Monday, September 18, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Hai 18/9

Tin Thế Giới

1.
Trung Quốc sẽ sửa đổi hiến chương Đảng tại Đại hội 19?

Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc dự kiến sẽ sửa đổi hiến chương tại kỳ đại hội Đảng 19 diễn ra vào tháng tới, Reuters dẫn nguồn truyền thông trong nước ngày 18/9 cho biết trong một chỉ dấu cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình muốn hệ tư tưởng chủ đạo của ông được vinh danh trong hiến chương.

Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ gần 5 năm trước, Tập Cận Bình đã nhanh chóng củng cố quyền lực, với những động thái như đứng đầu một nhóm lãnh đạo cải cách kinh tế và tự phong làm tổng tư lệnh quân đội. Mặc dù với tư cách là người đứng đầu Quân ủy Trung ương, Tập Cận Bình đã nắm trong tay quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang.

Bộ Chính trị, một trong những cơ quan quyền lực nhất của đảng, đã đưa ra dự thảo sửa đổi hiến chương, trong đó có “các quan điểm lý luận chính và tư tưởng chiến lược quan trọng”. Dự thảo này sẽ được đưa ra bàn thảo vào kỳ Đại hội Đảng sắp tới, theo Tân Hoa Xã.

Mặc dù Tân Hoa Xã không tường thuật chi tiết về việc này, nhưng một trong những mục tiêu sửa đổi chính có thể là liệu học thuyết mang tên ông Tập Cận Bình có được ghi vào hiến chương, ngang tầm với các lãnh đạo đảng đã lập ra nước Trung Quốc cộng sản, chẳng hạn như Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý luận Đặng Tiểu Bình hay không.

Những người tiền nhiệm gần đây của Tập Cận Bình như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đã từng sửa đổi hiến chương đảng để đưa vào những tư tưởng chủ đạo của họ, nhưng không trực tiếp gắn tên mình vào.

Giang Trạch Dân có “Thuyết ba đại diện”, còn Hồ Cẩm Đào có “Khoa học phát triển quan”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố đẩy học thuyết “Tứ toàn” của Tập Cận Bình lên nhưng chưa rõ hiến chương sửa đổi sẽ đưa tư tưởng nào của ông Tập vào.

“Tứ toàn” nói về việc Trung Quốc phải nỗ lực “toàn diện” để xây dựng một xã hội thịnh vượng và tăng cường cải cách, pháp quyền và kỷ luật đảng.

“Việc sửa đổi hiến chương tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 dựa trên tình hình và nhiệm vụ mới, thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội với đặc trưng Trung Quốc và xây dựng Đảng”, Reuters trích nguồn từ Tân Hoa Xã.

“Sửa đổi cần bao gồm các lý luận quan trọng và các ý tưởng chiến lược được trình bày trong một báo cáo” ngay vào lúc bắt đầu Đại hội Đảng, khai mạc ngày 18/10.

Vẫn theo Tân Hoa Xã, hiến chương sửa đổi phải đại diện cho sự “Hán hóa” mới nhất của chủ nghĩa Marx, khái niệm quản trị mới và “những kinh nghiệm mới trong việc củng cố và tăng cường lãnh đạo Đảng, và trong sự quản lý chặt chẽ của Đảng”.

Dự thảo sửa đổi sẽ được đệ trình vào ngày 11/10 tại phiên họp toàn thể của đảng. Đây là cuộc họp quy mô nhỏ với khoảng 200 lãnh đạo cấp cao nhất để thông qua lần cuối chương trình nghị sự của Đại hội. - VOA
|
|

2.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: chưa cần bắn hạ phi đạn Triều Tiên --- Máy bay Mỹ, đồng liên minh tập trận bằng vũ khí thật trên bán đảo Triều Tiên

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis cho hay Mỹ chưa bắn hạ phi đạn nào của Triều Tiên vì chúng không đề ra mối đe dọa với nước Mỹ hay đồng minh của Mỹ.

Trong một phát biểu với các phóng viên tại Ngũ Giác Đài hôm 18/9, ông Mattis nhấn mạnh nếu các phi đạn của Triều Tiên được xem như là một mối đe dọa, thì Mỹ “sẽ có cách đáp ứng khác.”

Được hỏi về cách đáp trả như thế nào, ông Mattis từ chối cho biết chi tiết.

Trước đây trong tháng, Triều Tiên thử nghiệm cái mà họ gọi là một vũ khí nhiệt hạch, có thể được đặt trên đầu một phi đạn đạn đạo liên lục địa.

Đầu năm nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un loan báo kế hoạch phát triển phi đạn đạn đạo liên lục địa tầm xa có thể bắn tới lục địa Mỹ.

Ngày 18/9, khoảng 12 máy bay chiến đấu Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc vũ trang đạn thật bay trên bán đảo Triều Tiên. Quân đội Mỹ mô tả đây là “một cuộc biểu dương lực lượng” để đáp trả việc Triều Tiên phóng phi đạn mới đây.

Ngũ Giác Đài cho hay các máy bay tập khả năng tấn công bằng cách sử dụng đạn thật tại một căn cứ huấn luyện ở Hàn Quốc. Đội bay của hai quốc gia có sự tham dự của 4 máy bay phản lực chiến đấu F-2 của Nhật Bản để huấn luyện thêm về đội hình tại vùng biển Kyushu của Nhật Bản.

Khi loan báo cuộc tập trận ngày 17/9, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nói quân lực Mỹ “duy trì khả năng đáp ứng với bất cứ mối đe dọa nào tại vùng Ấn-Thái-Á châu ngay khi có báo động.” Máy bay tham gia diễn tập gồm hai máy bay ném bom B-1B, 4 máy bay chiến đấu tiên tiến F-35B Lightning của thủy quân lục chiến Mỹ và 4 máy bay F-15K của Hàn Quốc.

Cuộc tập trận được tiến hành để đáp trả việc Triều Tiên ngày 15/9 phóng một phi đạn tầm trung qua Nhật Bản. Đây là lần phóng phi đạn thứ hai của Triều Tiên trong vòng chưa đầy một tháng. Phi đạn bay 3.700 ki-lô-mét trước khi rớt xuống phía bắc Thái Bình Dương và là phi đạn đạn đạo bay xa nhất của Triều Tiên chưa từng thử nghiệm trước đây. - VOA

***
Gần một chục máy bay chiến đấu của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc trang bị vũ khí thật bay trên bán đảo Triều Tiên trong cuộc tập trận mà quân đội Hoa Kỳ nói là để đáp lại vụ phóng tên lửa mới đây nhất của Triều Tiên.

Ngũ Giác Đài cho biết các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ diễn tập khả năng tấn công bằng các vũ khí thật ở một khu vực huấn luyện tại Hàn Quốc. 4 máy bay tiêm kích F-2 của Nhật Bản cũng tham gia cuộc diễn tập chung với các không quân Mỹ và Hàn Quốc trên vùng biển gần đảo Kyushu của Nhật.

Trong thông báo về cuộc tập trận ngày Chủ nhật 17/9, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết họ "duy trì khả năng phản ứng trước bất kỳ mối đe dọa nào trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ngay khi nhận lệnh." Các máy bay tham gia cuộc diễn tập bao gồm 2 máy bay ném bom B-1B của Hoa Kỳ, 4 máy bay tiêm kích tiên tiến Lightning của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ F-35B và 4 máy bay F-15K của Hàn Quốc.

Cuộc tập trận này nhằm đáp lại việc Triều Tiên hôm thứ Sáu 15/9 đã phóng một tên lửa tầm trung bay ngang qua Nhật Bản. Đó là lần phóng tên lửa thứ hai trong vòng một tháng của Bình Nhưỡng. Tên lửa này đã bay 3.700 km trước khi rơi xuống Bắc Thái Bình Dương và là lần bay xa nhất của tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên.

Đầu tháng này, Triều Tiên đã thử nghiệm điều mà họ mô tả như là một quả bom nhiệt hạch, được chế tạo để gắn vào một tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Vào đầu năm nay, nhà lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố kế hoạch phát triển một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa có thể nhắm mục tiêu đến lục địa Hoa Kỳ.

