Thursday, April 6, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Năm 6/4

Tin Thế Giới

1.
Bắc Triều Tiên và thương mại phủ bóng thượng đỉnh Trung-Mỹ --- Donald Trump-Tập Cận Bình: Cùng đối ngoại để đối nội

Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 06/04/2017 tại khu biệt thự Mar-a-Lago sang trọng ở Florida. Cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai nguyên thủ được đánh giá « rất quan trọng » cho tương lai quan hệ song phương.

Trả lời thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio, ông Christopher Ruddy, tổng giám đốc trang Newsmax và là bạn lâu năm của tổng thống Donald Trump, nhận định đây là « chuyến viếng thăm mấu chốt », vì thế, chủ tịch Trung Quốc được mời đến Mar-a-Lago.

Trong hai ngày, ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình sẽ đề cập đến nhiều chủ đề như tranh chấp ở Biển Đông, một nước Trung Hoa duy nhất… Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ so với Trung Quốc và mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên sẽ được hai nhà lãnh đạo đặc biệt lưu ý trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa bắn tên lửa ra biển Nhật Bản (ngày 05/04) dường như để thách thức cả Washington lẫn Bắc Kinh.

Trong chuyến công du châu Á vào tháng 03/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng tuyên bố « Thời gian cho mọi lời phát biểu đã hết ». « Ưu tiên tuyệt đối » của Hoa Kỳ là « Trung Quốc gây áp lực với Bình Nhưỡng », theo nhận định của bà Susan Thornton, phụ trách khu vực châu Á tại bộ Ngoại Giao Mỹ.

Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất của chế độ Kim Jong Un và được Hoa Kỳ coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh rất cân nhắc về các biện pháp gây sức ép của đối với nước láng giềng vì lo ngại hệ quả địa-chính trị trong trường hợp chế độ Bình Nhưỡng bị sụp đổ.

Vấn đề thương mại là một chủ đề quan trọng khác trên bàn đàm phán giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình. Nhà Trắng muốn giảm bớt rào cản của Trung Quốc đối với lĩnh vực đầu tư và tự do trao đổi mậu dịch. Năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên đến 350 tỉ đô la. Bắc Kinh áp đặt mức thuế 25% đối với xe hơi nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu nông phẩm, trong đó có thịt bò và lợn.

Trong khi đó, các vấn đề như khí hậu và nhân quyền sẽ không được đề cập trong thượng đỉnh lần này. - RFI

***
Cuộc gặp đầu tiền giữa nguyên thủ hai siêu cường trên thế giới, Donald Trump- Tập Cận Bình là tâm điểm phần trang thời sự quốc tế các từ báo Paris ngày 06/04/2017. La Croix và Les Echos cùng nói đến không khí « căng thẳng » tại khu nghỉ dưỡng Mar A Lago trong những giờ tới. Với Le Monde và Libération, bên cạnh những bất đồng hay khác biệt về phong cách, hai nguyên thủ này « cùng trong tình cảnh khá giống nhau ».

Tổng thống Mỹ đang cần củng cố uy tín trước một quốc gia mà từ trước tới nay ông từng coi là một « mối đe dọa đối với quyền lợi của người dân Hoa Kỳ ». Libération nói rõ hơn : sau nhiều thất bại ê chề trong chính sách đối nội, nhất là trong kết hoạch cải tổ luật bảo hiểm y tế, ông Trump cần « ghi một bàn thắng về mặt ngoại giao », đặc biệt là với Trung Quốc.

Tìm một sân chơi chung, có lợi cho cả đôi bên?

Để làm được điều này, thì tổng thống Mỹ cần tránh mọi sơ xuất về mặt lễ tân. Chính vì thế mà từ nhiều tuần qua, nhân viên Mỹ và Trung Quốc đã ráo riết làm việc cùng với nhau. Bắc Kinh rất lo ngại tổng thống Mỹ làm Tập Cận Bình mất mặt chẳng hạn như là không bắt tay nguyên thủ Trung Quốc trước ống kính của báo chí, như điều từng xảy ra khi chủ nhân Nhà Trắng tiếp thủ tướng Đức Angela Merkel vào tháng trước.

Về phía chủ tịch Trung Quốc, vài tháng trước đại hội Đảng, ông Tập Cận Bình phải chứng minh với công luận ở Bắc Kinh rằng ông biết cách nói chuyện, ngay cả với một người tính khí bất thường như tân chủ nhân Nhà Trắng, mà không nhượng bộ quá nhiều. Mục tiêu của ông Tập là « bảo đảm ổn định » trong chính sách Hoa Kỳ với Bắc Kinh mà ở đó nguyên tắc « một nước Trung Hoa duy nhất » phải là ưu tiên hàng đầu.

Báo kinh tế Les Echos chờ đợi chủ tịch Trung Quốc sẽ nhượng bộ tổng thống Mỹ trên một bài hồ sơ mang tính tượng trưng : làm vừa lòng ông Trump với một vài hứa hẹn đem vốn Trung Quốc đầu tư vào Mỹ hay đặt mua vài chiếc máy bay của tập đoàn Boeing.

Phần thắng nghiêng về Tập Cận Bình ?

Libération gọi những tính toán đó là chiêu bài để hai ông «Donald Trump và Tập Cận Bình thử ve vãn nhau tại bang Florida » lần này.

Tỏ thái độ hòa hoãn, nhã nhặn đề chiều lòng nhau là một chuyện, nhưng Le Monde báo trước : đừng chờ đợi trông thấy hình ảnh chủ tịch Trung Quốc đánh golf với tổng thống Hoa Kỳ trong thời gian ông Tập dừng chân ở bang Florida như thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe hồi tháng 2/2017. Lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ không ngả lưng tại Mar A Lago, khu nghỉ dưỡng riêng của nhà tỷ phú New York Donald Trump trong hai ngày làm việc.

