Sunday, February 7, 2016

Tin Cập Nhật Chủ Nhật 7/2

Tống Cựu Ất Mùi - Nghinh Tân Bính Thân

Tin Thế Giới

1.
Quốc tế phẫn nộ trước vụ phóng hoả tiễn của Bắc Triều Tiên

Loan báo phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên ngay lập tức khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry ra một tuyên bố lên án Bình Nhưỡng "vi phạm trắng trợn nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc" liên quan đến việc sử dụng "công nghệ phi đạn đạn đạo."

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice nói "việc sử dụng cộng nghệ phi đạn đạn đạo để phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên một lần nữa thể hiện hành động khiêu khích, gây bất ổn, và vi phạm trắng trợn nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc."

Bà Rice nói tiếp rằng chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên "đề ra những đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích của chúng tôi, trong đó có vấn đề an ninh của một số đồng minh thân cận nhất của chúng tôi."

Đại biểu Quốc hội Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nói: "Hành động hung hãn mới nhất này của Bắc Triều Tiên càng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thực thi dự luật tôi đề nghị nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với chế độ tàn bạo này."

Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun Hye gọi vụ phóng hỏa tiễn này là một "hành động khiêu khích không thể dung thứ."

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hứa sẽ "hành động để bảo vệ an toàn và an ninh cho người dân" Nhật.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Philip Hammond gọi vụ phóng hỏa tiễn này là "vi phạm rõ ràng và cố ý" một số nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Pháp gọi vụ phóng hỏa tiễn tầm xa này là một "hành động khiêu khích vô nghĩa" và kêu gọi "cộng đồng quốc tế phải có hành động cứng rắn và nhanh chóng tại Hội đồng Bảo an."

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ họp trong ngày Chủ nhật để thảo luận về việc Bắc Triều Tiên phóng hỏa tiễn theo yêu cầu của Mỹ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon nói hành động của Bắc Triều Tiên "đáng bị chỉ trích mạnh mẽ" và "vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an."

Nga, nước có chung đường biên giới và là một trong số ít quốc gia hậu thuẫn cho Bắc Triều Tiên, nói hành động của Bình Nhưỡng là "một sự bất tôn trọng luật pháp quốc tế một cách trơ tráo đáng bị lên án".

Bộ Ngoại giao Nga nói: "Chúng tôi đề nghị giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên suy nghĩ liệu chính sách tự đặt mình vào vị trí đối kháng với cộng đồng quốc tế có phải lợi ích của nước họ hay không."

Bắc Kinh cũng phản ứng trước vụ phóng hỏa tiễn hôm Chủ nhật của Bắc Triều Tiên, và "lấy làm tiếc" việc Bình Nhưỡng bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop nói Bắc Triều Tiên là "một mối đe dọa cho hòa bình thế giới" và lên án hành động gây bất ổn, khiêu khích và nguy hiểm" của Bắc Triều Tiên. - VOA
|
|

2.
Somalia: Máy tính xách tay được trao cho kẻ đánh bom máy bay

Các giới chức chính phủ Somalia hôm thứ Bảy cho hay camera tại phi trường ghi được hình ảnh 2 người mặc quân phục trao một máy tính xách tay cho hành khách mà sau đó đã chết trong vụ nổ bom trên chiếc máy bay chở khách khi đang bay.

"Cơ quan Tình báo Quốc gia có dữ liệu an ninh cho thấy hai người trao một máy tính xách tay một cách lén lút cho nam hành khách. Hành khách đó được xác nhận là người đã chết và bị văng ra khỏi máy bay qua lỗ thủng mà vụ nổ gây ra," người phát ngôn nội các Abdisalan Ahmed Ato nói với bang tiếng Somalia của đài VOA.

Một giới chức của Cơ quan Tình báo Somalia trước đó nói với đài VOA rằng các nhân viên ở phi trường Mogadishu và nhân viên của hãng hàng không Daallo nằm trong số những người bị giới hữu trách giữ lại để thẩm vấn, trong đó có hai người bị tình nghi là đã tiếp tay cho nghi can đánh bom.

Ông Ato nói các nhà điều tra đến nay đã bắt giữ 20 người, trong đó có các các nhân viên chính phủ và người kinh doanh bị tình nghi có dính líu trong vụ này. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

3.
Giáo sư Đại học Wheaton chấm dứt hợp đồng sau phát biểu về Hồi giáo

Một giáo sư đại học ở Mỹ quấn khăn trùm đầu bày tỏ tình đoàn kết với người Hồi giáo bỏ trường đại học Công giáo nơi bà giảng dạy sau một tranh cãi về phát biểu của bà liên kết Hồi giáo với Kitô giáo.

