Monday, June 27, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Hai 27/6

Tin Thế Giới

1.
Brexit vẫn gây bất ổn thị trường chứng khoán toàn cầu --- Nhật Bản ứng phó với 'cơn sóng thần Brexit' --- Brexit lan tỏa chấn động sang cuộc đua tổng thống ở Mỹ

Kết quả trưng cầu dân ý ở Anh vẫn tiếp tục gây xáo trộn trên các thị trường chứng khoán toàn cầu, khiến giá cổ phiếu giảm ở cả Hoa Kỳ và Châu Âu.

Tại New York, chỉ số Dow và S&P 500 giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sớm hôm nay. Trong khi đó, chỉ số FTSE ở London giảm 2%.

Hiện có các lo ngại rằng việc người dân Anh quyết định rời EU sẽ gây tác động xấu tới nền kinh tế của nước này, và điều đó càng khiến giá trị đồng Bảng Anh giảm sút.

Trên các thị trường thế giới, lo ngại rằng sự sút giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ làm giảm nhu cầu về năng lượng đã khiến giá dầu thô giảm thêm nữa.

Trong nỗ lực trấn an các nhà đầu tư Anh cũng như thị trường toàn cầu, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne nói rằng nền kinh tế Anh hiện “mạnh nhất có thể để đương đầu với thách thức mà đất nước đang đối mặt”.

Trước đó, tại châu Á, thị trường chứng khoán Nhật Bản hồi phục hôm nay, nhờ lời trấn an của thủ tướng nước này, trong khi các thị trường mới nổi ở châu Á vẫn chịu áp lực trước tình trạng bất ổn sau kết quả trưng cầu dân ý, theo đó Anh sẽ rời Liên hiệp Châu Âu.

Chỉ số Nikkei ở Tokyo hôm nay tăng 357 điểm lúc đóng cửa, tức tăng khoảng 2,4%, sau khi sụt giảm gần 8% thứ Sáu tuần trước.

Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu: “Tôi đã yêu cầu Ngân hàng Nhật Bản hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng trung ương của khối các quốc gia phát triển G7 để có các bước đi cần thiết nhằm ổn định nền kinh tế và các thị trường tài chính”.

Ông Abe cũng nói thêm rằng ông đã chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính Taro Aso “theo dõi chặt chẽ các thị trường tiền tệ cùng với Ngân hàng Nhật Bản”.

Hiện có đồn đoán rằng Nhật Bản sẽ phá vỡ cam kết với các đối tác G7 về việc không can thiệp vào thị trường tiền tệ, sau khi đồng Yen tăng mạnh so với đồng đôla, vì kết quả trưng cầu dân ý ở Anh.

Đồng Yen hiện tăng hơn 15% so với đồng đôla kể từ đầu năm nay, và xu thế này đang gây thách thức cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Nhật Bản mà hiện đang gặp khó khăn, vì nó khiến các sản phẩm làm ra tại Nhật đắt đỏ hơn.

Các quan chức chính phủ Nhật và các giám đốc điều hành doanh nghiệp hôm nay đã họp bàn để chia sẻ quan ngại của họ về tác động kinh tế từ cuộc trưng cầu dân ý chưa có tiền lệ.

Các nhà đầu tư trên khắp thế giới hiện lo ngại rằng bước đi của Anh có thể dẫn tới sự sụp đổ của Liên hiệp Châu Âu, và điều đó lại càng khiến đồng euro chịu áp lực giảm giá trên thị trường tiền tệ. - VOA

***
Thị trường chứng khoán Nhật Bản hồi phục hôm nay, nhờ lời trấn an của thủ tướng nước này, trong khi các thị trường mới nổi ở Châu Á vẫn chịu áp lực trước tình trạng bất ổn sau kết quả trưng cầu dân ý, theo đó Anh sẽ rời Liên hiệp Châu Âu.

