưng mà chúng ta phải hiểu những người trong cuộc chiến chống lại phía Trung Quốc xâm lược đó thì họ bị lãng quên so với những cuộc chiến khác mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng – bị lãng quên trong sách vở, lãng quên trong cuộc sống hàng ngày."

Trong sách giáo khoa Việt Nam, chiến tranh 17 ngày đêm đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn binh sĩ và thường dân, chỉ được nhắc đến trong vỏn vẹn 11 dòng, theo ghi nhận của VnExpress.

Hãng tin AP tường thuật rằng Trung Quốc triển khai hàng trăm nghìn quân sang biên giới Việt-Trung trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, với mục đích “cho Việt Nam một bài học” vì đã đánh đuổi chế độ Khmer đỏ ở Campuchia. - VOA
|
|

17.
Dấu hiệu của sự xoa dịu? [LMN: Chỉ trong vòng 10 ngày, 11-21/11/2016, CSVN bắt 3 người là Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hoá. Chỉ khi nào ngưng bắt thì mới có thể là dấu hiệu]

Hai tù nhân lương tâm là bà Bùi Thị Minh Hằng và Đoàn Huy Chương vừa kết thúc thời gian chịu án theo điều 245 (bà Bùi Hằng) và điều 89 (ông Đoàn Huy Chương) Bộ luật hình sự Việt Nam. Những người thân đến đón bà Bùi Hằng và ông Đoàn Huy Chương không gặp trở ngại từ phía chính quyền như những tù nhân lương tâm trước đây.

Đối thoại?

Những hình ảnh và video được truyền nhau trên mạng xã hội Facebook ngày 11 tháng 2 vừa qua cho thấy rất nhiều nhà hoạt động xã hội, nhân quyền từ khắp nơi cùng đến trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, để đón nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng sau khi mãn án tù 3 năm vì tội “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ luật hình sự.

Tất cả những người có mặt tại nơi đón bà Bùi Hằng đều có chung một ghi nhận, đó là không hề có sự ngăn cản hay khó khăn nào xảy ra trên suốt đoạn đường đi, cũng như vào thời điểm bà Hằng ra trại.

Một thành viên của Con đường Việt Nam, có mặt trong buổi sáng đi đón bà Bùi Hằng ghi nhận trên trang Facebook của anh rằng: “Cảm ơn Cảnh sát giao thông tỉnh Gia Lai đã nhiệt tình hỗ trợ bảo vệ đoàn người đưa bà Bùi Hằng rời khỏi địa phương.”

Và chính bà Bùi Hằng cũng nhận thấy rõ sự tử tế bất thường của cán bộ trại giam giành cho bà trong những ngày trước khi bà ra trại. Điều này làm cho một tinh thần thép như bà cũng phải hoang mang:

“Đầu óc tôi căng lên như dây đàn. Họ quay 180 độ với tôi để đối xử thật tốt với tôi. Lúc ấy mình sợ miếng mồi trước mắt là hiểm hoạ sau lưng rồi. Ra khỏi cổng xong, nhìn thấy người nhà đón, đi được về rồi, lúc đó tôi mới tin là điều mình làm là trót lọt”.

Điều trót lọt bà Bùi Hằng nhắc đến cũng chính là điều mà bà gọi là “chưa từng có tiền lệ”.

“Tôi mang về toàn bộ đơn từ tố cáo hoặc nhật ký trong vòng 3 năm của tôi. Đấy là điều đầu tiên, tôi là người đầu tiên trong giới đấu tranh làm được chuyện đó.”

Kể về ngày ra trại, bà nhắc đến người chỉ huy ở đấy. Mặc dù trước đây đã thi hành rất nhiều biện pháp hà khắc với bà, nhưng khi bà hỏi “Có cần photocopy lại những giấy tờ của tôi không?” thì họ nói không cần. Hơn nữa là một chi tiết khá thú vị về người giám thị ở trại giam, bà nhắc lại.

“Từ những bài thơ lúc đầu họ định lập biên bản, thì sau này họ trả cho tôi hết. Và ông nói một câu là ‘tôi muốn chị tặng lại tôi để sau này tôi treo lên chứ tôi không muốn thu giữ của chị. Nếu thu giữ thì tôi không treo lên được.”

