Friday, May 19, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Sáu 19/5

Tin Thế Giới

1.
TPP-11 sẽ được xúc tiến, không có Mỹ

Các thành viên còn lại của Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang soạn thảo một thông cáo chung để tái khẳng định cam kết của họ, bất chấp Hoa Kỳ đã rút ra khỏi hiệp định thương mại này, theo Reuters trích dẫn các nguồn tin thân cận với cuộc đàm phán.

Các cuộc thảo luận diễn ra bên lề hội nghị APEC, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đang diễn ra ở Hà Nội, hội nghị thương mại lớn nhất kể từ khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump làm đảo lộn trật tự thế giới với chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông.

Các viễn kiến khác biệt được nêu bật tại hội nghị APEC tuần này, nơi quy tụ các ngoại trưởng đến từ các nước có chân trong khối mà tổng cộng, chiếm tới hơn 40% thương mại toàn cầu.

Trong khi tân Đại diện Thương mại Mỹ, Robert Lighthizer, đàm phán song phương với các quốc gia quan trọng, Trung Quốc tìm cách thúc đẩy hiệp định thương mại châu Á theo phong cách của họ, đưa Trung Quốc vào vị thế quốc gia hàng đầu bảo vệ thương mại tự do toàn cầu.

Nhật Bản thì tiếp tục dẫn đầu các quốc gia vẫn muốn tiến hành hiệp định thương mại TPP toàn diện hơn, một hiệp định thương mại không có Trung Quốc mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã loại bỏ ngay trong những ngày đầu nhậm chức.

Những nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán ở Hà Nội cho biết 11 nước thành viên còn lại của hiệp định thương mại, nay được gọi là TPP-11, đang chuẩn bị ra thông cáo chung vào ngày chủ nhật tới đây, để loan báo ý định tiếp tục tiến hành TPP.

Một nguồn tin không cho biết tên nói với Reuters rằng thông cáo chung sẽ có 2 điểm chính: “1. Nhắm mục tiêu đưa TPP-11 sớm có hiệu lực; 2. Chuẩn bị tinh thần cho tình huống một nước tham gia có thể rút lui.”


Dự kiến TPP-11 sẽ có hiệu lực vào năm sau.

Trong số những thách thức của TPP-11 là làm cách nào giữ Việt Nam và Malaysia trong nhóm. Cả 2 nước này là những nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, nếu có sự tham gia của Hoa Kỳ.

Việt Nam có lẽ sẽ muốn đàm phán lại các yêu cầu về cải tổ lao động và quyền sở hữu trí tuệ nếu không có Mỹ, theo một giới chức Việt Nam không muốn nêu danh tính.

Nhật Bản vẫn hy vọng rằng Mỹ sẽ thay đổi ý định và quay lại với hiệp định này.

Tuy nhiên đối với Hoa Kỳ, tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang là một ưu tiên lớn hơn.

Đại diện thương mại Mỹ Lighthizer sẽ mở các cuộc họp song phương ở Hà Nội để chính thức tiếp xúc với các quan chức thương mại quan trọng. Theo các giới chức Mỹ, gần như toàn bộ 20 thành viên khác của APEC đã yêu cần gặp song phương với đoàn Hoa Kỳ.


Tổng thống Trump muốn đàm phán lại một hiệp định thương mại song phương với các nước chủ chốt như Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc. Canada và Mexico cũng có mặt tại các cuộc họp của APEC và cũng là thành viên của hiệp định thương mại Bắc Mỹ.

Trong các cuộc họp khác bên lề APEC, Trung Quốc sẽ thúc đẩy Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do họ đề xuất.

Hiệp định thương mại tự do này không bao gồm nhiều lĩnh vực như TPP, hay đòi hỏi những yêu cầu khắt khe như bảo vệ quyền về sở hữu trí tuệ, và bảo vệ người lao động hay môi trường.

Những nghi vấn quanh TPP sau khi Mỹ rút lui đã giúp Trung Quốc đẩy mạnh hơn các cuộc thảo luận về RCEP, mà các thành viên hy vọng sẽ hoàn tất trước cuối năm nay.

Tuy nhiên, các quan chức nói vẫn còn những điểm bất đồng lớn trong các cuộc thảo luận giữa các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Nhật và Hàn Quốc. Hoa Kỳ hoàn toàn đứng ngoài các cuộc thảo luận này. - VOA
|
|

2.
Máy bay Trung Quốc chặn máy bay Mỹ trên biển Hoa Đông

Một chiến đấu cơ SU-30 của Trung Quốc đã tiến rất gần tới máy bay “thăm dò bức xạ” WC-135 của Mỹ, chỉ cách có 45m, sau đó bay ngửa trên chiếc máy bay của Mỹ trong vùng không phận quốc tế trên biển Hoa Đông.

Các giới chức quân đội Mỹ được CNN trích lời nói rằng máy bay Mỹ lúc đó đang làm nhiệm vụ dò tìm mức độ bức xạ trong khu vực. Trước đây những máy bay loại này được dùng để thu thập bằng chứng về các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Bắc Hàn.

Hãng tin Reuters dẫn lời phát ngôn viên của không quân Mỹ, Trung tá Lori Hodge, chỉ trích sự cố xảy ra hôm thứ Tư là hành vi “thiếu chuyên nghiệp” do “cách điều khiển của phi công Trung Quốc cũng như tốc độ và khoảng cách bay giữa 2 máy bay.”

Trung tá Hodge cho biết vụ việc này “đang được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao và quân sự với phía Trung Quốc” và một cuộc điều tra của quân đội đang được tiến hành.

Trung Quốc chưa bình luận gì về vụ việc này nhưng cáo buộc Mỹ đã tiến hành các chuyến bay do thám trên các vùng biển gần bờ của Trung Quốc và thường xuyên kêu gọi Mỹ giảm bớt các cuộc tuần tra trên vùng biển này.

Đây là lần thứ 2 trong năm nay quân đội Mỹ và Trung Quốc gần đụng độ trên vùng biển này, theo The Independent.

Trong những năm qua, Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á khác đã có những tranh cãi về các hoạt động tranh chấp trên biển Đông.

Tháng 2 năm nay, một tàu sân bay Mỹ bắt đầu “các hoạt động thường lệ” ở biển Đông với một hạm đội các tàu chiến hộ tống.

Đội tàu được triển khai bất chấp những lời cảnh báo của Trung Quốc yêu cầu Mỹ đừng thách thức chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực.

Vào tháng 5/2016, 2 máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng có các hành động tương tự để chặn một chiến đấu cơ của Mỹ trong vùng không phận trên biển Đông.

Lúc đó, quân đội Mỹ nói rằng máy bay thăm dò hàng hải đang thực hiện một cuộc tuần tra thường lệ trong khu vực.

Năm 2001, một chiến đấu cơ của Trung Quốc và một máy bay trinh sát của hải quân Mỹ đã va vào nhau ngoài khơi đảo Nải Ham, làm một phi công Trung Quốc thiệt mạng.

Máy bay trinh sát của Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam, Trung Quốc giam giữ phi hành đoàn bay trong 11 ngày, gây ra một vụ rắc rối ngoại giao nghiêm trọng giữa 2 nước. - VOA
|
|

3.
Tân TT Hàn Quốc khơi lại chuyện ‘an ủy phụ’ với Nhật

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã gửi một thông điệp cho Tokyo trong tuần này nói rằng thỏa thuận "an ủy phụ" năm 2015 liên quan đến những phụ nữ Triều Tiên bị cưỡng bức làm nô lệ tình dục cho binh lính Nhật trong thời chiến, cần được xét lại.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã chấp thuận thỏa thuận “an ủy phụ”, gồm tuyên bố chính thức xin lỗi của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, và 8 triệu đôla hiến tặng cho một quỹ hỗ trợ các nạn nhân, như một giải pháp chính trị và pháp lý chung cuộc, khép lại vấn đề gây nhiều tranh cãi này.

Thủ Tướng Abe đã ngỏ lời xin lỗi và bày tỏ hối hận cho "những trải nghiệm đau đớn và không sao có thể đong đếm được."

Tuy nhiên, thỏa thuận được cho là "cuối cùng và không thể đảo ngược" để giải quyết dứt điểm tất cả những đơn khiếu nại, không được đa số công chúng đồng tình và lập tức bị chỉ trích bởi nhiều nạn nhân còn sống trong số 200.000 phụ nữ Á châu bị buộc làm nô lệ tình dục cho lính Nhật trong Thế chiến thứ Hai.

