Monday, November 14, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Hai 14/11

Tin Thế Giới

1.
Tập Cận Bình: 'Mỹ-Trung cần hợp tác' --- Các lãnh đạo châu Á “giải mã” Trump --- Trump đắc cử, cơ hội cho Trung Quốc? --- Ông Trump sẽ hành động cứng rắn và nhanh chóng đối với vấn đề Biển Đông --- Trump-Putin nhất trí ‘hợp tác xây dựng’

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với ông Donald Trump rằng hợp tác là "lựa chọn duy nhất đúng" cho quan hệ, theo truyền thông Trung Quốc.

Ông Donald Trump đã đắc cử tổng thống Mỹ và sẽ nhậm chức ngày 20/1/2017.

Truyền thông Trung Quốc nói ông Tập đã phát biểu qua điện thoại rằng Trung-Mỹ "có rất nhiều việc cần hợp tác và có thể hợp tác".

Tân Hoa Xã viết ông Donald Trump gọi Trung Quốc là nước "vĩ đại và quan trọng", và rằng hai nước "có thể thực hiện cùng có lợi cùng thắng".

Hãng tin Trung Quốc nói hai nhà lãnh đạo "đồng ý duy trì liên hệ mật thiết, xây dựng quan hệ làm việc tốt đẹp, và sớm gặp gỡ, trao đổi ý kiến kịp thời".

Hôm 13/11, tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng tuyên bố Trung Quốc "sẵn sàng kiên trì nguyên tắc không xung đột, không đối kháng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng".

Ngoài căng thẳng về các vấn đề kinh tế, hai cường quốc cũng đối nghịch ở Biển Đông.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump chỉ trích các đồng minh Mỹ là quá dựa dẫm vào sự bảo vệ an ninh của Mỹ.

Nhưng tuần rồi, James Woolsey, một cố vấn an ninh quốc gia cho ông Trump, trấn an.

"Hoa Kỳ xem mình là cầm giữ cán cân sức mạnh ở châu Á, và có thể sẽ vẫn quyết tâm bảo vệ các đồng minh trước sự càn lấn của Trung Quốc," ông này viết trên báo South China Morning Post. - BBC

***
Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đã tỏ ý muốn sửa đổi các liên minh giữa Mỹ với các nước trong khu vực. Thế nhưng, hãy còn quá sớm để kết luận rằng chính sách “xoay trục” của tổng thống Barack Obama đã chết. Đó là nhận định của hãng tin Bloomberg trong một bài viết đăng hôm nay, 14/11/2016. RFI lược dịch.

Đối với các lãnh đạo châu Á, câu hỏi lớn được đặt ra từ chiến thắng của Trump là không biết Hoa Kỳ sẽ còn đặt trọng tâm kinh tế và chính trị vào châu Á hay không, do nhà tỷ phú đã tuyên bố sẽ thi hành một chính sách ngoại giao ít can thiệp ra bên ngoài hơn.

Các nhà ngoại giao và các nhà phân tích hiện đang đọc kỹ những lời bình luận của ông Trump cũng như của các cố vấn của ông để cố tách bạch chủ trương “nước Mỹ trước hết”, mà ông đưa ra trong lúc tranh cử, với thực tế của việc điều hành đất nước, ngay cả với đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội.

Dựa theo tên tuổi những người sẽ được bổ nhiệm vào các chức vụ chủ chốt, như ông Randy Forbes, bộ trưởng Hải quân tương lai, và dựa trên những tuyên bố của những người thân cận với ông Trump, giáo sư Sam Crane, thuộc trường William College, Massachusetts, cho rằng ông Trump sẽ thi hành chính sách như, thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả tổng thống mãn nhiệm Obama.

Trong một bài viết đăng vào tuần trước, hai cố vấn tranh cử của ông Trump là Alexander Gray và Peter Navarro đã cho rằng chính sách của ông Obama là “giơ cao đánh khẽ”. Họ xem việc triển khai chiến hạm đến Singapore và thủy quân lục chiến đến Úc chỉ là những hành động “làm cho có”. Họ viết rằng với ông Trump làm tổng thống, hải quân Mỹ sẽ được tăng cường để trấn an các đồng minh rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn đóng vai trò là người bảo đảm cho trật tự tự do ở châu Á.

Bản thân ông Trump cũng đã nhanh chóng nói chuyện với lãnh đạo các nước Nhật, Hàn Quốc và Úc về cam kết của ông liên quan đến các quan hệ an ninh. Tuy vậy, do là một nhân vật khó lường trước, hiện giờ không thể biết được là ông Trump sẽ làm gì một khi lên nắm quyền.

Theo lời cựu Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, hiện chưa thể đánh giá hết mức độ can dự của ông Trump vào châu Á. Trả lời phỏng vấn vào tuần trước, bộ trưởng điều phối các vấn đề biển của Indonesia Luhut Panjaitan cũng cho rằng hãy còn quá sớm để xét đoán ông Trump, nhưng ông tin là Hoa Kỳ “sẽ nhìn thấy các lợi ích quốc gia của họ”. 

Với khẩu hiệu tranh cử là “Làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại”, ông Trump khó mà rút nước Mỹ ra khỏi châu Á-Thái Bình Dương. Sáu trong số 15 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ là nằm ở khu vực này. Đại sứ lưu động của Singapore Bilahari Kausikan, dự báo rằng các nước châu Á sẽ khai thác cuộc tranh đua giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc để hưởng lợi trong khi vẫn duy trì quan hệ với cả hai bên.

Trong thời gian tranh cử, ông Trump đã chỉ trích Nhật Bản và Hàn Quốc không đóng góp đúng mức cho căn cứ quân sự của Mỹ, gây quan ngại là ông sẽ rút quân Mỹ ra khỏi hai nước này. Thế mà, trong cuộc điện đàm sau bầu cử, ông Trump đã nói với tổng thống Park Geun-hye rằng ông đồng ý “100%” về sự cần thiết phải ngăn chận Bắc Triều Tiên.

Tuy vậy, vẫn có nguy cơ là ông Trump gây tổn hại đến các liên minh ở Bắc Á, theo nhận định của Yukio Okamoto, nguyên là một nhà ngoại giao từng cố vấn cho hai lãnh đạo Nhật.

Về Biển Đông, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc xây một pháo đài ở khu vực này. Tháng 3 vừa qua, ông đã tuyên bố rằng: “Họ làm điều đó tùy thích vì họ không tôn trọng tổng thống của chúng ta và họ không tôn trọng đất nước chúng ta.” Nhưng bối cảnh chính trị nội bộ của nước Mỹ hiện nay khiến người nghi ngờ rằng ông Trump không sẳn sàng can thiệp quân sự vào một cuộc xung đột ở nơi xa xôi như Biển Đông hay Biển Hoa Đông.

Có một lời hứa mà chắc là ông Trump sẽ thực hiện đó là sẽ “khai tử” hiệp định TPP, một hiệp định mà ông cho là sẽ gây tổn hại cho kinh tế Mỹ. Nhưng thủ tướng New Zealand John Key khi trả lời đài phát thanh New Zealand đã cho rằng ông Trump sẽ nhận được cùng ý kiến cố vấn từ bộ Ngoại giao, từ Lầu năm góc và từ bộ Tài chính giống như tổng thống Obama. Lời khuyên đó là Mỹ cần duy trì ảnh hưởng và sự hiện diện ở châu Á và tự do mậu dịch là một cách để đạt được điều đó. - RFI

***
Donald Trump ở cương vị chủ nhân Nhà Trắng liệu có là cơ hội để Trung Quốc nhổ được những cái gai trong trong quan hệ Bắc Kinh - Washington dưới thời chính quyền Barack Obama hay không?

Liệu rằng trước một nhà lãnh đạo không có kinh nghiệm như ông Trump, Trung Quốc có dễ áp đặt quan điểm trên những hồ sơ lớn, từ tranh chấp Biển Đông đến dự án triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc? Liệu rằng chính quyền Trump trong tương lai có còn quan tâm đến những vấn đề nội bộ của Trung Quốc như nhân quyền, tự do tôn giáo của các vùng Tây Tạng, Tân Cương, như trong hai nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama hay không ? Những chỉ trích nhắm vào hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP của tổng thống tân cử liệu có là những khoảng trống, tạo cơ hội cho Trung Quốc lôi kéo thêm các đồng minh của Hoa Kỳ vào quỹ đạo của mình hay không?

Đó là một loạt các câu hỏi được giới phân tích nêu lên sau thắng lợi bất ngờ của ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tờ báo tài chính Nhật Bản Nikkei nhắc lại, trong bức điện chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống gửi đi vào tuần trước, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mong muốn “đôi bên vượt qua được những bất đồng để cùng làm việc chung trong tinh thần xây dựng”, tránh dẫn đến xung đột hay những hành vi đối đầu giữa hai nền kinh tế số một và số hai toàn cầu.

Theo thông lệ, khi chúc mừng thắng lợi của một vị tân lãnh đạo, không mấy ai dùng những từ ngữ như là “xung đột”, “đối đầu” hay “bất đồng”. Nhưng nội dung bức thư của ông Tập Cận Bình gửi đến tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump vừa qua cho thấy Bắc Kinh thẳng thắn công nhận có những khác biệt sâu rộng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và Bắc Kinh mong muốn đôi bên tránh để những bất đồng đó dẫn tới đối đầu.

Cơ hội lấp chỗ trống của Mỹ trong lĩnh vực ngoại giao?

Nếu như ứng cử viên đảng Dân Chủ, Hillary Clinton đắc cử tổng thống hôm 08/11/2016, có nhiều khả năng bà sẽ tiếp tục đường lối của người tiền nhiệm Barack Obama. Đơn giản là vì bà từng là Ngoại trưởng của ông Barack Obama trong nhiệm kỳ thứ nhất.

Trong nhãn quan của Bắc Kinh, về chính sách đối ngoại, chính quyền mãn nhiệm Obama đã có lập trường cứng rắn trên vấn đề Biển Đông. Bản thân bà Clinton trong cương vị ngoại trưởng Mỹ đã có những buổi làm việc rất gay go với đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì- nay là ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, đặc trách về đối ngoại. Do vậy mọi người đoán trước là nếu đắc cử tổng thống, Hillary Clinton sẽ không dễ thân thiện với Bắc Kinh trên nhiều hồ sơ, từ Biển Đông đến vấn đề an ninh trong khu vực châu Á, từ vấn đề an ninh mạng –cybersecurity, đến những công việc nội bộ của Bắc Kinh như chính sách đàn các nhà bảo vệ nhân quyền Trung Quốc …

Sau thắng lợi bất ngờ của nhà tỷ phú địa ốc New York Donald Trump mối lo ngại trên tạm thời được xua tan, bởi vì tới nay ông Trump tập trung nhiều hơn vào những vấn đề nội bộ của Mỹ. Trên một số các hồ sơ nóng, như hạt nhân Bắc Triều Tiên hay thỏa thuận lịch sử về nguyên tử với Iran, đôi khi tổng thống tân cử của Hoa Kỳ đã có những tuyên bố “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” mà các chuyên gia cần có thêm thời gian để “giải mã” chính sách đối ngoại của ông Trump.

Kinh tế và thương mại: cơ hội hay đe dọa dưới chính quyền Trump?

Nhìn đến vế kinh tế và mậu dịch, tổng thống thứ 45 tương lai của Hoa Kỳ chủ trương bảo hộ, bài TPP. Donald Trump từng tuyên bố ý định đánh thuế đến 45 % vào hàng nhập từ Trung Quốc, đòi kiện Bắc Kinh trợ giá cho các doanh nghiệp tạo cạnh tranh bất bình đẳng, gây thiệt hại cho kinh tế Hoa Kỳ. Lại cũng ông Trump trong mùa tranh cử vừa qua đòi kiện Trung Quốc thao túng tỷ giá đồng tiền để cạnh tranh bất bình đẳng … cướp đi công ăn việc làm của người lao động Hoa Kỳ. Là một quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới, đường lối được ông Donald Trump phác họa không là một tin vui với Bắc Kinh.

Nhưng bên cạnh đó nếu như Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP với mục tiêu là làm đối trọng với Trung Quốc bị khai tử, thì liệu đó có là cơ hội để Trung Quốc mở rộng thêm ảnh hưởng kinh tế và thương mại với các đối tác trong khu vực ? Liệu đây có là cơ hội để dự án Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP, một sáng kiến của Bắc Kinh, nhanh chóng được hoàn thành?

