Friday, June 23, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Sáu 23/6

Tin Thế Giới

1.
Trung Quốc không nói rõ về 'tin đồn giàn khoan' --- VN và TQ 'không xử lý được bất đồng cơ bản' --- TQ tăng hiện diện quân sự tại đảo Hải Nam? --- TQ triển khai máy bay săn tàu ngầm ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối trả lời có phải Trung Quốc vừa đưa giàn khoan ra vùng biển tranh chấp với Việt Nam.

Trong buổi họp báo thường kỳ hôm 22/6, người phát ngôn Trung Quốc trả lời một số câu hỏi liên quan quan hệ Việt-Trung.

Ông Cảnh Sảng nói Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã trả lời trước đó về tin đồn Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam tuần này.

Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nguyên do "liên quan sự sắp xếp công việc".

Ông Cảnh Sảng nói thêm:

"Hiện nay, với nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước khu vực, tình hình Nam Hải đã hạ nhiệt, bớt căng thẳng, có xu hướng tích cực."

"Các bên liên quan cần tránh hành động đơn phương làm phức tạp tình hình ở vùng biển tranh chấp, hợp tác với Trung Quốc vì mục tiêu chung, duy trì bức tranh tổng thể của quan hệ song phương cùng ổn định và hòa bình khu vực."

Một phóng viên cũng hỏi có dàn khoan mới nào được Trung Quốc đưa đến vùng biển tranh chấp với Việt Nam không.

Ông Cảnh Sảng chỉ nói: "Tôi đã trình bày lập trường của Trung Quốc."

"Tôi muốn bổ sung thêm rằng Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long, vừa thăm Việt Nam."

"Trong các cuộc gặp, Phó Chủ tịch Quân uỷ Phạm Trường Long đã nhắc lại lập trường của Trung Quốc về Nam Hải."

"Ông thúc giục phía Việt Nam tuân thủ đồng thuận quan trọng giữa các lãnh đạo hai đảng, hai chính phủ, thắt chặt liên lạc chiến lược, giải quyết ổn thỏa các khác biệt, duy trì bức tranh lớn trong quan hệ Việt - Trung, hòa bình và ổn định ở Nam Hải."

Ông Cảnh Sảng kết luận với câu: "Chúng tôi hy vọng các nước liên quan không có hành động đơn phương làm phức tạp tình hình ở Nam Hải."

Báo Trung Quốc, Hoàn cầu Thời báo, hôm 21/6 đã xác nhận giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc bị hủy bỏ.

Tờ báo cũng xác nhận Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam tuần này.

Tuy vậy, tờ báo không nói có hay không mâu thuẫn giữa hai nước, mà chỉ nói nguyên do vì "sự sắp xếp công việc". - BBC

***
Việc đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc do Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, bất ngờ rút ngắn chuyến thăm dự kiến hai ngày (18-19/6/2017) và về nước phản ánh việc Việt Nam và Trung Quốc đã 'không xử lý' và 'không kiểm soát được' những 'bất đồng cơ bản', theo ý kiến nhà quan sát, bình luận chính trị từ Việt Nam tại Bàn tròn thứ Năm của BBC.

Hôm 22/6, từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC Việt ngữ:

"Suy luận thì thấy là hai bên gặp nhau ở Hà Nội không xử lý, không kiểm soát được những bất đồng cơ bản, bởi vì Trung Quốc kiên quyết nói rằng những thứ đó (biển, đảo) là của Trung Quốc, Việt Nam nói những thứ đó là của Việt Nam. Việt Nam luôn luôn tuyên bố như thế."

"Bất đồng cơ bản này là bất đồng không có cách gì để mà thỏa hiệp được, cuối cùng một thời gian nữa cũng nên tiến tới các biện pháp bằng pháp lý, tức là đưa nhau ra tòa. Có mỗi cách ấy, không còn cách nào khác."

Trước đó, bình luận về tuyên bố của phía Trung Quốc theo đó nói cuộc giao lưu quốc phòng Trung-Việt dự kiến từ trước nhưng bị hủy là do 'sự sắp xếp công việc' trong lúc có nguồn tin nói chính phía Việt Nam đã 'mời' đoàn Trung Quốc về nước sớm, ông Hà Hoàng Hợp, người đồng thời cũng là thành viên nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nói:

"Người ta nói thế thôi, người ta không nói cụ thể và nói rõ ra, Việt Nam cũng không bao giờ nói cụ thể và nói rõ cả, Trung Quốc người ta cũng làm thế..."