Chỉ số Nikkei ở Tokyo hôm nay tăng 357 điểm lúc đóng cửa, tức tăng khoảng 2,4%, sau khi sụt giảm gần 8% thứ Sáu tuần trước.

Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu: “Tôi đã yêu cầu Ngân hàng Nhật Bản hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng trung ương của khối các quốc gia phát triển G7 để có các bước đi cần thiết nhằm ổn định nền kinh tế và các thị trường tài chính”.

Ông Abe cũng nói thêm rằng ông đã chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính Taro Aso “theo dõi chặt chẽ các thị trường tiền tệ cùng với Ngân hàng Nhật Bản”.

Hiện có đồn đoán rằng Nhật Bản sẽ phá vỡ cam kết với các đối tác G7 về việc không can thiệp vào thị trường tiền tệ, sau khi đồng Yen tăng mạnh so với đồng đôla, vì kết quả trưng cầu dân ý ở Anh.

Đồng Yen hiện tăng hơn 15% so với đồng đôla kể từ đầu năm nay, và xu thế này đang gây thách thức cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Nhật Bản mà hiện đang gặp khó khăn, vì nó khiến các sản phẩm làm ra tại Nhật đắt đỏ hơn.

Các quan chức chính phủ Nhật và các giám đốc điều hành doanh nghiệp hôm nay đã họp bàn để chia sẻ quan ngại của họ về tác động kinh tế từ cuộc trưng cầu dân ý chưa có tiền lệ.

Trong nỗ lực trấn an các nhà đầu tư Anh cũng như thị trường toàn cầu, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne đã lần đầu tiên phát biểu, và tuyên bố rằng chính phủ nước ông đã chuẩn bị sẵn cho kết quả “rời” EU.

Ông Osborne nói rằng nền kinh tế Anh hiện “mạnh nhất có thể để đương đầu với thách thức mà đất nước đang đối mặt”.

Các nhà đầu tư trên khắp thế giới hiện lo ngại rằng bước đi của Anh có thể dẫn tới sự sụp đổ của Liên hiệp Châu Âu, và điều đó lại càng khiến đồng euro chịu áp lực giảm giá trên thị trường tiền tệ. - VOA

***
Quyết định của Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu đang lan tỏa chấn động tới cuộc đua tổng thống ở Mỹ. Ứng cử viên sắp trở thành người được Đảng Cộng hòa đề cử tổng thống Donald Trump coi hành động của Anh như một sự khẳng định những thông điệp cốt lõi của chiến dịch tranh cử của ông ta, trong khi ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton xem sự kiện này là một bằng chứng nữa cho thấy ông Trump không thích hợp trở thành tổng thống.

Chiến thắng bất ngờ của phe ủng hộ Anh rời khỏi EU (Brexit) đã khiến chính quyền Obama vất vả tỏ ra bình thản trước một kết cục mà họ không muốn.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu ở Rome hôm Chủ nhật: "Một đất nước đã đưa ra quyết định. Rõ ràng, đó là một quyết định mà Mỹ đã hy vọng là sẽ theo hướng kia. Nhưng nó đã không diễn ra như vậy. Và vì thế chúng tôi bắt đầu với sự tôn trọng căn bản đối với cử tri."

Nhưng ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump dường như hoan nghênh kết cục này. Một ngày sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit, ông ta phát biểu tại sân golf mang tên mình ở Scotland.

"Người ta muốn giành lại đất nước của họ. Họ muốn có độc lập, theo một nghĩa nào đó... Tôi thực sự thấy có sự tương đồng giữa điều đang diễn ra ở Mỹ và điều đang diễn ra ở đây. Người ta muốn nhìn thấy biên giới."

Ban vận động tranh cử của ứng cử viên sắp được Đảng Dân chủ đề cử tổng thống Hillary Clinton đả kích tuyên bố của ông Trump rằng biến động tiền tệ ở Anh có thể làm lợi cho hoạt động kinh doanh của ông ta ở Scotland.