Chỉ riêng trong hai lĩnh vực là ngoại giao và thương mại, Trung Quốc có thể trông thấy một số cơ hội sau thắng lợi của ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump. Có điều, phải đợi thêm hai tháng nữa ông Trump mới chính thức nhậm chức, và từ nay tới đó, các chính sách của ông mới bắt đầu hình thành. Hơn nữa, là một người thực dụng, chưa chắc gì Donald Trump thực hiện những điều cam kết trong cuộc vận động tranh cử. Dù vậy tính bốc đồng của tổng thống tân cử Hoa Kỳ là một mối lo ngại đối với Bắc Kinh.

Nếu như Trung Quốc có thể đoán được những nước cờ của Hillary Clinton, thì ngược lại, giờ đây Bắc Kinh mới thực sự “tìm hiểu” về ông Trump. Không chỉ về mặt ngoại giao, mà còn trên nhiều lĩnh vực khác, Donald Trump là một ẩn số với Trung Quốc. - RFI

***
Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump không xem vấn đề Biển Đông là trọng điểm trong chiến dịch bầu cử, và biện pháp giải quyết các tranh chấp chủ quyền ngày càng gia tăng ở châu Á vẫn chưa rõ ràng. 

Tuy nhiên, một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Chính sách Biển Đông của Trump

Những chuyên gia theo dõi chính sách về Châu Á của Hoa Kỳ dự báo rằng ông Trump sẽ thực hiện một hành động quân sự chóng vánh. Ông Sean King, phó chủ tịch cao cấp của Park Strategies, cơ quan tư vấn các vấn đề chính trị có trụ sở ở New York nói rằng Hoa Kỳ có thể sẽ cho một loạt tàu hải quân tuần tra vào khu vực biển 3,5 triệu km vuông, đây là khu vực mở cửa cho tất cả các quốc gia lưu thông, nhưng Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền toàn bộ khu vực này.

Các chuyên gia cho rằng một hành động quân sự sẽ hỗ trợ cho chính sách của ông Trump đối với Bắc Kinh như ông đã nêu trong các phát biểu vận động tranh cử, giúp ông bày tỏ thái độ cứng rắn hơn so với tổng thống đương nhiệm Barack Obama của đảng Dân chủ. Một số quan chức trong chiến dịch tranh cử của ông Trump nhận thấy rằng khi Philippines, một nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và cũng là một đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ, lại có quan hệ thân mật hơn với Trung Quốc từ tháng Sáu, sẽ là một tổn thất cho Hoa Kỳ.

Phó giáo sư về chính sách công Eduardo Araral của Đại học quốc gia Singapore cho biết: “Ông Trump sẽ phải phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ, và phải nói với cử tri rằng ông sẽ giành lại Philippines từ tay Trung Quốc. Do đó ông cần phải cho cử tri biết ông chiến thắng, còn ông Obama đã thất bại.”

Ông Trump chưa đưa ra chính sách nào về vấn đề Biển Đông. Hoa Kỳ cũng không nằm trong các quốc gia có tranh chấp chủ quyền, nhưng ông Obama đã lên tiếng cảnh báo và đã cho thực hiện tuần tra quân sự định kỳ để ngăn chặn Trung Quốc, một quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất trong số các nước có tranh chấp.

Nhà tỷ phú bất động sản New York cho biết trên trang web vận động tranh cử rằng hành động quân sự cứng rắn hơn của Hoa Kỳ ở Biển Đông sẽ ngăn chặn sự hung hãn của Trung Quốc khi Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng. Ông Trump cũng chỉ trích Trung Quốc đã chiếm các hải đảo đang có tranh chấp và giành chủ quyền các hải đảo khác. 

Các nhà phân tích nhận định rằng sau khi chứng tỏ sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, chính phủ của ông đương nhiên sẽ giảm bớt hành động quân sự vì lợi ích trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Ông Jonathan Spangler, nhà nghiên cứu Biển Đông ở Đài Loan cho rằng các “chi tiết về chính sách Châu Á Thái Bình Dương của ông Trump hiện nay rất ít, và nhiều bài phát biểu không chuẩn bị trước của ông cũng không cho thấy rõ chính phủ của ông sẽ thực thi chính sách này như thế. Nếu như bà Clinton thắng cử thì chắc chắn bà sẽ tiếp tục ưu tiên khu vực châu Á Thái Bình Dương.”

Ông Spangler dự đoán: “Trung Quốc sẽ tìm thấy ở ông Trump, một nhà lãnh đạo kinh doanh, một cách gây ảnh hưởng dễ dàng hơn so với nhà lãnh đạo chuyên về chính trị và tư tưởng như bà Clinton.”

Các nhà phân tích cho biết, ông Trump coi nhẹ tự do mậu dịch, một phần quan trọng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay. Ông gọi Trung Quốc là “không trung thực,” và “thao túng tiền tệ”. Nhưng cốt yếu ông muốn thiết lập quan hệ với nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc là vì lợi ích của các doanh nghiệp Hoa Kỳ. - VOA

***
Tổng thống Nga ngày 14/11 đã điện đàm với Tổng thống tân cử Mỹ, Donald Trump, và nhất trí cùng làm việc hướng tới ‘hợp tác xây dựng’, theo tin từ Điện Kremlin.

Reuters dẫn nguồn tin này cho hay hai nhà lãnh đạo sẽ duy trì liên lạc qua điện thoại và sẽ tìm cơ hội gặp gỡ trực tiếp.

Ông Trump sẽ nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1, kế nhiệm Tổng thống Barack Obama. Dưới chính quyền của ông Obama, quan hệ Mỹ-Nga đã trở nên căng thẳng về nhiều vấn đề bao gồm xung đột tại Syria và Ukraine. - VOA
|
|

2.
Bulgari: Ứng cử viên thân Nga đắc cử tổng thống

Ông Roumen Radev, ứng cử viên đảng Xã Hội, một người được đánh giá thân Nga, đã giành thắng lợi tại vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Bulgari ngày hôm qua 13/11/2016 với gần 60% phiếu. Ngay lập tức, thủ tướng Boiko Borissov, đang lãnh đạo một chính phủ không chiếm đa số ở Quốc hội, đã nộp đơn từ chức.

Bulgari theo thể chế cộng hòa đại nghị, tổng thống chỉ đóng vai trò nghi thức, tuy có nắm một vài đặc quyền. Các công việc chủ yếu của đất nước chủ yếu do thủ tướng điều hành.

Thông tín viên RFI tại Sofia, Damian Vodenitcharov tường trình: 

Gần 60% phiếu bầu cho ông Roumen Radev, đối thủ của ông được 35% phiếu, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu là 50%. Đó là những kết quả chính thức của cuộc bầu cử tổng thống Bulgari.

Roumen Radev, cựu tướng không quân, đã dành chiến thắng quyết định trước bà Tsetska Tsatchéva, chủ tịch Quốc hội và là ứng viên của đảng cầm quyền (Gerb).

Là một người được đào tạo nghiêm túc tại Hoa Kỳ, nhưng ông Radev được đánh giá là một người thân Nga, nhất là sau khi ông kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu bỏ cấm vận Nga. Bản thân ông tự nhận là người « thực dụng » đối với Matxcơva và ông luôn nói đến quan hệ hai nước trong lĩnh vực kinh tế.

Tổng thống Bulgari, trên cương vị tổng tư lệnh quân đội, có những đặc quyền trong lĩnh vực an ninh quốc gia và trong chính sách đối ngoại.

Một cuộc khủng hoảng chính trị tiềm ẩn đã le lói xuất hiện. Thủ tướng Boiko Borissov đã sớm từ chức để "nhường chỗ cho đa số mới", tức đảng Xã Hội, đảng đã ủng hộ Radev.

Cánh tả chỉ thu được 15% phiếu ở Quốc hội bầu năm 2014. Phe này sẽ phải tạo lập một liên minh rộng rãi với các đảng dân tộc chủ nghĩa để thành lập chính phủ. Nếu không, sẽ phải tổ chức bầu cử trước thời hạn. Nếu khả năng này xảy ra, đó sẽ là lần thứ ba trong 3 năm. - RFI
|
|

3.
Hồng Kông nhượng cho Trung Quốc quyền tự do báo chí

"Hồng Kông nhượng lại cho Trung Quốc quyền tự do báo chí" là hàng tựa đầy cay đắng trên Libération. Nhật báo "South China Morning Post" (hay "Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng"), thành lập năm 1913, từ hàng chục năm nay, đã nổi tiếng như là biểu tượng tự do báo chí tại Hồng Kông. Tuy nhiên, kể từ khi được nhượng lại cho tỉ phú Trung Quốc Jack Ma – ông chủ tập đoàn Alibaba - cuối năm ngoái, báo đã không còn đăng bài chỉ trích Bắc Kinh.

Một cựu phóng viên của nhật báo Hồng Kông cho biết trong năm vừa qua, "những ngòi bút chỉ trích nhất" đã bị đuổi việc. Kể từ năm ngoái, ban giám đốc bắt đầu kiểm soát chặt các bài viết về chính trị. Tháng 3/2016, báo đóng cửa toàn bộ các tài khoản Sina Weibo, Tensen Weibo, và WeChat tại Hoa Lục.

Và cũng kể từ đó, Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng đăng nhiều bài viết "hoàn toàn tương phản với tinh thần của tờ báo", như công khai ủng hộ việc đàn áp các luật sư nhân quyền, và mới đây là chống lại các dân biểu có quan điểm đòi hỏi nhiều tự trị hơn cho Hồng Kông… Trong khi đó, báo lại không đưa tin rộng rãi về vụ bê bối Panama Papers, có liên quan đến các khoản tài sản lớn của nhiều lãnh đạo đương quyền tại Trung Quốc hay thân nhân của họ tại nước ngoài.

Theo Clément So, một giảng viên đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, tỉ phú Jack Ma muốn biến Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng trở thành một "phương tiện truyền thông chiến lược, để chinh phục thị trường", đặc biệt với việc đầu tư mạnh cho ấn bản Anh ngữ.

South China Morning Post là công cụ của Bắc Kinh

Nhà chính trị học Hồng Kông Willy Lam, nguyên là một cây viết của Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, đi xa hơn với nhận định: tỉ phú Jack Ma muốn sử dụng nhật báo nổi tiếng này để tiếp tay cho chính quyền Trung Quốc "bịt miệng phương tiện truyền thông độc lập cuối cùng tại Hồng Kông".

Quan điểm của ban lãnh đạo mới là giới thiệu ra bên ngoài hình ảnh về một đất nước Trung Quốc phồn thịnh, nơi tình trạng đàn áp giới ly khai, thiểu số tôn giáo, xã hội dân sự bị bỏ quên.

Mới đây, hiệp hội các phóng viên Hồng Kông ra một bản báo cáo mang tên "Một quốc gia, hai ác mộng" (một cách chơi chữ để đối lại quan điểm tuyên truyền của Bắc Kinh và "một quốc gia, hai chế độ", nơi thành phố Hồng Kông được hứa hẹn sẽ được hưởng quyền tự trị rộng rãi). Báo cáo cho biết trong hiện tại Bắc Kinh, thông qua chính quyền đặc khu hay các doanh nghiệp kiểm soát gần 1/3 phương tiện truyền thông của Hồng Kông.

Tổ chức Phóng Viên không Biên Giới (RSF) nói đến "bàn tay vô hình của Bắc Kinh". Trong bảng xếp hạng tự do báo chí của tổ chức này, Hồng Kông tụt từ thứ 18 tụt xuống hạng 69 (trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2016). - RFI
|
|

4.
Julian Assange bị thẩm vấn tại sứ quán Ecuador ở Luân Đôn

Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks, bị biện lý Ecuador thẩm vấn vào sáng hôm nay 14/11/2016 tại đại sứ quán Ecuador ở Luân Đôn.

Trong một thông cáo, Viện Công Tố Stockholm cho biết, tham gia buổi thẩm vấn còn có thẩm phán Ingrid Isgren của Thụy Điển và một thanh tra cảnh sát nước này. Đây là lần đầu tiên Assange bị thẩm vấn về các cáo buộc cưỡng hiếp tại Thụy Điển vào năm 2010.

Ông Per Samuelsson, luật sư người Thụy Điển của Julian Assange, cho hãng tin Pháp AFP biết đợt thẩm vấn dự kiến kéo dài nhiều ngày và ông hy vọng được dự một số buổi thẩm vẩn.