Đối thoại giữa lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất thế giới lại càng thêm phức tạp sau khi Bắc Triều Tiên bắn tên lửa, như « khúc nhạc dạo đầu » cho buổi làm việc đầu tiên giữa hai ông Trump và Tập. Thái độ của Bình Nhưỡng đặt chủ tịch Trung Quốc vào thế khó xử trong lúc Washington liên tục kêu gọi Trung Quốc khuyên bảo Bắc Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Chưa kể là ngoài vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, Biển Đông và hệ thống lá chắn chống tên lửa của Mỹ đặt tại Hàn Quốc là hai các gai khác trong quan hệ song phương. Có điều, như ghi nhận của báo Les Echos, « nhượng bộ của phía Trung Quốc nếu có, chỉ mang hình thức bề ngoài, bởi vì Bắc Kinh không thể nào bỏ rơi chế độ Kim Jong Un và Bình Nhưỡng luôn là một lá chủ bài trên bàn cờ địa chính trị của Trung Quốc ».

Còn trong cuộc đọ sức thương mại, không có gì bảo đảm là tổng thống Trump sẽ giành lấy phần thắng. Đơn giản là Mỹ không thể giải quyết nhập siêu với Trung Quốc. Le Monde nhắc lại, năm 2016 nhập siêu của Mỹ với bạn hàn Trung Quốc lên tới 347 tỷ đô la. Libération đưa ra thêm một bằng chứng minh họa cho điều này : làm găng với Bắc Kinh bất lợi cho kinh tế Mỹ.

"Theo thống kê của bộ Thương Mại Hoa Kỳ, xuất khẩu sang thị trường đông dân nhất thế giới cho phép bảo đảm hơn 900.000 công việc làm cho người lao động Mỹ. Rõ ràng Trung Quốc có phương tiện để trả đũa ».

Để kết luận, Le Monde cho rằng tương quan lực lượng Mỹ- Trung có phần bất lợi cho tổng thống Donald Trump. Chính chủ nhân Nhà Trắng như ý thức được điều này, khi ông viết trên Twitter : « Tranh chấp thương mại có thể sẽ được đề cập đến vào một dịp tới". - RFI
|
|

2.
Vua Thái Lan ký hiến pháp mới, củng cố quyền hành của tập đoàn quân phiệt

Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn hôm thứ Năm 6/4 đã ký ban hành hiến pháp mới tại một buổi lễ long trọng tổ chức ở cung điện Hoàng gia Thái Lan, một bước thiết yếu hướng tới việc tổ chức cuộc bầu cử mà chính quyền quân sự Thái Lan đã hứa tiến hành nhằm khôi phục dân chủ sau cuộc đảo chính năm 2014.

Đây là hiến pháp thứ 20 của Thái Lan kể từ khi kết thúc nền quân chủ lập hiến tuyệt đối vào năm 1932. Giới chỉ trích nói hiến pháp mới vẫn trao quyền hạn rộng rãi cho các tướng lãnh, cho họ có một tiếng nói mạnh mẽ về các vấn đề chính trị Thái Lan trong nhiều năm, nêu không muốn nói là nhiều thập niên tới.

Những thay đổi mới nhất được công bố lần đầu khi văn bản hiến pháp được đăng trên tờ báo Hoàng gia và trở thành luật, hiến pháp còn vạch rõ quyền hạn của nhà vua trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, theo giới phân tích.

Một giới chức Phòng Thư Lại Hoàng gia đại diện cho nhà vua phát biểu:

“Cầu xin cho nhân dân Thái Lan đoàn kết trong việc tuân thủ và bảo vệ hiến pháp hầu duy trì nền dân chủ và quyền tự quyết của mình.”

Bản hiến pháp mới thay thế hiến pháp tạm thời đã được ban hành sau cuộc đảo chính năm 2014.

Cử tri Thái Lan đã chấp thuận phác thảo của hiến pháp mới trong một cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vaò tháng 8 năm ngoái, nhưng cung điện hoàng gia đã yêu cầu một số thay đổi hồi tháng Giêng năm nay lúc Vua Vajiralongkorn thừa kế ngai vàng sau khi vua cha Bhumibol Adulyadej băng hà, sau 7 thập niên trên ngai vàng Thái Lan.

Một thay đổi cho phép nhà vua du hành ra nước ngoài mà không cần chỉ định quan nhiếp chính. Mấy năm gần đây, vua Vajiralongkorn cư ngụ tại Đức, nơi hoàng tử theo học.

Một thay đổi khác là xoá bỏ một điều khoản trao quyền cho toà hiến pháp và các định chế khác trong trường hợp có khủng hoảng. Xoá bỏ điều khoản này nhấn mạnh vai trò của nhà vua.

Trao đổi với hãng tin Reuters, ông Kan Yuenyong, Giám Đốc điều hành think-tank “Đơn vị Tình báo Siam”, nói rằng trên thực tế, nhà vua sẽ có nhiều quyền hạn và có tiếng nói lớn hơn.

Còn cần nhiều bước nữa trước khi tổng tuyển cử được tổ chức. Theo lộ đồ do hiến pháp vạch ra, có thể phải chờ đến cuối năm 2018 trước khi bầu cử được tổ chức, giữa lúc có khả năng xảy ra những vụ trì hoãn không được tiên liệu trước.

Quân đội Thái Lan thoạt tiên hứa tổ chức bầu cử trong năm 2015 sau khi họ chiếm quyền từ tay của chính phủ của bà Yingluck Shinawat, em gái cựu Thủ Tướng Thaksin Shinawatra, viện lý do là để chấm dứt tình trạng xáo trộn chính trị.