Mặc dù các viên chức Mỹ nói rằng họ muốn một giải pháp ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột hạt nhân Triều Tiên, nhưng họ nói rằng quân sự cũng là một lựa chọn. - VOA
|
|

3.
Trung Quốc bác yêu cầu của Mỹ về Triều Tiên

Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích yêu cầu của Hoa Kỳ đòi Bắc Kinh tăng áp lực với Triều Tiên để kìm chế chương trình vũ khí của nước này.

Bài báo nói Bắc Kinh “sẽ không bao giờ chấp nhận ‘trách nhiệm’ do Hoa Kỳ áp đặt.

Trung Quốc chiếm khoảng 90% hàng hóa buôn bán giao dịch với Triều Tiên.

Nhân dân nhật báo cũng cho rằng các chế tài không nên can thiệp vào việc buôn bán hợp pháp giữa Triều Tiên và thế giới bên ngoài, hay làm hại đến dân chúng. Chế tài không phải là “một công cụ để bóp nghẹt một chế độ,” tờ báo viết.

Sau đó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói với các phóng viên là “một số bên liên hệ”—ám chỉ Hoa Kỳ và Triều Tiên—“tiếp tục đưa ra những lời đe dọa cả về lời nói lẫn hành động trong đó có những cảnh báo sẽ có hành động quân sự.”

“Những hành vi loại này không giúp giải quyết vấn đề nhưng chỉ làm tình hình phức tạp thêm,” ông nói.

Triều Tiên đã phóng một phi đạn bay ngang Nhật Bản hôm 15/9 để phản đối những chế tài mới khắc nghiệt hơn đối với việc nước này thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 vào ngày 3 tháng 9.

Ngoại trưởng Đức kêu gọi nói chuyện trực tiếp với Triều Tiên trong cuộc đối đầu về chương trình hạt nhân và phi đạn của nước này.

Các giới chức tại Đức bận rộn với cuộc bầu cử ngày 17/9 mong muốn có một giải pháp ngoại giao. Thủ tướng Angela Merkel nêu ra những cuộc thương thuyết đưa đến việc Iran ngưng chương trình hạt nhân như là một mẫu mực có thể áp dụng được.

Bộ trưởng Ngoại giao Sigmar Gabriel nói với nhật báo Bild số ra ngày 18/9 rằng về vấn đề Triều Tiên, “một sự đảm bảo an ninh cần hơn là một quả bom hạt nhân” đồng thời nêu lên tình trạng giảm bớt căng thẳng của Chiến tranh Lạnh như là một ví dụ điển hình. Ông Gabriel nói là cần có những cuộc thương thuyết trực tiếp với Triều Tiên và Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga cần phải tham dự.

Trong khi đó Hàn quốc cho biết quân đội Mỹ đã cho các máy bay ném bom và máy bay phản lực tàng hình bay trên bán dảo Triều Tiên trong một cuộc tập trận chung với các máy bay chiến đấu Hàn quốc.

Hoa Kỳ thường phái các máy bay kỷ thuật cao, hùng hậu để biểu dương lực lượng vào những thời điểm căng thẳng lên cao với Triều Tiên.

Các máy bay tối tân bay trên bán đảo Triều Tiên hôm 18/9, ba ngày sau khi Triều Tiên phóng một phi đạn tầm trung ngang qua Nhật Bản rơi xuống phía bắc Thái Bình Dương bất chấp áp lực quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo đối với quốc gia này.

Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 vào ngày 3/9 và hậu quả là chịu những chế tài mạnh mẽ của Liên hiệp quốc. - VOA
|
|

4.
Cố vấn ông Trump: Mỹ quyết từ bỏ hiệp ước khí hậu Paris

Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Donald Trump ngày 18/9 phát biểu tại Liên hiệp quốc là Hoa Kỳ giữ nguyên lập trường rút khỏi hiệp ước khí hậu Paris mà không thương thuyết lại để có lợi cho Washington, một quyết định khiến cộng đồng thế giới không hài lòng.

Tổng thống Trump vào tháng 6 năm nay loan báo quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước Paris, cho rằng hiệp ước này làm hại cho công nghiệp Mỹ, làm người Mỹ mất việc làm, làm suy yếu chủ quyền quốc gia của nước Mỹ và đặt Hoa Kỳ trong tình trạng thường xuyên mất lợi thế so với các nước khác.

“Chúng tôi xác định rõ ràng lập trường của Tổng thống về hiệp ước Paris,” ông Gary Cohn, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Tòa Bạch Ốc, nói với các phóng viên sau một buổi họp điểm tâm không chính thức với các bộ trưởng của hơn chục quốc gia bên lề hội nghị thường niên các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên hiệp quốc.

Trong một tuyên bố sau cuộc họp, một giới chức Tòa Bạch Ốc nói: “Chúng ta rút khỏi hiệp ước Paris trừ phi chúng ta có thể có những điều khoản thuận lợi hơn cho nước Mỹ. Lập trường này được nêu lên rõ ràng trong buổi họp điểm tâm.”

Cuối tuần qua, các giới chức Mỹ tham dự phiên họp Montreal với sự có mặt của đại diện hơn 30 nước tham gia hiệp ước biến đổi khí hậu. Tờ Wall Street Journal loan tin các giới chức chính quyền Trump cho biết Washington sẽ không rút khỏi hiệp ước mà chỉ đề nghị thương thuyết lại.

Về điều này, ông Cohn nói: “Có một số nhầm lẫn hồi cuối tuần và tôi nghĩ chúng tôi đã tháo gỡ những nhầm lẫn đó.”

Ngoại trưởng Rex Tillerson ngày 17/9 nói Hoa Kỳ có thể lưu lại hiệp ước biến đổi khí hậu Paris theo những điều kiện thỏa đáng.

Ông Cohn, giám sát vấn đề này cho ông Trump, ngày 17/9 từ chối nêu lên chi tiết về những điều khoản thích hợp mà Hoa Kỳ sẽ xem xét để ở lại hiệp ước.

Phải mất 4 năm để một nước rút ra khỏi hiệp ước Paris, do đó Hoa Kỳ vẫn là một thành viên của hiệp ước cho đến sau khi nhiệm kỳ đầu của ông Trump chấm dứt 2 ngày.

Pháp là nước bênh vực mạnh mẽ hiệp ước Paris kể từ khi ông Trump loan báo quyết định rút lui. Pháp tuyên bố vẫn sẽ thúc đẩy việc thi hành hiệp ước dù thế nào đi chăng nữa. - VOA
|
|

5.
Lãnh tụ tối cao Khamenei: ‘Iran sẽ không bị Mỹ bắt nạt về thỏa thuận hạt nhân’ --- Iran dọa đóng cửa biên giới vùng Kurdistan tại Irak

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei nói rằng Iran sẽ không bị Hoa Kỳ "bắt nạt" về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà Iran ký với một nhóm các cường quốc trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từng thường xuyên chỉ trích hiệp ước Iran và sau khi nhậm chức ông đe doạ sẽ hủy hiệp ước này.

Lãnh tụ Khamenei nói trong một bài diễn văn trước các viên chức cảnh sát hôm Chủ nhật 17/9: “Iran kiên quyết và bất cứ hành động sai lầm nào của chế độ chuyên hà hiếp liên quan đến thỏa thuận hạt nhân sẽ phải đối mặt với phản ứng của Iran."

Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm Chủ Nhật đã lên đường sang New York để tham dự Đại hội đồng LHQ, nơi ông dự kiến sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới về thỏa thuận hạt nhân, mà Iran đã ký với với Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Đức sau nhiều cuộc đàm phán.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “Face the Nation” của kênh truyền hình CBS ông tin rằng Iran trên cơ bản tuân thủ thỏa thuận, nhưng lại không hành động theo tinh thần của hiệp ước này, và việc này đã báo hiệu một cách tiếp cận mới trong quan hệ giữa Iran và thế giới.

"Những gì chúng tôi đã chứng kiến là Iran đã tăng cường các hoạt động gây bất ổn ở Yemen, đẩy mạnh hoạt động bất ổn ở Syria, xuất khẩu vũ khí cho phiến quân Hezbollah và các nhóm khủng bố khác.”

Hiệp ước nêu rằng tất cả các bên sẽ không thực hiện các bước nhằm phá hoại thỏa thuận.