Những người phản đối muốn nhà lãnh đạo Nhật phải công khai xin lỗi một cách thành tâm hơn, đặc biệt nhấn mạnh tới trách nhiệm của chính quyền Nhật Bản liên quan tới việc thi hành các tội ác tàn bạo thời chiến. Ngoài ra, họ muốn nhà nước Nhật chính thức bồi thường trực tiếp cho các nạn nhân, chứ không phải chấn nhận một khoản tiền tài trợ chung, không rõ tên tuổi người nhận.

Hôm thứ tư, đặc phái viên Hàn Quốc tới Nhật Bản, ông Moon Hee Sang, thảo luận về vấn đề nhạy cảm này với Ngoại trưởng Fumio Kishida ở Tokyo. Ông Moon cũng gặp Thủ tướng Shinzo Abe hôm thứ Năm. Sau cuộc họp, hai ông nhấn mạnh các quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa hai nước, việc hai nước cùng chia sẻ những giá trị dân chủ, và nhu cầu hợp tác để răn đe mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên đang dâng cao.

Việc thương lượng lại thỏa thuận năm 2015 có nguy cơ làm cho mối quan hệ giữa hai nước đồng minh chủ yếu của Hoa Kỳ ở châu Á trở nên căng thẳng.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park đã từ chối gặp ông Abe trong suốt nhiều năm, trước khi đạt được thỏa thuận đó, trong thời gian đó, phải hoãn lại nhiều sáng kiến quan trọng về an ninh và kinh tế. - VOA
|
|

4.
Singapore và Ấn Độ tập trận chung ở Biển Đông

Singapore và Ấn Độ khởi động cuộc tập trận chung "SIMBEX" ở Biển Đông nhằm "thúc đẩy các hoạt động an ninh hàng hải", truyền thông Ấn Độ tường thuật.

Tờ Times Of India cho hay, trong hoạt động này, Singapore điều dàn tàu chiến hùng hậu gồm khinh hạm đa nhiệm lớp Formidable 'RSS Supreme', tàu hộ tống tên lửa 'RSS Victory', chiến đấu cơ F-16 và máy bay tuần tra hàng hải Fokker F50.

"SIMBEX năm nay là cuộc tập trận song phương lần thứ 24 nhằm tăng cường sự tương tác giữa hải quân hai nước cũng như tăng cường sự hiểu biết chung và ", báo này dẫn lời phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ D K Sharma.

Cuộc tập trận diễn ra theo hai giai đoạn, tại bến cảng từ 18 đến 20/5 và trên biển từ 21 đến 24/5.

Động thái này cho thấy Ấn Độ đang tăng cường hợp tác quốc phòng, từ các chuyến thăm quân sự, tập trận đến đào tạo và chia sẻ công nghệ với các nước Asean như Việt Nam, Singapore, Myanmar, Malaysia và Indonesia.

Ấn Độ vừa gia hạn thỏa thuận đào tạo không quân với Singapore thêm 5 năm nữa.

Cùng thời điểm, tờ Straits Times cho hay Singapore vừa đặt mua hai tàu ngầm hiện đại do Đức sản xuất - Type 218SG - sẽ được giao từ năm 2024 để thay thế các tàu ngầm cũ.

Phát biểu tại hội chợ thương mại hàng hải, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết rằng nước này cần mua tàu ngầm mới để bắt kịp với sự phát triển của hải quân các nước châu Á trong bối cảnh họ tiếp tục hợp tác với các nước để giải quyết những thách thức an ninh chung.

Trong một diễn biến khác, Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng cho hay Singapore, Thái Lan và Brunei là ba quốc gia Asean 'không được Trung quốc mời' dự Diễn đàn 'Vành đai và con đường'. - BBC
|
|

5.
Tập Cận Bình dọa Duterte: Sẽ gây chiến nếu áp dụng phán quyết Biển Đông --- Manila và Bắc Kinh đàm phán về Biển Đông

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 19/05/2017 cho biết chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đe dọa sẽ xảy ra chiến tranh giữa hai nước, nếu Manila quyết định áp dụng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye và khởi động khoan thăm dò dầu khí trên Biển Đông.

Theo AFP, ông Duterte kể lại rằng ông đã gặp gỡ Tập Cận Bình hôm thứ Hai 15/05 tại Bắc Kinh, và trong dịp này ông Tập đã cảnh báo ông, một cách thân mật nhưng kiên quyết.

Trong cuộc đối thoại, Rodrigo Duterte giải thích với Tập Cận Bình là Philippines có ý định tiến hành khoan thăm dò trong vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Theo lời kể của Duterte, ông Tập trả lời : « Chúng ta là bằng hữu, chúng tôi không muốn tranh chấp với quý vị, mà muốn duy trì mối quan hệ thắm thiết. Nhưng nếu quý vị làm như thế, buộc lòng chúng tôi phải khởi chiến ».

Từ khi lên nắm quyền, ông Rodrigo Duterte đã nhiều lần bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với ông Tập Cận Bình, nhưng hứa hẹn sẽ nêu ra vấn đề phán quyết của Tòa Trọng tài.

Trước đó, Duterte muốn củng cố quan hệ hai nước, ngõ hầu Philippines có thể thụ hưởng đầu tư và tín dụng của Trung Quốc, lên đến hàng tỉ đô la.

Tháng 07/2016, Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye sau khi xem xét đơn kiện của Manila, đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, cho rằng đường lưỡi bò được Bắc Kinh tự ý vẽ ra vào năm 1947 là « vô căn cứ » về pháp lý. Phía Bắc Kinh không công nhận phán quyết của Tòa. - RFI

***
Hôm nay, 19/05/2017, tại Quý Châu, Trung Quốc, hai nước Philippines và Trung Quốc bắt đầu đàm phán về tranh chấp ở Biển Đông. Trước cuộc gặp, Manila cho biết có thể nêu việc Bắc Kinh lắp đặt vũ khí chống người nhái trên Đá Chữ Thập.

Trong một đoạn tin ngắn công bố chiều nay, Tân Hoa Xã xác nhận là cuộc họp đầu tiên của « Cơ Chế Tham Vấn Song Phương » Philippines -Trung Quốc về Biển Đông - theo cách gọi của Trung Quốc - đã khai mạc. Phái đoàn Bắc Kinh do thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân dẫn đầu, còn trưởng đoàn Manila là đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santa Romana.

Tân Hoa Xã không cho biết nội dung thảo luận, nhưng theo ông Ernesto Abella, phát ngôn viên của tổng thống Philippines Duterte, được nhật báo Philippine Daily trích dẫn, việc Trung Quốc lắp đặt các thiết bị phóng pháo chống người nhái trên Đá Chữ Thập (Philippines gọi là Kagitingan) ở vùng quần đảo Trường Sa, có thể là một chủ đề thảo luận.

Đá Chữ Thập mà Bắc Kinh đang kiểm soát là một thực thể địa lý ở Biển Đông mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền, giống như Việt Nam và Đài Loan.

Phủ tổng thống Philippines đã nêu khả năng đề cập đến việc Trung Quốc đặt vũ khí trên Đá Chữ Thập sau khi một nghị sĩ có uy lực tại Quốc Hội Philippines yêu cầu chính quyền Duterte phải có phản ứng dứt khoát và kiên quyết trước hành động của Bắc Kinh.

Trong một bản thông cáo, dân biểu Ruffy Biazon, phó chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng và An Ninh Hạ Viện Philippines cho rằng « mọi phản ứng nhẹ hơn sẽ bị Trung Quốc và các bên tranh chấp khác đánh giá là một sự đầu hàng hoặc cam chịu ».

Trong một tuyên bố khác, dân biểu Gary Alejano, lãnh đạo một đảng chính trị tại Philippines cũng kêu gọi chính phủ phải gởi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc nếu thông tin về việc Trung Quốc đặt các hệ thống phóng pháo trên Đá Chữ Thập xác thực. - RFI
|
|

6.
Iran bầu tổng thống

Hôm nay, 19/05/2017, hơn 56 triệu cử tri Iran được kêu gọi bỏ phiếu bầu tổng thống mới. Cuộc bầu cử được coi như một cuộc trưng cầu dân ý đối với chính sách mở ra với thế giới của tổng thống mãn nhiệm Hassan Rohani, với một thành công lớn là thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc, cho phép Teheran thoát khỏi một phần cấm vận quốc tế. Ông Rohani, 68 tuổi, tái ứng cử. Đối thủ chính là Ebrahim Raissi, 56 tuổi, một giáo sĩ bảo thủ, thân cận với lãnh đạo tối cao Ali Khameni. Các phòng phiếu mở cửa từ 8 giờ, giờ địa phương, và đóng cửa vào 18 giờ.