Trong khi tư pháp Thụy Điển tố cáo Assange thường xuyên trốn tránh lệnh triệu tập, thì luật sư Per Samuelsson khẳng định Assange luôn muốn trực tiếp trình bày sự việc với các nhà điều tra để có cơ hội lấy lại danh dự.

Viện Công Tố Stockholm cho biết sẽ lấy mẫu ADN của Assange để phục vụ điều tra nếu ông này đồng ý. Biện lý Thụy Điển đặc trách hồ sơ Assange cho biết việc thẩm vấn nghi phạm sẽ cho phép cuộc điều tra tiếp diễn.

Thụy Điển và Ecuador đã thương lượng từ nhiều tháng nay về điều kiện thẩm vấn. Ecuador đạt được yêu cầu là để cho biện lý Ecuador thẩm vấn, cho dù các câu hỏi có thể do các nhà điều tra Thụy Điển gợi ý. - RFI
|
|

5.
New Zealand hứng chịu thêm động đất mạnh

Một trận động đất 6,3 độ Richter đánh vào South Island, New Zealand, vài giờ sau một trận động đất khiến ít nhất hai người thiệt mạng.

Trận động đất mới xảy ra vào khoảng 13:45 giờ địa phương (00:45 GMT) ở độ sâu 10km, đông bắc Christchurch.

Một trận động đất 7,5 độ Richter, tại cùng độ sâu, tại cùng khu vực diễn ra sau nửa đêm, gây ra cảnh báo sóng thần.

Nhà chức trách giải cứu và sơ tán cư dân dọc theo bờ biển phía đông.

Hàng trăm dư chấn mạnh khiến điện và nước bị cắt.

GeoNet, dự án giám sát động đất, cho biết trận động đất đầu tiên thật ra là hai trận động đất dính liền nhau, và các dư chấn sẽ tiếp diễn trong vài tuần và vài tháng tới.

Báo New Zealand cho biết một phụ nữ 100 tuổi và con dâu của bà sống sót sau khi được giải cứu khỏi ngôi nhà bị sụp tại thị trấn Kaikoura sau trận động đất đầu tiên. Con trai bà thiệt mạng.

Một phụ nữ cũng thiệt mạng tại núi Lyford, tây nam Kaikoura.

Những cơn sóng cao khoảng 2m đập vào bờ biển ngay sau khi trận động đất đầu tiên. Nhà chức trách đã dỡ bỏ cảnh báo sóng thần nhưng vẫn khuyến cáo người dân tránh xa các bờ biển.

'Vành đai lửa'

Cư dân Christchurch và thị trấn lân cận đã đổ xô đi mua nhu yếu phẩm. Một số trường ở các khu vực bị ảnh hưởng đóng cửa hôm 14/11.

Con đường chính tại Kaikoura, một điểm đến du lịch bị đóng do lở đất. Dịch vụ viễn thông, nước và điện bị cắt. Quân đội và cứu hỏa điều trực thăng đến giải cứu các nạn nhân bị mắc kẹt.

Thủ tướng John Key khảo sát các vùng bị ảnh hưởng bằng trực thăng hôm 14/11 và dự báo thương vong ở mức thấp.

Bộ trưởng quốc phòng Gerry Brownlee nói với Đài phát thanh New Zealand rằng "cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề nhất".

Một chuyên gia nói với TVNZ rằng lượng thương vong thấp có thể là do trận động đất đầu tiên xảy ra vào giữa đêm.

"Mọi người đều an toàn trong nhà. Các ngôi nhà có thể bị hư hỏng nhưng thật may là người dân vẫn an toàn," Ken Elwood từ Đại học Auckland cho biết.

Trận động đất cũng được nhận biết ở Wellington thuộc North Island, nơi khu trung tâm thương mại vẫn bình yên hôm 14/11.

Cư dân Adam Roland nói với BBC rằng do khu trung tâm đóng cửa nên hầu hết mọi người làm việc tại nhà hoặc nghỉ hôm nay.

New Zealand là quốc gia thường xảy ra động đất do nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.

Christchurch vẫn đang trong quá trình phục hồi sau trận động đất năm 2011 khiến 185 người thiệt mạng và phá hủy trung tâm thành phố. - BBC
|
|

6.
TT Duterte: sẽ không tuân thủ nhân quyền nếu IS tràn vào Philippines

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 14/11 cảnh báo nếu những phần tử Nhà nước Hồi giáo bị đẩy khỏi Syria và Iraq tới lập căn cứ tại nước ông thì ông sẽ bỏ qua các cam kết nhân quyền để gìn giữ an toàn cho người dân Philippines.

Ông Duterte nói tỉnh Midanao, miền nam Philippines, đã là nơi hoành hành của phiến quân và các băng đảng. Ông lo ngại về “bóng ma của chủ nghĩa khủng bố” và làn sóng các phần tử cực đoan có thể lợi dụng tình trạng bất an ninh ở đây.

Nhân quyền là một vấn đề gay go đối với ông Duterte, người hàng ngày trút giận lên các nhà hoạt động và các chính phủ phương Tây chỉ vì họ quan ngại về cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông .

Là một người sinh quán tại Mindanao và từng làm Thị trưởng thành phố Davao trong 22 năm, ông Duterte cho biết phong trào nổi dậy Hồi giáo ở đây trỗi dậy “rất mạnh mẽ” và rằng phiến quân Abu Sayyaf bắt cóc con tin hàng ngày.

Abu Sayyaf đang giam giữ 21 con tin, hầu hết là người nước ngoài. Bất chấp những cuộc tấn công của quân đội truy quét các phần tử này, hoạt động cướp bóc và bắt cóc vẫn tiếp diễn, không suy giảm.

Ông Duterte nói Philippines, Indonesia và Malaysia đang làm việc chặt chẽ với nhau ngăn không cho các phần tử cực đoan nước ngoài xâm nhập vào 3 quốc gia này.

Hôm thứ Sáu tuần trước ông cảnh báo là có thể sử dụng quyền hành pháp để ngăn chặn tình trạng vô luật pháp tại Philippines bằng cách ngưng thi hành thủ tục xét xử theo luật pháp, một bảo đảm pháp lý chống lại các việc bắt giữ tùy tiện.

Hiến pháp Philippines cho phép ngưng áp dụng thủ tục này trong vòng 60 ngày “trong trường hợp bị xâm lăng hay nổi loạn, khi an ninh công cộng đòi hỏi việc này” cũng như cho phép bắt không cần trát tòa và giam không truy tố trong 3 ngày. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

7.
Mark Zuckerberg bác bỏ tác động của Facebook lên bầu cử Mỹ --- Biểu tình chống Trump tiếp diễn

Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg của Facebook một lần nữa bác bỏ ý tưởng cho rằng mạng xã hội này đã ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Hôm thứ Bảy, ông chủ Facebook nói “vô cùng khó khăn” để các tin tức lừa đảo có thể làm thay đổi kết quả bầu cử.

Bị dính vào một chuỗi những tranh cãi về nội dung trong những tháng gần đây, Facebook đã phải khẳng định rằng mình là một công ty công nghệ, không phải là một công ty truyền thông. Nhưng mạng xã hội này đã bị “soi” sau chiến thắng bất ngờ của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Ba. Những người chỉ trích cáo buộc trang mạng xã hội đã giúp lan truyền những lời dối trá thông qua các mẩu tin tức giả và lừa đảo.

Ông Zuckerberg đã quyết liệt bảo vệ trang mạng trước những lời chỉ trích trên. Tại một cuộc họp hôm thứ Năm, ông Zuckerberg nói ý tưởng cho rằng Facebook tác động lên cuộc bầu cử là “điên rồ”. Ông chủ Facebook nhắc lại rằng lập trường đã đăng tải hôm thứ Bảy, rằng công ty Facebook sẽ cố gắng hơn để ngăn chặn tin giả.

Zuckerberg nói những tin tức lừa đảo như vậy chỉ là một phần rất nhỏ của nội dung được chia sẻ trên Facebook và bởi vì chúng không bị giới hạn bởi quan điểm đảng phái hay chính trị, nên nhiều phần chắc chúng không thể làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, tuyên bố của Facebook cho biết mạng xã hội này đã ra mắt chức năng cho phép người dùng mách thông báo về các tin lừa đảo và tin giả.

Facebook đã bị nhiều chỉ trích về nội dung trong năm nay, bao gồm cả những phản đối quốc tế sau khi loại bỏ bức ảnh Em bé Napalm, một biểu tượng chiến tranh Việt Nam vì lý do ảnh khỏa thân. Facebook sau đó đã phải bỏ quyết định này. Những vấn đề gai góc nhất về nội dung được quyết định bởi một nhóm các giám đốc điều hành hàng đầu tại Facebook.

Những câu hỏi về việc kiểm soát nội dung càng trở nên nổi bật trong những ngày căng thẳng sau bầu cử. Kết quả bầu cử cũng đã dẫn tới các cuộc biểu tình chống lại ông Trump và các chính sách đề xuất của ông ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ.

Trước cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11, người dùng Facebook đã thấy những bản tin giả nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tán thành ông Donald Trump và rằng một nhân viên liên bang điều tra ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton bị phát hiện đã chết.

Quản lý cấp cao đã tổ chức một cuộc thảo luận để xem xét sự ảnh hưởng của Facebook trên các ý kiến và phiếu bầu, tin của tờ The New York Times hôm thứ Bảy cho biết một nhóm các Phó Chủ tịch và Giám đốc điều hành đã bắt đầu thảo luận vào cuối ngày thứ Ba về vai trò của Facebook trong kết quả của cuộc bầu cử.

Bài báo của The New York Times trích nguồn tin ẩn danh cho biết nhóm chính sách của Facebook đã được tập họp và công ty này có kế hoạch để giải quyết các mối quan ngại của nhân viên trong một cuộc họp rộng lớn hơn.

Các đại diện của Facebook không đưa ra bình luận ngay tức thời về thông tin trên.

“Sau cuộc bầu cử, nhiều người đang tự hỏi liệu tin tức giả có góp phần vào kết quả bầu cử hay không, và trách nhiệm của chúng tôi là ngăn chặn sự lan truyền của các tin tức giả mạo”, Mark Zuckerberg nói hôm thứ Bảy.

“Đây là những câu hỏi rất quan trọng và tôi quan tâm sâu sắc đến việc xử lý chúng một cách đúng đắn”. - VOA

***
Các cuộc biểu tình chống Tổng thống tân cử Donald Trump tại Mỹ tiếp diễn hôm nay 14/11.

Hàng trăm học sinh tại một trường cấp ba ở Los Angeles và một trường ở ngoại ô Washington bỏ lớp, tham gia biểu tình ôn hòa.

Đêm trước, nhiều cuộc xuống đường đã diễn ra tại các thành phố lớn của Mỹ tiếp theo các cuộc biểu tình rầm rộ sau khi ông Trump đánh bại đối thủ Dân chủ, bà Hillary Clinton.

“Tôi biết mọi người đã không chuẩn bị tâm lý là chúng tôi sẽ thắng,” quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Kellyanne Conway, tuyên bố tại New York. Tuy nhiên, bà nói thêm rằng “Chúng ta nên tập trung vào ý chí của quần chúng.”

Bà kêu gọi Tổng thống Barack Obama và ứng viên thất cử Hillary Clinton “hãy nói với những người biểu tình rằng ‘Nhân vật này là Tổng thống của chúng ta.’”

Tuần trước, cả Tổng thống Obama và bà Clinton đã kêu gọi đoàn kết quốc gia để cho ông Trump cơ hội điều hành khi ông vào Tòa Bạch Ốc vào ngày 20/1 tới đây. Tuy nhiên, ông Obama và bà Clinton chưa đề cập công khai về các cuộc biểu tình hậu bầu cử.

Trong cuộc phỏng vấn tối qua, 13/11, ông Trump trấn an dân chúng rằng người Mỹ không việc gì phải lo sợ về nhiệm kỳ Tổng thống của ông. - VOA
|
|

8.
Trump, TPP là chủ đề nóng trong chuyến công du cuối của TT Obama --- Cựu đặc sứ Mỹ: Đừng hy vọng sự kiên nhẫn chiến lược đối với Bắc Hàn dưới thời Trump --- Mỹ: Trump và cộng sự nghĩ gì về an ninh hàng hải?

Hôm thứ Hai, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã khởi hành chuyến công du nước ngoài dự kiến cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Các cố vấn của ông dự đoán Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ trở thành chủ đề chính trong các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo khác.

Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes cho biết chuyến đi của Tổng thống Obama với các điểm dừng ở Hy Lạp, Đức và Peru là một tín hiệu của tình đoàn kết với các đồng minh thân cận nhất của Mỹ và là một cách thể hiện “sự ủng hộ một châu Âu mạnh mẽ, hòa nhập và thống nhất”.

Bài phát biểu lớn duy nhất dự kiến diễn ra ở Hy Lạp vào thứ Tư, nói về những công việc còn tồn đọng để giải quyết những thách thức kinh tế tại đây và ở những nơi khác trên thế giới, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và đấu tranh chống bất bình đẳng.

Ông Rhodes cho biết trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Alexis Tsipras, Tổng thống Obama cũng sẽ bày tỏ sự ủng hộ đối với những gì mà người dân Hy Lạp đã phải trải qua để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến gói cứu trợ quốc tế và những yêu cầu nghiêm ngặt về việc cắt giảm chi tiêu và các dịch vụ công cộng ở Hy Lạp.

Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ chủ trì cuộc thảo luận với Tổng thống Obama vào thứ Năm. Ông Rhodes nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ hai nước và gọi bà Merkel là “đối tác thân cận nhất của tổng thống trong toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống của ông”.

Các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha cũng sẽ đến Berlin để dự các cuộc họp hôm thứ Sáu, dự tính sẽ bao gồm các nội dung về cuộc chiến đang tiếp diễn chống Nhà nước Hồi giáo, các vấn đề liên quan đến di cư, tình hình ở Ukraine và cuộc bầu cử của Hoa Kỳ hồi tuần trước.

Ông Trump đã nhiều lần nói rằng các thỏa thuận quốc tế đã đạt được trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama, bao gồm thỏa thuận hạn chế chương trình hạt nhân của Iran, thỏa thuận khí hậu quốc tế đã có hiệu lực vào tháng trước và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chưa được thông qua tại Quốc hội Mỹ. Ông Trump đã đánh bại ứng cử viên Hillary Clinton, đồng đảng Dân chủ với ông Obama.

Ông Rhodes nói với các nhà báo trong cuộc họp trước chuyến đi của Tổng thống Obama rằng dù kết quả bầu cử có ra sao, Obama và chính quyền của ông cũng mong muốn chính quyền kế nhiệm sẽ thành công, và thế giới cũng có mong muốn tương tự.

Về Hiệp định TPP, ông Obama dự kiến sẽ gặp gỡ với các nhà lãnh đạo khác có liên quan đến thỏa thuận trong chặng dừng chân ở Peru để đánh giá về những ảnh hưởng của việc thắng cử của ông Trump đến hiệp ước này và các vấn đề thương mại khác. Ông Obama cũng sẽ có một cuộc họp theo dự kiến với Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, quốc gia không nằm trong thỏa thuận TPP.

Ông Obama đã đưa khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở thành một trọng tâm chính của chính sách đối ngoại của mình. Tại Peru, chương trình nghị sự chính của ông là thảo luận với các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Ông Trump có thể sẽ có một lập trường khác đối với châu Á, nhưng theo ông Rhodes, vì sự phát triển của khu vực và số lượng các hiệp ước thương mại và các đối tác của Hoa Kỳ tại đây, ông tin rằng khu vực này vẫn sẽ là một ưu tiên trong chính sách của Hoa Kỳ. - VOA

***
Một giới chức là nhà ngoại giao dưới thời Tổng thống George W. Bush nói Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump sẽ nhanh chóng và đơn phương thông qua một cuộc tấn công quân sự phủ đầu chống lại Bắc Triều Tiên để tiêu diệt một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có trang bị đầu đạn hạt nhân.

Đại sứ Christopher Hill, trưởng đoàn thương thuyết của Mỹ tại các Cuộc Đàm Phán 6 Bên về các vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên cách đây 1 thập kỷ, nói “Bắc Triều Tiên cần hiểu rằng sẽ có một sự chuyển giao mới ở Washington.”

Đại sứ Hill, hiện là trưởng khoa Nghiên Cứu Quốc Tế Josef Korbel của trường đại học Denver, đã tới Seoul hôm 14/11 để phát biểu tại một hội nghị của chính phủ Nam Triều Tiên về những kỳ vọng cho hòa bình và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.

Nhấn mạnh vào việc tổng thống đắc cử sẵn sàng hành động chống lại một mối nguy thấy được từ Bắc Hàn, cựu đại sứ Hill đang cố gắng cam đoan với những người bạn ở châu Á rằng Mỹ sẽ tiếp tục sự cam kết của mình với khu vực dưới thời Trump.

Nhưng cựu Ngoại trưởng Úc Gareth Evans, người cũng tham gia vào hội nghị này, bày tỏ lo lắng khi nghĩ rằng ông Trump sẽ hành động một cách bốc đồng đối với một đối thủ hung hăng nhưng có lý trí và biết rằng một cuộc tấn công hạt nhân chống lại Mỹ là tự sát, và ông ta sẽ không cân nhắc tới khả năng có thể làm bùng ra một cuộc xung đột lớn hơn.

Ông Evan đặt ra câu hỏi rằng: “Cuộc tấn công phủ đầu sẽ đưa chúng ta tới đâu? Ý tôi là giả dụ Bắc Hàn có vũ khí hạt nhân và có khả năng bắn tên lửa thì Mỹ và những nước khác sẽ thực sự bị lâm nguy. Nhưng lý do gì khiến Bắc Triều Tiên sử dụng tên lửa trong tình huống như vậy?”

Bắc Triều Tiên đã đẩy mạnh chương trình phát triển hạt nhân trong năm nay bằng cách tiến hành 2 cuộc thử nghiệm hạt nhân và nhiều vụ phóng tên lửa. Các chuyên gia cho rằng trong vòng 5 năm tới, Bình Nhưỡng sẽ phát triển khả năng phóng một tên lửa xuyên lục địa tầm xa có trang bị đầu đạt hạn nhân thu nhỏ.

​Các đồng minh

Chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ của tỷ phú Donald Trump đã dấy lên sự quan tâm và lo lắng trên khắp châu Á rằng tổng thống mới sẽ thay đổi hoàn toàn chính sách đã được thiết lập từ lâu của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên một cách táo bạo.

Khi còn là một ứng cử viên tổng thống, ông Trump đã đe dọa rút quân khỏi các nước đồng minh và thay vào đó cho phép họ có vũ khí hạt nhân nếu họ không đồng ý gánh chịu thêm chi phí để quân đội Mỹ trú đóng ở nước họ.

Có hơn 28.000 binh lính Mỹ ở Nam Triều Tiên và gần 50.000 ở Nhật Bản.

Cựu Ngoại trưởng Úc Gareth Evans nói ông Trump đã truyền đi mối nghi ngờ về cam kết của Mỹ trong việc duy trì an ninh khu vực bằng cách gửi đi những tín hiệu rằng ông ta sẽ có các biện pháp mạnh tay để đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề thương mại trong khi cũng tỏ ý cho thấy rằng ông ta có thể rút khỏi những vướng mắc ở nước ngoài.

Ông Evans nói: “Không ai biết được Trump sẽ nhảy vào những vấn đề này như thế nào, bao gồm cả bản thân ông ta, bởi vì rõ ràng là ông ta chưa bao giờ nghiên cứu hay suy nghĩ kỹ về bất cứ vấn đề nào trong đó.”

Sự tiếp tục

Cựu đại sứ Mỹ Christopher Hill nói các cố vấn ôn hòa về chính sách ngoại giao của đảng Cộng hòa đối với nhóm chuyển giao an ninh quốc gia của ông Trump, như ông Mike Rogers, một cựu nghị sĩ của Michigan và chủ tịch Ủy Ban Tình Báo của Thượng Viện, đang ưu tiên sự duy trì ổn định với chính sách về Bắc Triều Tiên trong chính quyền sắp tới.

Trong cuộc tranh luận bầu cử tổng thống cuối cùng vào tháng 10 vừa qua, ông Trump đã phủ nhận rằng ông từng ủng hộ việc để cho các nước đồng minh có vũ khí hạt nhân cho riêng mình, trái với những phát ngôn của ông trước đó trong năm.

Sau cuộc bầu cử, tổng thống đắc cử đã cam kết bảo vệ khu vực này trong những cuộc gọi điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Theo cựu đại sứ Hill, những hành động hậu bầu cử của ông Trump phản ánh giá trị đang tăng cao của sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á và tầm quan trọng của liên kết đồng minh mạnh mẽ với Nhật Bản và Hàn Quốc để chống lại cả mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên và từ sức mạnh quân sự đang tăng lên của Trung Quốc.

Ông Hill nói: “Tôi không nghi ngờ gì rằng với chính quyền của ông Trump, chúng ta sẽ có thể tiếp tục một trong những mối quan hệ tốt nhất của chúng ta trên thế giới.”

Ông Hill cũng lên tiếng phản đối việc Mỹ muốn có các cuộc đàm phán, sự nhượng bộ và cam kết không điều kiện với Bắc Triều Tiên cho tới khi ông Kim Jong Un tuân thủ những thỏa thuận trước đây về việc ngưng chương trình hạt nhân.

Tuy nhiên, ông Hill thừa nhận rằng dưới thời Tổng thống đắc cử Trump, quan hệ thương mại với Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng, và duy trì sự hợp tác quốc tế trong việc chế tài về Bắc Triều Tiên có thể trở nên khó khăn hơn. - VOA

***
Những tuyên bố hiếm hoi, mơ hồ, thậm chí mâu thuẫn nhau của tổng thống tân cử Mỹ khi vận động tranh cử đang khiến mọi người tự hỏi là chính sách quốc phòng và ngoại giao của tân chính quyền Donald Trump sẽ như thế nào? Trong một bài viết ngày 10/11/2016 đăng trên trang web thông tin của Học Viện Hải Quân Mỹ USNI News, tác giả Megan Eckstein đã tìm cách phác họa một số nét chỉ đạo về hướng giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia và an ninh trên biển sắp tới đây, dựa trên phát biểu của chính ông Trump và hai nhân vật trong đảng Cộng Hòa, có lẽ sẽ nắm những chức vụ trọng yếu trong chính quyền mới.

Ngoài ông Trump, hai nhân vật được trích dẫn là ông Randy Forbes, người rất có thể sẽ được đề cử vào chức vụ bộ trưởng bộ Hải Quân và thượng nghị sĩ Jeff Sessions, người từng làm cố vấn về các vấn đề đối ngoại cho ông Trump trong suốt thời gian tranh cử. Cả hai đã cho thấy phần nào cách ông Trump gánh vác trách nhiệm Tổng Tư lệnh Tối Cao của nước Mỹ, dù rằng cũng có những khác biệt đáng kể trong quan điểm hai người về đường lối như răn đe Trung Quốc ở Biển Đông.

Bài viết trước hết trích dẫn quan điểm của ông Donald Trump về an ninh trên biển, được ông nêu lên trong diễn văn ngày 07/09 vừa qua tại Philadelphia về đối ngoại.

Diễn văn mở đầu bằng lời khẳng định mong muốn có được "một thế giới ổn định, hòa bình, ít tranh chấp hơn và nhiều điểm chung hơn", đồng thời đề nghị "một chính sách đối ngoại mới tập trung trên việc thúc đẩy quyền lợi cốt lõi của nước Mỹ, thúc đẩy ổn định khu vực, và giảm căng thẳng trên thế giới". Hướng mới đó, theo ông Trump, đòi hỏi là "phải suy nghĩ lại về những chính sách đã thất bại trong quá khứ..., có thể có bạn mới, xây dựng lại các mối liên minh cũ, và đưa những đồng minh mới vào trong nhóm."

Trump "diều hâu": Phát triển Thủy Quân Lục Chiến và Hải Quân

Cho dù vậy, ông Trump đã khẳng định rõ ràng là Mỹ vẫn cần đến sức mạnh quân sự, "vì lịch sử đã cho thấy là thời khắc nguy hiểm nhất chính khi nước Mỹ không chuẩn bị sẵn sàng", do đó Mỹ cần đến "sức mạnh quân sự vô địch để răn đe, tránh né và dự phòng tranh chấp".

Sức mạnh quân sự đó, theo ông Trump, sẽ có được thông qua việc tăng cường tầm vóc của hai lực lượng Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến.