Chia rẽ chính trị chính ở Thái Lan vẫn là mâu thuẫn giữa một bên là thành phần ăn trên ngồi trốc thân quân đội và có lập trường bảo thủ, và một đàng là những người nghèo, ủng hộ phong trào bảo vệ người nghèo của anh em nhà Shinawatra. - VOA
|
|

3.
Biển Đông: Tổng thống Duterte điều quân đội đến các đảo có tranh chấp --- Biển Đông: Tàu Trung Quốc liên tục hiện diện trong vùng chủ quyền Malaysia

Trong chuyến thăm một căn cứ quân sự trên đảo Palawan (tây Philippines) ngày 06/04/2017, tổng thống Rodrigo Duterte thông báo đã ra lệnh triển khai quân đội trên các bãi cạn và những đảo không có người ở trong vùng Biển Đông mà Manila đòi chủ quyền và hiện đang có tranh chấp với một số nước xung quanh.

Hãng tin AFP trích tuyên bố trước báo giới của ông Duterte, « đã đến lúc phải xây dựng các cơ sở quân sự và cắm cờ Philippines » trên các đảo không có người ở hay bãi cạn mà ông cho là thuộc chủ quyền của Philippines và đang bị nhiều nước nhòm ngó muốn chiếm.

Tổng thống Philippines nói : « Tôi đã ra lệnh cho quân đội chiếm hết » các đảo đó. Ông khẳng định có từ « 9 đến 10 » hòn đảo như vậy trong quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền của Philippines.

Ông Duterte cũng thông báo ý định đến thăm đảo Thitu (Việt Nam gọi là Thị Tứ) ở Biển Đông vào tháng 06/2017 để cắm cờ Philippines nhân dịp quốc khánh 12/06 của nước này.

Thitu nằm gần đá Subi (Subi Reef), một trong bẩy đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa. Tổng thống Duterte cũng cho biết ông có ý định tăng cường an ninh cho đảo Thitu bằng cách xây thêm nhiều khu đồn trú.

Philippines chiếm 9 đảo và bãi đá ở Biển Đông, trong đó có đảo Thitu, mà nước này gọi là Pagasa. Đây là hòn đảo lớn nhất trong số các đảo mà Manila kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. - RFI

***
Báo The Guandian, số ra ngày 05/04/2017, dựa trên các ảnh vệ tinh được công bố, cho biết, tại Biển Đông, các tàu tuần tra của Trung Quốc duy trì sự hiện diện gần như liên tục tại các bãi đá mà Malaysia khẳng định thuộc chủ quyền của mình.


Trung Tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI), trực thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược, tại Washington, đã theo dõi các tàu tuần tra của Trung Quốc và công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy trong tháng Giêng và tháng Hai năm nay, ba tàu Trung Quốc đã tuần tra khu vực bãi đá Luconia (Trung Quốc gọi là Quỳnh Thai Tiều – Qiongtai Jiao), cách Trung Quốc 1600 km và chỉ cách đảo Bornéo của Malaysia 145 km.

Cũng trong thời gian này, chỉ có một tàu của Malaysia đi tuần tra tại đây. Bộ Quốc Phòng Malaysia chưa có phản ứng gì về thông tin này. Theo trung tâm AMTI, từ cuối năm 2015, Trung Quốc vẫn thường xuyên cho tàu tuần tra khu vực này, có lúc lên tới 11 tàu.

Trước đây, các tàu tuần tra Trung Quốc được trang bị vũ khí đã đi hộ tống các thuyền cá của nước này và dừng lại tại bãi đá Luconia. Ngư dân Malaysia cho biết là các tàu Trung Quốc đã xua đuổi họ ra khỏi khu vực này.

Năm 2015, Malaysia đã từ bỏ thái độ mềm mỏng trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, vốn vẫn được Kuala Lumpur áp dụng. Vào lúc đó, Trung Quốc tuyên bố đã rút các tàu tuần tra ra khỏi khu vực bãi đá Luconia, nhưng theo tổ chức AMTI, thì các tàu này sau đó quay trở lại ngay lập tức nơi đây. Tháng 03/2016, bộ Ngoại Giao Malaysia đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Kuala Lumpur lên yêu cầu giải thích. - RFI
|
|

4.
Aung San Suu Kyi: Anh hùng nhân quyền nay bị chỉ trích

Chúng tôi gặp gỡ trong văn phòng của bộ ngoại giao, nơi chính thể cũ từng bàn thảo các chiến dịch chống lại trừng phạt và cô lập quốc tế.

Trên tường là chân dung các lãnh đạo Miến Điện cũ, đầu tiên là cha của bà Tướng Aung San, bị ám sát ngay trước ngày độc lập năm 1947, rồi tiếp theo là thời đại quân đội hà khắc. Đó là những gương mặt chưa từng được bỏ phiếu trong bầu cử dân chủ.

Vị lãnh đạo mới, được dân bầu với tỉ lệ ủng hộ áp đảo, đến đây, đi cùng là các nhân viên và cảnh sát.

Cuộc phỏng vấn bà là lần đầu tiên của năm nay, và cũng là dịp tiếp cận hiếm hoi với truyền thông.

Bà Aung San Suu Kyi bị thấm mệt vì sự chỉ trích cách bà giải quyết khủng hoảng người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine. Thật khác xa những ngày khi phóng viên, kể cả tôi, lặn lội tới nhà bà đặt cạnh hồ ở Rangoon, lắng nghe bà nói về giá trị của nhân quyền phổ quát.

Khi tôi lần đầu gặp bà tháng Bảy 1995, bà còn là tù nhân chính trị chỉ mới tự do được vài ngày.

Bà theo dõi các bài của tôi trên BBC World Service, rất muốn biết làm thế nào đảng ANC tại Nam Phi kết thúc chế độ apartheid. Khi đó, có sự háo hức trong sáng ở bà, khao khát kiến thức về mọi thứ.

Người phụ nữ tôi gặp tuần này ở Nay Pyi Taw năm 2017 rõ ràng đã thay đổi.