Phóng sự do thông tín viên Muriel Paradon gửi về từ một điểm bỏ phiếu ở Tehera:

« Các cử tri hoan hô tổng thống Hassan Rohani trước thánh đường Hosseiniye Ershad, nơi được dùng làm điểm bỏ phiếu. Tổng thống mãn nhiệm đã thực hiện nghĩa vụ bầu cử tại đây.

Tại khu phố khá giả Mir Damad này, ông nhận được rất nhiều ủng hộ. Một bác sĩ tên Farhad bày tỏ : « Nếu nhìn lại nhiệm kỳ bốn năm của ông Rohani, tôi thấy chiều hướng tích cực trong các lĩnh vực quan hệ quốc tế, cũng như đối nội, và cả vấn đề quyền tự do. Tôi cho rằng ông Rohani cũng có một chương trình kinh tế tốt, và ông ấy có đủ uy tín cần thiết để làm tổng thống ».

Tuy nhiên, đối thủ của tổng thống mãn nhiệm là một ứng cử viên siêu bảo thủ, ông Ebrahim Raissi. Ứng cử viên này cũng có nhiều người ủng hộ. Ông Salman, một công chức cho biết : « Tôi đến đây để bầu cho chế độ Hồi Giáo, chúng ta sẽ biết ai là người đắc cử. Tôi cho rằng cần phải tập trung vào vấn đề thất nghiệp, và các mối quan tâm hàng ngày của người dân. Đối với tôi, điều quan trọng là đồng thời bảo đảm được khả năng phòng thủ của đất nước ».

Trước thánh đường Hosseiniye Ershad, rất nhiều người xếp hàng chờ bỏ phiếu. Việc bỏ phiếu dự kiến sẽ kết thúc khá muộn tối nay ».

Theo các nhà quan sát, kể từ thỏa thuận lịch sử về hạt nhân, lạm phát tại Iran đã giảm xuống, từ 40% năm 2013 xuống còn 9,5%. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp lại tăng: 12,5% dân số thất nghiệp, riêng ở giới trẻ là 27%. Kết quả khiêm tốn về kinh tế khiến tổng thống mãn nhiệm bị đối thủ chỉ trích quyết liệt.

Bất chấp quan hệ căng thẳng với Hoa Kỳ, chủ trương của tổng thống mãn nhiệm Rohani là tiếp tục mở cửa với thế giới, để thu hút đầu tư nhiều hơn. Trong khi đó, đối thủ Ebrahim Raissi khẳng định chính sách ủng hộ những người nghèo khổ nhất và ưu tiên kinh tế nội địa. Giáo sĩ Ebrahim Raissi lên án tổng thống Rohani đứng về phía 4% người giàu. Đối thủ của ông Rohani hứa hẹn sẽ tạo thêm hàng triệu việc làm mới, một cam kết bị nhiều chuyên gia coi là phi thực tế. Bên cạnh đó, giáo sĩ Ebrahim Raissi lại hoàn toàn không có kinh nghiệm cầm quyền.

Một ẩn số lớn của cuộc bầu cử lần này là tỉ lệ cử tri tham gia. Nhiều lãnh đạo Iran, trong đó có giáo chủ Khameni kêu gọi dân chúng đi bầu đông đảo. Theo lãnh đạo tối cao Iran, tỉ lệ cử tri đi bầu cao sẽ mang lại một vị thế quan trọng cho Iran trên trường quốc tế, buộc Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, cũng như Israel phải thay đổi cách nhìn đối với quốc gia này.

Bộ Nội Vụ Iran ước tính tỉ lệ cử tri đi bầu có khả năng vượt quá 72%. Theo AFP, tại nhiều khu phố nghèo ở Teheran, nơi nạn thất nghiệp hoành hành, rất ít người đi bỏ phiếu. Đông đảo cử tri không tin tưởng tổng thống tương lai có khả năng xoay chuyển tình hình. - RFI
|
|

7.
Thụy Điển ngừng điều tra sáng lập viên WikiLeaks về tội hãm hiếp

Các công tố viên Thụy Điển vừa công bố bỏ ngang cuộc điều tra kéo dài 7 năm, về ông Julian Assange, một công dân Úc và là người sáng lập trang mạng WikiLeaks chuyên tiết lộ thông tin mật, bị cáo buộc về tội hãm hiếp.

Trong một thông cáo ra hôm thứ 6, văn phòng công tố viên nói: “Công tố viên trưởng Marianne Ny hôm nay đã quyết định ngừng cuộc điều tra sơ khởi về nghi án hãm hiếp đối với ông Julian Assange.”

Ông Assange trước đó bị truy nã về tội hãm hiếp mà ông bị cáo buộc đã thực hiện ở Thụy Điển, tuy nhiên ông đã được Ecuador chấp nhận cho tị nạn. Và như vậy, người sáng lập WikiLeaks đã sống trong sứ quán Ecuador ở London từ năm 2012 tới nay để tránh bị bắt và dẫn độ về Thụy Điển.

Bộ Tư pháp Mỹ cũng tiến hành điều tra về ông Assange từ năm 2010, khi WikiLeaks công bố hàng nghìn tài liệu về an ninh đánh cắp được của Hoa Kỳ.

Trong một bài phát biểu vào tháng trước ở Washington, giám đốc Cơ quan tình báo Mỹ Mike Pompeo nói vào năm 2010, WikiLeaks đã chỉ thị một chuyên gia phân tích tình báo của quân đội Mỹ chặn lại những “thông tin mật đặc biệt” nhắm chủ yếu vào Hoa Kỳ.

Các cơ quan tình báo Mỹ nói Nga đã dùng WikiLeaks để phát tán các email của ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm ngoái.

Các hacker làm việc cho Nga được cho là đã tiếp cận các tài khoản của những giới chức trong ban vận động tranh cử của bà Hillary Clinton và Ủy ban Quốc gia đảng Dân Chủ rồi phổ biến các email này trên trang WikiLeaks. Đây là hành động được cho là nhằm can thiệp vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. - VOA
|
|

8.
Nhà hoạt động Thái đoạt giải nhân quyền Hàn Quốc

Một sinh viên luật của Thái bị bắt vì chia sẻ trên Facebook một bài viết chỉ trích tân vương Thái Lan được trao giải nhân quyền danh giá nhất của Hàn Quốc năm nay.

Ban tổ chức Giải Nhân quyền Gwangju cho biết cha mẹ của Jatupat "Pai Dao Din" Boonpattararaksa sẽ đại diện để nhận giải trong một buổi lễ tại thành phố Gwangju.

Cảnh sát Thái Lan bắt anh Jatupat vào tháng 12 năm ngoái về tội chia sẻ một bài viết về Vua Maha Vajiralongkorn Bodindradebayavarangkunan được ban Thái ngữ của dài BBC đưa lên Facebook. Bài viết đề cập đến đời tư của Vua thời còn là thái tử, trong đó có những chi tiết về 3 cuộc hôn nhân đổ vỡ của ông dẫn tới ly dị cùng những tài liệu khác mà truyền thông Thái Lan bị cấm không được loan tải.

Theo luật Thái Lan, phỉ báng hoàng gia là một tội có thể bị tù từ 3 đến 15 năm. Phe chỉ trích nói Thái Lan sử dụng luật này để bóp nghẹt những người bất đồng chính kiến.

Bà Busadee Santipitaks, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Thái Lan, nói Bangkok không có phản ứng cụ thể nào về giải thưởng này.

Sinh viên Jatupat bị truy tố vào tháng 2 năm nay và bị bác bỏ đơn xin tại ngoại một vài lần. Jatupat là người duy nhất bị truy tố trong vụ đăng tải bài viết vừa kể dù có tới 3000 lượt chia sẻ bài đó. Anh là một thành viên có uy tín của Dao Din, một tổ chức sinh viên nhỏ nổi tiếng về những hoạt động cổ súy cho quyền lợi của cộng đồng tại miền đông bắc Thái Lan.