Về Thủy Quân Lục Chiến – tiếng Mỹ gọi là Marines – từ con số 182.000 người hiện thời, hỗ trợ cho 24 tiểu đoàn bộ binh, quân số có thể được tăng lên để hỗ trợ cho 36 tiểu đoàn. Ông Trump đã trích dẫn nghiên cứu của Heritage Foundation xem đấy là một lực lượng tối thiểu cần có đề đối phó với tình huống nghiêm trọng... Lục Quân như vậy có thể tăng thêm 50.000 người, thành tổng công 540.000 lính.

Riêng về Hải Quân, trong bài phát biểu, ông Trump cho biết là ông muốn có một lực lượng gồm 350 tàu, so với hiện nay là 308 chiếc, một con số sẽ tăng thêm một chút khi Hải Quân công bố bản điều chỉnh cơ cấu vào cuối năm nay.

Hạm đội hùng hậu đó sẽ đặt trọng tâm trên khả năng phòng thủ chống tên lửa đạn đạo. Trump kêu gọi hiện đại hóa toàn bộ số 22 tuần dương hạm, được ông mệnh danh là "nền tảng khả năng phòng chống tên lửa đạn đạo của Mỹ ở Châu Âu, Châu Á và Trung Đông".

Ông Trump còn cho biết ông sẽ đặt mua thêm "khu trục hạm hiện đại có trọng trách ngăn chận hỏa tiễn trong những năm tới đây", và ông sẽ yêu cầu Quốc Hội bãi bỏ biện pháp khống chế ngân sách quốc phòng (defence sequester) để có tiền chi cho việc tăng cường năng lực quân sự. Luật khống chế chi tiêu này có giá trị đến năm 2023, trừ phi Quốc Hội ra quyết định bãi bỏ. Đối với ông Trump, thực hiện tốt những cải cách nhằm hạn chế sự lãng phí của chính phủ, tinh giản guồng máy quan liêu hành chính sẽ có ích hơn, và sẽ cho phép có thêm tiền đề trang trải cho quân đội.

Trump "đối ngoại": Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Nga trong tầm nhắm

Về đối ngoại, ông Trump ghi nhận rằng: "Trung Quốc đã trở thành hung hăng hơn, Bắc Triều Tiên nguy hiểm và hiếu chiến hơn, trong lúc Nga thì vẫn thách thức Mỹ."

Tuy nhiên, cho dù tồn tại những thách thức toàn diện này – cùng với Iran và mạng lưới khủng bố, mà bộ Quốc Phòng Mỹ gộp lại trong khái niệm CRIKCT (từ tắt tiếng Anh của Trung Quốc, Nga, Iran, Triều Tiên, chống khủng bố), ông Trump vẫn muốn các đồng minh của Mỹ đóng góp nhiều hơn cho an ninh khu vực.

Ông nói thẳng: "Trong thời gian đầu của nhiệm kỳ tổng thống, tôi sẽ yêu cầu tất cả các thành viên NATO nhanh chóng thanh toán hóa đơn, có rất nhiều nước đã không làm việc này". Ông Trump còn sẽ "kính cẩn yêu cầu các nước như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ả Rập Xê-Út trả thêm tiền" cho an ninh mà Mỹ mang lại cho họ.

Tác giả bài viết nhắc lại là Mỹ đang đóng quân tại các quốc gia này, chi phí về hạ tầng và hoạt động do các nước chủ nhà trả phần lớn. Đối với Mỹ, đóng quân ở xa như thế này vẫn có lợi hơn, ít tốn kém hơn là trú quân tại Mỹ để rồi phải trả tiền chuyển quân mỗi khi cần và bị hạn chế trong việc phản ứng nhanh khi cần thiết.

Bộ trưởng Hải Quân "tiềm năng": Phải chống Trung Quốc ở Biển Đông 

Nếu quan điểm của ông Donald Trump mang tính chất tổng quát, thì lập trường của người rất có thể được chọn là bộ trưởng Hải Quân Mỹ Randy Forbes lại hết sức cụ thể: Mỹ phải tăng cường lực lượng Hải Quân và đưa đến Biển Đông để đối phó với Trung Quốc.

Randy Forbes, hiện là chủ tịch tiểu ban Hải Lực (Seapower) trong Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện Mỹ, đã từng nói rõ là ông rất quan tâm đến việc tăng cường lực lượng Hải Quân và đưa sức mạnh Mỹ đến Biển Đông.

Đối với tác giả bài viết, hiện chưa rõ là chủ trương đối kháng Trung Quốc mà ông Forbes chủ trương sẽ được ông Trump chấp nhận như thế nào khi mà cả hai đều có thái độ rất cứng rắn đối với Trung Quốc trên bình diện kinh tế, và gần đây ông Trump  đã kêu gọi giảm căng thẳng trên thế giới.

Mới tháng 9 vừa qua, ông Forbes đã cho rằng về mặt quân sự, Mỹ cần phải có một thái độ mạnh mẽ hơn ở Biển Đông. Mở đầu một phiên điều trần về Biển Đông, ông xác định: "Cần phải có nhiều hơn là lời nói cửa miệng để tạo nên sự đối trọng với sức mạnh đang tăng và thái độ quyết đoán của Trung Quốc".

Ông nhắc lại là vào năm ngoái, cùng với chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thornberry và 27 dân biểu khác, ông đã ký một lá thư đưa lên tổng thống và bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ yêu cầu phải có thái độ mạnh mẽ hơn ở Biển Đông, tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực nhạy cảm này, gia tăng các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải trong vùng biển đang tranh chấp. Ông đã hài lòng khi thấy một số chuyện được thực hiện nhưng cho là cần phải làm nhiều hơn nữa.

Ông Forbes đã ghi nhận sự kiện "Trung Quốc vẫn đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển, tiếp tục các công trình bồi đấp đảo nhân tạo mà đa phần lộ rõ mục tiêu phục vụ quân sự. Lực lượng quân sự và bán quân sự Trung Quốc vẫn tăng cường sự hiện diện và hoạt động trong vùng, kiểm soát trên thực tế vùng biển trọng yếu này."

R. Forbes: Biển Đông cần uy lực Mỹ để luật pháp được tôn trọng

Với chính quyền Obama trong giai đoạn mãn nhiệm kỳ, ông Forbes quan ngại là chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ xem những tháng cuối của tổng thống Obama như một cánh cửa sổ mở để thiết lập Vùng nhận dạng phòng không bao trùm bãi Scarborough, đẩy mạnh việc quân sự hóa các đảo đã bồi đắp hay có những hoạt động khác nữa để thử quyết tâm của Mỹ. Ông Forbes cho là phải cần ngăn chận các hành động này của Trung Quốc trong những tháng tới đây.

Trước đó, vào tháng 7, ông Forbes cũng kêu gọi phải có sự hiện diện quan trọng của Mỹ ở trong vùng, vì nếu Trung Quốc tiếp tục xem thường luật pháp quốc tế và dư luận thế giới, thì cách bảo đảm nhất để tránh không cho chiến tranh tàn phá vùng Châu Á Thái Bình Dương là Mỹ phải duy trì sự hiện diện, và có sức mạnh quyết định trong vùng.

Đối với ông Randy Forbes, dù không làm nên luật lệ, nhưng sức mạnh có thể được dùng để răn đe, ngăn chặn các nguy cơ đe dọa hòa bình, ổn định và luật pháp. Do vậy, ông Randy Forbes chủ trương tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong vùng, cũng như tăng tần suất của những chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải.

Về quy mô của Hải Quân Mỹ, ông Forbes không hề giấu giếm mong muốn tăng số lượng tàu chiến, tàu ngầm và tàu đổ bộ, kể cả tàu không người lái.

"Cố vấn ngoại giao" Jeff Session: Mỹ không thể để bị trói tay

Về phần ông Jeff Session, đây là một thượng nghị sĩ trẻ, chủ tịch tiểu ban lực lượng vũ trang chiến lược Thượng Viện, đã tham gia vào ê kíp của Trump từ sớm và là cố vấn ngoại giao cho ứng cử viên Trump.

Trong các phát biểu của mình, ông Session đã cho thấy rõ quan điểm hoài nghi sâu sắc các tổ chức toàn cầu, bị ông cho là đã trói tay nước Mỹ, không cho Hoa Kỳ lựa chọn con đường riêng của mình.

Một ví dụ điển hình từng được ông Session nêu bật là khi ông đả phá Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Trong bài phát biểu ngày 24/06, ông đã cho rằng hiệp định này tạo ra "một cơ chế điều hành có thể đưa ra những quyết định mà Quốc Hội Hoa Kỳ không thể ngăn chặn. Tương tự như Liên Hiệp Châu Âu, nơi mỗi quốc gia được một phiếu bầu, (trong TPP) Brunei và Việt Nam đều có được một phiếu cũng như Tổng thống Mỹ!". - RFI
|
|

9.
Trump chọn được Chánh văn phòng Nhà Trắng --- Donald Trump kêu gọi dân Mỹ "đừng sợ" --- Ông Richard Grenell được cân nhắc làm tân đại sứ Mỹ tại LHQ

Tổng thống đắc cử Donald Trump cất nhắc hai nhân vật làm Chánh văn phòng Nhà Trắng và chiến lược gia trưởng.

Reince Priebus, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC), được chọn làm Chánh văn phòng tòa Bạch Ốc.

Với vai trò này, ông sẽ định hình đường hướng mới cho Nhà Trắng và làm cầu nối Quốc hội và Chính phủ.

Stephen Bannon, cựu lãnh đạo báo Breitbart được ông Trump chọn làm chiến lược gia trưởng.

Ông Bannon từng làm chủ tịch ban vận động tranh cử của ông Trump.

Ông Trump sẽ nhậm chức ngày 20/1.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của Tổng thống mới đắc cử với kênh CBS, ông Trump nói:

Sẽ trục xuất hoặc bỏ tù đến ba triệu người nhập cư bất hợp pháp phạm tội hình sự

Ứng viên Tòa án Tối cao trong tương lai phải là "người chống phá thai" và bảo vệ quyền sở hữu vũ khí

Sẽ không bãi bỏ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính

Không nhận lương tổng thống 400.000 đôla mà chỉ nhận tượng trưng 1 đôla mỗi năm

"Tôi vui mừng khi đội ngũ thành công của mình tiếp tục đồng hành cùng tôi trong công cuộc lãnh đạo đất nước", thông cáo dẫn lời ông Trump.

"Steve và Reince là các lãnh đạo có năng lực cao làm việc ăn ý với nhau trong chiến dịch giúp tôi giành chiến thắng lịch sử. Bây giờ hai nhân vật này sẽ cùng tôi đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại."

Ông Priebus, 44 tuổi, làm cầu nối giữa ông Trump và những người có ảnh hưởng trong đảng Cộng hòa.

Ông được cho là thân cận với Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan.

'Canh bạc thắng lợi'

Anthony Zurcher, phóng viên BBC ở Washington phân tích: "Người vấp phải sự phản đối của những người có vai vế trong đảng đã chọn chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng."

"Quyết định nhân sự đầu tiên của ông Trump khi trở thành tổng thống cho thấy ông chọn một nhân vật kỳ cựu quản lý Nhà Trắng đồng thời cất nhắc một người ngoài chính trường như Stephen Bannon."

"Việc bổ nhiệm ông Preibus và ông Bannon trong cùng đội ngũ tạo ra một số căng thẳng thú vị. Nếu việc kết hợp này ổn thỏa thì chính quyền mới của Trump sẽ có thêm sức mạnh."

"Bất kể thế nào, việc cất nhắc ông Preibus vào vị trí quyền lực này là canh bạc thắng lợi cho chính trị gia đến từ bang Wisconsin. Trong khi nhiều người trong đảng thúc giục ông Preibus từ bỏ ông Trump vì giới vai vế không ủng hộ, ông vẫn lặng lẽ theo đuổi mục tiêu dường như bất khả thi."

"Và bây giờ ông đã giành được vị trí chủ chốt tại Nhà Trắng".

Giữ vị trí Chủ tịch RNC từ năm 2011, ông Priebus cũng là phát ngôn viên của đảng và gây quỹ giúp các ứng viên tái tranh cử.

Ông cho biết "vinh dự" khi được bổ nhiệm Chánh Văn phòng Nhà Trắng.

"Tôi rất biết ơn Tổng thống đắc cử cho tôi cơ hội này để giúp ông ấy phụng sự quốc gia để tạo nên một nền kinh tế hữu hiệu cho tất cả mọi người, đảm bảo an ninh biên giới, bãi bỏ và thay thế Obamacare cũng như diệt trừ khủng bố Hồi giáo cực đoan," ông nói thêm.