Nữ anh hùng của cộng đồng nhân quyền nay bị cô lập trước nhiều người từng ủng hộ bà ở nước ngoài.

Bà lo ngại truyền thông, ghét bỏ những nhà chỉ trích quốc tế, nay bà giống một chính khách sắt đá hơn là thần tượng toàn cầu được mọi thủ đô tôn vinh khi bà được tự do bảy năm trước.

Cuộc trao đổi của chúng tôi về Rakhine lịch sự nhưng thẳng thắn. Tôi nghĩ rằng những gì mình thấy ở bang Rakhine giống như thanh lọc sắc tộc. Bà có lo ngại mình sẽ bị nhớ như là người được giải Nobel mà lại không đối phó thanh lọc sắc tộc ở nước mình?

Bà không chấp nhận định nghĩa này. Bà nói về hai cộng đồng bị chia rẽ, giải thích vì sao bà ít có hoạt động công khai là vì không muốn việc lên án sẽ làm tăng ngọn lửa hận thù.

Cũng rõ ràng là sự xoay chuyển trong dư luận phương Tây, từ ca ngợi sang lên án, làm bà giận dữ.

Tôi nhận ra rằng các viên chức LHQ càng đòi bà hành động, thì bà càng ít khả năng chấp nhận.

Có sự mâu thuẫn sâu sắc ở đây. Tôi và các nhà báo ở châu Âu vẫn nhớ ngày trước, khi chính quyền quân sự lên án các bài báo về vi phạm nhân quyền, tố cáo chúng tôi phóng đại.

Nay cũng những than phiền này lại đến từ một chính phủ được bầu dân chủ, do một cựu tù nhân chính trị đứng đầu.

Rõ ràng không phải mọi tố cáo từ bang Rakhine đều đúng, và bạo lực mới nhất xuất phát từ việc có tấn công bạo động với cảnh sát.

Nhưng sức nặng bằng chứng cho thấy người vô tội đang chết, và nó xảy ra từ trước khi có nhóm Rohingya quá khích gần đây.

Khủng hoảng ở Rakhine sẽ không gây vấn đề cho bà Suu Kyi với đa số người dân Miến Điện, họ trung thành với Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà.

Nhưng sự lạnh nhạt từ người ủng hộ quốc tế có thể trở thành vấn đề nếu quân đội không chịu chấp nhận đòi hỏi của bà để thay đổi hiến pháp. Hiện hiến pháp cho họ có quyền lực với các bộ quan trọng như quốc phòng, nội vụ, và cũng ngăn không cho bà thành tổng thống.

Bà là một chính khách sắc sảo, dĩ nhiên nhận ra rủi ro này. Nhưng khả năng nhượng bộ trước giới chỉ trích quốc tế, mà sự phân tích của họ không được bà chấp nhận, sẽ là trái ngược với tính cách của bà. - BBC
|
|

5.
Tướng Mỹ: Kìm chế Bắc Triều Tiên, phải có Trung Quốc

Bất kỳ nỗ lực nào muốn hạn chế chương trình võ khí của Bắc Triều Tiên cần dính líu đến Trung Quốc, theo lời một giới chức quân sự cấp cao của Mỹ ngày 4/4, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Washington nếu cần có thể tự mình đối phó với chương trình phi đạn và hạt nhân Bình Nhưỡng.

Hôm chủ nhật, ông Trump phát biểu với tờ Financial Times rằng Trung Quốc có ảnh hưởng lớn với Bắc Triều Tiên và rằng “Trung Quốc sẽ phải quyết định một là giúp chúng ta trong vấn đề Bắc Triều Tiên, hai là không. Nếu họ giúp, sẽ tốt cho họ, nếu họ không, sẽ không tốt cho ai cả.”

Tổng thống Trump sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại vào thứ năm và thứ sáu tuần này.

Hôm thứ ba, Tướng John Hyten, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, khẳng định khó nhìn thấy một giải pháp cho vấn đề Bắc Triều Tiên mà không có sự can dự của Trung Quốc.

“Bất kỳ giải pháp nào về vấn đề Bắc Triều Tiên phải dính líu tới Trung Quốc,” ông Hyten phát biểu tịa cuộc điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.

Chưa rõ liệu lời lẽ của ông Trump có lay chuyển được Trung Quốc hay không. Bắc Kinh đã có những bước tăng cường áp lực kinh tế lên Bình Nhưỡng, nhưng lâu nay vẫn không muốn làm điều gì có khả năng gây bất ổn cho Bắc Triều Tiên, vốn có thể dẫn tới làn sóng người tị nạn từ nước láng giềng tràn vào Trung Quốc.

Chưa rõ liệu Mỹ có thể tự đối phó với Bắc Triều Tiên để ngăn nước này bành trướng khả năng hạt nhân như thế nào.

Bình Nhưỡng gần đây phóng thử một loạt các phi đạn bất chấp nghị quyết của Liên hiệp quốc.

Các phụ tá an ninh quốc gia của ông Trump đã hoàn tất công tác đánh giá các phương án kìm hãm tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên bao gồm các biện pháp kinh tế và quân sự (nghiêng về khía cạnh chế tài), đồng thời cũng tăng áp lực đòi Bắc Kinh phải nỗ lực hơn nữa. - VOA
|
|

6.
Người phụ nữ gốc Việt sẽ là Đại sứ Pháp ở Campuchia?

Người được chính phủ Pháp chọn làm tân đại sứ tại Campuchia "có liên hệ với Việt Nam, cha là người Việt".

Tờ Cambodia Daily hôm 5/4 cho hay, Tổng thống Pháp Francois Hollande chọn bà Eva Nguyễn Bình, phu nhân Đại sứ Pháp tại Việt Nam [ông Jean-Noel Poirier], là tân đại sứ Pháp tại Campuchia.