Anh Jatupat bị nhà cầm quyền Thái Lan theo dõi chặt chẽ kể từ tháng 12 năm 2014, khi anh và một số thành viên Dao Din chào bằng ba ngón tay, một cử chỉ phản đối bắt chước phim “The Hunger Games” khi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đọc diễn văn. Ông Prayuth Chan-ocha là người đứng đầu hội đồng quân nhân lên cầm quyền trong một cuộc đảo chánh trước đây 6 tháng.

Anh Jatupat cũng nằm trong số hơn một chục sinh viên bị bắt giam 12 ngày hồi tháng 6 năm 2015 vì tham gia một cuộc biểu tình chống chính phủ.

Quỹ Tưởng niệm 18/5, cơ quan tổ chức Giải Gwangju, trong một tuyên bố nói rằng “sức mạnh, lòng can đảm và cuộc tranh đấu bất khuất” của Jatupat chứng tỏ anh “sẵn sàng hy sinh sự an toàn và tương lai của anh để bảo vệ dân chủ và những quyền và tự do của người dân Thái Lan.”

Giải trao tặng cho những đóng góp về nhân quyền và dân chủ được thành lập vào năm 2000 nhằm vinh danh một cuộc nổi dậy đòi dân chủ tại Gwangju vào tháng 5 năm 1980 mà chế độ dộc tài quân sự lúc bấy giờ đã đàn áp dã man làm hàng trăm người thiệt mạng.

Một giới chức thuộc Quỹ Tưởng niệm 18/5 cho biết đã yêu cầu nhà cầm quyền Thái Lan trả tự do cho anh Jatupat để anh có thể đích thân nhận giải này, nhưng chính phủ Thái Lan, qua tòa đại sứ của nước này tại Hàn Quốc đã từ chối, viện dẫn lý do Thái Lan xử lý thích đáng anh Jatupat căn cứ trên luật pháp nước này. - VOA
|
|

9.
Campuchia tưởng nhớ nạn nhân ‘Cánh đồng Chết’

Hàng trăm người ngày 18/5 tụ tập tại một trong những “Cánh đồng Chết” khét tiếng nhất của Campuchia để tưởng nhớ các nạn nhân của nạn diệt chủng Khmer Đỏ khiến ít nhất 1,8 triệu người thiệt mạng trong những năm 1970.

Hầu hết các nạn nhân chết vì đói khát, bị tra tấn, kiệt lực hay bệnh tật trong những trại lao cải hay bị đập chết trong những cuộc hành hình tập thể. Tại Choeung Ek, cách thủ đô Campuchia khoảng 15 km, tới nay mưa gió đã cuốn trôi những mẫu xương và những mảnh áo quần của các nạn nhân từ các ngôi mộ tập thể.

Một tháp sọ và xương đứng sừng sững giữa trung tâm một đài tưởng niệm ngay tại khu vực mà hầu hết mọi gia đình đều mất mát người thân.

“Tôi dâng thức ăn này qua các nhà sư để đến với những người bị giết hại và xin các nhà sư cầu cho chúng tôi và đất nước này được may mắn và sẽ không có chiến tranh và giết chóc trong tương lai,” bà Keo Oun, 59 tuổi, nói tại lễ tưởng niệm.

Khmer Đỏ cai trị Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979.

Ngày Tưởng niệm, trước đây được gọi là “Ngày Hận thù,” thường được tổ chức vào ngày 20 tháng 5, nhưng năm nay được tổ chức sớm hơn vì có cuộc vận động tranh cử địa phương.

Căng thẳng lên cao trước cuộc bầu cử tháng tới.

Thủ tướng Hun Sen, một cựu cán bộ Khmer Đỏ, người đã cai trị hơn 3 thập niên, cảnh báo nguy cơ xảy ra nội chiến nếu Đảng Nhân dân Campuchia thất bại trong cuộc bầu cử này. Phe đối lập cáo buộc ông Hun Sen uy hiếp và dùng những chiến thuật mờ ám để tiếp tục nắm quyền. - VOA
|
|

10.
Tổng thống Macron sang Mali thăm lính Pháp chống khủng bố

Trong chuyến công du đầu tiên ngoài châu Âu, tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm nay 19/05/2017 đến căn cứ quân sự Gao tại Mali. Chuyến đi nhằm mang lại một tầm vóc mới cho cam kết quân sự của Pháp, vốn hiện diện tại Mali từ bốn năm qua để chiến đấu chống quân thánh chiến.

Chưa đầy một tuần sau khi nhậm chức, tổng thống Pháp không chỉ muốn nhấn mạnh quyết tâm tiếp tục cam kết tại khu vực, mà còn qua sự tăng cường hợp tác với Đức. Emmanuel Macron cũng muốn song song với các hoạt động quân sự thuần túy là một chiến lược viện trợ phát triển, như các tổ chức nhân đạo đòi hỏi.

Tháp tùng tổng thống là ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian, bộ trưởng Quốc Phòng Sylvie Goulard, tổng giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Rémy Rioux. Có 25 nhà báo theo đưa tin, trong khi 15 chi hội nhà báo, ban biên tập và tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) hôm qua đã công bố lá thư ngỏ phản đối việc điện Elysée chọn lựa các phóng viên đi cùng, cho rằng đây là công việc của mỗi ban biên tập.

Emmanuel Macron sẽ hội đàm với tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita về đấu tranh chống khủng bố, hồ sơ vùng Sahel và những khó khăn trong việc thực hiện hiệp định hòa bình năm 2015. Tân tổng thống đồng thời là tổng tư lệnh quân đội sẽ đến thăm 1.600 quân nhân Pháp tại căn cứ Gao. Đây là căn cứ quân sự lớn nhất của Pháp ở nước ngoài.

Miền bắc Mali hồi năm 2012 đã bị rơi vào tay quân thánh chiến có liên quan đến Al Qaida. Tháng Giêng 2013, Pháp đã can thiệp quân sự, tiễu trừ được phần lớn quân thánh chiến. Tuy nhiên, vẫn còn những vùng thường xuyên xảy ra các vụ tấn công đẫm máu, dù thỏa thuận hòa bình đã ký vào tháng Sáu năm 2015.

Có 17 quân nhân Pháp đã tử trận tại Mali từ khi bắt đầu chiến dịch Serval tháng Giêng năm 2013 và tiếp đó là chiến dịch Barkhane tháng 8/2014 tại năm nước vùng Sahel (Mali, Burkina-Faso, Mauritanie, Niger và Tchad). Riêng tại Mali, bên cạnh lực lượng Pháp còn có 12.000 quân nhân Minusma (Lực lượng đa quốc gia Liên Hiệp Quốc giữ gìn hòa bình tại Mali). Hồi tháng Giêng năm nay, một vụ tấn công tự sát đã làm 60 người chết tại thành phố Gao.

Macron và Putin tiếp tục đối thoại về Syria và Ukraina

Hôm qua ông Emmanuel Macron và Vladimir Putin trong cuộc điện đàm đã thỏa thuận sẽ tiếp tục đối thoại về hồ sơ Syria và Ukraina cũng như quan hệ Pháp-Nga. Tổng thống Nga hoan nghênh chiến thắng của đồng nhiệm Pháp và thành phần chính phủ, đồng thời nhắc lại mối quan hệ lâu đời và đặc biệt giữa hai nước, dù có những bất đồng trên nhiều hồ sơ. - RFI
|
|

Tin Hoa Kỳ

11.
Công du, có bỏ lại phiền toái sau lưng? --- Trump: Điều tra vai trò Nga là ‘cuộc săn phù thủy’ --- 'Khủng hoảng niềm tin' nơi Tổng Thống Trump

Hôm nay, thứ Sáu 19/5, ông Donald Trump khởi sự chuyến công du đầu tiên của ông ra nước ngoài trong cương vị Tổng thống Hoa Kỳ. Ông khởi hành giữa lúc Toà Bạch Ốc đang đắm chìm trong một loạt vụ việc gây tranh cãi, khiến cho một số chính khách mang ra so sánh với vụ tai tiếng Watergate đã buộc Tổng thống Richard Nixon từ chức.

Trong cuộc tiếp xúc với các nhà báo hôm thứ Năm, ông Donald Trump nói:

“Chúng tôi nóng lòng, bỏ lại tất cả sau lưng.”

Những vụ gây tranh cãi gồm có việc sa thải cựu Giám Đốc FBI James Comey trong khi ông Trump bị cáo buộc là đã áp lực ông Comey bỏ ngang cuộc điều tra về cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn.