Truyền thông nhận định một trong những thách thức lớn của chính quyền mới là hòa giải quan hệ giữa ông Trump và các quan chức đảng Cộng hòa vốn đang có chia rẽ sâu sắc.

Cả Thượng viện và Hạ viện đều do đảng Cộng hòa kiểm soát. - VOA

***
Bốn ngày sau khi đắc cử, hôm qua 13/11/2016, tổng thống tân cử của Mỹ đã xuất hiện trên kênh truyền hình CBS trong một cuộc phỏng vấn đầu tiên. Cố gắng trấn an mối lo ngại của một bộ phận dân chúng Mỹ từ sau khi ông thắng cử tổng thống, Donald Trump, với lời lẽ và giọng điệu hoàn toàn khác so với trước bầu cử, đã đề cập đến một số lời hứa trong chiến dịch tranh cử như nhập cư, hôn nhân đồng tính, nạo thai …

Thông tín viên Jean-Louis Pourtet Washington tường trình:

"Xuất hiện trên truyền hình là một ông Trump hiền lành, xung quanh là bà vợ Melania và các con. Ông đã chỉ nói những điều dễ chịu về Clinton về Obama. Rất khiêm nhường, ông thừa nhận cảm thấy như là người phải chịu trách nhiệm khủng khiếp cho dù ông đâu có đáng sợ đến thế.

Ông đã trực tiếp nói với những người biểu tình đang tiếp tục phản đối chiến thắng của ông rằng: "Đừng sợ, chúng ta sẽ vực dậy đất nước ! Chúng tôi mới chỉ vừa qua bầu cử, cần phải cho chúng tôi một chút thời gian. Nhiều người phản đối, nhưng nếu Hillary Clinton thắng và những người ủng hộ tôi lại biểu tình thì sao, mọi người có lẽ sẽ nói đó là điều kinh khủng".

Ông Trump cũng lên án những hành động bạo lực nhằm nhắm vào các cộng đồng thiểu số. Từ thứ Ba vừa qua đã có hơn 200 vụ xảy ra. Quay mặt nhìn thẳng vào camera ông nói: "Hãy ngừng lại".

Về các vấn đề xã hội, ông không chống gì hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, ông ngỏ ý sẽ chỉ định các thẩm phán bảo thủ vào Tối Cao Pháp Viện. Như vậy các luật về nạo thai sẽ bị thắt chặt thêm, nhưng đồng thời luật về quản lý vũ khí lại được nới lỏng.

Ông vẫn kiên quyết với vấn đề nhập cư trái phép, muốn trục xuất khoảng từ 2 đến 3 triệu người nhập cư bất hợp pháp, nhưng ông sẽ linh hoạt trên hồ sơ Obamacare.

Ông cũng thông báo sẽ không nhận lương tống thống 400 nghìn một năm." - RFI

***
Tổng thống tân cử của Mỹ, Donald Trump, đang xem xét việc bổ nhiệm ông Richard Grenell làm đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, AP trích dẫn một nguồn thạo tin cho hay.

Nếu được chấp thuận, ông Grenell sẽ là người đồng tính công khai đầu tiên nắm giữ vị trí chính sách ngoại giao cấp nội các.

Ông Grenell từng làm phát ngôn nhân của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc trong suốt nhiệm kỳ của cựu Tổng thống George W. Bush.

Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của ứng viên Cộng hòa Mitt Romney năm 2012, ông Grenell từng đảm nhiệm chức cố vấn chính sách ngoại giao trong một thời gian ngắn. - VOA
|
|

10.
Quốc hội Mỹ sẽ không chấp nhận xây tường biên giới --- Ông Trump nói tường ngăn Mexico có những chỗ là hàng rào

Lãnh đạo phe đa số ở Hạ viện Mỹ, Kevin McCarthy, tỏ ý cho biết Quốc hội sẽ không thông qua đề nghị của Tổng thống tân cử Donald Trump muốn xây tường biên giới với Mexico.

Dân biểu Cộng hòa này cho báo giới biết rằng Hạ viện sẽ bắt tay vào làm việc ngay về luật lệ an ninh biên giới.

Tuy nhiên, ông McCarthy cho biết có thể có những phương cách khác về vấn đề an ninh biên giới ngoài việc xây tường rào, chẳng hạn như dùng công nghệ máy bay không người lái.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump hứa xây một bức tường kiên cố ở biên giới phía Nam để ngăn di dân bất hợp pháp từ Mexico tràn vào Mỹ và bắt Mexico phải chi trả cho bức tường này.

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình ’60 phút’ trên CBS hôm 13/11, ông Trump cho biết sẽ cho dựng hàng rào thay vì xây tường tại một số địa điểm.

Tuần trước, lãnh đạo khối đa số ở Thượng viện, Mitch McConnell, cũng không tán thành việc xây tường chắn là giải pháp cho vấn đề an ninh biên giới. - VOA

***
Kể từ lúc thắng cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã dịu giọng hơn trong các phát biểu, khiến có những câu hỏi đặt ra là liệu ông sẽ giữ những lời hứa đưa ra khi tranh cử hay không. Ông Trump cũng ca ngợi bà Hillary Clinton, phu quân của bà là cựu Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Barack Obama. Tổng thống tân cử Trump đã trả lời một số câu hỏi trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CBS được phát sóng hôm Chủ nhật.

Chiến thắng ngoài dự đoán của ông Trump đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối tại các thành phố lớn của Mỹ, sẽ có thêm nhiều cuộc biểu tình nữa đang được dự trù sẽ diễn ra vào dịp lễ nhậm chức của ông ngày 20 tháng Giêng.

Bà Kathleen Dunleavy, một người biểu tình chống ông Trump ở thành phố Los Angeles, nói:

"Theo tôi điều mà một cuộc biểu tình như thế này có thể làm được là gởi một thông điệp đến cho những người khác cũng bất mãn với tổng thống tân cử, và cả thế giới rằng người Mỹ không ủng hộ nghị trình phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính."

Ông Trump đã nhanh chóng chỉ ra rằng các cựu đối thủ chính trị của ông đã bày tỏ ủng hộ ông. Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình truyền hình mang tên 60 Phút của đài CBS, ông Trump ca ngợi nhà Clinton là một “gia đình có tài,” và là những người mà ông có thể sẽ tham vấn ý kiến. Ông cũng tái xác nhận ý định của ông muốn xây tường thành dọc theo biên giới với Mexico, nhưng ông thừa nhận rằng tại một số khu vực nhất định, tường thành đó sẽ chỉ là hàng rào:

"Nhưng ở một số khu vực, tường thành sẽ kiên cố hơn. Tôi am tường về lãnh vực này. Cái đó gọi là xây dựng."

Các đại biểu thuộc Ðảng Cộng hòa trong Quốc hội nói rõ rằng họ không hợp sức để trục xuất khoảng 11 triệu di dân bất hợp pháp, như ông Trump đã hứa sẽ làm khi tranh cử. Trong cuộc phỏng vấn trên với CBS, ông vẫn quả quyết sẽ trục xuất một số di dân bất hợp pháp đó:

"Việc chúng tôi sẽ làm là tống xuất những tên tội phạm, những kẻ có tiền án hình sự, các băng đảng, và bọn buôn lậu ma túy. Những kẻ tội phạm đó rất nhiều, có thể đến 2 triệu, thậm chí 3 triệu tên. Chúng tôi sẽ tống xuất hoặc bắt giam bọn chúng. Nhưng chúng tôi sẽ tống bọn chúng ra khỏi nước, bọn chúng ở đây bất hợp pháp. Sau khi biên giới được bảo đảm, sau khi mọi thứ ổn định lại, chúng tôi sẽ quyết định về những người mà quý vị đang nói ở đây. Họ là những người ở đây bất hợp pháp."

Cựu ứng cử viên tổng thống, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nói rằng Ðảng Dân chủ phải bắt đầu một phong trào thay đổi tận gốc để tranh đấu cho lẽ phải. Ông nói: 

"Không có lý lẽ nào chấp nhận được cho việc tại sao chúng ta phải chấp nhận giá thuốc theo toa bác sĩ cao nhất thế giới. Không có lý lẽ nào chấp nhận được cho việc tại sao Mỹ là nước tiên tiến duy nhất trên hành tinh không có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho toàn dân."

Ông Trump nói rằng ông sẽ thay đổi chương trình chăm sóc sức khỏe do Tổng thống Obama đề xướng, và cùng lúc sẽ thay bằng một chương trình khác có giữ lại một số điều khoản của chương trình Obamacare. - VOA
|
|

11.
Mỹ nhận người tị nạn mà Úc từ chối

Hoa Kỳ đồng ý tiếp nhận người tị nạn đang bị Úc giam giữ ở Papua New Guinea và Nauru.

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull hôm Chủ Nhật cho biết đây là “thỏa thuận duy nhất” và “sẽ không được lặp lại.” Ông nói: “Ưu tiên của chúng tôi là tái định cư cho phụ nữ, trẻ em, và các gia đình.”

Những người tị nạn tìm cách đến Úc bằng đường biển đã bị giam giữ ở các trại tạm cư trên hai đảo quốc ở Thái Bình Dương và bị cấm nhập cư vào Úc vĩnh viễn, dù cho họ có chứng minh được họ là người tị nạn thực sự. Các tổ chức nhân quyền lên án mạnh mẽ về điều kiện sống trên các đảo nơi người tị nạn phải chịu đựng trong nhiều năm qua.

Những người tị nạn nào từ chối cơ hội tái định cư ở Mỹ sẽ được cấp visa 20 năm lưu trú trên đảo quốc Nauru. 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đang công du đến New Zealand xác nhận thỏa thuận này.

Ông Kerry nói: “Chúng ta cùng hợp tác để bảo vệ người tị nạn gặp khó khăn trên khắp thế giới, và chúng ta chia sẻ trách nhiệm với bạn bè ở các khu vực chịu ảnh hưởng bởi thử thách này.”

Chưa có tin chính xác về số người tị nạn sẽ được xin tái định cư theo chương trình này hay liệu chính phủ của tổng thống tân cử Donald Trump có tôn trọng thỏa thuận này hay không.

Ông Trump kêu gọi tạm ngưng chính sách di dân đối với người theo đạo Hồi. Hãng tin AP cho biết: “Hầu hết người tị nạn là các tín đồ Hồi giáo từ Trung Đông, châu Phi, và châu Á.”

Chỉ có những người tị nạn đang bị giam ở các trại mới đủ điều kiện tái định cư ở Hoa Kỳ.

Thủ tướng Úc nói: “Chúng tôi đoán rằng những kẻ buôn người sẽ lợi dụng thỏa thuận này để dụ người vượt biển. Chúng tôi đã thực hiện tuần tra hàng hải rộng khắp và hải quân Úc đã lập đội phản ứng nhanh để truy lùng tàu thuyền đưa người vượt biên tìm kiếm cơ hội tái định cư ở Hoa Kỳ.” - VOA
|
|

Tin Việt Nam

12.
Nhiều người bất bình vụ giáo viên nữ bị điều động 'phục vụ quan khách'

Đang có một làn sóng bất bình trên mạng xã hội ở Việt Nam sau khi báo chí đưa tin nhiều nữ giáo viên bị điều động “phục vụ” quan khách cho một sự kiện ở Hà Tĩnh.

Tin cho hay người đứng đầu thị xã Hồng Lĩnh hồi tháng 8 đã ra văn bản “phân công” 21 nữ giáo viên “phục vụ lễ tân” cho sự kiện có tên Liên hoan dân ca, ví dặm Nghệ Tĩnh. Sau đó, các giáo viên phản ánh họ phải đi cùng “quan khách” tới một nhà hàng “ăn uống, tiếp bia rượu và hát karaoke”. 

Một số giáo viên nói họ cảm thấy "rất phiền hà” và “không được thoải mái". Thậm chí một số giáo việc bức xúc vì việc họ phải đi phục vụ như vậy đã dẫn đến ghen tuông, rạn nứt hạnh phúc gia đình.

Phát biểu trên báo chí, ông Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch UBND Thị xã Hồng Lĩnh cho rằng "không có vấn đề gì” trong việc điều động các nữ giáo viên “phục vụ đại biểu”. Ông cho biết việc này không chỉ diễn ra với “riêng buổi lễ đó”, mà một số hội thảo, hội nghị lớn trên địa bàn của ông “cũng có chủ trương điều động các lực lượng đoàn thể tham gia phục vụ". Ông gọi việc điều động này là “nhiệm vụ chính trị”.