Và ông Hợp bình luận thêm:

"Xét về mặt văn hóa, người Trung Quốc rất không thích chuyện bị mất mặt, Việt Nam không có ý định làm cho bất kỳ ai mất mặt cả, cho nên vừa rồi Trung Quốc nói như thế về chuyện các đảo ở Nam Hải (Biển Đông) là của Trung Quốc từ xưa, thì đó là một chuyện rất chướng mà người Trung Quốc tự làm mình mất mặt."

"Tự làm mất mặt mình xong, không nhận được một sự đồng thuận nào từ phía Việt Nam, thì đành phải bỏ tất cả những cái khác, hoạt động khác và tuyên bố như vậy thôi."

'Đe dọa quân sự?'

Vẫn theo Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, việc Tướng Phạm Trường Long đưa ra phát ngôn ngay tại Hà Nội nói tất cả 'đảo ở Nam Hải đều của Trung Quốc' từ trong lịch sử, trong khi hiện diện một phái đoàn quân sự cấp cao đông đảo như vậy, là một hành động 'trắng trợn', và về phương diện nào đó là 'một sự đe dọa quân sự'. Ông nhấn mạnh:

"Đáng chú ý hơn là sự kiện trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng rõ hẳn một bài rằng ông Phạm Trường Long nói thẳng vào mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam ở Hà Nội rằng các đảo ở Nam Hải là của Trung Quốc từ xa xưa."

"Thực ra phía Trung Quốc người ta vẫn nói chuyện này từ rất lâu, người ta nói, nhưng người ta không nói thẳng kiểu ấy, người ta nói qua báo chí, người ta nói qua diễn đàn này nọ. Chúng ta nhớ rằng cuộc thăm trước đây năm 2016 của Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình đến Hà Nội ngày 15 tháng Mười Một, thì ông ấy rất là nhẹ nhàng."

"Nhưng ngày hôm sau ở Singapore, có bài gọi là 'Singapore Lecture số 36', thì ông nói rất thẳng ra là tất cả những gì ở ngoài biển, kể cả 'đường Lưỡi bò', kể cả đảo..., tất cả các đảo là của Trung Quốc hết, có nghĩa là ngày 15/11 ông không nói gì với Việt Nam cả, nhưng ngày 16/11, ông nói rất rõ ở Singapore như vậy,"

"Đây là lần đầu tiên báo Trung Quốc cho đăng rằng ông Ủy viên Bộ Chính trị mà cũng đeo hàm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương nói ở Hà Nội với các nhà lãnh đạo Việt Nam như vậy, thì những người bình thường nhất người ta hiểu đây là một sự nói thẳng một cách trắng trợn và đây cũng gần như đồng nghĩa là một sự đe dọa quân sự."

"Bởi vì các ông là bộ đội, các ông là quân sự hết, tôi chỉ nói như thế thôi và ý kiến này là đại diện cho nhiều người bình thường đang ở trên đất nước Việt Nam này," ông Hà Hoàng Hợp nói với Bàn tròn Thứ năm hôm 22/6 của BBC Tiếng Việt. - BBC

***
Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông với việc triển khai phi cơ chống tàu ngầm loại mới tại đây, theo trang tin quốc phòng Defense News.

Vốn đang bị chỉ trích về việc quân sự hóa khu vực, nay Bắc Kinh cũng tăng thêm lượng các máy bay không người lái tới khu vực.

Defense News, hôm 22/6 nói họ đã có được những hình ảnh từ vệ tinh do hãng DigitalGlobe chụp hôm 10 và 20 tháng Năm cho thấy trên đảo Hải Nam có một chiếc phi cơ bốn động cơ cánh quạt, Thiểm Tây Y-8Q (Shaanxi Y-8Q), là loại máy bay có khả năng phóng ngư lôi.

Chiếc phi cơ này, được phát hiện đậu tại Căn cứ Không quân Lăng Thủy ở phía đông nam đảo Hải Nam, tương tự như phi cơ quân sự P-3C Orion của quân đội Mỹ, cũng được trang bị các camera hồng ngoại có khả năng tầm nhiệt, phát hiện máy bay không người lái, và các thiết bị kính ngắm ngầm dưới nước, Defense News nói.

Hình ảnh thu được hôm 10/5 cũng cho thấy có ba máy bay không người lái Harbin BZK-005, là loại có khả năng hoạt động ở độ cao cao và tầm bay xa, tại căn cứ không quân này.

Đây là lần có số lượng nhiều BZK-005 nhất được phát hiện tại Lăng Thủy kể từ khi các máy bay này lần đầu tiên được ghi nhận, hồi 2016. Trước đó, chúng đã từng được quan sát thấy tại căn cứ không quân của Trung Quốc ở gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp.