Iran đã đưa ra các khiếu nại riêng đối với Hoa Kỳ, nói rằng việc đe dọa sử dụng các biện pháp trừng phạt mới hoặc hủy bỏ thỏa thuận sẽ vi phạm tinh thần của hiệp ước. - VOA

***
Hai ngày sau khi Nghị Viện Kurdistan tại Irak thông báo ý định tổ chức trưng cầu dân ý đòi độc lập với Irak, Teheran ngày hôm qua, 17/09/2017 dọa đóng cửa biên giới, đình chỉ các thỏa thuận về an ninh với vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên này.

Kế hoạch đòi tách rời khỏi Bagdad của vùng tự trị Kurdistan Irak đang gây lo ngại cho các nước trong khu vực và cả cộng đồng quốc tế, từ Hoa Kỳ đến Liên Hiệp Châu Âu và cả Liên Hiệp Quốc.

Riêng Teheran và Ankara thì lo ngại người Kurdistan tại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đòi ly khai. Thông tín viên Siavosh Ghazi cho biết thêm về áp lực của Iran với vùng Kurdistan tự trị tại Irak :

" Qua việc dọa đóng cửa biên giới, Iran đang tăng áp lực với chính quyền vùng tự trị Kurdistan tại Irak. Thư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tối Cao của Iran, ông Ali Shamkhani tuyên bố : « Kurdistan tách rời khỏi Nhà nước Irak sẽ dẫn đến việc Teheran đóng cửa các đồn biên giới với thực thể mới này và Iran sẽ chấm dứt mọi thỏa thuận về an ninh, quân sự với vùng Kurdistan độc lập đó ».

Hiện tại, cộng đồng Kurdistan đang sống tại Iran gồm khoảng 6 triệu dân. Teheran liên tục khẳng định lập trường chống đối việc Kurdistan tại Irak đòi tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế độc lập vào ngày 25/09/2017.

Trong những tuần lễ gần đây, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã thắt chặt quan hệ, chống mọi kế hoạch thành lập một Nhà nước Kurdistan. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nơi có đông cộng đồng người Kurdistan sinh sống.

Trong những năm qua, Teheran và vùng Kurdistan tại Irak đã phát triển quan hệ cả về mặt chính trị, an ninh lẫn kinh tế. Iran gửi vũ khí và điều động binh sĩ đến khu vực này giúp người Kurdistan tại Irak đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Thế nhưng, Teheran từ chối mọi ý đồ của Kurdistan đòi độc lập với Irak, bởi vì theo quan điểm của các lãnh đạo Iran, mọi thay đổi về đường biên giới trong khu vực có nguy cơ dẫn tới xung đột". - RFI
|
|

6.
Hạm đội Trung Quốc sang Nga tập trận chống NATO

Một đội gồm bốn chiến hạm của Trung Quốc đã tập trận ở Biển Nhật Bản, gần Triều Tiên, trước khi hướng đến cảng Vladivostok để diễn tập quân sự trên biển và bộ với Nga. Moscow đã tiến hành cuộc tập trận quân sự lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh ở các khu vực gần biên giới tây bắc của nước này. Cuộc hành quân Zapad 2017 bao gồm các cuộc tập trận chung với Belarus. NATO theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận này và nói rằng có khoảng 100.000 binh sĩ Nga tham gia, không phải là con số 12.700 như Moscow công bố, và có cả việc bắn các tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu hạt nhân. Phóng viên Zlatica Hoke của VOA có thêm chi tiết sau đây.

Nga và Belarus nói rằng các cuộc tập trận dọc theo biên giới phía tây của hai nước - đến tận thành phố Kaliningrad và bên ngoài thành phố St Petersburg – hoàn toàn mang tính phòng vệ.

Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Belarus Vladimir Makarov nói: “Vào ngày 17/9, giai đoạn tập trận mới bắt đầu. Trong giai đoạn mới này, các lực lượng của chúng tôi diễn tập hành quân và các hoạt động quân sự để đẩy lùi những kẻ xâm lược Liên bang Nga và Belarus."

Tuy nhiên, các nhà quan sát quân sự nói rằng các cuộc tập trận bao gồm những cuộc xâm lược giả tưởng của hai quốc gia hư cấu ngầm hiểu là Ba Lan và Lithuania, làm cho các nước này lo lắng. Một nhà phân tích Estonia ghi nhận rằng Nga trước đây đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trước khi xâm chiếm Gruzia và Crimea.

Ông Kalev Stoicescu thuộc Trung Tâm Quốc tế về Quốc phòng và An Ninh:

"Chúng tôi đã chứng kiến những cuộc tập trận được tổ chức cách đây 4 năm và 8 năm, và chúng tôi có thể dễ dàng nhận thấy qua thực tế điều họ đang tập trận, mặc dù tuyên bố chỉ là kịch bản. Tôi không biết họ đang tập trận chống lại nước nào, nhưng chúng ta nhận thấy rằng một điều rõ ràng trong kịch bản và trong các tập trận của họ, đó là chống lại các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan."

Nhưng ông nói thêm, Belarus có nhiều lý do để lo ngại một cuộc xâm lược của Nga hơn các quốc gia thành viên NATO. Ông nói Moscow không quan tâm đến việc kích động các đồng minh phương Tây, nhưng luôn có thể đưa ra một lý do để triển khai các lực lượng ở Belarus.

Ông Kalev Stoicescu nói tiếp:

"Ví dụ họ có thể nói rằng các đồng minh đã triển khai lực lượng của họ đến các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan, vì vậy chúng tôi mới triển khai quân đội của chúng tôi ở Belarus, là đồng minh chúng tôi. Đơn giản vậy thôi, đúng không? Đây chỉ là một phản ứng của Nga, chứ không phải là một hành động xâm lược khác."

Một phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Belarus cho biết số binh sĩ Nga tham gia vào cuộc tập trận chung thấp hơn nhiều so với con số 7.000 binh sĩ của Belraus.

Ông Vladimir Makarov nói:

"Khi bắt đầu cuộc tập trận, tất cả các đơn vị của các lực lượng Nga có mặt vào khoảng 3.000 binh sĩ đã được triển khai trên lãnh thổ Belarus và sau đó không có bổ sung thêm đơn vị nào khác."

Các cuộc tập trận Zapad 2017 kết thúc vào ngày 20/9. Trước đó, Nga dự kiến sẽ tập trận chung trên biển và trên bộ với Trung Quốc ở vùng biển phía đông hôm thứ Hai 18/9. Hai nước đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân vào tháng Bảy tại Biển Baltic của Nga. Mục đích của cuộc tập chung như họ đã tuyên bố là cải thiện an ninh ở các vùng biển trên thế giới, nhưng nhiều người cho rằng đây là một cuộc phô trương quân sự nhằm chống lại khối NATO. - VOA
|
|

7.
Suu Kyi đọc diễn văn 'hòa giải dân tộc'

Nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi có bài diễn văn về cuộc khủng hoảng gia tăng tại bang Rakhine.

Người đoạt giải Nobel Hòa bình bị chỉ trích nặng nề vì sự im lặng trước tình trạng 400.000 người Rohingya chạy trốn bạo lực sang Bangladesh

Bạo lực gần đây nổ ra sau cuộc tấn công có vũ trang bị quy trách nhiệm cho các chiến binh Rohingya nhắm vào đồn cảnh sát ngày 25/8.

Cuộc đàn áp của quân đội tiếp theo sau bị Liên Hiệp Quốc gọi là thanh lọc sắc tộc.

Quân đội nói rằng các chiến dịch của họ ở bang Rakhine nhằm mục đích triệt hạ các chiến binh và bác việc nhắm mục tiêu là dân thường.

Nhưng các nhân chứng từ Rohingya, những người đã chạy sang nước láng giềng Bangladesh, nói ngược lại.

Bà Suu Kyi trước đó tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng đang bị bóp méo bởi "những thông tin sai lệch" và cho biết những căng thẳng đang lan rộng nhờ tin giả.

Bà cũng hủy chuyến đi dự họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, và nói rằng bà có bài diễn văn hôm 19/9 về "hòa giải dân tộc và hoà bình".