Đại học Wheaton và giáo sư Larycia Hawkins ra một thông báo chung hôm thứ Bảy nói rằng hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng sau khi đạt một "thỏa thuận được giữ kín."

Thông báo nói hai bên cam kết sẽ đối thoại một cách tôn trọng với những người khác tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng và những người bị gạt ra một bên vì niềm tin tông giáo của họ.

Viết trên Facebook ngày 10 tháng 12, bà Hawkins, một tín đồ Công giáo, nói rằng bà ủng hộ tinh thần đoàn kết với người Hồi giáo bởi vì họ là "người trong phúc âm" và "thờ cùng một Thiên Chúa."

Trường đại học nói rằng hai tôn giáo đều theo thuyết độc thần, nhưng họ tin là có những khác biệt cơ bản giữa hai tôn giáo. - VOA
|
|

4.
Bầu cử Mỹ: Đảng Dân Chủ định thay bà Clinton bằng ông Biden?

Một số lãnh đạo đảng Dân Chủ Mỹ đang lo lắng về khả năng bà Hillary Clinton bị thua đối thủ Bernie Sanders trong cuộc bầu cử sơ bộ giành chức ứng viên tổng thống của đảng. Ông Bill Bartmann, môt doanh nhân bang Oklahoma, một nhà tài trợ nổi tiếng cho đảng Dân Chủ đã bắt đầu vận động để phó tổng thống Joe Biden xem xét lại quyết định không ra ứng cử. Nhân vật này đã gửi email đến bạn bè của mình, yêu cầu họ cùng chuẩn bị cho khả năng ông Biden trở lại cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Thông tín viên Jean-Louis Pourtet tường trình từ Washington :

"Sáng kiến này xuất phát từ nỗi sợ của một số người thuộc phe Dân Chủ, lo ngại ứng cử viên số một Hillary Clinton thất bại trong cuộc chạy đua vào vị trí ứng cử viên chính thức của đảng Dân Chủ, sau chiến thắng trong gang tấc trong vòng bầu cử sơ bộ tại tiểu bang Iowa. 

Hillary Clinton chỉ được nhiều hơn 0,3% phiếu bầu so với đối thủ Bernie Sanders. 

Theo một số thăm dò dư luận mới đây, trong cuộc đọ sức tại tiểu bang New Hamsphire, bà Hillary Clinton có khả năng sẽ thua Bernie Sanders. Nếu xảy ra, điều này sẽ làm hỏng hình ảnh của một Hillary Clinton bất khả chiến bại, cho dù Hillary Clinton chiếm nhiều ưu thế trong các cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới. 

Bên cạnh bất lợi nói trên, cựu ngoại trưởng Clinton còn gặp nhiều bất lợi khác, như cuộc điều tra của FBI về các thư điện tử của bà, về vai trò của bà trong thời điểm vụ tấn công khủng bố nhắm vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya, kể cả về mặt tính cách của nữ ứng cử viên, về việc nhiều cử tri không thích bà, kể cả các cử tri nữ. 

Những người ủng hộ phó tổng thống Biden sợ rằng, trong trường hợp ông Sanders được chọn làm ứng viên chính thức, đảng Dân Chủ sẽ thua. Phó tổng thống Biden được coi là một lựa chọn thay thế. 

Cho đến nay, ông Biden từ chối ứng cử, do việc ông bị chấn thương về tâm lý rất nặng, sau cái chết của người con trai, như ông tâm sự hồi tháng trước. Joe Biden không hề vui với quyết định như vậy, ‘‘tôi thường xuyên tiếc, nhưng đây là một quyết định đúng cho gia đình tôi và cho tôi. Tôi vẫn tiếp tục dấn thân cho chính trị, chúng ta đã có hai ứng cử viên tốt’’. 

Tuy nhiên, nếu Hillary Clinton thất bại, Biden có thể sẽ phải thay đổi quyết định, và trong trường hợp như vậy, ông sẽ được Obama hoàn toàn ủng hộ". - RFI
|
|

Tin Việt Nam

5.
Bắc Kinh tuyên truyền cho tuyến bay thương mại Hải Nam-Hoàng Sa

Trong ý đồ củng cố quyền kiểm soát thực tế trên quần đảo Hoàng Sa bằng các hoạt động dân sự, Bắc Kinh đã cho thiết lập tuyến bay thương mại nối liền đảo Hải Nam của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa mà họ đang kiểm soát, sau khi đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV kể từ hôm qua, 06/02/2016 đã rầm rộ tuyên truyền cho tuyến bay mới nhất này.