Tổng thống Trump còn phải đối mặt với những nghi vấn về các quan hệ giữa ông với nước Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa rồi, và những tố cáo rằng ông đã hớ hênh tiết lộ tin tình báo mật cho Ngoại Trưởng Nga trong một cuộc hội kiến ở Phòng Bầu dục.

Những chặng dừng chân trong chuyến công du của ông Trump gồm Ả Rập Xê-út, Israel và điện Vatican, 3 điểm đến được coi là thiêng liêng đối với các tôn giáo lớn của thế giới.

Tại Ả Rập Xê-út, ông Trump sẽ đọc một bài diễn văn về Hồi giáo trước một cử tọa gồm các lãnh đạo Hồi giáo. Trước đây, ông Trump không ngần ngại nói lên sự nghi kỵ của ông đối với tín đồ Hồi giáo, và ông cũng đã tìm cách cản trở không cho những người Hồi giáo nhập cảnh Hoa Kỳ.

Cố vấn An ninh Quốc gia hiện nay của ông Trump, ông H.R. McMaster, nói Tổng thống Trump hy vọng vào sự xuất hiện của một viễn kiến hòa bình của Hồi giáo.

Trong chặng dừng chân ở Israel, tranh cãi cũng đã bùng nổ trước chuyến đi của Tổng thống Mỹ sau khi ông Trump bị cáo buộc là đã tiết lộ tin mật của tình báo Israel cho các quan chức Nga.

Tổng thống Trump cũng tới Vatican để hội kiến Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô. Đức Giáo hoàng nói rằng Ngài sẽ không đưa ra bất cứ phán xét nào về ông Trump trước khi gặp ông.

Sau Vatican, ông Trump sẽ dừng chân ở Bỉ, nơi ông sẽ gặp các thành viên NATO ở Bruxelles trước khi kết thúc chuyến công du tại thị trấn Taormina trên đảo Sicily để dự hội nghị thượng đỉnh G7.

Tổng thống Sudan Omar al-Bashir sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo với ông Trump ở Ả Rập Xê-út, theo hãng thông tấn nhà nước Sudan. Hãng tin này nêu lý do cá nhân nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Từ nhiều năm qua, ông Bashir đã bị Tòa án hình sự quốc tế cáo buộc là đã phạm các tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại vì những hành động bạo lực nhắm vào thường dân ở Darfur. Nhưng cho tới nay ông Bashir vẫn chưa bị bắt giữ. - VOA

***
Hôm thứ Năm, Tổng thống Donald Trump chỉ trích việc chỉ định một công tố viên đặc biệt để điều tra những mối liên hệ giữa ban vận động tranh cử của ông với các lợi ích của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái. Ông Trump miêu tả đây là "cuộc săn đuổi phù thủy lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ nhắm vào một chính khách!"

Trong hai bình luận trên trang Twitter sáng sớm hôm nay, ông Trump than phiền rằng chưa bao giờ một công tố viên đặc biệt được chỉ định như thế này để điều tra "tất cả những hành động bất hợp pháp đã xảy ra" trong chiến dịch vận động tranh cử của đối thủ của ông bên đảng Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, và chính quyền của Tổng thống tiền nhiệm, ông Barack Obama.

Đó là phản ứng của ông Trump hôm thứ Tư sau khi ông Robert Mueller, một cựu Giám Đốc FBI, được chỉ định ra dẫn đầu cuộc điều tra xem liệu các cố vấn của ông Trump có thông đồng với các quan chức Nga để tăng cơ hội thắng cử cho ông Trump hay không.

Cộng đồng tình báo Mỹ trước đó kết luận rằng Moscow đã can thiệp vào cuộc bầu cử để giúp ông Trump trở thành chủ nhân của Tòa Bạch Ốc bằng cách tấn công vào các tệp tin trên máy tính của ông John Podesta, giám đốc chiến dịch vận động của bà Clinton.

Nhóm WikiLeaks sau đó tung ra hàng ngàn email của ông Podesta, hé lộ những nỗ lực của các nhân viên trong chiến dịch vận động để giúp bà Clinton giành được sự đề cử của Đảng Dân chủ. Các thông tin này, theo ông Podesta, có thể gây bối rối cho đảng Dân chủ.

Ông Mueller đảm nhận vai trò mới giữa lúc Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ - FBI và ủy ban tình báo lưỡng viện quốc hội, đã tiến hành điều tra những sự liên kết giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với nước Nga.

Không muốn chấp nhận bất cứ điều gì có thể giảm thiểu thắng lợi của ông trong cuộc bầu cử, ông Trump đã gạt bỏ các cuộc điều tra có liên quan đến vai trò của Nga. Ông cho rằng những cáo buộc xoay quanh vai trò của Nga xen vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ là những lý do mà đảng Dân chủ nêu ra để biện minh cho sự thất bại nặng nề đáng ngạc nhiên của bà Clinton.

Tuần trước, ông Trump nói ông đã suy nghĩ tới "vấn đề liên quan tới Nga" khi ông sa thải cựu giám đốc FBI James Comey. - VOA

***
Tổng thống Donald Trump sẽ lên đường vào ngày thứ Sáu tuần này, để thực hiện chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên của ông tới thăm vùng Trung Đông và Châu Âu, hy vọng sẽ để lại sau lưng cơn bão chính trị đã bùng phát sau khi ông sa thải Giám Đốc FBI James Comey, với tin tố cáo ông áp lực ông Comey ngưng điều tra về ông Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia, và cáo buộc theo đó ông Trump chia sẻ tin tình báo mật với Nga. Tại tâm điểm những khó khăn chính trị hiện nay, là những dấu hỏi về sự đáng tin của Tổng thống Trump. Mời quý vị theo dõi bài tường trình sau đây của Thông tín viên VOA Jim Malone.

Thêm một ngày hỗn loạn ở Tòa Bạch Ốc khi các nhà báo chất vấn Tổng thống Trump về quyết định của ông, chia sẻ tin tình báo mật với các quan chức Nga.

Hình như ngày nào cũng xảy ra một cuôc khủng hoảng mới, kể cả tin nói rằng ông Trump đã áp lực cựu Giám Đốc FBI James Comey bỏ qua cuộc điều tra về ông Michael Flynn, Cố vấn An ninh Quốc gia vừa bị sa thải, và những giải thích bất nhất của Toà Bạch Ốc về quyết định sa thải ông Comey.

Phát biểu tại lễ tốt nghiệp các sĩ quan tuần duyên hôm thứ Tư, Tổng thống Trump phản bác những người chỉ trích và giới truyền thông.

“Chưa có một chính khách nào trong lịch sử, và tôi khẳng định điều này một cách tự tin, bị đối xử tệ bạc và bất công đến như vậy. Chúng ta không thể để cho những kẻ chỉ trích, những người chỉ biết nói không, can thiệp vào những giấc mơ của chúng ta.”

Trong khi Tòa Bạch Ốc rơi vào tình trạng bấn loạn, thủ lãnh Đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer nêu ra những nghi vấn về liệu có thể tin cậy nơi Tổng thống Trump hay không.

“Có một cuộc khủng hoảng về niềm tin trong chính phủ này, nó sẽ phương hại tới chúng ta theo quá nhiều phương cách đến nỗi ta không thể đi sâu vào chi tiết. Ở đầu bảng là sự xói mòn niềm tin nơi chính quyền của Tổng thống này, và niềm tin vào Hoa Kỳ của các nước bạn và đồng minh.”

Một số đại biểu Đảng Cộng Hòa tại quốc hội hối thúc cần biết thêm thông tin từ Tòa Bạch Ốc, trong số những người lên tiếng có cả Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan.

“Công việc của chúng ta là phải có tinh thần trách nhiệm, phải điềm tĩnh, và tập trung duy nhất vào việc thu thập những tin có thực.”

Tuy nhiên tình trạng xáo trộn rõ ràng là đã tác động tới những người khác, như thủ lãnh khối đa số tại Thượng viện Mitch McConnell.

“Tôi tin rằng sẽ giúp ích hơn nếu ít có những sự cố đầy kịch tích từ Tòa Bạch Ốc.”

Nhà phân tích Anthon Cordesman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS).