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, người đứng đầu Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres, cảnh báo bà Suu Kyi "có cơ hội cuối cùng" để ngăn chiến dịch tấn công quân sự. - BBC
|
|

8.
Macron, Trump lần đầu tiên phát biểu trước Liên Hiệp Quốc

Kỳ họp thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc ngày mai, 19/09/2017. Các lãnh đạo của thế giới sẽ chủ yếu đề cận đến những khủng hoảng lớn hiện nay như hạt nhân Bắc Triều Tiên hay chiến tranh Syria, cũng như vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng có hai nhà lãnh đạo sẽ được đặc biệt chú ý vào ngày mai, đó là tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, lần đầu tiên sẽ phát biểu trên diễn đàn của định chế này.

Đây là diễn đàn quốc tế quan trọng để tân tổng thống Macron trình bày về chính sách đối ngoại của Pháp, khẳng định những khác biệt về quan điểm của Paris so với Washington.

Đặc phái viên đài RFI Valérie Gas, từ trụ sở Liên Hiệp Quốc gửi về bài tường trình :

" Phát biểu tại Liên Hiệp Quốc là phát biểu trước toàn thế giới. Đó là điều Emmanuel Macron sẽ phải làm. Ngày mai, tổng thống Pháp sẽ đọc bài diễn văn đầu tiên trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, để giải thích về ý nghĩa, vai trò của nước Pháp trong một thế giới đa cực. Tổng thống Macron sẽ đề cập đến khái niệm « tài sản chung ».

Nói một cách ngắn gọn, tổng thống Emmanuel Macron sẽ trình bày quan điểm của ông về quan hệ quốc tế. Quan điểm đó sẽ được đem ra so sánh với đường lối của Donald Trump. Nguyên thủ quốc gia Mỹ cũng lần đầu tiên đọc diễn văn trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Cũng như trong thượng đỉnh G7 hồi tháng 5 vừa qua, hay tại G20 vào tháng Bảy năm nay, hai ông Emmanuel Macron và Donald Trump chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của báo giới.

Lãnh đạo hai nước, ngay từ hôm nay, gặp nhau bên lề cuộc họp của Liên Hiệp Quốc. Cuộc họp song phương này là dịp để đôi bên cùng rà soát lại tình hình trước khi phát biểu tại Liên Hiệp Quốc về những hồ sơ lớn như Bắc Triều Tiên, Syria, khủng bố, chống biến đổi khí hậu hay cải tổ Liên Hiệp Quốc.

Trên tất cả những hồ sơ này, tổng thống Emmanuel Macron hy vọng sẽ đẩy được một số quân cờ". - RFI
|
|

9.
Bangladesh: Biểu tình lớn phản đối Miến Điện truy bức người Rohingya

Theo các nguồn tin cảnh sát Bangladesh, khoảng 20.000 người Hồi Giáo cực đoan chuẩn bị tiến về phía sứ quán Miến Điện tại thủ đô Dhaka ngày hôm nay 18/09/2017 để phản đối chính quyền Naypitaw truy bức người Rohingya theo đạo Hồi.

Một quan chức cao cấp Bangladesh được hãng tin Pháp AFP trích dẫn cho biết tình hình tại Dhaka sáng nay rất "căng thẳng". Cảnh sát được huy động đề phòng xảy ra bạo động. Khoảng 20.000 người hưởng ứng lời kêu gọi của một tổ chức Hồi Giáo cực đoan Bangladesh mang tên Hefazat e Islami. Người biểu tình mặc áo trắng, tập hợp trước một đền thờ đạo Hồi ở thủ đô Dhaka, với ý định tiến về phía trước tòa đại sứ Miến Điện và bao vây trụ sở ngoại giao này trong nhiều tiếng đồng hồ. Rốt cuộc, cảnh sát Bangladesh đã ngăn cản được kế hoạch nói trên, chỉ cho phép khoảng một chục người được đến sứ quan Miến Điện để đưa một bức kiến nghị đòi quân đội Miến Điện ngưng truy bức người Rohingya.

Thảm họa nhân đạo của người Rohingya Miến Điện đang làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ tại các nước Hồi Giáo trong khu vực, từ Pakistan đến Indonesia, Malaysia.

Về phía các tổ chức bảo vệ nhân quyền, Human Rights Watch, trong thông cáo ngày 18/09/2017, kêu gọi Liên Hiệp Quốc "ban hành các biện pháp trừng phạt và cấm vận vũ khí" nhắm vào quân đội Miến Điện, cho tới khi nào quốc gia này chấm dứt "cuộc thanh lọc nhắm vào một sắc tộc thiểu số". Nhiều tổ chức bảo vệ người Rohingya tố cáo lực lượng an ninh của Miến Điện và cộng đồng Phật Giáo tại bang Rakhine tàn sát người theo đạo Hồi.

Phật tử Miến Điện phủ nhận các cáo buộc trấn áp người Rohingya

Trong lúc cuộc khủng hoảng tị nạn ở biên giới Bangladesh Miến Điện vẫn đang tiếp tục trầm trọng, hơn 400 000 người Hồi Giáo Rohingya đã bỏ chạy, tránh các cuộc đàn áp của quân đội Miến Điện tại bang Arakan, miền tây nước này. Những ngày qua, cộng đồng quốc tế liên tiếp lên án chính quyền Miến Điện, nhiều chỉ trích nhắm trực tiếp vào bà Aung San Suu Kyi. Tuy nhiên, nhiều người Phật Giáo Miến Điện đã phủ nhận các cáo buộc đàn áp người Rohingya, cho đó là mưu đồ hủy hoại hình ảnh của đất nước họ trên trường quốc tế.

Thông tín viên RFI, Rémy Favre, đã gặp gỡ hai Phật tử tại Rangoon để tìm hiểu chính kiến của họ về vấn đề người Rohingya :

Họ phủ nhận mọi thứ, trước hết là về số lượng hơn 400 000 người tị nạn sang Bangladesh do Liên Hiệp Quốc thống kê và cho rằng : Các tính toán của Liên Hiệp Quốc cường điệu quá mức so với thực tế. Con số này là do người Rohingya cung cấp ». Họ cũng nghi ngờ các vụ bạo lực của quân đội Miến Điện bị người Rohingya tố cáo.

Bất luận câu hỏi thế nào, người Rohingya luôn có cùng câu trả lời rằng người ta giết họ, hãm hiếp họ… chỉ có một câu trả lời cho dù câu hỏi thế nào… người ta mớm cho họ phải trả lời thế nào.

Theo các Phật tử này, các phóng sự của báo chí quốc tế tất cả đều được định hướng. Các nhà báo chỉ quan tâm đến người tị nạn Rohingya nhưng lại lờ đi nhóm khủng bố đã tấn công các đồn cảnh sát Miến Điện.

Khi một phóng viên của đài truyền hình CNN phỏng vấn một phụ nữ nhận là người Rohingya, bà này khóc cùng với đứa con nhỏ. Nhưng thực tế bà ta cố ý làm con khóc.

Người đàn ông này đưa ra bức ảnh có vẻ như là một người phụ nữ Rohingya đang cấu đứa con bà bế trên tay. Cả hai người đàn ông đều kết luận : Người Phật giáo là nạn nhân của một âm mưu trên quy mô thế giới. Thế nhưng hiếm khi họ đưa ra bằng chứng về những gì họ nói và chỉ nhấn vào những trường hợp cá biệt để phủ nhận những sự việc đã được các tổ chức nhân đạo, cơ quan Liên Hiệp Quốc hay báo chí thông báo. - RFI
|
|

10.
Luân Đôn: Hội chợ vũ khí lớn nhất thế giới 2017

Tại trung tâm hội chợ ExCel ở thủ đô Luân Đôn, từ ngày 12 tới ngày 16/09/2017 đã diễn ra hội chợ vũ khí lớn nhất thế giới, với hơn 1600 gian hàng trưng bày của 54 quốc gia. Chỉ trong hai ngày đầu, đã có trên 36.000 khách đến xem và mua hàng. Đa số khách vào đây là từ 2.500 cơ quan ban ngành của chính phủ các nước, và nhân thân từng người đã được kiểm tra kỹ lưỡng từ trước rất lâu. Bên ngoài, thường xuyên túc trực người biểu tình phản đối. Hàng trăm người bị bắt giam. Bộ trưởng quốc phòng Anh trong phiên khai mạc hội chợ đã kỳ vọng nhiều vào ngành công nghiệp vũ khí của Anh sau ngày Brexit.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải cho biết thêm chi tiết.