Bản tin của đài CCTV cho biết là chuyến bay thương mại đầu tiên đến đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) - mà Trung Quốc đặt tên là "Vĩnh Hưng" - đã cất cánh vào hôm qua từ sân bay quốc tế Mỹ Lan (Meilan) trên đảo Hải Nam. 

Hãng hàng không phụ trách chuyến bay này vẫn là hãng Hainan Airlines, được biết đến gần đây trong các phi vụ thử nghiệm phi đạo trên Đá Chữ Thập (quần đảo Trường Sa), bị Việt Nam và nhiều nước khác lên án.

Đảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc đặt trụ sở chính quyền của “thành phố Tam Sa”, đơn vị hành chánh được Bắc Kinh thành lập cách nay 4 năm, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ Biển Đông.

Theo đài truyền hình Trung Quốc, phi đạo trên đảo Phú Lâm vừa được nâng cấp, cho phép đón các loại máy bay cỡ lớn, chẳng hạn như Boeing 737 có thể chở đến 200 hành khách. Cho dù trước đây đã có một vài chuyến bay dân sự đến đảo này, nhưng Bắc Kinh hy vọng rằng với khả năng phi trường trên đảo Phú Lâm có thể tiếp nhận các phi cơ cỡ lớn, “một kỷ nguyên mới về hàng không thương mại sẽ được thúc đẩy”.

Cho đến nay, Bắc Kinh chủ yếu sử dụng đường thủy để chở hàng hóa và người ra đảo Phú Lâm. Trung Quốc cũng đã tổ chức những chuyến du lịch đến vùng quần đảo Hoàng Sa, nhưng chỉ bằng tàu thủy. 

Với việc phát triển các tuyến hàng không, lượng người đến Hoàng Sa sẽ đông hơn, theo đúng ý đồ của Bắc Kinh là tìm cách áp đặt chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông bằng cách tổ chức các tuyến du lịch đến các vùng quần đảo mà Trung Quốc cho là của mình.

Mô hình Hoàng Sa như vậy đang càng lúc càng được hoàn thiện, và giới phân tích không loại trừ việc Bắc Kinh mở rộng mô hình này qua vùng Trường Sa để đặt quốc tế trước sự đã rồi. - RFI
|
|

6.
Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng Tết Nguyên đán

Ông John Kerry hôm 6/2 đã thay mặt Tổng thống Barack Obama và người dân Mỹ, gửi lời chúc mừng nồng ấm nhất tới tất cả người dân các nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, trong đó có Việt Nam, vào ngày 8/2 sắp tới.

Ngoại trưởng Mỹ nói: “Trong khi đón chào năm mới, hãy cùng nhìn lại năm qua, khi các mối quan hệ tăng cường đã mang lại thêm thịnh thượng, giúp chúng ta xử lý các thách thức chung cũng như làm sâu sắc sự thấu hiểu các nền văn hóa của nhau”.

Ông nói thêm: “Trong khi hàng triệu người Mỹ (gốc Á) đón Tết, Hoa Kỳ, hiện giờ và suốt năm nay, sẽ tiếp tục nỗ lực củng cố mối quan hệ hợp tác và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền văn hóa và đức tin”.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng chúc người dân các nước “sức khỏe, thịnh vượng và thành công lớn trong năm Bính Thân”.

Việt Nam là một trong số các quốc gia châu Á chuẩn bị đón mừng Tết Nguyên đán, và giới lãnh đạo cả nước, nhất là các quan chức mới được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ mới, cũng đã có nhiều hoạt động nhân dịp này.

Tân Bí thư thành ủy Hà Nội, Hoàng Trung Hải, hôm 6/2, đã tới chúc Tết Công an thành phố Hà Nội và Bộ Tư lệnh Thủ đô.

Ông Hải đã yêu cầu các lực lượng này “nâng cao cảnh giác, kịp thời ngăn chặn hiệu quả sự chống phá của các thể lực thù địch, giữ vững thế chủ động, tuyệt đối không để bất ngờ, bị động” trong năm mới.

Trong khi đó tại Sài Gòn, tân Bí thư thành phố này, Đinh La Thăng, đã tới dự lễ khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ và chụp ‘selfie’ với nhiều người dân.

Dịp Tết Bính Thân năm nay, các cán bộ, công chức ở Việt Nam sẽ được nghỉ 9 ngày, kéo dài từ 6/2 cho tới tận ngày 14/2 dương lịch.

Trong khi đó, học sinh và giáo viên ở TP HCM nghỉ đón Tết Nguyên đán tới 16 ngày, theo tin của báo điện tử VietNamNet. - VOA




No comments:

Post a Comment