“Một câu hỏi mà mọi người bên ngoài nước Mỹ đều tự hỏi, nhưng có ít khả năng đặt ra với Tổng thống Mỹ là, đâu là sức mạnh chính trị thực sự của ông, so với những sự chia rẽ trong quốc hội, những vấn đề trong nội bộ đảng của ông, và liệu ông có thể tiến tới với nghị trình làm việc của ông hay không? ”

Ngay cả một số đảng viên Đảng Cộng Hòa như chiến lược gia John Feehery, cũng khuyến cáo rằng bản chất luôn luôn luôn khiêu khích của Tổng thống Trump giữa lúc đang xảy ra một cuộc khủng hoảng, là một vấn đề.

Tổng thống Trump trong những ngày sắp tới, có phần chắc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khác về lòng tin đặc biệt khi Giám Đốc FBI James Comey ra điều trần trước quốc hội một lần nữa về những cuộc tiếp xúc giữa ông với Tổng thống Trump. - VOA
|
|

12.
Mỹ bắt đầu tái thương thuyết NAFTA

Chính quyền Tổng thống Trump ngày 18/5 chính thức nỗ lực tái thương thuyết Hiệp ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ với Canada và Mexico nhằm có được những điều khoản có lợi cho nhân công và các nhà sản xuất Mỹ.

Trong thư gởi các nhà lập pháp, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói ông bắt đầu tham khảo ý kiến với Quốc hội và công chúng Mỹ trong thời hạn 90 ngày để sau đó có thể khởi sự thảo luận về NAFTA sau ngày 16/8.

Tái thương thuyết về NAFTA là một lời hứa chính trong cuộc vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump. Ông Trump thường gọi hiệp ước thương mại có từ 23 năm nay là một “tai họa” đã đẩy các công xưởng và những việc làm sản xuất có thu nhập khá sang Mexico.

Ông Lighthizer nói với các phóng viên rằng NAFTA là một thành công đối với nông nghiệp Mỹ, trong lãnh vực đầu tư và năng lượng, nhưng không thành công đối với lãnh vực sản xuất. Ông nói thêm là ông hy vọng kết thúc các cuộc thảo luận vào cuối năm 2017.

Trong một cuộc hội luận với các phóng viên, ông Lighthizer nói “Điểm tiên khởi của những cuộc thảo luận là chúng ta nên căn cứ trên những gì đã thành công trong NAFTA và thay đổi cũng như cải thiện những gì không thành công. Nếu kết quả của cuộc tái thương thuyết công bằng hơn đối với công nhân Mỹ, có giá trị trong việc chuyển tiếp sang một hiệp ước NAFTA hiện đại càng dễ dàng càng tốt.

Trong thư gởi các nhà lãnh đạo Quốc hội, ông Lighthizer nhấn mạnh NAFTA cần hiện đại hóa cho giao dịch kỹ thuật số, quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn lao động và môi trường, các qui tắc đối với những doanh nghiệp quốc doanh và những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

13.
Đối Thoại Nhân Quyền Việt-Mỹ ngày 23 tại Hà Nội

Phiên họp Đối Thoại Nhân Quyền Mỹ-Việt 2017 sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 5 tại Hà Nội, theo thông báo từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Bà Virginia Bennett, Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ, phụ trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, sẽ dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ đến Hà Nội tham dự phiên họp với phía Việt Nam, do ông Vũ Anh Quang, Vụ Trưởng Vụ Các Tổ Chức Quốc Tế, đứng đầu.

Thông báo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết nội dung Đối Thoại sẽ bao quát nhiều vấn đề về nhân quyền.

Chủ đề chính được đề cập bao gồm tầm quan trọng của việc tiếp tục thúc đẩy nỗ lực cải cách luật pháp; vấn đề pháp quyền; quyền tự do ngôn luận, tụ họp và lập hội; tự do tôn giáo; quyền lao động; quyền của người tàn tật; chống phân biệt đối xử; hợp tác đa phương, cùng các vụ việc đơn lẻ gây quan ngại khác.

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, con trai của nhà đấu tranh về quyền đất đai Cấn Thị Thêu - người hiện đang chịu án 20 tháng tù giam vì “gây rối trật tự công cộng,” đánh giá cao những tác động tích cực của Hoa Kỳ lên nhân quyền Việt Nam. Anh nói:

“Tôi tin là luật chế tài của Hoa Kỳ là lực thúc đẩy cho nhân quyền Việt Nam và ủng hộ cho các phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.”

Trịnh Bá Phương hy vọng phía chính quyền Mỹ trong cuộc đối thoại sắp tới sẽ “không nhân nhượng Việt Nam nữa,” vì theo đánh giá của anh, tình trạng đàn áp nhân quyền trong nước đang có chiều hướng gia tăng.

“Tôi có cảm giác là chính phủ, đảng Cộng sản Việt Nam đang gia tăng đàn áp qua việc bắt nhà hoạt động Hoàng Bình, là người trong phong trào Lao Động Việt, là người đã từng mong muốn thành lập công đoàn độc lập tại Việt Nam, sau đó là truy nã anh Bạch Hồng Quyền và Thái Văn Dung, gia tăng áp lực đối với những người liên quan để bắt ông Vương Văn Thả, cũng như đàn áp nhiều tiếng nói đang bức xúc, lên tiếng cho người Việt Nam.”

Trong thông báo, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói “việc thúc đẩy nhân quyền là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và là khía cạnh chủ chốt trong cuộc đối thoại đang diễn ra trong vấn đề Hợp Tác Toàn Diện Việt – Mỹ”.

“Tiến bộ trong những vấn đề này sẽ giúp mối quan hệ của chúng ta đạt tới tiềm năng tối đa”, trích thông báo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Gần đây, Việt Nam xảy ra nhiều vụ biểu tình, xung đột lớn giữa người dân và chính quyền liên quan đến các vấn đề đất đai, môi trường, như vụ Đồng Tâm, biểu tình thảm họa Formosa… Nhiều vụ bắt giữ, truy nã xảy ra liên quan đến người tham gia vào các cuộc biểu tình trên. Nhưng chính quyền Việt Nam luôn khẳng định “tôn trọng nhân quyền” và chỉ bắt giữ những người vi phạm pháp luật. - VOA
|
|

14.
Mừng sinh nhật Hồ Chí Minh với tượng đài 118 tỷ đồng

Tối 18/5, Bình Định tổ chức lễ kỷ niệm 127 năm ngày sinh ông Hồ Chí Minh và khánh thành tượng đài tượng đài ông Hồ với kinh phí 118 tỷ đồng.

Báo Tuổi Trẻ cho biết Phó Chủ Tịch nước, Đặng Thị Ngọc Thịnh, đến dự lễ và khánh thành tượng đài “hoành tráng” của ông Nguyễn Tất Thành, tên gọi lúc sinh thời của ông Hồ Chí Minh, và thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc.

Báo này trích lời phát biểu của bà Thịnh, đánh giá tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành là “công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử và nhân văn sâu sắc của nhân dân Bình Định và đồng bào cả nước hướng về Bác Hồ.”

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí Thư Tỉnh Ủy Bình Định nói trong bài diễn văn khánh thành tượng đài rằng ông Nguyễn Tất Thành từng sống ở Bình Định từ tháng 5/1909 đến tháng 8/1910, trong đó có sự kiện ông Thành chia tay thân phụ Nguyễn Sinh Sắc tại đây: “Mặc dù những tháng ngày Nguyễn Tất Thành ở Bình Định là không nhiều, nhưng đó là dấu ấn quan trọng, góp phần hình thành nên tư tưởng, ý chí cứu nước của Người.”

Nhận định về việc xây tượng mừng sinh nhật, các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam cho rằng điều này “có tính tuyên truyền.”

Ông Nguyễn Đan Quế, một nhà vận động nhân quyền lâu năm ở Sài Gòn, phát biểu:

“Phía nhà cầm quyền chỉ muốn tuyên truyền thôi. Chúng tôi bác bỏ hoàn toàn chuyện mang tiền của dân để làm tượng đài. Không phải một cái tượng này đâu. Có nhiều lắm. Bây giờ phải bỏ hết.”

Theo truyền thông trong nước, tượng đài đôi này cao hơn 15 mét, nặng 30 tấn, được đặt trên diện tích hơn 3.000 mét vuông tại quảng trường trung tâm ở thành phố biển Quy Nhơn. Hai bức tượng làm bằng chất liệu đồng ép ngoại nhập, mô tả “cả hai cha con cùng nhìn ra hướng Biển Đông.”