Thông tín viên Lê Hải : Đây là phiên hội chợ được bảo vệ an ninh có thể nói là chặt chẽ nhất trên thế giới, khi mà ngay cả phóng viên cũng phải đăng ký từ trước rất lâu để ban tổ chức kiểm tra lý lịch tư pháp và xét tên trong danh sách đặc biệt của cơ quan an ninh, trước khi chỉ cấp thẻ ra vào cho tờ báo nào họ nghĩ là cần thiết và có lợi cho hội chợ. Ngay cả khách vào xem cũng vậy, bên cạnh giá vé rất cao cũng phải gửi lý lịch từ trước để kiểm tra.

Vấn đề chủ yếu là bên ngoài các đối tượng khủng bố hay các băng nhóm có thể trộm cướp vũ khí, thì Luân Đôn là nơi tập trung rất nhiều tổ chức ủng hộ hòa bình một cách cực đoan bằng những hành động phá hoại mà một số phiên hội chợ vũ khí đã không thể diễn ra vào phút chót, tốn kém rất lớn cho ban tổ chức. Lần này cũng không phải là ngoại lệ khi hàng trăm người đã kéo đến chặn đường để các công ty không thể đem thiết bị vào lắp đặt gian hàng và giới thiệu các loại vũ khí mới.

Trong suốt một tuần lễ cảnh sát đã bắt giữ trên 100 người như vậy, khi họ xích tay vào với nhau để cản đường. Không chỉ có các nhóm hành động, mà nhiều tổ chức từ thiện ôn hòa cũng rầm rộ lên tiếng phản đối, như là quĩ Oxfam, lên tiếng phản đối việc bán vũ khí tràn lan cho các nước đang khủng hoảng nhân quyền, đưa câu chuyện ra thành nghị trình bàn cãi của quốc hội. Về phía mình, hai bộ trưởng quốc phòng Michael Fallon và thương mại quốc tế Liam Fox dẫn đầu nhóm ủng hộ, và báo chí ghi nhận có cả Việt Nam trong số các quốc gia được mời để lên tiếng ủng hộ, bên cạnh Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Trung Đông.

RFI : Xưa nay nước Mỹ nổi tiếng trong vai trò bán vũ khí, qua sự vụ này thì hóa ra nước Anh cũng bị dư luận chỉ trích rất nhiều về việc kinh doanh bất chấp tình hình nhân quyền và mục đích sử dụng vũ khí, vậy thì dư luận nước Anh chỉ có duy nhất biện pháp biểu tình bạo lực để ngăn cản ?

Thông tín viên Lê Hải : Nói một cách chính xác thì nước Anh không có nhiều cơ sở sản xuất vũ khí nhưng lại là nơi môi giới mua bán vũ khí lợi hại nhất, cho nên người ta mới tập trung vào ngăn cản phiên hội chợ này, để các bên mua và bán không gặp được nhau, không thể tự do xem và thử chơi đùa với vũ khí để bàn thảo điều kiện hợp đồng. Ngoài ra, nước Anh nổi tiếng với các nhóm bảo vệ hòa bình bằng cách chống vũ khí, như một chiến dịch gần đây có tên gọi là CAAT (Campaign Against Arms Trade) còn đưa cả chính phủ Anh ra tòa để ngăn hợp đồng bán vũ khí cho Arab Saudi vì tin rằng số vũ khí đó bị tuồn sang Yemen để sát hại thường dân.

Một số bài xã luận trên báo như phóng viên Owen Jones của tờ Guardian cho rằng nước Anh vấy máu của 10.000 thường dân Yemen chết trong 2 năm qua vì đã sản xuất và bán bom ra nước ngoài qua hợp đồng vũ khí trị giá 3.3 tỷ Bảng. Tờ Guardian chính thức nêu quan điểm coi hợp đồng vũ khí của nước Anh là vô đạo đức, và nói rằng đa số người dân Anh tin rằng bán vũ khí cho Arab Saudi là không thể chấp nhận được. Bán vũ khí ngoài các yếu tố bí mật quốc phòng còn là vấn đề mà các đời chính phủ của Anh không muốn gây ồn ào trên báo chí.

Tờ Independent tổng hợp rằng có hai phần ba số vũ khí của Anh được xuất sang các nước Trung Đông, và hiện nước Anh đứng thứ hai trên thế giới trong danh sách xuất khẩu vũ khí. Và nghiêm trọng hơn, chính phủ Anh giao vũ khí cho 22 nước trong số 30 quốc gia mà chính bản thân mình nêu tên để theo dõi về nhân quyền.

Khủng hoảng nhân đạo ở Miến Điện trong những ngày qua cũng đặt ra câu hỏi về việc chính phủ Anh bán vũ khí và huấn luyện quân sự cho nước này. Nhóm di dân người Kurd thì kéo về phản đối hợp đồng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ vì tin rằng vũ khí đó sẽ được dùng để tấn công đồng hương của họ, ngay chính những người đang chiến đấu chống lại lực lượng Daech ở Syria. Các hợp đồng vũ khí cần được các bộ trưởng trong chính phủ phê duyệt, cho nên sự bực tức của dư luận dồn nén vào quốc hội và sự kiện hội chợ chính là thời điểm để tranh cãi quyết liệt.

RFI : Trước áp lực dư luận phản đối mà chính phủ Anh vẫn kỳ vọng vào ngành công nghiệp và xuất khẩu vũ khí, coi đây là lối thoát cho nền kinh tế Anh sau ngày Brexit, vậy đâu là cơ sở cho lòng tin đó hay chỉ là khẩu hiệu chính trị ?

Thông tín viên Lê Hải : Trước hết phát biểu của bộ trưởng quốc phòng và bộ trưởng ngoại thương Anh không phải là đơn lẻ hay chỉ trong phiên khai mạc hội chợ vũ khí lớn nhất thế giới ở Luân Đôn. Hồi giữa tháng Tám khi hàng chục ngàn người hiếu kỳ đổ về cảng Portmouth để xem chiếc hàng không mẫu hạm trị giá 3 tỷ bảng Anh cặp bến thì bộ trưởng ngoại giao Boris Johnson đã từng tuyên bố sẽ đưa hải quân Anh sang các vùng nóng như biển Đông Việt Nam để bảo đảm trật tự hàng hải quốc tế.

Phát triển quốc phòng cùng với xuất khẩu vũ khí là con đường mà ngay cả lãnh đạo bên phía đối lập Jeremy Corbyn cũng bị những người ủng hộ Công đảng chỉ trích vì không lên tiếng phản đối. Có lẽ trên thế giới chỉ có vài nước như Anh quốc là Bắc Triều Tiên có tùy viên quân sự và thường xuyên gặp gỡ với trên 150 tùy viên quân sự từ các nước khác, trong đó có Việt Nam, tạo điều kiện rất tốt để chính phủ Anh thực hiện mục tiêu quân sự này. Trong phiên khai mạc hội chợ vũ khí DSEI 2017 (Defense and Security Equipment International), nước Anh hứa hẹn sẽ sải cánh bay khắp thế giới, khi mà tranh chấp và xung đột gia tăng trên thế giới khiến nhu cầu hiện đã vượt trần của các nhà cung cấp, đặc biệt là khả năng của Anh quốc trong ngành đóng tàu chiến, máy bay tuần tra trên biển, và máy bay tiêm kích F-35.

Trị giá các hợp đồng vũ khí trong năm ngoái của Anh là 5.6 tỷ Bảng và ngân sách quốc phòng của Anh sẽ tăng lên thành 37 tỷ trong năm tới để mua nhiều loại khí tài hiện đại. Bộ trưởng ngoại thương Anh nói rằng thà bán vũ khí một cách hợp pháp cho các nước để kiểm soát còn hơn là để họ mua trái phép và làm giàu cho các nước xuất khẩu vũ khí một cách bất chính.

Trong danh sách các nước có đến xem hội chợ vũ khí năm nay có tên Việt Nam, nhưng một số ý kiến cho rằng vũ khí của Anh giá quá cao so với súng ống của Israel hay máy bay và tàu ngầm của Ukraina, dù rằng mua vũ khí của Anh đồng thời tạo ra một thay đổi về đồng minh chiến lược trong tranh chấp biển đảo ở Đông Nam Á.