Bà nghĩ rằng, bên cạnh sự khác nhau trong cách hành xử của trại giam hai miền (Nam, Bắc) thì đó còn là một trong những thông điệp đã được “lệnh xuống” bởi Bộ chính trị và Bộ Công an.

“Nó cũng tuỳ thuộc mỗi nơi mỗi khác nhưng đối với chúng tôi thì đều có chỉ đạo chung của Bộ chính trị, từ chỗ ăn như thế nào, ở như thế nào, dùng những thủ đoạn gì…tôi cho rằng đều được chỉ đạo từ Bộ Công an. Nhưng cái cách hành xử tại mỗi nơi thì mình có quyền tin vào cái điều mà mình thuyết phục. Cái đó gọi là tự diễn biến đó, tự chuyển hoá.”

Vài ngày sau đó là sự trở về của tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương. Thế nhưng, những bạn bè, người thân đi đón ông Chương đã không có được buổi gặp “tay bắt mặt mừng” với ông ở trại tù K2 Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Truyền thông nước ngoài và cả các trang mạng xã hội theo dõi sự việc ngày hôm ấy đều đặt câu hỏi về sự mất tích? Vài ngày sau, chính Đoàn Huy Chương trả lời phỏng vấn báo chí hải ngoại nói rằng chính quyền đã can thiệp vào ngày ra trại của anh.

Tuy nhiên, vợ của Đoàn Huy Chương, chị Chiêm Thị Tường Mạnh cho biết trước đó, bên phía nhà cầm quyền không gây khó dễ gì cho chị và gia đình.

“Trước khi ra tù, ngày 29 Tết, em đi thăm anh Chương, công an trại giam trên đó rất vui vẻ, bảo em chiều thứ Bảy em lên ngủ ở đây, mấy ảnh sắp xếp chỗ ngủ để sáng đón chồng ra sớm. Nhưng bữa đó em không đi ở được qua đêm nên đi chung với gia đình (sáng hôm đi đón)”.

Sự việc tiếp theo sau đó đã được truyền thông loan tải. Vợ của Đoàn Huy Chương và những người thân đều không thể đón được anh trước cổng trại giam. Chị Mạnh cho biết lý do là phía công an đã trực tiếp đưa Đoàn Huy Chương về nhà ở Trà Vinh.

“2 giờ, 3 giờ thì gia đình điện thoại nói là Bộ công an đã đưa anh Chương về thẳng về quê rồi. Em mới yên tâm. Có 3 người đưa anh Chương về đến quê ở Cầu Kè luôn”.

Và cho đến hôm nay, theo lời chị Mạnh, gia đình ở quê vẫn không gặp bất kỳ khó khăn nào từ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, với cá nhân Đoàn Huy Chương thì cô không biết có bị gây khó dễ gì không vì cô chỉ gặp được chồng mình một buổi tối ngày anh trở về nhà

“Anh về một bữa, ngủ ở nhà một đêm rồi đi đến hôm nay luôn. Sáng hôm đó, mấy đứa con khóc kêu ảnh đừng đi nhưng ảnh không chịu. ảnh nói ảnh đi có việc.”

Đối đầu?

Tất cả những diễn biến xảy ra trong ngày “tốt nghiệp hạng ưu” như lời của bà Bùi Hằng trong ngày ra trại, đối lập hoàn toàn với ngày trở về của cựu tù nhân, nhà báo tự do Trương Duy Nhất hai năm trước.

Ngày 26 tháng 5 năm 2015, nhà báo, blogger Trương Duy Nhất rời trại giam số 6 của Bộ công an Thanh Chương, Nghệ An sau khi mãn án 2 năm tù giam vì điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam. Khi bước ra khỏi “nhà tù nhỏ” với cái quần còn dòng chữ “phạm nhân” , chưa kịp cất lên tiếng gọi vợ con sau hai năm xa cách thì ông bị những người áp tải khoá chặt tay và ghì xuống. theo lời kể của nhà báo Huy Đức, người đi đón ông hôm ấy kể lại, ông Trương Duy Nhất bị ném ra lề đường Hồ Chí Minh, cách trại 4 km.