Quảng cáo mới của bà Clinton nói: "Mỗi một tổng thống đều bị thử thách bởi những sự kiện thế giới. Nhưng Donald Trump nghĩ về chuyện sân golf của ông ta hưởng lợi ra sao từ những sự kiện này. Trong một thế giới đầy biến động, điều cuối cùng chúng ta cần là một tổng thống không ổn định."

Nhưng nếu cuộc bỏ phiếu Brexit cho thấy rõ sự bất mãn của công chúng ở bờ bên kia của Đại Tây Dương, phe Cộng hòa nói rằng thái độ tương tự cũng đang hiện hữu ở bờ bên này.

"Những gì bạn nhìn thấy ở Anh, ít nhất là từ những gì tôi đọc thấy, là người dân đã chán ngán chuyện bị những quan chức không được dân cử ở Brussels ra lệnh," nhà lãnh đạo Khối Đa số Thượng viện Hoa Kỳ Mitch McConnell, một nghị sĩ Đảng Cộng hòa từ bang Kentucky, phát biểu trên chương trình This Week của đài ABC. "Và tất nhiên tình trạng đó có rất nhiều ở đất nước này. Rất nhiều những quan chức của tổng thống mở rộng những quy định theo cách làm chậm nền kinh tế của chúng ta và làm cho tăng trưởng khó đạt được."

Một cuộc khảo sát ý kiến mới cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump 12 điểm, nhưng hầu hết cử tri muốn có một hướng đi mới cho nước Mỹ. Phe Dân chủ khẳng định cử tri không bị sự bất an và bất mãn làm mờ mắt.

Tom Perez, Bộ trưởng Lao động và là một đồng minh của bà Clinton đồng minh, nói trên chương trình This Week: "Những khác biệt giữa Ngoại trưởng Clinton và Donald Trump về tính khí, về sự suy xét, về những giá trị là không thể rạch ròi hơn. Và những khác biệt đó một lần nữa hiển hiện suốt hai tuần qua."

Một cơn chấn động xuyên Đại Tây Dương làm rung chuyển sự phục hồi kinh tế yếu ớt của Mỹ có thể là điều khó có thể tiên đoán được tác động của nó trong cuộc bầu cử. Chính quyền Obama nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm thiểu tối đa những gián đoạn bắt nguồn từ Brexit. - VOA
|
|

2.
Biển Đông: Trung Quốc dọa kéo tàu quân sự Philippines ra khỏi bãi Cỏ Mây

Nhân dân Nhật báo Trung Quốc ngày 27/06/2016 nhận định: quân đội nước này « hoàn toàn có khả năng kéo tàu quân sự của Philippines ra khỏi vùng có tranh chấp ở Biển Đông (...) nhưng vì sự ổn định chung Trung Quốc sẽ kiên nhẫn và giữ thái độ kềm chế ». Tuy vậy, sự kiên nhẫn của Bắc Kinh cũng có giới hạn.
 
Trích lại tin từ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, báo South China Morning Post, ấn bản tại Hồng Kông, nhắc lại: từ năm 1999 Philippines đã cố tình cho mắc cạn chiếc tàu rỉ sét BRP Sierra Madre trên bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Và Manila coi đây là một "căn cứ quân sự" của Philippines trong vùng. Hơn một chục nhân viên được điều tới hoạt động một cách thường trực trên tàu.

Bắc Kinh đã có những lời lẽ đe dọa như trên trong bối cảnh Tòa Án Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế La Haye chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông.

Báo Nhân Dân Trung Quốc nhấn mạnh là nước này "quyết tâm và thừa sức bảo vệ từng tấc đất" thuộc chủ quyền lãnh thổ và Bắc Kinh sẽ không chấp nhận phán quyết của Tòa Án La Haye.