Người dân Luân Đôn đã đòi thị trưởng Sadiq Khan bắt ban tổ chức hội chợ phải trả chi phí huy động cảnh sát bảo vệ trong những ngày qua chứ không được lấy từ tiền thuế của dân cư. - RFI
|
|

Tin Hoa Kỳ

11.
Bộ Tư pháp Mỹ kháng cáo phán quyết ngăn cản sắc lệnh của Trump

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 18/9 tuyên bố sẽ kháng cáo một lệnh của một tòa án ngăn cản sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump muốn tìm cách giới hạn quỹ liên bang cho các thành phố ‘chứa chấp’ di dân không giấy tờ còn được gọi là những ‘thành phố trú ẩn an toàn.’

Trước đây trong năm, Thẩm phán William Orrick III thuộc San Francisco ra phán quyết rằng sắc lệnh của ông Trump dường như vi hiến và đã ngăn không cho sắc lệnh được thực thi.

Sắc lệnh vừa kể được Tổng thống ban hành hồi đầu năm không lâu sau khi nhậm chức chỉ thị cắt giảm ngân quỹ cho những địa phương hay những cơ quan nào không chịu tuân thủ yêu cầu chia sẻ thông tin với giới hữu trách di trú Mỹ.

Các ‘thành phố trú ẩn an toàn’ cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho di dân bất hợp pháp, không truy quét, và thường không dùng ngân quỹ hay các nguồn lực của thành phố để thực thi luật di trú liên bang.

Hàng chục thành phố và các chính quyền địa phương, trong đó có New York, Los Angeles và Chicago tham gia vào phong trào ‘thành phố ẩn náu an toàn.’

Chính quyền Trump lập luận rằng các chính quyền địa phương gây nguy hại cho an toàn công cộng khi từ chối giao nộp những di dân bất hợp pháp bị bắt vì phạm tội để bị trục xuất.

Hạt Santa Clara thuộc tiểu bang California bao gồm thành phố San Jose và một số cộng đồng nhỏ của Thung Lũng Silicon đã khởi kiện sắc lệnh của Tổng thống Trump, nói rằng sắc lệnh vi hiến.

Thành phố San Francisco cũng đệ đơn kiện tương tự.

Các đương đơn nói sắc lệnh của ông Trump có thể có thể ‘ngốn mất’ một cách không đáng một phần lớn nguồn quỹ mà liên bang cấp phát cho các thành phố. - VOA
|
|

12.
Di dân kiện chính quyền Trump

Sáu di dân được đưa sang Mỹ từ nhỏ nay đã trở thành giáo viên, sinh viên cao học, và luật sư ngày 18/9 khởi kiện chính quyền của Tổng thống Donald Trump về quyết định chấm dứt chương trình DACA.

Chương trình DACA khởi sự từ thời Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama bảo vệ khoảng 800 ngàn di dân tới Mỹ từ thơ ấu tạm thời khỏi bị trục xuất và có cơ hội được xin giấy phép làm việc.

Đơn kiện lên tòa án liên bang ở San Francisco nói hành động của chính quyền Trump là vi hiến và có thể gây hậu quả rất lớn.

Hơn chục tiểu bang từ Maine cho tới California cùng hệ thống đại học của tiểu bang California đã kiện quyết định của Trump hủy bỏ DACA.

Nguyên đơn nói quyết định của ông Trump ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống cá nhân và các quyết định thăng tiến sự nghiệp tại Mỹ của các di dân.

Những người đứng đơn kiện hôm nay là những di dân gốc Mexico và Thái Lan.

Theo loan báo của ông Trump, những người đã đăng ký vào chương trình DACA sẽ được ‘an toàn’ cho tới khi giấy phép làm việc 2 năm của họ hết hạn; chính quyền sẽ cấp phép gia hạn cho một số người, nhưng sẽ không chấp nhận những đơn xin mới.

Phát ngôn nhân Bộ Tư pháp, Devin O’Malley, quy trách nhiệm cho chính quyền ông Obama khởi sự chương trình này và cho biết Bộ sẽ bảo vệ quyết định của đương kim Tổng thống Trump. - VOA
|
|

13.
Trump: 'Đã đến lúc LHQ phải cải cách'

Liên Hiệp Quốc không đạt được triển vọng của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong bài phát biểu đầu tiên của ông tại Liên Hiệp Quốc hôm 18/9.

"Hãy tập trung nhiều hơn vào con người, ít hơn vào bộ máy quan liêu," ông phát biểu trong một buổi họp đặc biệt về cải cách tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York.

Ông cũng nói không một quốc gia nào phải chịu phần góp ngân sách quá mức.

Mỹ hiện đóng góp 28,5% cho ngân sách gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, một khoản mà ông Trump coi là không công bằng.

Ông Trump sẽ có bài phát biểu dài hơn khi ông nói trước Đại hội đồng LHQ vào thứ Ba ngày 19/9.

'Lập trường can đảm'

Khi đang là ứng cử viên tổng thống Mỹ, ông Trump đã chỉ trích gay gắt Liên Hợp Quốc, và nói về "sự yếu kém và bất tài thậm tệ" của tổ chức này.

"LHQ đã không đạt được triển vọng của mình do bộ máy quan liêu và quản lý tồi," ông nói hôm thứ Hai 18/9.

Ông khuyến khích các quốc gia thành viên có lập trường can đảm để thay đổi cách làm việc của LHQ thay vì "níu kéo cách làm của quá khứ mà hiện giờ không còn hoạt động tốt".

Ông kêu gọi vị Tổng Thư ký mới của Liên Hiệp Quốc, ông António Guterres, tiến hành cải cách.

Ông Guterres đáp lời nói ông đồng ý với ông Trump rằng những thủ tục hành chính quá mức làm ông mất ngủ hàng đêm.

"Nếu có ai đó tìm cách làm mất uy tín của LHQ, họ cũng không thể nghĩ ra cách làm điều đó hay hơn là áp đặt những luật lệ mà chúng ta tự tạo ra," nhà ngoại giao Bồ Đào Nha nói.

Tổng thống Trump cũng phàn nàn rằng Mỹ "không nhận được kết quả tương xứng với khoản đầu tư của Mỹ (cho Liên Hiệp Quốc)".

Dưới sức ép của chính quyền Trump, LHQ đã cắt giảm ngân sách hơn 500 triệu USD. - BBC
|
|

14.
Emmy Awards 2017 : Tổng thống Trump - "mục tiêu" tấn công

Lễ trao giải Emmy Awards của thế giới phim ảnh truyền hình Mỹ lần thứ 69 diễn ra đêm hôm qua tại Los Angeles. Tổng thống Trump trở thành mục tiêu để các nghệ sĩ Hoa Kỳ chế nhạo. Nam tài tử Alex Baldwin 59 tuổi được trao tặng giải thưởng nam diễn viên hài trong vai phụ xuất sắc nhất nhờ thủ vai chủ nhân Nhà Trắng trong chương trình truyền hình hài hước rất ăn khách, Saturday Night Live.

Saturday Night Live ra về với tổng cộng 4 giải thưởng. Khi nhận giải Baldwin tuyên bố "Kính thưa tổng thống, giải thưởng này là của ông !" Trên khán đài, các nghệ sĩ Mỹ thường xuyên tung ra những lời bình đầy chất hài hước nhắm vào tổng thống Mỹ. Trước khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ, ông Trump từng ngự trị trong thế giới phim ảnh truyền hình, qua các chương trình truyền hình thực tế, nhưng chưa bao giờ nhận được giải thưởng Emmy.

Ngoài ra, ban giám khảo Emmy Awards 2017 đã vinh danh các tác phẩm xoáy vào chủ đề phụ nữ bị bạo hành. Ngôi sao điện ảnh người Úc, Nicole Kidman, được xướng tên trên bảng vàng nhờ loạt phim nhiều tập Big Little Lies, nói về cuộc sống tưởng chừng như mơ của 4 phụ nữ vừa đẹp, vừa giàu, nhưng đằng sau là đầy rẫy những sự che đậy cho hoàn cảnh của người đàn bà bị đánh đập, hành hạ về thể xác. Trong bộ phim nhiều tập này, Kidman vừa là nữ diễn viên chính, vừa là một trong hai nhà sản xuất.