Theo trang Le Petit Journal, Tổng thống Hollande bổ nhiệm bà Nguyễn Bình từ hôm 8/2, cùng với 27 đại sứ Pháp tại các nước khác.

Trước khi được bổ nhiệm vào vai trò mới, bà từng là Tham tán Hợp tác và Văn hóa của Đại sứ quán Pháp và là Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam.

Trả lời một báo Việt Nam hồi 2016 bà cho hay tên của bà là Nguyễn Bình Thanh Hương do cha bà, một người Việt Nam sang Pháp du học, đặt cho.

Nhưng vì tên Thanh Hương khó đọc nên mẹ bà là người Pháp đã đặt thêm tên châu Âu cho bà.

Bà cũng cho hay bà có (chị) em gái là Thanh Nga.

Bà Eva Nguyễn Bình cho hay bà từng học tiếng Việt hơn 10 năm trước nhưng nay chỉ có cố gắng để nói một chút và không hiểu tiếng Việt nhiều, theo bài trên vietnamnews.vn tháng 3/2016.

Nếu chính phủ Campuchia xác nhận việc bổ nhiệm, bà Nguyễn Bình sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận vai trò đại sứ Pháp tại Campuchia.

Cambodia Daily nói bà Mathilde Teruya, Phát ngôn viên Sứ quán Pháp tại Phnom Penh, không xác nhận việc đại sứ mới "trong khi các cơ quan hữu quan chưa thông báo chính thức việc phê chuẩn".

"Việc bổ nhiệm một người Pháp gốc Việt vào vị trí quyền lực có thể gây tranh cãi trong thời điểm căng thẳng biên giới Campuchia - Việt Nam và những cư dân sống cạnh biên giới tiếp tục cáo buộc người Việt xâm phạm lãnh thổ của họ", báo này tường thuật.

'Yếu tố thuận lợi'

Hôm 6/4, trả lời BBC, Tiến sĩ Trần Công Trục, cựu Trưởng Ban biên giới Chính phủ Việt Nam, nói: "Tôi không theo dõi nhiều vấn đề ngoại giao nhưng qua việc bổ nhiệm một người gốc Việt vào vị trí đại sứ cho thấy Pháp rất quan tâm về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia."

"Pháp là quốc gia có những đóng góp trong việc giải quyết vùng phân định biên giới, để lại cơ sở pháp lý như bản đồ Bonne mà cả Việt Nam và Campuchia đều dựa vào đó để bàn thảo vấn đề biên giới."

"Theo như tôi được biết thì đến nay, hai nước đã giải quyết được 80% chiều dài biên giới, chỉ còn lại 6,7 khu vực vẫn còn các ý kiến, nhận thức khác nhau về kỹ thuật bản đồ."

"Và việc này phải tiếp tục nhờ cậy các chuyên gia Pháp giúp xử lý."

"Theo tôi, việc có một đại sứ Pháp tại Campuchia là người gốc Việt là yếu tố rất thuận lợi cho hai bên giải quyết những khó khăn trong vấn đề biên giới lâu nay."

"Hai bên cần khai thác ý này để giải quyết những điều còn tồn đọng trong vấn đề biên giới và vượt qua những trở ngại như vấn đề sắc tộc tại Campuchia."

"Tôi hy vọng bà tân Đại sứ sẽ có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết vấn đề căng thẳng biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, duy trì quan hệ láng giềng vì lợi ích chung của cả hai dân tộc," ông Trục nói với BBC.

Bà Eva Nguyễn Bình "tự hào khi có người chồng nấu ăn ngon và luôn ủng hộ vợ trong sự nghiệp và ngày nào với bà cũng là ngày 8/3", báo Zing hồi tháng 3/2016 ghi nhận tường thuật. - BBC
|
|

Tin Hoa Kỳ

7.
Ðại sứ Mỹ tại LHQ: Hoa Kỳ có thể đơn phương hành động tại Syria

Bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, nói là nếu Liên Hiệp Quốc không có phản ứng thích đáng đối với vụ sử dụng vũ khí hóa học ở Syria mới đây, Hoa Kỳ có thể đơn phương hành động.

Bà Haley tuyên bố như vậy hôm Thứ Tư trong buổi họp khẩn cấp của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc do Pháp và Anh đề nghị, sau vụ tấn công sáng hôm trước vào thị trấn Khan Sheikhun, phía Bắc tỉnh Idlib, Syria, do quân nổi dậy chiếm giữ.

Có ít nhất 75 người thiệt mạng trong đó có 20 trẻ em và các nhà quan sát tình nghi vũ khí hóa học đã được sử dụng.

Bà Haley không đề cập chi tiết về việc Mỹ có thể làm, nhưng lên tiếng chỉ trích Nga đã không dùng ảnh hưởng của họ ở Syria để can thiệp.

Anh, Pháp, Mỹ đệ trình Hội Ðồng Bảo An một bản dự thảo nghị quyết yêu cầu mở cuộc điều tra đầy đủ.

Phó Ðại Sứ Nga Vladimir Safronkov cho rằng dự thảo được viết vội vã với nội dung hoàn toàn không thể chấp nhận được, vì trong đó quy trách nhiệm cho Tổng Thống Bashar al-Assad của Syria, mặc dù quân đội nước này xác định không can dự trong vụ này.

Tuy nhiên, ông Safronkov đồng ý là Liên Hiệp Quốc phải mở cuộc điều tra. - nguoiviet
|
|

8.
Điều tra Mỹ về tin tặc Nga lại gặp trục trặc

Người đứng đầu cuộc điều tra của quốc hội Mỹ về cáo buộc tin tặc Nga đã phải tạm dừng chức vụ vì chính ông bị điều tra.

Chủ tịch ủy ban tình báo hạ viện Devin Nunes nay bị ủy ban đạo đức hạ viện điều tra về cáo buộc ông tiết lộ thông tin mật.