Đây là một chiếc tàu chở dầu cũ của Mỹ, Philippines đã mua lại. Năm 2015 Hải quân nước này đã vượt qua vòng kiểm soát của tàu tuần duyên Trung Quốc, chuyển vật liệu để trùng tu chiếc tàu. - RFI
|
|

3.
Máy bay Singapore Airlines bốc cháy trên đường băng

Một chiếc máy bay của Singapore đã bốc cháy sớm nay, sau khi buộc phải quay trở lại phi trường khi đang bay tới Milan vì gặp trục trặc về động cơ.

Động cơ bên phải của chiếc Boeing 777 của Singapore Airlines đã bốc cháy sau khi chiếc máy bay này hạ cánh xuống sân bay Changi.

Hãng máy bay thuộc nhóm an toàn nhất thế giới này cho biết các lực lượng cứu hỏa đã dập tắt lửa.

Tin cho hay, không ai trong số 222 hành khách và 19 thành viên phi hành đoàn bị thương.

Chuyến bay mang số hiệu SQ368 xuất phát tới Milan, Ý, khoảng 2 giờ sáng.

Nhưng chỉ sau hai giờ bay, phi công thông báo động cơ máy bay gặp trục trặc, và buộc phải quay lại Singapore.

Các hình ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy, cánh phải của chiếc máy bay hoạt động 10 năm qua bốc cháy ngay trên đường băng, trong khi lực lượng cứu hỏa gâp rút tới dập lửa.

Singapore Airlines được coi là một trong những hãng hàng đầu thế giới, và được coi là chuẩn mực trong ngành hàng không.

Hãng này chưa gặp phải sự cố lớn nào trong những năm gần đây. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

4.
Thị trưởng Mỹ theo đạo Hồi kêu gọi lòng khoan dung

Anh Mohamed Khairullah mô tả bản thân là một thị trưởng Mỹ ngẫu nhiên theo đạo Hồi. Là thị trưởng 3 nhiệm kỳ của thành phố Prospect Park, bang New Jersey, Khairullah nói thị trấn 6 ngàn cư dân này là một ví dụ cho thấy yếu tố sắc tộc và tín ngưỡng không chi phối quyết định lựa chọn một lãnh đạo cộng đồng.

Khi cậu bé Mohamed Khairullah 16 tuổi, người gốc Syria, tới định cư tại thị trấn nhỏ bé ở bang New Jersey này vào năm 1991, cậu không dám mường tượng rằng một ngày nào đó mình sẽ trở thành thị trưởng nơi đây.

Nhưng một ngày nọ, cậu chợt nhìn thấy một điều gợi ra tương lai của mình.

Khairullah chia sẻ: “Tôi nhớ trên đường đi bộ tới trường tôi nhìn thấy một tấm bảng chính trị có tên một người gốc Ả Rập. Tôi nhủ thầm: ‘Hay thật.’ Điều đó đã ươm một hạt mầm trong đầu óc của tôi.”

Năm 2001, một năm sau khi nhập quốc tịch Mỹ, Khairalluh ra vận động một vị trí dân cử. Khairullah cho biết tín ngưỡng Hồi giáo trong anh không là một vấn đề lớn đối với các cử tri.

Khairullah nói: “Bất chấp những khác biệt, chúng ta không tấn công nhau dựa trên tôn giáo hay sắc tộc. Sắc tộc là của chúng ta, của gia đình dòng tộc sinh ra chúng ta. Và tôn giáo của chúng ta là nơi thờ tự, tôn giáo thuộc về nơi ấy.”

Khairullah nói, tôn giáo đối với anh, có vai trò cung cấp nền tảng đạo đức: “Tôi không áp đặt tôn giáo của mình trong công tác vận hành thị trấn này, nhưng tôn giáo của tôi áp đặt lên tôi những giá trị đạo đức để tôi hoạt động.”

Cũng giống như những nơi khác tại Mỹ, hiện giờ là mùa bầu cử ở Prospect Park. Khairullah không ra tái tranh cử, nhưng 2 trong số 6 người nắm ghế ở hội đồng thành phố đang ra tranh cử.