Trang Trithucvn.net nói rằng tổng kinh phí đầu tư xây dựng tượng đài này trên 118 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn huy động khác.

Cùng nhận định với bác sĩ Quế, Hòa Thượng Thích Không Tánh, thành viên Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một tổ chức tôn giáo không được chính quyền công nhận, nói với VOA:

“Việc xây dựng, tưởng niệm các nơi đều xây tượng đài thì tốn phí biết bao nhiêu, trong khi đời sống người dân thì khổ sở, thiếu thốn.”

Trang Trithucvn.net cho biết Bình Định là một tỉnh có đến 55.011 hộ nghèo, đứng thứ 12 trong số 63 tỉnh, thành về số hộ nghèo và chính quyền tỉnh phải đề nghị chính phủ hỗ trợ 500 tỷ đồng để cứu trợ đợt mưa lũ cuối năm ngoái khi ấy có đến 25 người chết, nhưng chính phủ chỉ có thể cấp 80 tỷ đồng.

Hòa Thượng Không Tánh, người cùng các thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từng thực hiện nhiều đợt cứu trợ người dân vùng lũ ở Bình Định vào cuối năm ngoái, nói rằng đằng sau việc xây tượng đài là các “khoản lợi ích” cho chính quyền:

“Việc xây tượng đài cũng kèm theo những khoản lợi trong đó trong đó, cho nên họ chú trọng xây tượng đài. Việc này làm tốn công quỹ rất nhiều. Điều đó chứng tỏ chế độ nặng về chuyên chính, chủ nghĩa, chứ họ không lưu tâm đến người dân. Họ đặt quyền lợi của Đảng, hay cho những người đã chết. Chưa chắc cái đó có ích lợi gì cả.”

Ông Nguyễn Đan Quế nhấn mạnh rằng việc xây tượng hay thần thánh hóa ông Hồ Chí Minh là không thể chấp nhận được:

“Ngày xưa, khi chế độ Cộng Sản còn mạnh, nhận thức còn kiểm soát được thì người dân còn chịu đựng, chứ còn bây giờ mà xây tượng đài, thậm chí mang hình, mang tượng Hồ Chí Minh để trưng cạnh tượng Phật hay để phong thánh thì hỏng vì ý thức người dân ngày hôm nay người ta không chấp nhận sự điều khiển hóa của chế độ Cộng Sản bởi vì chủ nghĩa hỏng, bởi vì chính quyền tham nhũng, phung phí trong quốc doanh, rồi bây giờ lại đến tượng đài.”

Ông Quế cho biết thêm, việc chính quyền xây tượng đài hay tuyên truyền quá mức hình tượng Hồ Chí Minh thì chỉ gây thêm phản ứng ngược:

“Việc xây tượng đài chỉ gây thêm phản ứng ngược về phía quần chúng đối với một chế độ độc tài đảng trị đang suy tàn, cố dùng tuyên truyền để cứu vãn được cái ghế chính quyền của họ.”

Trong một diễn biến liên quan, báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/5 đưa tin Hòa Thượng Thích Huệ Văn, Phó Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo thành phố Hồ Chí Minh, từng họa ảnh Hồ Chí Minh tại chùa trước năm 1975.

Nhà sư 70 tuổi trụ trì chùa Pháp Giới ở Sài Gòn nói với báo Pháp Luật rằng: “sắp tới tôi sẽ vẽ lại ảnh chân dung của Hồ Chủ tịch bằng chất liệu sơn dầu trên vải bố để treo trong phòng khách”.

Trong khi báo Tuổi trẻ cho biết rằng các tượng và tượng đài tưởng niệm ông Hồ Chí Minh có mặt tại khoảng 20 nước trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, thì vào tháng 2 vừa qua, thành phố Vienne ở Áo đã cho ngưng dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trước “làn sóng phẫn nộ của người Việt khắp nơi trên thế giới.”

Trước đó, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã xây dựng đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài,” và đã được Ban Bí Thư thông qua. - VOA
|
|

15.
Ông Đoàn Ngọc Hải được lệnh ngưng xuống đường dọn dẹp vỉa hè

Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1 thành phố HCM xác nhận ông đã được lệnh yêu cầu phải ngưng chiến dịch dọn dẹp vỉa hè do ông dẫn đầu trước đây.

Trả lời báo chí hôm thứ Sáu 19/5 về nguyên nhân không còn mạnh tay xử lý lấn chiếm vỉa hè nữa, ông Đoàn Ngọc Hải cho biết, Quận ủy Quận 1 đã ra một văn bản và Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 cũng ra một văn bản yêu cầu ông phải ngưng ngay việc xuống đường dẹp dọn trật tự lòng lề đường. Vì thế, ông phải tuân thủ chấp hành.

“Công sức của anh em trong những tháng cao điểm giờ gần như trở về số không”, ông Hải bức xúc “Tôi thấy rõ cảnh nhếch nhác trên vỉa hè rất khó chịu, nhưng làm sao được khi tôi không còn đứng đầu chiến dịch và có quyền xử lý vi phạm”.

Nhắc lại, cách nay hơn 2 tháng, ông Đoàn Ngọc Hải huy động các lực lượng chức năng, ra quân dọn dẹp vỉa hè trên địa bàn Quận 1, mạnh tay đập phá tất cả những gì mà ông Hải và đoàn công tác liên ngành do ông chỉ huy cho là lấn chiếm vìa hè, lòng lề đường.

Việc làm mạnh tay của ông Đoàn Ngọc Hải nhận được nhiều ủng hộ nhưng cũng không ít ý kiến chỉ trích, cho rằng ông đã quá cứng nhắc khi chủ trương phá bỏ tất cả nhưng gì bị coi là lấn chiếm vỉa hè, mà không cần xem xét đến những yếu tố khác.

Vào lúc cao điểm của chiến dịch giải phóng vỉa hè, Phó chủ tịch Đoàn Ngọc Hải từng nổi tiếng với tuyên bố “Không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo từ quan”. - RFA
|
|

16.
Nga sắp bàn giao 2 tàu khu trục cho Việt Nam

Nga chuẩn bị bàn giao cặp tàu khu trục Gepard 3.9 thứ hai cho Việt Nam trong nửa cuối năm nay. Trang Sputnik dẫn lời ông Renat Mistahov, Giám đốc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk cho biết như vậy hôm 18/5.

Năm 2011, Nga đã bàn giao cho Việt Nam cặp tàu đầu tiên.

Ông Mistahov cũng cho biết công việc chế tạo cặp tàu khu trục đang diễn ra đúng kế hoạch. Tàu khu trục thứ nhất đã qua kiểm nghiệm hiện đang được sơn. Việc đào tạo thủy thủ đoàn cũng đang diễn ra. Tàu khu trục thứ hai đang trải qua quá trình kiểm tra.

Tàu hộ vệ lớp Gepard được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm.

Tàu Gepard 3.9 là phiên bản xuất khẩu của tàu hộ vệ 11661 của Nga được chế tạo cho nhiệm vụ tuần tra, săn ngầm, tấn công các mục tiêu trên biển và đất liền, hỗ trợ hành quân và bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế.

Nga hiện là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam. Ngoài 4 tàu hộ vệ Gepard 3.9, Nga cũng bán cho Việt Nam 6 tàu ngầm Kilo trị giá 2 tỷ đô la. - RFA
|
|

17.
Việt Nam siết chặt kiểm soát thông tin mạng

Bộ Công an chú trọng đến an ninh mạng trong thời gian tới để đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống mạng quốc gia và mạng nội bộ.

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công an sẽ triển khai trong tháng Sáu, được nêu ra tại buổi họp giao ban của Bộ này vào hôm 18/5.

Theo đó, Bộ Công an tập trung vào công tác bao gồm ngăn chặn các trang web, trang blog có nội dung xấu, phản động; chủ động tấn công các đối tượng và mục tiêu trên không gian mạng; tuyên truyền và phản bác các quan điểm thù địch, sai trái đối với đảng và nhà nước và tăng cường biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục thiệt hại bởi mã độc WannaCry.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm yêu cầu nhân viên trong ngành bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các sự kiện trong khuôn khổ năm APEC 2017 và kỳ hợp thứ 3 của Quốc hội khóa 14. - RFA
|
|

18.
Việt Nam thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại với Hoa Kỳ

Hợp tác để cùng phát triển thương mại và đầu tư là một động lực của quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. Đó là nội dung chính được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trình bày trong bài phát biểu tại hội thảo “Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2017 và những năm tiếp theo” diễn ra ở Hà Nội ngày 19 tháng 5.