Ông Nunes, thuộc đảng Cộng hòa, gọi cáo buộc là "hoàn toàn sai" và "có động cơ chính trị".

Dân biểu Mike Conaway sẽ thay ông dẫn dắt cuộc điều tra về tin tặc Nga.

Cuộc điều tra này cũng xem xét khả năng có liên hệ giữa nhóm tranh cử của ông Donald Trump và Nga.

Bản thân ông Devin Nunes từng bị chỉ trích vì ông báo cáo cho Tổng thống Trump về tin tức tình báo, trong khi giấu chúng trước các thành viên trong ủy ban hạ viện.

Các thành viên Dân chủ trong ủy ban phê phán ông Nunes là làm hại cho cuộc điều tra khi gặp ông Trump và các quan chức Nhà Trắng có thể là đối tượng của cuộc điều tra.

Công việc của ủy ban này đã bị đình trệ vì các cáo buộc lẫn nhau. - BBC
|
|

9.
Dân biểu Mỹ đề nghị Tòa Bạch Ốc lập website tiếng Việt

Hơn hai chục dân biểu bên đảng Dân chủ đề nghị dự luật yêu cầu Tòa Bạch Ốc và tất cả các cơ quan liên bang lập trang web tiếng Việt cùng một số ngôn ngữ khác.

Dân biểu Lou Correa đề xướng dự luật yêu cầu các trang web của chính phủ liên bang phải có tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Tagalog, ngôn ngữ của đa số dân chúng Philippines.

Dân biểu Correa nói với tờ Los Angeles Times rằng các trang web của liên bang cần được dịch sang các thứ tiếng này vì những người nói các ngôn ngữ đó cũng là dân thọ thuế ở Mỹ.

“Đây là cách làm cho chính phủ minh bạch, khả tín, hiệu quả hơn đối với nhiều thành phần dân chúng hơn,” dân biểu Correa nhấn mạnh.

Dự luật này là một phản hồi đối với chính quyền Tổng thống Trump vì chính quyền dỡ bỏ phần tiếng Tây Ban Nha ra khỏi website của Tòa Bạch Ốc kể từ khi ông Trump nhậm chức.

Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, khi bị chất vấn về việc này, đã hứa hẹn rằng trang tiếng Tây Ban Nha sẽ sớm được lập lại.

Trong khi tiếng Tây Ban Nha bị loại bỏ ra khỏi website Tòa Bạch Ốc, dân biểu Lou Correa thúc đẩy các trang web của chính phủ liên bang phải có phiên bản bằng ngôn ngữ này.

Dân biểu Correa đến từ California, bang có nhiều dân nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.

Các trang web của các cơ quan, bộ ngành chính phủ Mỹ có phiên bản tiếng Tây Ban Nha sau khi cựu Tổng thống Bill Clinton ký sắc lệnh hồi năm 2000 với mục đích tạo điều kiện tiếp cận cho những người hạn chế về khả năng Anh ngữ. Một chỉ dẫn của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo sắc lệnh này nêu rõ các cơ quan được liên bang tài trợ phải làm sao để thông tin đến được thành phần dân chúng không nói hay đọc được tiếng Anh thông thạo. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

10.
Dân kỷ niệm một năm thảm họa cá chết ở miền trung Việt Nam

Người dân và các nhà hoạt động từ nhiều nơi trên khắp Việt Nam hôm 6/4 đã có những hoạt động đánh dấu tròn một năm xảy ra thảm họa cá chết ở miền trung mà nhiều người quy lỗi cho hãng Formosa.

Thông tin và hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cả nghìn người ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh và một số giáo xứ ở Nghệ An đã cầm biểu ngữ tuần hành đến cổng nhà máy Formosa hoặc đi ra biển để “tưởng niệm” thảm họa môi trường biển.

Bên cạnh đó là các nhóm nhỏ hoặc một số cá nhân riêng rẽ cũng giương biểu ngữ để đánh dấu ngày này tại các địa điểm công cộng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình và một vài nơi khác.

Nhà hoạt động Lê Văn Sơn mô tả các hoạt động kỷ niệm:

“Chúng tôi có những hoạt động cụ thể từ trước, ví dụ như kêu gọi mọi người ký vào kiến nghị về thảm họa Formosa kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ môi sinh, môi trường cho biển Việt Nam. Và tùy từng nơi, tùy từng lúc chúng tôi đi biểu tình để nói lên tiếng nói của người dân Việt Nam, và để khích lệ cũng như nói lên tinh thần đấu tranh cho môi sinh, môi trường để người dân Việt Nam hiểu hơn, biết hơn và cùng đồng lòng để đấu tranh cho môi trường Việt Nam trong sạch hơn và đẩy Formosa ra khỏi Việt Nam”.

Anh Sơn cho biết đến nay đã có hơn 100.000 chữ ký vào kiến nghị trên trang thamhoaformosa.com. Đây là kiến nghị do Ban Hỗ trợ Nạn nhân môi trường biển thuộc giáo phận Vinh soạn ra, dự kiến sẽ được gửi đến chính phủ Đài Loan và các tổ chức quốc tế nhằm gây áp lực buộc Formosa đền bù thỏa đáng, cải tạo môi trường. Kiến nghị cũng nhắm đến việc “trục xuất” Formosa ra khỏi Việt Nam.

Thảm họa biển miền trung xảy ra hồi năm ngoái khi nhà máy thép của hãng Formosa (Đài Loan) đặt ở Hà Tĩnh gặp sự cố khi vận hành thử, xả thải độc hại trái phép làm cá chết hàng loạt ở tỉnh này và 3 tỉnh khác.

Tháng 6 năm ngoái, Formosa đã nhận trách nhiệm về vụ này và chấp nhận bồi thường 500 triệu đôla cho chính phủ Việt Nam.