Ngoài công tác vận động, hầu hết thời gian của Khairullah được dành để trao đổi với cư dân thành phố qua điện thoại hoặc giao tiếp với cộng đồng qua mạng xã hội.

Bên cạnh những trách nhiệm công tác hằng ngày, Khairullah không bỏ quên quá khứ của mình. Anh đã nhiều lần trở lại quê hương Syria bị chiến tranh tàn phá trong các chuyến cứu trợ nhân đạo, cung cấp thực phẩm và đồ tiếp tế cho những người cơ nhỡ.

Thị trưởng Khairullah nói: “Bất chấp những hiểm nguy, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ những người dân bị cộng đồng quốc tế và thế giới bỏ rơi và điều đó là một thách thức đối với chính phủ độc tài và những người ủng hộ chế độ độc tài.”

Những người biết Khairullah, một cựu giáo viên, mô tả anh là một người đàn ông hướng về gia đình.

Anh Intashan Chowdhury, từng là học trò của Khairullah, cho biết: “Đây là một cộng đồng hướng về gia đình, chúng tôi cần những người hướng về gia đình như Thị trưởng Khairullah.”

Một học trò khác của Khairullah tên là Priscilla Nunez, chia sẻ cảm nghĩ: “Tôi phải nói là anh ấy rất ôn hòa, nhắc nhớ tôi đến thân phụ của mình. Anh ta luôn nói chuyện với chúng tôi với một sự tôn trọng.”

Mục tiêu Khairullah đề ra cho 3 đứa con của mình là chúng phải trở thành những nhân tố tích cực cho thế giới. Thông điệp anh gửi tới con cái và những người có chí hướng muốn lãnh đạo chính là tinh thần nhân ái quan trọng hơn nhiều so với sắc tộc hay tín ngưỡng. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

5.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc thăm Việt Nam

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì thăm Việt Nam hôm 27/6 theo lịch đã có từ trước nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước vào lúc mối quan hệ này đang bị căng thẳng  bởi những tranh chấp ở Biển Đông.

Trong chuyến thăm, ông Dương cùng Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh làm đồng chủ tọa Ban chỉ đạo về hợp tác song phương Việt-Trung có mục tiêu tăng cường quan hệ và giải quyết tranh chấp.

Phát biểu sau khi đón ông Dương, ông Phạm Bình Minh nói: “Chúng tôi vui mừng nhận thấy quan hệ hai nước trong thời gian qua tiếp tục phát triển tích cực, cho dù có một số vấn đề còn tồn tại cần giải quyết”.

Chuyến thăm của ông Dương, người có cấp bậc cao hơn bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, diễn ra vào lúc Trung Quốc ráo riết vận động để các nước khác xem nhẹ một phán quyết sắp được một tòa quốc tế đưa ra có thể làm suy yếu lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông.

Các chuyên gia cho rằng ông Dương có phần chắc sẽ không tìm cách giành lấy sự thông cảm từ Việt Nam, vốn là nước có vấn đề về lòng tin đối với Trung Quốc. Gần đây, Việt Nam cũng trở nên gần gũi hơn với Philippines.

Ông Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ, nói ông Dương có thể cố gắng vận động các nhà lãnh đạo Việt Nam song Việt Nam sẽ không thay đổi sự phản đối của mình đối với việc Trung Quốc đòi chủ quyền về hầu hết Biển Đông.

Ông Hà Hoàng Hợp, một nhà học thuật làm cố vấn cho chính phủ, nói không có “nghị trình bí mật” trong chuyến thăm của ông Dương và sẽ không có thỏa hiệp nào về Biển Đông.