Nhớ lại những gì xảy ra với mình cách đây 2 năm, ông nói:

“Có thể các trại phía Nam họ ứng xử có văn hoá hơn các trại phía bắc. Trường hợp anh Lê Quốc Quân, khi gia đình chuẩn bị đi đón đã ghé nhà tôi và tôi đã dặn phòng các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Nhưng rất ngạc nhiên khi trả tự do cho anh Quân, trại An Điềm, Quảng Nam đã ứng xử khá văn hoá, không xảy ra gì quá tệ hại như chúng tôi tiên đoán.”

Kể lại về những gì đã đem ra được khỏi trại giam, ông cho biết:

“Do tiên liệu trước, tôi đã viết những gì mình cho là quan trọng nhất vào một cuốn vở riêng, viết ngoáy, kiểu chỉ mình mình đọc được thôi, không ai có thể đọc ra. Vậy nhưng khi làm thủ tục trả tự do, ngoài 4 cuốn nhật ký, một số tập tài liệu khác, và cả cuốn vở ghi ngoáy kiểu đó đều bị thu. Tôi ôm giữ trước ngực thì họ cho lính xông vào cướp.”

Với trường hợp của luật sư, cựu tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân cũng không dễ dàng. Một số nhật ký, tài liệu đem lọt ra được là do ông Quân đã bí mật cất dấu kỹ, thậm chí có tài liệu khâu dấu trong ruột chăn bông. Hoặc như bức thư bút tích của ông Hải Điếu Cày đem được sang Mỹ, do ông Hải bí mật khâu cuộn trong gấu áo lót nhà báo Trương Duy Nhất kể:

“Lời chia buồn của anh và Hải Điếu Cày gửi Bộ ngoại giao Mỹ để chia buồn về vụ hai nhà báo Mỹ bị IS sát hại, anh Hải đem lọt sang tới Mỹ cũng do nhờ bí mật khâu giấu vào mặt trong cái... quần lót…”

Tất cả những diễn biến trên khác biệt theo sự việc và thời gian. Bà Bùi Hằng nhận định sự khác biệt ấy bằng suy luận: “Họ biết rằng buộc phải thay đổi. Họ đang lo lắng cái gọi là “tự chuyển biến” nên họ bối rối.”

Sự việc khác

Vài sự việc khác diễn ra trong cùng khoảng thời gian này làm cho người quan sát nhận thấy có sự chuyển biến ở nhiều góc cạnh và mang nhiều màu sắc khác nhau.

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng theo dõi phản ứng của truyền thông lề Đảng và đặt ra vấn đề về sự hoà giải với những người bất đồng chính kiến. Trong bài viết trên trang Việt Nam thời báo, ông ghi nhận về buổi ra mắt sách Đường thi Quốc âm cổ bản của đồng soạn giả Nguyễn Xuân Diện – Trần Ngọc Đông gần đây:

“Nhưng đặc biệt nhất có lẽ là sự tham dự của… Thông tấn xã Việt Nam - một kênh báo đảng mà hơn ai hết luôn cẩn trọng với những sự kiện “nhạy cảm chính trị”.

Không những thế, hiệu ứng truyền thông còn được phát huy. Sau buổi giới thiệu sách này, báo Tuổi Trẻ đăng một bản tin khá dài, tất nhiên chỉ về học thuật mà không đá động gì đến khía cạnh chính trị hay dân chủ - nhân quyền của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. Đài Truyền hình TP HCM và báo Thể thao và Văn hóa cũng phát tin gần tương tự.

Buổi giới thiệu sách còn mang một dấu ấn chưa từng có tiền lệ vì được đồng tổ chức bởi Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM. Đơn vị thuộc khối tuyên giáo đảng này còn có một cử chỉ chưa từng có: liên lạc và gửi thư mời cho một ít người bất đồng chính kiến.”

Qua những dấu hiệu hiếm hoi như vừa nói người ta có thể suy đoán mỗi người một cách về điều mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “tự chuyển biến”.

Nhưng nếu có thật thì có phải đây là hình thức tự chuyển biến đáng mừng? - RFA

Link:
http://bit.ly/2kWPNo9




No comments:

Post a Comment