Vụ việc xảy ra cách đây 3 tháng giờ đây được nêu lên trên báo chí chỉ ít ngày trước Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam, 20/11, một dịp thường niên để tôn vinh các nhà giáo, nên thu hút sự chú ý đông đảo của công luận.
 
Bình luận trên mạng xã hội, nhiều người viết rằng việc điều động các nữ giáo viên “trẻ đẹp” làm lễ tân, phục vụ quan khách là sự coi thường phụ nữ. Họ xem việc làm này là “một sự sỉ nhục” cũng như “làm tổn thương” lòng tự trọng, danh dự và nhân phẩm các cô.

Hôm 14/11, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nêu ý kiến của ông với báo chí về vụ việc. Ông cho rằng “Đây là hành vi … chưa đến mức độ nghiêm trọng, nhưng chắc chắn là không phù hợp, phải nghiêm túc rút kinh nghiệm”.

Bộ trưởng Nhạ cũng nhận xét rằng “trước hết phải hỏi trách nhiệm của thầy cô, sau mới tính đến người ép buộc”. Ông nói: “Thầy cô phải tự xem xét lại mình, khi thấy không đúng thì phải kiến nghị, chứ mình thực hiện là vi phạm".

Nữ nhà giáo Tô Thụy Diễm Quyên, 49 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với VOA về cách bà nhìn nhận về vấn đề này:

“Những chuyện như thế này không chỉ xảy ra ở Hồng Lĩnh mà có thể xảy ra ở những nơi khác nhưng mà người ta không phản ánh lên. Cái lỗi ở đây theo tôi là từ nhiều phía. Vì từ phía các cô giáo, các cô đồng ý đứng làm lễ tân, nhưng mà đi vào phòng karaoke các cô có quyền từ chối. Bản thân tôi cũng đã từng có một vài lần được mời đi tương tự như thế, và tôi từ chối, và chẳng ai làm gì tôi hết. Cũng tùy theo vùng miền và tùy theo lãnh đạo địa phương. Tất cả các thày cô giáo đều có quyền từ chối, nhưng mà có những người họ sợ rằng là khi họ từ chối họ sẽ gặp khó khăn. Tôi cho rằng nếu các cô từ chối không vào phòng karaoke, thì lãnh đạo của họ sẽ không có quyền gì cả, họ không có quyền để bắt buộc được”.

Một số người có ý kiến tương tự như bà Quyên. Họ cho rằng hành xử của các quan chức có thể không phù hợp luật pháp và các giá trị đạo đức, nhưng nếu các giáo viên không có bản lĩnh và không biết bảo vệ nhân phẩm của chính mình thì khó có thể dạy cho học sinh hình thành, phát triển được nhân cách tốt.

Ngược lại, nhiều người bất bình về cách lập luận của Bộ trưởng Nhạ mà họ cho là một dạng ngụy biện đổ lỗi cho nạn nhân.

Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Ánh, một nhà giáo kỳ cựu tại Đại học Ngoại thương Hà Nội, phân tích với VOA rằng các giáo viên thường rất khó khăn mới xin được việc, nên họ không dám phản đối các mệnh lệnh không hợp lý để phải đứng trước rủi ro bị mất việc. 

Bà Ánh cho rằng để ngăn chặn những vụ việc tương tự, cần phải xây dựng những điều khoản cụ thể trong luật. Bà nói:

“Chúng ta nên đưa những chuyện này vào những văn bản có tính chất pháp lý. Luật giáo dục phải quy định rõ ràng các lãnh đạo được làm gì và không được làm gì với nhân viên. Tại vì trong luật thì chỉ bảo vệ quyền của người lãnh đạo. Ví dụ, luật ghi rõ là cán bộ phải theo sự điều động của cấp trên. Và như ông ấy tự quy cái này là nhiệm vụ chính trị thì các cô rất khó từ chối, nhất là những người ông ấy tiếp đều là cấp trên cả”.

Nhiều người trong công chúng cho rằng vụ việc ở Hồng Lĩnh có thể xem là hành vi “hạ nhục” các nữ giáo viên một cách có tổ chức và có dấu hiệu phạm tội hình sự. Họ mong muốn bộ trưởng giáo dục phải mãnh mẽ bênh vực thay vì đổ lỗi cho các giáo viên. - VOA
|
|

13.
Người thân đòi công an Tp. HCM trả lời về việc bắt hai nhà hoạt động

Người thân của hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Đức Độ và Lưu Văn Vịnh hôm 14/11 nói với VOA rằng đại diện công an thành phố Hồ Chí Minh đã xác nhận họ đang tạm giữ hai ông.

Trước đó, gia đình của hai nhà hoạt động vì dân chủ này cho hay hai ông “bị công an mời làm việc” rồi sau đó “mất tích” từ ngày 6/11. 

Hồi tháng 7, ông Vịnh, 47 tuổi, đã tuyên bố thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết với mục tiêu đòi Đảng Cộng sản Việt Nam trao trả quyền lực cho nhân dân. Ông Độ, 41 tuổi, là một thành viên của liên minh.

Ông Nguyễn Đức Hải, em trai của ông Nguyễn Văn Đức Độ, nói Cơ quan An ninh Điều tra của Công an Tp. HCM hôm 11/11 chỉ “trả lời miệng” với các gia đình của hai ông Độ và Vịnh rằng họ có tạm giữ hai ông, song không cung cấp văn bản.

Riêng về trường hợp ông Độ, ông Hải cho biết thêm:

“Họ có cho tôi coi một cái thông báo là tạm giữ người gửi Công an Quận Tân Phú và Công an Phường Phú Thạnh, nơi mà anh Nguyễn Văn Đức Độ đang thuê phòng trọ. Họ thông báo trong đó nội dung là nghi ngờ là anh Nguyễn Văn Đức Độ có liên quan đến Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết. Tôi hỏi đây là mới nghi ngờ, tại sao lại bắt giam anh Độ rồi thì họ trả lời đây là tạm giữ”.

Theo tìm hiểu của VOA, gia đình của hai nhà hoạt động đã làm việc với các luật sư để làm rõ thông tin về tình trạng họ bị tạm giữ cũng như bảo vệ các lợi ích của họ. Trên mạng xã hội, các nhà hoạt động khác đang hy vọng hai ông sẽ được trả tự do theo luật Việt Nam khi thời gian tạm giữ kết thúc.

Trong khi đó, hôm 14/11, ông Hải nêu ra các khả năng:

“Tính tới hôm nay là được 8 ngày, qua ngày hôm sau, ngày mai 15/11/2016, là được 9 ngày, hết lệnh tạm giữ. Nếu mà họ không thả người là họ phải có lệnh tạm giam. Bên luật sư cũng báo cho tôi là qua trong vòng 9 ngày để tới ngày hôm sau, tức là ngày mai, để coi thử họ có thả người hay không”.

Về thông tin hai nhà hoạt động bị đánh đập, ông Hải nói ông có nghe qua những người khác song không thể xác nhận chắc chắn thông tin này.

Hai ông Vịnh và Độ được biết đến như những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, song trước vụ tạm giữ này hai ông không nổi tiếng đối với công chúng. - VOA
|
|

14.
Quan hệ Việt-Mỹ thời Donald Trump sẽ ra sao?

Gần một tuần lễ sau ngày ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ hôm 08/11/2016, những suy đoán về chính sách ngoại giao của tân chính quyền Hoa Kỳ vẫn tiếp tục được đưa ra. Đối với những ai quan tâm đến Việt Nam và Biển Đông, câu hỏi thường được nêu lên là liệu tân chủ nhân Nhà Trắng có sẽ tiếp tục đường lối thắt chặt thêm quan hệ với Hà Nội trong khuôn khổ chính sách tái cân bằng lực lượng qua vùng châu Á-Thái Bình Dương hay không, vào lúc Bắc Kinh không che giấu ý định thách thức Mỹ tại châu Á, một động thái đã bị chính quyền Obama đáp trả bằng chiến lược xoay trục.

Trong suốt thời gian vận động tranh cử, ứng cử viên Donald đề cập rất ít đến chính sách đối ngoại của ông nói chung, và về châu Á, Biển Đông hay Việt Nam nói riêng. Cho dù vậy, căn cứ vào quan điểm chính trị chung chung từng được tuyên bố của ông Trump, nặng về kinh tế hơn là chiến lược, nặng về tập trung cho nước Mỹ, hơn là chăm lo cho thế giới, nhiều nhà phân tích đã tỏ ý quan ngại trước khả năng tổng thống Hoa Kỳ tương lai có thể bỏ bê châu Á, với hệ quả là để cho Trung Quốc mặc sức tung hoành.

Gs Nguyễn Mạnh Hùng : Không nên vội khai tử chính sách xoay trục

Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại Học George Mason (Virginia - Hoa Kỳ), một quan sát viên kỳ cựu về quan hệ Mỹ-Châu Á, cho rằng không nên vội vã khai tử chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ, vì nếu căn cứ vào các tuyên bố hiếm hoi của ông Trump, và của những tướng lãnh và chính khách ủng hộ ông, thì chính sách đối ngoại mới của nước Mỹ hoàn toàn có thể cứng rắn hơn, kể cả tại châu Á. Trong thời gian qua, chính quyền Obama đã từng bị chỉ trích là đã " nhu nhược " trước Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, vấn đề đặt ra trong trường hợp ông Trump, là ông mang nặng tâm lý " con buôn ", và nếu phía Trung Quốc có những " đề nghị hấp dẫn ", thì ông hoàn toàn có thể thỏa hiệp với Bắc Kinh.

Nguyễn Mạnh Hùng : Hiện quá sớm để biết chính sách Á Châu của ông Trump như thế nào, và liệu ông có dám bỏ Á Châu hay không. Người ta chưa biết chính sách ông ra sao vì các cố vấn của ông ấy, khi tranh cử, không đưa ra cái gì rõ rệt mà chỉ nói tổng quát thôi.

Nhưng nếu căn cứ vào những tuyên bố của ông ấy, Trump có vẻ để ý nhiều đến vấn đề kinh tế hơn chiến lược, ví dụ như phải chế tài Trung Quốc, phải gọi Trung Quốc là nước thao túng chỉ tệ. Người ta không biết ông nghĩ gì về chính sách xoay trục. Ông ấy chống Obamacare, nhưng không nói rõ là ông ấy chống xoay trục (hay không) và cũng không nói gì về tình trạng bất ổn tại Biển Đông trong lúc tranh cử. 

Thành ra, kinh tế sẽ là một vấn đề khó khăn trong bang giao Mỹ-Trung – ông Trump nói là sẽ phạt Trung Quốc chẳng hạn. Nhưng mà trong thông điệp mừng tổng thống Mỹ tân cử, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắn nhủ rằng hai nước chia sẻ nhiều quyền lợi chung và có thể cộng tác trên căn bản hai bên đều có lợi (win-win). 

Nếu ông Tập Cận Bình đưa ra đề nghị hợp tác kinh tế hấp dẫn, bản chất con buôn trong ông Trump rất có thể thúc đẩy ông “ cut a deal ” (thỏa thuận) với Trung Quốc và coi nhẹ các vấn đề khác. Nhưng mà trên phương diện đó, các nhóm lợi ích chiến lược của Mỹ sẽ là những cản trở cho chính sách này.

Hơn nữa, ông Trump mới đây lại tuyên bố với ông Duterte là ông coi trọng vị trí chiến lược của Philippines, và xác định trong cuộc nói chuyện điện thoại với nguyên thủ Nhật Bản và Hàn Quốc rằng liên minh quân sự của Mỹ với hai nước ấy rất quan trọng. Căn cứ vào các điều này, thì ta thấy là ông Trump không hề có ý định hủy bỏ hoàn toàn chính sách xoay trục.

Biển Đông : Chính quyền Donald Trump sẽ mạnh tay hơn ?

Châu Á nói chung là như vậy, còn riêng về Biển Đông thì sao ? Trên vấn đề này, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng công nhận rằng dù ông Trump hầu như không nói gì về Biển Đông, nhưng ông lại có khuynh hướng cứng rắn, và trong số những người ủng hộ ông có nhiều tướng lãnh trong quân đội đã rất bất mãn với chính quyền Obama, bị cho là đã kềm hãm không cho Hoa Kỳ tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong thời gian qua.