Cũng trên chủ đề phụ nữ bị hành hạ, cưỡng bức, The Handmaid's Tale, có tên tiếng Pháp là La servante écarlate, đã được ban giám khảo vinh danh. Đây là một bộ phim khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh của một nước Mỹ bị đặt dưới gọng kềm của một "chế độ tôn giáo độc tài", phụ nữ bị thui chột đến mất luôn khả năng sinh sản.

Điều đáng nói là loạt phim này được đưa lên màn ảnh nhỏ, dựa trên một tác phẩm cùng tên của Margaret Atwood phát hành cách đây 30 năm. Nhưng kể từ khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng, cuốn tiểu thuyết này phá kỷ lục tại các hiệu sách trên lãnh thổ Hoa Kỳ. - RFI
|
|

Tin Việt Nam

15.
Gia đình, bạn bè ‘phẫn uất’ về bản án mới của Nguyễn Văn Oai

Một tòa án cấp thị xã ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hôm 18/9 kết án cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai 5 năm tù vì tội "chống người thi hành công vụ" và "không chấp hành bản án".

Ông Oai, nhà hoạt động 36 tuổi quê ở Nghệ An, từng phải chịu án tù và quản chế hồi 2013 trong vụ một nhóm thanh niên Công giáo và Tin lành bị kết tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Đầu tháng 8/2015, sau khi thi hành xong một phần bản án đó, ông Oai ra tù và bị cấm đi khỏi nơi cư trú trong 4 năm do vẫn thuộc diện bị quản chế.

Nhưng ông đã không chấp hành phần quản chế của bản án. Nhà chức trách địa phương nói ông Oai đã nhiều lần “vi phạm nghĩa vụ chấp hành án”. Họ cũng cho hay đã 3 lần “xử phạt vi phạm hành chính” nhưng ông “vẫn cố ý không chấp hành, thậm chí chống trả người thi hành công vụ”.

Vì những điều này, ông bị nhà chức trách bắt tạm giam hồi tháng 1 năm nay và mới đây bị đem ra xét xử. Tòa thị xã Hoàng Mai tuyên phạt ông Oai với bản án mới là 5 năm tù, tính từ ngày bị tạm giam là 19/1/2017.

Bên cạnh đó, ông cũng phải chấp hành án phạt quản chế 4 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù nêu trong bản án mới.

Bà Trần Thị Liễu, mẹ nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai, phản ứng về bản án với VOA:

“Bà thấy là bất công lắm. Con tôi có tội gì mô. Con tôi hắn phục vụ cho dân, làm lợi cho dân. Chính quyền hắn tức, hắn phạt thật nặng đứa con của bà để khỏi quấy hắn. Bà thấy bất công hết sức. Oan uổng cho con”.

Bà Liễu cho hay tuy nhà chức trách nói phiên tòa xử ông Oai là “công khai” nhưng họ đã ngăn cản những người thân ruột thịt của ông tham dự, gồm mẹ và vợ ông.

Mẹ của nhà hoạt động nói chính quyền huy động đông đảo công an ngăn chặn người nhà và những người ủng hộ ông Oai tràn vào tòa án, dẫn đến xô xát và bà bị thương nhẹ.

Nhà hoạt động Lê Văn Sơn, người cũng là cựu tù nhân lương tâm trong vụ các thanh niên Công giáo, Tin lành bị bỏ tù, cho biết suy nghĩ:

“Chúng tôi hết sức buồn, phẫn uất với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trước bản án bất công ngày hôm nay [18/9]. 14 anh em Công giáo và Tin lành năm 2011 thì chúng tôi khẳng định chúng tôi là những người vô tội. Chúng tôi đã, đang dấn thân cho một Việt Nam tự do, dân chủ. Vì thế bản án lần trước, chúng tôi không chấp nhận, và bản án quản chế đương nhiên chúng tôi cũng không chấp nhận”.

Cựu tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn nói thêm qua tiếp xúc với nhiều bạn trẻ ở Việt Nam, ông nhận thấy họ khâm phục việc nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai “dấn thân một cách kiên cường” trong nỗ lực đấu tranh vì dân chủ ở Việt Nam.

Ông Sơn cũng bình luận rằng bản ản mới nhất không làm các nhà hoạt động sợ hãi, trái lại, nó cho thấy “nhà cầm quyền sợ giới các nhà hoạt động trẻ Việt Nam nói chung và sợ Nguyễn Văn Oai nói riêng”. - VOA
|
|

16.
Ghế các lãnh đạo hàng đầu Đà Nẵng lung lay do sai phạm

Hai người đứng đầu Đà Nẵng đối mặt các biện pháp kỷ luật sau khi một ủy ban đảng xác định ban lãnh đạo thành phố có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng.

Thông tin kể trên được Ủy ban Kiểm tra Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo hôm 18/9.

Ủy ban nói Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 có những sai phạm lớn trong công tác nhân sự, quản lý đất đai và nhận quà biếu.

Cụ thể, quyết định của Ban Thường vụ về luân chuyển, bổ nhiệm một số cán bộ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của đảng, Ủy ban Kiểm tra cho hay.

Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật trong việc cho doanh nghiệp sử dụng đất công sản, triển khai dự án. Tuy nhiên, Ủy ban Kiểm tra không đi vào chi tiết đó là những khu vực đất đai và các dự án nào.

Ủy ban Kiểm tra nói thêm là trong công tác quản lý đất đai, trật tự đô thị, Thành ủy Đà Nẵng đã “để xảy ra nhiều vi phạm, gây bức xúc trong nhân dân”.

Về việc nhận quà biếu, Ủy ban Kiểm tra chỉ ra rằng Thành ủy thành phố có “khuyết điểm” khi đồng ý nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng sai quy định.

Hồi tháng 2 năm nay, báo chí và dư luận Việt Nam ồn ào việc chính quyền Đà Nẵng nhận 8 ô tô loại sang do một số doanh nghiệp “tặng”. Khi đó ông Nguyễn Xuân Anh, bí thư của thành phố, khẳng định với báo chí rằng “không có tiêu cực” trong việc này.

Nhưng trong thông báo mới đây, Ủy bản Kiểm tra Trung ương khẳng định ông Nguyễn Xuân Anh “thiếu gương mẫu” trong việc nhận và sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng. Ủy ban cũng nói vị bí thư Đà Nẵng còn sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, “gây dư luận xấu trong xã hội”.

Những sai phạm còn lớn hơn của ông Xuân Anh, theo Ủy ban Kiểm tra, là ông phải “chịu trách nhiệm chính” về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020.

Bí thư Đà Nẵng bị cáo buộc “có biểu hiện áp đặt” khi quyết định một số nhân sự, ngoài ra còn “trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền”.

Ủy ban của đảng nói những việc làm của ông Xuân Anh “được cho là đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy”.

Người đứng đầu thành ủy còn bị Ủy ban Kiểm tra xác định là “đã kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định”.

Theo các hồ sơ được công bố, trong vòng gần 6 năm, từ tháng 3/2001 đến tháng 12/2006, ông Xuân Anh đã học và lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ về quản trị kinh doanh ở trường California Southern University, Mỹ.

Một bản tin của báo Tuổi Trẻ cho biết Bộ Giáo dục Việt Nam chưa công nhận bằng của trường đại học kể trên.

Ủy ban Kiểm tra của đảng nói ông Xuân Anh đã “thiếu trung thực” trong vấn đề bằng cấp. Việc làm của ông “vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm”, ủy ban nói thêm.

Một nhân vật khác trong ban lãnh đạo Đà Nẵng là ông Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ, bị Ủy ban Kiểm tra xác định phải cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy.

Thông báo của ủy ban nhấn mạnh những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng, cũng như của hai ông Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ là “nghiêm trọng” đến mức “phải thi hành kỷ luật”.

Nhận định về những diễn biến tới đây, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với VOA từ Hà Nội:

“Tôi nghĩ việc chắc chắn là ông Xuân Anh sẽ thôi giữ chức thành ủy Đà Nẵng và thôi chức chủ tịch Hội đồng Nhân dân của thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra cần phải xem xét xem với những sai lầm như vậy, ông ấy có còn xứng đáng là ủy viên Trung ương Đảng hay không. Đấy là một quyết định mà tôi hy vọng Bộ Chính trị sẽ xem xét và trình ra Hội nghị Trung ương 6 của Ban chấp hành Trung ương trong thời gian sắp tới đây”.