Mặc dù Việt Nam không tham gia cùng Philippines trong việc khiếu nại về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại tòa trọng tài ở La Haye, song Việt Nam sẽ có lợi nếu tòa ra phán quyết tích cực cho Philippines. Hà Nội đã đồng thanh cùng Manila trong các lời phản đối về việc Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo và những cơ sở quân sự tại những nơi đó. Việt Nam cũng phản đối các hành vi của lực lượng tuần duyên Trung Quốc và những vụ mà Việt Nam cho là Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Theo dự liệu, phán quyết của tòa La Haye sẽ được đưa ra trong vài tuần tới. Nhiều người đang lo ngại về những phản ứng của Trung Quốc trong trường hợp phán quyết bất lợi cho nước này. - VOA
|
|

6.
Luật hình sự mới của VN 'nhiều sai sót'

Việc giới chức phải tìm phương án nhằm tạm ngưng hiệu lực Bộ luật Hình sự cho thấy một "cuộc khủng hoảng về lập pháp và tư pháp" ở Việt Nam, một luật sư từ Hà Nội nói với BBC Tiếng Việt.

Báo Tuổi Trẻ ngày 27/6 nói: "Cơ quan chức năng đã phát hiện bộ luật này có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi, bổ sung."

Điều này khiến việc đưa Bộ luật Hình sự vào thực thi từ 1/7 tới đây là bất khả thi.

Ngày 1/7 cũng là thời điểm có một số bộ luật khác liên quan tới ngành tư pháp có hiệu lực.

"Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự có vấn đề. Hai bộ luật này có liên quan đến nhau, nhiều điều khoản mâu thuẫn nhau, và gây hậu quả không tốt tới dân chúng và các nhà kinh doanh nếu đem ra thực hiện," luật sư Trần Vũ Hải nói.

Sáng hôm 27/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phiên họp bất thường, khẩn cấp nhằm tìm giải pháp tình thế, theo đó cơ quan này muốn đề xuất giải pháp lùi hiệu lực của Bộ luật Hình sự và cả hai văn bản luật liên quan; Trong thời gian tạm hoãn, Quốc hội sẽ điều chỉnh sửa đổi các nội dung có sai sót trong các văn bản này.

Bộ luật Hình sự, vốn được thông qua với tỷ lệ nhất trí cao trong Quốc hội, đạt 84% đại biểu có mặt, được xác định có tới 95 nội dung, điều khoản sai sót, trùng lặp hoặc mắc lỗi kỹ thuật.

Mức độ sai sót nhiều như vậy là điều gây ngạc nhiên, khi mà các cơ quan dự thảo luật của Việt Nam luôn rất thận trọng thậm chí tới mức dè dặt trong việc soạn thảo, và các điều khoản dự thảo cũng được cân nhắc rất kỹ khi đưa ra Quốc hội thảo luận nếu đó là các chủ đề nhạy cảm.

Chẳng hạn như dự thảo Luật về Hội, cũng do Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, "được nâng lên, đặt xuống khá nhiều lần" trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận, đại biểu Dương Trung Quốc nói với BBC Tiếng Việt trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Chín 2015.

Kể cả đã được chuẩn bị kỹ càng như vậy, nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi đó vẫn xác định 'nên tạm lùi để chuẩn bị kỹ hơn' và cho đến nay văn bản này vẫn nằm ở mức dự thảo.

Tính pháp lý của quá trình điều chỉnh

Quốc hội khóa 13, là khóa thông qua Bộ luật Hình sự 2015 mắc nhiều sai sót, đã mãn nhiệm và Quốc hội khóa mới sẽ phải đảm nhận trách nhiệm "sửa sai".

Cuộc "khủng hoảng về lập pháp và tư pháp" này, theo lời luật sư Trần Vũ Hải, đòi hỏi phải được tháo gỡ thận trọng, với sự tham vấn đầy đủ từ các chuyên gia pháp luật.

Trong lúc đó, Quốc hội khóa mới "gần 65% là người chưa có kinh nghiệm lập pháp, 35% là những người cũ, là những người chịu trách nhiệm về các sai lầm về Bộ luật Hình sự", theo luật sư Trần Vũ Hải.