Từ đó đến nay, nhà chức trách Việt Nam đã phát tiền đền bù cho những người bị ảnh hưởng nhưng nhiều người vẫn chỉ trích rằng số tiền đền bù và sự minh bạch của chính phủ về vụ ô nhiễm còn chưa thỏa đáng.

Trong khi đó, cuộc sống của nhiều cộng đồng ven vùng biển bị thảm họa chưa trở lại bình thường. Nhiều người có sinh kế gắn với đánh bắt, buôn bán hải sản và các dịch vụ du lịch hiện vẫn đang thất nghiệp, không có thu nhập.

Nhà hoạt động Lê Văn Sơn, người đã trực tiếp tìm hiểu tình hình từ nhiều ngư dân, nói với VOA:

“Những ngư dân miền trung họ cho biết rằng hoặc họ không được nhận đền bù hoặc đền bù không thỏa đáng. Thậm chí có những nơi, có những khu vực, có những gia đình nhận đền bù bằng những thứ gạo mốc. Đó là những gì mà chính phủ đang hỗ trợ cho người dân, gọi là đền bù cho người dân. Như vậy thì người dân họ vẫn không tin được việc nhà nước minh bạch con số đền bù cho người dân. Và người ta không được đáp ứng cho nên người ta phải xuống đường yêu cầu minh bạch”.

Trong cuộc biểu tình ở Kỳ Anh hôm 6/4 có nhiều phụ nữ và trẻ em. Người biểu tình mang các biểu ngữ viết: “Formosa hãy bồi thường cho ngư dân chúng tôi”, “Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam”, “Chính phủ nhận tiền nhân dân nhận thảm họa”, và “Võ Kim Cự kẻ tội đồ dân tộc”.

Ông Võ Kim Cự từng là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, có liên quan đến quá trình cấp phép để Formosa đầu tư vào dự án ở Hà Tĩnh. Hiện ông là Bí thư đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp Tác Xã Việt Nam.

Cho rằng ông Cự có những sai phạm khi còn giữ chức ở Hà Tĩnh, Đảng ủy khối cơ quan trung ương cách đây ít ngày đã bỏ phiếu về đề xuất kỷ luật đối với ông. Kết quả cho thấy có nhiều phiếu đề nghị kỷ luật cách chức ông khỏi vị trí hiện nay.

Trên mạng xã hội, nhiều người bình luận rằng đề xuất kỷ luật ông Cự có thể là một động thái của chính quyền nhằm xoa dịu công chúng về thảm họa cá chết, nhưng việc này cho dù có được thực hiện cũng chưa đủ để giải quyết tận gốc vấn đề Formosa. Nhà hoạt động Lê Văn Sơn đưa ra ý kiến:

“Năm 2017 này, tháng 2 rồi những ngày sau đó, thậm chí những ngày gần đây nhất, biển miền trung vẫn có dấu hiệu và hiện tượng nước vàng, nước đỏ và cá vẫn chết. Vì thế để đảm bảo cho môi trường, trả lại môi trường biển sạch cho miền trung thì người dân miền trung chỉ còn một cách duy nhất, một suy nghĩ duy nhất, đó là Formosa phải đóng cửa”.

Anh Sơn cho rằng không chỉ người dân miền trung mà những người Việt Nam khác có quan tâm đến tình hình môi trường miền trung cũng có chung suy nghĩ là Formosa đóng cửa mới trả lại môi trường biển và môi trường sống trong sạch ở đó.

Trái với mong muốn này, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin hôm 5/4 rằng nhà máy thép của Formosa ở Hà Tĩnh đã đáp ứng các điều kiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường để bắt đầu chạy thử. Bộ đã kết luận như vậy sau khi dành 3 ngày kiểm tra nhà máy.

Formosa tháng trước cho biết họ sẽ tăng đầu tư khoảng 350 triệu đôla vào dự án để cải thiện các biện pháp an toàn về môi trường với hy vọng bắt đầu sản xuất thương mại vào quý 4 năm nay. - VOA
|
|

11.
Khởi tố người đưa tin về Formosa

Trong ngày 6 tháng 4, Nguyễn Văn Hoá, nam thanh niên bị bắt giam từ tháng hai đến nay vì đưa thông tin về thảm họa môi trường và những cuộc biểu tình của người dân phản đối nhà máy Formosa gây ô nhiễm, chính thức bị khởi tố theo điều 258.

Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Phó giám đốc Công an Hà Tĩnh thông báo và đưa ra cáo buộc tội danh của thanh niên này là “Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân”.

Báo mạng Vnexpress trích dẫn lời công an Hà Tĩnh nói rằng “Anh ta ký hợp đồng với các đài, trang mạng nước ngoài với mức 1.500 USD cho 16 phóng sự mỗi tháng.” Thêm vào đó là cáo buộc Nguyễn Văn Hoá đã lập nhiều tài khoản mạng xã hội để đưa thông tin về sự cố môi trường, lũ lụt ở miền Trung.

Cũng theo công an Hà Tĩnh, những nội dung này là bằng chứng cho thấy Nguyễn Văn Hoá đã “gây phức tạp tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.”

Sau khi Nguyễn Văn Hóa bị bắt, chị của anh này khẳng định việc làm của người em không có gì sai trái:

“Trong năm 2016, có vụ nhà máy Formosa xả thải ra biển khiến cá chết nhiều; Hóa cũng là người dân miền Trung nên cũng bức xúc và lên tiếng vì công bằng cho người dân. Công an không thích nên theo dõi, và không có lý do gì nên họ mới bắt cóc.” - RFA
|
|

12.
USCIRF vận động đưa Việt Nam trở lại CPC: Phản ứng của chức sắc tôn giáo

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) hôm thứ Năm 6/4 phát động dự án Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo (TNLTTG). Dự án này nêu bật trường hợp các cá nhân bị bỏ tù chỉ vì đã hành sử quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ, cũng như các điều kiện tại một quốc gia đã dẫn đến việc bỏ tù các tù nhân lương tâm. Trong các trường hợp được nêu lên có trường hợp của Mục sư Nguyễn Công Chính và bà Trần Thị Hồng. Dự án TNLTTG sẽ cung cấp dữ liệu cho các cơ quan Hành Pháp Hoa Kỳ để vận động đưa Việt Nam trở lại vào danh sách Các nước phải Quan tâm Đặc biệt (CPC).