Cuộc hội thảo do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) và Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tổ chức.

Thông tấn xã Việt Nam trích dẫn lời phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói trước các đại diện cộng đồng doanh nghiệp, nhấn mạnh Việt Nam kiên định tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 3.200 – 3.500 USD.

Ôn Trần Đại Quang khẳng định Việt Nam quyết định tham gia đàm phán TPP và đang tích cực đàm phán để thúc đẩy việc ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA).

Kết thúc buổi hội thảo, lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ được ký kết trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius. - RFA
|
|

19.
Việt Nam dùng loa gây điếc để đàn áp người biểu tình

Một loại võ khí mới được công an Cộng Sản Việt Nam dùng đàn áp người biểu tình tại huyện Diễn Châu gây chú ý đặc biệt trên các trang mạng xã hội.

Qua hình ảnh trên nhiều trang mạng xã hội, người ta thấy một hệ thống loa đặc biệt có tên là Long Range Acoustic Device (LRAD) (dụng cụ phóng âm thanh tầm xa) được đặt trên một chiếc xe tải của công an Nghệ An hôm 15 Tháng Năm, để đối phó với người biểu tình.

Loa LRAD phát ra một âm thanh cực mạnh lên đến 150dB làm chói ta chịu không nổi dù cố gắng bịt lại và cũng có thể bị thủng màng nhĩ nếu ở gần và bị phóng âm thanh kéo dài. Loại loa đặc biệt này do công ty LRAD Corporation có trụ sở ở San Diego, California, sản xuất, được nhiều nước mua, trong đó có Việt Nam.

Sau khi xảy ra biến cố đối đầu trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc khi Bắc Kinh đưa giàn khoan khổng lồ tới dò tìm dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam phía Nam quần đảo Hoàng Sa, bản tin trên trang mạng của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam khoe đã trao tặng cho Cảnh Sát Biển Việt Nam một hệ thống LRAD.

“Ngày 24 Tháng Năm, 2014, tại thành phố Đà Nẵng, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã bàn giao hệ thống loa tuyên truyền đặc biệt cho lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam. Việc khẩn trương mua và bàn giao thiết bị đặc biệt này chỉ trong năm ngày (kể từ ngày trao tặng, 19 Tháng Năm) cho thấy sự tích cực của Vietcombank trong việc hỗ trợ kịp thời nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam, đặc biệt trong công tác tuyên truyền trên Biển Đông trước cuộc chiến cam go trên nhiều mặt trận với các tàu chiến của Trung Quốc luôn chủ động gây hấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thời gian qua,” bản tin của ngân hàng này viết như vậy kèm theo tấm hình đại diện hai bên chụp chung với loa LRAD.

Trên một trang tin của Cảnh Sát Biển Việt Nam, người ta cũng thấy chụp tấm hình loa LRAD gắn trên tàu cảnh sát biển lớn nhất của Việt Nam CSB 8001.

“… Áp lực cao, pháo hạm, vũ khí âm thanh… là những công cụ thông dụng để cảnh sát biển một số nước trên thế giới đối phó với những tên hải tặc. Những vũ khí này không gây chết người nhưng lại có công năng chống cướp biển rất hiệu quả,” bản tin của báo mạng Cảnh Sát Biển Việt Nam ngày 13 Tháng Tư, 2017, viết.

Không thấy có thành tích nào thấy được tường thuật về việc sử dụng loa LRAD vào việc chống cướp biển hoặc chống hàng đoàn tàu cá Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp. Bây giờ người ta thấy hệ thống loa LRAD được dùng để đàn áp người dân, các nạn nhân của công ty Formosa vẫn đang đi đòi sự đối xử công bằng.

“… Chống cướp biển hay tàu xâm phạm đâu không thấy, nhưng đã thấy những thiết bị này dùng để khủng bố và chống người dân, chủ yếu hủy hoại não bộ và thính giác con người, đó là tội ác, vì hèn với giặc ngoài biển quá nên vác vô bờ chống dân. Hệ thống Cộng Sản Việt Nam đang sở hữu là LRAD 1000Xi, chúng được dùng để tấn công ở mức phi sát thương, phát ra mức âm hưởng tối đa 150dB trong phạm vi 500 mét, đây là mức âm hưởng vượt qua khỏi giới hạn gây đau đớn cho con người (130dB) và đủ để gây thủng màng nhĩ,” Facebooker Khanh Nguyễn viết.

Luật Sư Lê Khả Thành viết trên trang Facebook cá nhân: “Nếu sử dụng thiết bị này gây cho số lượng lớn người dân đi biểu tình phải điếc vĩnh viễn là hành vi không phù hợp đạo đức mà còn vi phạm pháp luật.”

Ông Thành viện dẫn luật của chế độ Hà Nội: “Theo Thông tư 20/2014/TT của Bộ Y Tế, nếu bạn bị điếc hai tai, tỉ lệ thương tật của bạn sẽ là 71%. Người nào cố ý gây cho bạn thương tật 61% trở lên, theo Khoản 3 Điều 104 Bộ Luật Hình Sự sẽ bị phạt tù đến 15 năm.”

Rồi ông đặt câu hỏi: “Khi thi hành công vụ tôi có quyền thoải mái gây thương tích cho người khác? Câu trả lời là không. Trong khi thi hành công vụ bạn cố ý gây thương tật cho người khác 31% trở lên theo Điều 107 Luật Hình Sự bạn phải chịu hình phạt cao nhất là ba năm tù, phạm tội đối với nhiều người thì hình phạt cao nhất sẽ là bảy năm tù. Bao năm rồi chúng ta đang vận động mọi người ‘Sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp Luật.’”

Facebooker Richard Nguyễn cũng đặt câu hỏi: “Bỏ một đống tiền ra để mua sắm vũ khí, động cơ là chống Tàu hay đàn áp người dân chống Tàu?” - nguoiviet
|
|

20.
Phái đoàn cộng đồng người Việt hải ngoại gặp bộ ngoại giao Hoa Kỳ

Vào ngày thứ năm 11/5/2017, một phái đòan Cộng Đồng Người Việt hải ngoại đã gặp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lúc 10 giờ sáng, để trình bày những vấn đề liên quan đến Việt Nam.

Phái đoàn gồm có bác sĩ Nguyễn Thể Bình thuộc tổ chức Vietnam for Progress, bác sĩ Võ Đình Hữu – Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, bác sĩ Lê Kiên- Chủ Tịch Liên Hội Nguời Việt Canada, Ông Nguyễn Văn Bon và Ông Nguyễn Thế Phong- Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch cộng đồng người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, đã tham dự cuộc gặp gỡ với các viên chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Phái đòan đã đến Bộ Ngoại Giao và được Ông Jonathan C. Turley, Chánh Sở Đặc Trách Việt Nam đón tiếp, chào mừng ngay tận cổng vào. Sau đó, mời mọi người lên phòng họp với sự hiện diện của cô Henrietta Levin, viên chức phụ trách ngoại giao, cô Thu N. Rajan, Vietnam Desk officer, Văn Phòng Đông Nam Á Sự Vụ.

Bác sĩ Nguyễn Thể Bình đã giới thiệu phái đòan cộng đồng Việt Nam. Lần luợt bác sĩ Kiên, Ông Bon, Ông Phong đã trình bày tình hỉnh vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra và tình hình tại Biển Đông.

Sau phần trao đổi giữa phái đoàn và các viên chức Bộ Ngoại Giao, bác sĩ Võ Đình Hữu đã đúc kết với đề nghị:

•Yêu cầu Hoa Kỳ tạo áp lực với nhà cầm quyền CSVN thả các tù nhân lương tâm, chấm dứt đàn áp tôn giáo, và phải tôn trọng nhân quyền.

•Yêu cầu Hoa Kỳ áp lực với CSVN bảo vệ môi trường.

•Yêu cầu Hoa Kỳ ủng hô công cuộc tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam.

Buổi gặp gỡ chấm dứt lúc 11 giờ. Sau đó, phái đòan rời bộ ngoại giao di chuyển qua Quốc Hội Hoa Kỳ, để tham dự ngày Nhân Quyền cho Việt Nam lần thứ 23. - SBTN

Link:
http://bit.ly/2kWPNo9




No comments:

Post a Comment