"Bản thân các đại biểu Quốc hội có khá ít các chuyên gia có thể hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này," ông Hải nói. "Trong lúc đó, bộ máy nhân sự của cơ quan tư pháp cũng đã thay đổi rất nhiều trong thời gian gần đây, gồm cả việc thay đổi các vị trí Chánh án Tòa tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, và Bộ trưởng Tư pháp."

"Lẽ ra trưởng ban dự thảo Bộ luật Hình sự phải từ chức và bị kỷ luật. Các quan chức đã làm quá cẩu thả, không chấp nhận được," ông Hải nói thêm.

Tuy nhiên, vị luật sư từ Hà Nội nói việc 'chữa cháy' bằng một nghị quyết của Quốc hội là điều chấp nhận được theo luật Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên các văn bản pháp luật do Quốc hội Việt Nam thông qua bị phát hiện có sai sót nghiêm trọng.

Trường hợp tương tự xảy ra trước đây là với Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, với điều 60 của luật này bị phản ứng gay gắt. Quốc hội sau đó đã ra Nghị quyết 93 hoãn thi hành điều khoản này.

Luật sư Trần Vũ Hải nêu giải pháp cho lần này, với việc áp dụng tạm đình chỉ các điều khoản có nội dung cần sửa đổi. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, "nghị quyết mới không được phép sai lầm thêm".

Ông Hải cũng chỉ ra rằng trình tự làm luật của Việt Nam hiện nay đang "có vấn đề" và đó là nguyên do dẫn tới những sai sót lớn trong quá trình lập pháp.

"Có nhiều điều luật thậm chí các đại biểu Quốc hội còn chưa được bàn tới mà vẫn được đưa vào. Ví dụ như trong Bộ luật Hình sự 2015 có điều luật 292 đang được nêu ra, theo tôi nghiên cứu thì tới tháng Chín, tháng Mười 2015 điều luật đó mới được đưa vào. Trước đó các doanh nghiệp chưa được biết tới điều khoản này [trong các bản dự thảo được công bố trước đó]. Vậy mà tháng Mười Một đã được đem ra bàn thảo rồi thông qua."

Phiên họp khẩn cấp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với sự tham dự mở rộng của các trưởng hoặc phó đoàn đại biểu, các đại diện từ ngành tòa án, kiểm sát và một số bộ ngành khác, được tiến hành khi chưa đầy một tháng nữa, Quốc hội khóa mới theo kế hoạch sẽ có phiên họp đầu tiên, bắt đầu từ 20/7. - BBC
|
|

7.
Hải quân Úc chặn bắt người tị nạn Việt Nam

Hải quân Australia mới chặn một tàu chở 21 người xin tị nạn Việt Nam ở vùng biển Timor, rồi sau đó xử lý và buộc những người này phải trở về nước.

Đây là chiếc thuyền thứ ba từ Việt Nam bị hải quân Australia chặn trong vòng 14 tháng qua.

Vụ bắt giữ được tiến hành ít lâu sau khi Việt Nam kết án 4 thuyền nhân bị Australia trả về, dù chính quyền Hà Nội và Canberra từng cam kết rằng họ sẽ không bị truy tố, hay trừng phạt ai vì tìm cách tới Australia.

Hôm 26/5, Tòa án ở Bình Thuận kết án 4 người nhiều tháng tù về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép” theo điều 275 bộ luật hình sự.

Trước đó, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi “hủy bỏ ngay lập tức mọi cáo buộc liên quan đến hành vi vượt biên trái phép đối với những ‘thuyền nhân’ bị Úc trả về”.

Chính phủ Australia từng tuyên bố sẽ cùng hợp tác với Việt Nam để “bắt giữ và khởi tố những người tổ chức đưa người vượt biên trái phép và ngăn chặn hành vi kinh doanh nguy hiểm dựa trên sinh mạng của con người”. - VOA

No comments:

Post a Comment