Với sự kiện ông Trump lên làm tổng thống, giáo sư Hùng cho rằng giới quân đội, đặc biệt giới tướng lãnh Hải Quân sẽ không còn bị kềm hãm, và sẽ thúc đẩy ông Trump quan tâm đến vùng Biển Đông. Vấn đề đáng ngại đối với các nước trong vùng, trong đó có Việt Nam, tuy nhiên vẫn là khả năng Trung Quốc mang mồi ra nhử ông Trump vào được ông chấp nhận :

Nguyễn Mạnh Hùng : Trước hết là ông Trump không hề tuyên bố gì về vấn đề Biển Đông. Ông ấy có nhiều kinh nghiệm về buôn bán, thành ra ông ấy nói nhiều về kinh tế. Nhưng mà ông ấy lại có khuynh hướng cứng rắn, và những người ủng hộ ông ấy là một số tướng lĩnh, họ bất mãn với chính quyền Obama vì quân đội họ cứng rắn với Trung Quốc hơn là những người trong giới chính trị. 

Bây giờ khi ông Trump lên, thì tôi nghĩ là những người bên quân sự, nhất là bên Hải Quân, họ rất quan tâm đến vùng biển Đông và họ sẽ buộc ông Trump phải nghĩ đến vấn đề Biển Đông.

Điểm thứ hai nữa, là hiện có nhiều người lo ngại là ông Trump có thể make deal – tức là bắt tay với Trung Quốc. Ông Trump đã bảo là ông có thể make deal, thành ra nếu deal với Trung Quốc có lợi cho Mỹ thì ông ấy có thể bỏ Việt Nam. Đó là một mối lo ngại khác.

Tóm lại có hai điểm : Vì ảnh hưởng của giới quân sự thì ông Trump sẽ phải quan tâm đến Biển Đông. Nhưng ngược lại, vì tính toán hơn thiệt do khuynh hướng thiên về kinh tế, có thể ông Trump làm một cái deal gì đó với Trung Quốc, và những nước nhỏ Á Châu rất sợ những cái kiểu thỏa thuận giữa các nước lớn.

Việt Nam không được Donald Trump chú ý đặc biệt

Riêng về quan hệ Mỹ-Việt, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đặc biệt nhấn mạnh đến nguy cơ Việt Nam không được Mỹ quan tâm bởi vì bản thân ông Trump cho đến giờ hầu như rất thờ ơ với Việt Nam, trái với ba đời tổng thống tiền nhiệm từ Clinton cho đến Obama :

Nguyễn Mạnh Hùng : Trong 4 vị tổng thống Mỹ gần đây, Obama là người duy nhất không dính dáng gì đến cuộc chiến tranh Việt Nam vì lúc ấy ông còn nhỏ. Ba vị kia (Clinton, Bush, Trump) đều tìm cách tránh bị điều động sang Việt Nam tham chiến. Trong khi Clinton tích cực chống chiến tranh, thì Trump không có ý kiến gì. 

Điều này có nghĩa, theo kinh nghiệm cá nhân, chẳng có gì để ông Trump tha thiết đến Việt Nam nếu ông không nghĩ đến vai trò chiến lược của Việt Nam trong thế cân bằng lực lượng ở Á Châu và trong thế cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc Mỹ-Trung. 

Quan hệ Việt-Mỹ sắp tới : Thương mại khó khăn, nhân quyền dễ thở ?

Một cách cụ thể hơn, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng do việc ông Trump trọng kinh tế hơn các vấn đề khác, Việt Nam có thể gặp khó khăn trong địa hạt thương mại với Mỹ, nhưng có thể sẽ được dễ thở hơn trong lãnh vực nhân quyền :

Nguyễn Mạnh Hùng : Chính sách của Trump đối với Việt Nam sẽ tùy thuộc nhiều vào các cộng sự viên mà ông bổ nhiệm ở những chức vụ liên hệ quan trọng, như Bộ trưởng Ngoại Giao, Bộ trưởng Quốc Phòng, và Cố vấn An Ninh Quốc Gia, và ảnh hưởng của họ. Hiện nay, người ta chưa có tin tức gì để tiên đoán chắc chắn. 

Có một điều rõ nét qua phong cách hành động và khả năng thiên bẩm của Trump, ông nghĩ nhiều đến quyền lợi kinh tế hơn là quan tâm đến vấn đề nhân quyền. Điều thứ nhất khiến Việt Nam có thể lo là bị Trump đánh giá thấp, nếu ông bị choáng ngợp bởi những quyền lợi thương mại mà Trung Quốc đem ra nhử. Điều thứ hai là nếu ông ấy thờ ơ trong vấn đề nhân quyền, thì điều ấy sẽ khiến Việt Nam dễ thở hơn trong quan hệ với Mỹ.

Một cách cụ thể hơn, các chuyên gia kinh tế đã tỏ ý quan ngại trước khả năng nguy cơ Việt Nam chịu tác động trực tiếp từ các biện pháp kinh tế của Donald Trump, nếu ông làm đúng với những cam kết đưa ra lúc tranh cử.

Việc Mỹ rút khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và khả năng Hiệp Định này bị khai tử là thiệt hại đầu tiên vì cho đến nay, do việc được đánh giá là được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp Định này, Việt Nam đã thu hút được đầu tư ngoại quốc. Nếu TTP bị khai tử, không những Việt Nam không được hưởng lợi trực tiếp, mà các mối lợi gián tiếp như sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài cũng giảm bớt.

Một đe dọa thứ hai đến từ lời hứa của Donald Trump là sẽ triển khai các biện pháp chống lại các nước bị cho là đã có được thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ một cách bất chính. Đối tượng chủ yếu mà ông Trump nhắm tới là Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng có thể bị vạ lây vì hiện có 31 tỷ đô la thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ, theo số liệu năm 2015. - RFI
|
|

15.
Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2016

Tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Hoa Kỳ vừa ra thông báo giải thưởng Nhân Quyền Việt Nam năm 2016 được trao cho những người có thành tích tranh đấu cho nhân quyền trong nước. Ba cá nhân là Luật sư Võ An Đôn, bà Cấn Thị Thêu, và bà Trần Ngọc Anh. Tập thể tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng nhận được giải lần này.

Trong cuộc gặp gỡ truyền thông tại Little Sai Gon thuộc tiểu bang California đại diện của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cho biết năm nay có 22 người được đề cử từ Việt Nam và hải ngoại. Quyết định chọn ba cá nhân gồm LS Võ An Đôn, bà Cấn Thị Thêu và bà Trần Ngọc Anh. Riêng về tập thể được chọn trao giải là tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam.

Tất cả căn cứ trên tiêu chuẩn đóng góp vào cuộc tranh đấu trực tiếp cho nhân quyền Việt Nam.

Luật sư Võ An Đôn một trong những người nhận giải năm nay cho chúng tôi biết cảm tưởng của ông khi nghe tin được chọn, ông nói:

“Khi tôi nghe tin Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải Nhân quyền năm 2016 cho tôi thì tôi rất vui mừng và hãnh diện về giải thưởng này. Giá trị ở đây là thành quả của tôi trong quá trình bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam được ghi nhận, đó là khích lệ tinh thần đối với tôi và những người đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam rất là lớn.”

Bà Trần Ngọc Anh, người dân oan trở thành lãnh đạo cuộc đấu tranh cho người bị mất đất thuộc các tỉnh miền Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều lần bị bắt giữ, bị đánh đập sách nhiễu nhưng bà Anh vẫn kiên trì theo đuổi việc đưa ra ánh sáng những áp bức, bất công của chính quyền đã gây ra cho bà cùng với hàng trăm dân oan khác. Bà Trần Ngọc Anh từng bị đi tù 15 tháng với tội danh “gây rối trật tự công cộng”.

Một người dân oan khác biến thành người cầm đầu dân oan tại miền Bắc Việt Nam là bà Cấn Thị Thêu.

Chính quyền Hà Tây đã nhiểu lần tiến hành việc cưỡng chế đất đai của người dân Dương Nội trong đó có phần đất của gia đình bà. Do bị đối xử bất công bà Cấn Thị Thêu đã cùng với người dân Dương Nội tranh đấu với lực lượng cưỡng chế nhiều lần, kết quả vào năm 2014 bà và chồng bị bắt, giam giữ và kết án 15 tháng tù giam với tội danh chống người thi hành công vụ.

Ngày 10 tháng 6 năm 2016 vừa qua bà tiếp tục bị bắt giữ và kết án 20 tháng tù giam với cáo buộc “gây rối an ninh trật tự”.

Con trai bà Cấn Thị Thêu là anh Trịnh Bá Phương cho chúng tôi biết khi nhận được tin mẹ mình được trao giải của Mạng lưới Nhân Quyền năm 2016:

“Tôi với cương vị là một người con tôi rất vinh dự để được sự yêu mến của ban tổ chức Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Tôi coi đó là một cái động lực, không chỉ là một món quà vô giá đối với mẹ tôi mà nó còn thúc đẩy, động viên an ủi đến tất cả mọi người đang gánh chịu sự bất công của chế độ độc tài cộng sản.”

Vận động bãi bỏ điều 258 Bộ luật hình sự

Giải tập thể năm nay được trao cho Mạng lưới Blogger Việt Nam vì tổ chức này đã đấu tranh vận động quốc tế bãi bỏ điều 258 Bộ luật hình sự. Những hoạt động cụ thể tuyên truyền vận động cho người dân về dân chủ nhân quyền từ khi thành lập vào năm 2013. Mới nhất là hoạt động chống tập đoàn Formosa đã gây ra thảm họa môi trường tại Việt Nam. Chị Trịnh Kim Tiến, một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam cho biết:

“Khi nhận được thông tin được giải thưởng Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, là thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam tôi rất vui và tự hào vể điều đó. Những thành quả, sự cố gắng từng bước đi của Mạng lưới blogger Việt Nam đã được công nhận, yêu mến cũng như là tiếp thêm sức mạnh qua giải thưởng này.”

Trong hoạt động chống lại nhà máy Formosa người blogger chủ chốt của tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm đã bị bắt giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam” Nhận định việc này chị Trịnh Kim Tiến chia sẻ:

“Điều đó tôi cũng đang muốn nói đến. Trong niềm vui nhận được giải thưởng thì Mạng lưới Blogger Việt Nam vẫn luôn nhớ tới người anh em của mình là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Hiện tại chị Quỳnh bị bắt giam theo điều 88. Gia đình và bản thân của chị đang chịu rất nhiều bất công vi phạm luật pháp từ phía nhà cầm quyền. Hiện tại mạng lưới Blogger đã có những chiến dịch kêu gọi, vận động cũng như mong mọi người hưởng ứng tranh đấu cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Hiện nay chị đã bị bắt giam 35 ngày rồi nhưng gia đìh không nhận được tin tức gì. Cơ quan công an cố tình vi phạm luật tố tụng để gia đình không được gặp cũng như không trả lời có luật sư cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.”

LS Võ An Đôn cho biết ông không biết có nhận được kết quả xấu khi nhận giải này hay không khi những luật sư như ông từng nhận giải này đã bị tù đày trước đây, ông cho biết:

“Những người nhận giải Nhân Quyền của Quốc tế trao cho người đấu tranh trong nước thì thường bị chính quyền sách nhiễu rất nhiều. Riêng giới luật sư mà tôi được biết có 3 luật sư Việt Nam trước đây đã nhận giải Nhân Quyền đều bị phạt tù từ 3 đến 5 năm. Đó là luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân và luật sư Lê Quốc Quân những người này đều bị đi tù.

Riêng tôi may mắn tới nay chưa bị tù nhưng không biết tương lại sẽ như thế nào anh ạ.”

Anh Trịnh Bá Phương chia sẻ ý nghĩa của giải thưởng đối với nỗ lực đấu tranh của mẹ anh và những người khác đối với giải thưởng đặc biệt này:

“Thông qua giải Nhân quyền này các vấn đề, vấn nạn nhất tại Việt Nam hiện nay là dân oan về đất đai dân oan về môi trường. Với chúng tôi không phải chỉ mất quyền tư hữu về vật chất mà còn mất luôn quyền tư hữu về tinh thần tức là bị mất đi quyền con người, quyền được sống, quyền được tự do mưu cầu hạnh phúc trên chính mảnh đất của quê hương mình đã bị nhà cầm quyền độc tài cướp đi cả tương lai của chúng tôi.

Tôi rất tin tưởng rằng sau giải Nhân quyền 2016 lần này thì vấn nạn này sẽ được giới quan sát quốc tế cũng như các tổ chức Nhân quyền họ sẽ chú ý hơn về tình trạng Việt Nam hiện nay.”

Được biết buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại thành phố Boston thuộc tiểu bang Masschusetts Hoa kỳ nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 68. - RFA

No comments:

Post a Comment