Trong mấy năm gần đây, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã mạnh mẽ vận động quốc tế để đưa Việt Nam trở lại CPC.

Rõ ràng Việt Nam đang đối diện với nguy cơ có thể bị đưa trở lại danh sách các nước đáng quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo lần thứ hai vào năm 2017.

Trong phúc trình về tự do tôn giáo quốc tế năm 2016 do USCIRF công bố, Việt Nam vẫn tiếp tục bị xếp vào danh sách các nước chưa có tự do tôn giáo và cần bị theo dõi sát sao vì những hoạt động vi phạm tự do tôn giáo được chính phủ bật đèn xanh.

Trong phúc trình đánh giá tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam để xét có nên đưa Việt Nam vào CPC vào tháng 2 vừa rồi, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế kết luận: “Chắc chắn là Việt Nam đã có cải thiện các điều kiện về tự do tôn giáo trong hơn 40 năm từ khi cộng sản nắm quyền, và cả trong 10 năm từ khi được đưa khỏi danh sách CPC, nhưng những vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn đã khiến Việt Nam hội đủ các yếu tố để bị đưa vào danh sách CPC theo các tiêu chuẩn của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ - IRFA.”

Bản cáo cáo này viết tiếp: “Sự kiện Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC trong một thời gian ngắn mà thôi cho thấy việc chỉ định CPC đi kèm với thỏa thuận có tính ràng buộc nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, dù cho không củng cố được những cải thiện về tự do tôn giáo về lâu về dài.”

Theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế IRFA, chính phủ Hoa Kỳ phải đưa vào danh sách CPC các chính quyền nhúng tay vào hoặc dung túng cho các vụ vi phạm tự do tôn giáo.

Hòa thượng Tích Không Tánh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho VOA biết ông tán thành với quyết định của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ về việc đưa Việt Nam trở lại CPC:

“Việc Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ tới bây giờ mới đề nghị Việt Nam vào CPC, theo tôi là quá trễ rồi.”

Đồng Chủ tịch của Hội đồng Liên tôn Việt Nam và là trụ trì chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, ngôi chùa bị chính quyền quận 2, thành phố Hồ Chí Minh cưỡng chế vào tháng 9 năm ngoái, chia sẻ thêm về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam sau khi Việt Nam được rút ra khỏi CPC trong hơn 10 năm:

“Sau khi Việt Nam được rút ra khỏi CPC, phải nói rằng tình hình đàn áp tôn giáo càng nặng nề và tầm trọng hơn. Tất cả những nhóm tôn giáo độc lập, chân truyền, truyền thống đều bị đán áp, bị cô lập, bị bách hại, bị khủng bố, bị bao vây, bị phong tỏa."

Tháng 9/2004, lần đầu tiên chính phủ Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách CPC do đã vi phạm tự do tôn giáo một cách “có hệ thống, liên tục và kinh hoàng.” Vào tháng 11/2006, Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách này, khi đó dường như Việt Nam thể hiện một số nhân nhượng về nhân quyền và tôn giáo và mong muốn được tham gia vào Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO.

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng tán thành việc đưa Việt Nam vào lại CPC:

“Tôi cũng đồng ý với vấn đề đưa Việt Nam vào lại CPC. Từ khi Việt Nam được tham gia vào Hội đồng Nhân quyền LHQ với nhiều cam kết, hứa hẹn, nhưng thật sự Việt Nam không có những cải thiện về nhân quyền, trong đó có tự do tôn giáo, mà ngày càng vi phạm trầm trọng hơn. Mới đây Việt Nam tiếp tục ban hành Luật Tín ngưỡng Tôn giáo ngày càng siết chặt tự do tôn giáo nhiều hơn.”

Cùng ý kiến với Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, ông Nguyễn Văn Điền, Hội Trưởng Trung Ương Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Tuý, cho rằng việc trở lại CPC sẽ là cơ hội gây áp lực để Việt Nam cải thiện tự do tôn giáo tốt hơn:

“Các cơ quan chức năng của quốc tế có thẩm quyền đã nhìn thấy rất rõ rệt. Chúng tôi là người tu hành, chúng tôi không muốn làm khổ ai, nhưng nếu không cho họ một bài học như vậy thì chắc chắn rằng họ sẽ còn nặng tay hơn đối với tôn giáo nói chung và với Phật giáo Hòa Hảo nói riêng. Vì thế chúng tôi tán thành.”

Tháng trước, khi công bố tài liệu tổng kết tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam nhân đánh dấu 10 năm chính phủ Hoa Kỳ ngưng chỉ định Việt Nam là quốc gia phải quan tâm đặc biệt (CPC), Linh mục Thomas Reese, Chủ Tịch USCIRF phát biểu rằng: "Nếu Việt Nam không thực thi những cải cách về tự do tôn giáo nhất quán với các tiêu chuẩn quốc tế, USCIRF sẽ tiếp tục kêu gọi chỉ định Việt Nam là quốc gia CPC.

Ông Thomas J. Reese nói thêm: “10 năm sau khi Bộ Ngoại Giao rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, tình hình tự do tôn giáo ở nước này đang ở một thời điểm bước ngoặt. Trong khi tình hình đã cải tiến trong một số trường hợp, những vi phạm tôn giáo trầm trọng vẫn tiếp diễn và không phù hợp với chuẩn mực quốc tế.” - VOA

Link:
http://bit.ly/2kWPNo9




No comments:

Post a Comment