Tiến sĩ Doanh nhận xét thêm thông báo của Ủy ban Kiểm tra về sai phạm của ban lãnh đạo Đà Nẵng và cá nhân bí thư thành ủy là một bước tiến “theo hướng nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” và “xử lý kỷ luật không có vùng cấm”.

Ông Nguyễn Xuân Anh, 41 tuổi, là con trai cả của ông Nguyễn Văn Chi, cựu chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng từ năm 2002 đến 2011.

Ông Xuân Anh đã thăng tiến nhanh từ tháng 4/2014 khi được bầu làm phó bí thư thành ủy Đà Nẵng, và hơn 1 năm sau, tháng 10/2015, trở thành bí thư thành ủy, chức vụ quyền lực nhất trên thực tế tại thành phố được cho là phát triển ngoạn mục nhất ở Việt Nam.

Việc một cán bộ trẻ như ông Xuân Anh phải đối diện các biện pháp kỷ luật dẫn đến một số bàn luận trên mạng xã hội về tác động của sự kiện này đến công tác trẻ hóa cán bộ ở Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đưa ra ý kiến:

“Trường hợp của ông Nguyễn Xuân Anh là vấn đề cá nhân của ông ấy. Không nên có nhận định khái quát là những người cán bộ trẻ đều dễ mắc kỷ luật và sai phạm, và chủ trương trẻ hóa giới lãnh đạo và cán bộ kế cận là không thích hợp hay cần phải xem xét lại”.

Ông Xuân Anh từng truyền cảm hứng cho giới trẻ Đà Nẵng cần phấn đấu và “mơ” đến việc nắm những chức vụ quan trọng trong chính quyền. Báo chí từng trích dẫn phát biểu của ông nói rằng: “Các bạn cũng phải mơ ước một ngày nào đó sẽ làm bí thư, chủ tịch, phó bí thư… chứ không thể cam chịu làm đoàn viên mãi được. Đó là trong tầm tay các bạn. Nếu cố gắng thì cơ hội sẽ đến với mình. Lãnh đạo thành phố không hẹp hòi gì với các bạn để tạo cơ hội”.

Tuy nhiên, kết luận vừa rồi của Ủy ban Kiểm tra cho thấy một hình ảnh khác về ông bí thư: vụ lợi cá nhân, không trung thực, hành động quá thẩm quyền, và áp đặt trong công tác nhân sự. - VOA
|
|

17.
Việt Nam trục xuất quan chức Triều Tiên trong ‘danh sách đen’ LHQ

Việt Nam trục xuất một quan chức Triều Tiên nằm trong danh sách trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Các hãng thông tấn Hàn Quốc trích nguồn tin ngoại giao cho biết hôm 18/9.

Theo Yonhap, Việt Nam đã yêu cầu ông Kim Dong-ho, trưởng chi nhánh Ngân hàng Thương mại Tanchon của Triều Tiên, phải rời khỏi Việt Nam và ông này đã trở về nước vào giữa tháng Bảy.

Ông Kim là một trong 14 người Triều Tiên trong danh sách các cá nhân bị cấm du hành và bị đóng băng tài sản theo Nghị quyết 2356 của Liên Hiệp Quốc, được thông qua vào ngày 2/6 sau các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Ngân hàng Tanchon cũng bị Hội đồng Bảo an liệt vào danh sách đen vào tháng 4 năm 2009 với tư cách là một thực thể tham gia vào các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng, kinh doanh vũ khí trái phép và rửa tiền.

Tháng 4 năm ngoái, Phó đại diện của chi nhánh ngân hàng này, ông Choe Song-il, cũng phải rời khỏi Việt Nam theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam sau khi ông Choe bị đưa vào danh sách đen theo Nghị quyết 2270. Nghị quyết này được thông qua vào tháng 3 cũng vì các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Trong báo cáo với Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm ngoái, chính quyền Hà Nội nói, Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành viên đã tuân thủ hoàn toàn nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Tính đến cuối tháng 7, có tổng cộng 28 quan chức Triều Tiên đã bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam, theo UPI.

Nguồn tin ngoại giao tiết lộ thêm với Yonhap rằng vì mối quan hệ mật thiết giữa hai nước, Hà Nội đã trục xuất các quan chức Triều Tiên theo hình thức “ra đi tự nguyện”. - VOA
|
|

18.
Đảng kỷ luật nhiều sếp của Tập đoàn Hóa chất VN

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản kết luận có những vi phạm "nghiêm trọng" suốt từ 2005 đến 2015.

Thông báo ngày 18/9 của cơ quan kỷ luật Đảng Cộng sản nêu tên cả Chủ tịch hiện nay và hai cựu chủ tịch HĐQT, cùng một cựu tổng giám đốc.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty, bị nặng nhất khi bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng.

Ông Tuấn đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 01 tháng 02 năm 2012.

Hai người bị kỷ luật cảnh cáo là ông Đỗ Quang Chiêu, nguyên Bí thư Đảng ủy, Sáu nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty và ông Đỗ Duy Phi, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Đương kim Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Anh Dũng còn chờ hình thức kỷ luật của Ban Bí thư.

Trước đó, ngày 31/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tuyên bố Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 đã "gây hậu quả rất nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước".

Thông cáo khi đó nói dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình liên tục thua lỗ với số tiền trên 2.500 tỷ đồng.

Nhiều dự án Tập đoàn đầu tư cũng không hiệu quả, trong đó có 4/5 dự án lỗ lũy kế trên 4.200 tỷ đồng. - BBC
|
|

19.
PVN bác bỏ tin giá xuất dầu thô cho Trung Quốc rẻ

Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) vào ngày 18 tháng 9 lên tiếng sau khi có tin việc bán dầu thô của Việt Nam cho Trung Quốc khiến ngân sách thất thu hơn 340 tỷ. PVN nói rằng giá trung bình xuất khẩu dầu thô cho Trung Quốc cao hơn giá trung bình dầu thô Việt Nam xuất khẩu cho các nước.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN cho biết trong 8 tháng đầu năm 2017, giá xuất khẩu dầu thô cho Trung Quốc là 412 USD/tấn trong khi giá xuất khẩu trung bình cho cả giai đoạn 8 tháng năm 2017 chỉ có 402,41 USD/tấn.

PVN cũng giải thích rằng dầu thô Việt Nam bán cho Trung Quốc có một phần là khách hàng trực tiếp mua, một phần do các công ty quốc tế khác mua của Việt Nam rồi bán lại cho Trung Quốc.

Khách hàng dầu thô Trung Quốc lớn nhất trong năm nay là công ty Dầu Unipec, đã nhập 1,78 triệu tấn, chiếm 35% tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam.

Tập đoàn dầu khí cũng nói rõ là trong 8 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã khai thác 10,49 triệu tấn dầu và đã bán 8,81 triệu tấn trong đó hơn phân nửa là bán cho khách nước ngoài.

Báo Dân Trí vào cuối tuần qua đăng bài nói rằng trong 8 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã “mất trắng” hơn 340 tỷ vì bán dầu thô cho Trung Quốc với giá rẻ. Bài báo đã dẫn nguồn tin từ Tổng cục Hải quan cho thấy giá xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ có 400 USD/tấn, chứ không phải 412 USD như PVN nói. Hiện Dân Trí đã cho gỡ bài báo này xuống.

Theo phân tích của báo Dân Trí, giá dầu thô mà Trung Quốc mua từ các thị trường khác nhau đều rẻ hơn so với giá trung bình của thế giới bởi nước này có chính sách trả tiền mặt hoặc thực hiện trao đổi viện trợ kỹ thuật, hạ tầng lấy dầu thô theo chiến lược Vành Đai Con Đường hay Con Đường Tơ Lụa mà Trung Quốc đưa ra.

Năm 2009, Trung Quốc cũng đưa ra chính sách tích trữ dầu thô và đưa vào hoạt động các kho trữ dầu mỏ ở nhiều nơi. - RFA

Link:
http://bit.ly/2kWPNo9




No comments:

Post a Comment