Ngoài ra, còn có hai phi cơ KJ-500 có khả năng phát hiện, cảnh báo sớm máy bay đối phương, cũng được nhìn thấy tại Lăng Thủy trong cả hai thời điểm các hình ảnh được chụp từ vệ tinh, 10 và 20/5.

Defense News cũng nhắc lại rằng KJ-500 đã từng được triển khai từ Căn cứ Không quân Jialaishi gần đó tới Hải Nam.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Y-8Q được nhìn thấy hiện diện tại hòn đảo lớn nằm gần Việt Nam này.

Trước đây, Trung Quốc từng luân chuyển các đơn vị máy bay tuần tra biển tới Lăng Thủy, gồm cả các phi cơ đời cũ hơn là Y-8H và Y-8X được lấy từ hai lữ đoàn không quân đặc nhiệm của quân đội đóng tại phía bắc Trung Quốc.

Lăng Thủy là một trong ba căn cứ không quân của quân đội Trung Quốc đóng tại Hải Nam, tỉnh nằm xa nhất về phía nam của Trung Quốc, trên Biển Đông.

Ba căn cứ này thường là nơi đóng quân của ba đơn vị chiến đấu cơ Thẩm Dương J-11B (Shenyang J-11B Flanker) và một đơn vị máy bay ném bom Tây An JH-7 (Xian JH-7).

Từ vị trí này, các phi cơ trong một số vụ đã tiến hành chặn đường các chuyến bay quân sự của Mỹ hoạt động trên không phận quốc tế gần đó. - BBC

***
Các hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng 5 vừa qua cho thấy là chiếc máy bay săn tàu ngầm mới nhất của Trung Quốc đã được triển khai đến đảo Hải Nam ở vùng Biển Đông, theo tin của trang mạng Defense News của Mỹ hôm qua, 22/06/2017.

Các bức ảnh vệ tinh do công ty hình ảnh vệ tinh thương mại DigitalGlobe chụp ngày 10/05 và 20/05 cho thấy 4 chiếc máy bay Thiểm Tây Y-8Q ( Shaanxi Y-8Q ) đậu tại sân bay quân sự Lăng Thủy (Lingshui), nằm ở phía đông nam hòn đảo Hải Nam.

Chiếc Y-8Q là một loại máy bay vận tải quân sự và dân sự nhưng có thể chở theo các ngư lôi và được trang bị các camera tia hồng ngoại để phát hiện tàu ngầm. Đây là lần đầu tiên máy bay Y-8Q được nhìn thấy ở Hải Nam, nơi mà theo Defense News, Trung Quốc thường triển khai các máy bay đời cũ hơn Y-8J và Y-8X.

Ngoài ra, hai máy bay cảnh báo sớm KJ-500 cũng được nhìn thấy tại căn cứ Lăng Thủy trong các bức ảnh vệ tinh của DigitalGlobe chụp hai ngày 10/5 và 20/5.

Việc triển khai máy bay Y-8Q cùng với KJ-500 tới đảo Hải Nam cho thấy Trung Quốc quyết tâm tăng cường khả năng kiểm soát Biển Đông bằng các thiết bị tiên tiến nhất, theo Defense News.

Các bức ảnh vệ tinh cũng cho thấy 3 máy bay trinh sát không người lái BZK-005 tại Lăng Thủy, loại phi cơ cũng đã được nhìn thấy tại căn cứ không quân của Trung Quốc ở đảo Cây, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Lăng Thủy là một trong ba căn cứ không quân của hải quân Trung Quốc ở Hải Nam, tỉnh cực nam của Trung Quốc ở phía bắc Biển Đông. Trên đảo này còn có căn cứ hải quân Du Lâm, nơi neo đậu của các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. - RFI
|
|

2.
Tập Cận Bình đến Hồng Kông nhân 20 năm nhượng địa được trao trả

Cách nay 20 năm, vào ngày 01/07/1997, sau 99 năm nhượng địa, Anh Quốc trả lại Hồng Kông cho Trung Quốc. Một nhật báo địa phương cho biết nhân lễ kỷ niệm vào tuần tới, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Hồng Kông. Chuyến viếng thăm có thể gây thêm căng thẳng trong quan hệ « một đất nước hai chế độ ».

Theo AFP, cho đến hôm nay, 23/06, chưa một quan chức nào xác nhận là chủ tịch Tập Cận Bình có nhân lễ kỷ niệm « nhị thập chu niên » để thực hiện chuyến viếng thăm Hồng Kông lần đầu tiên, kể từ khi nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2013. Một phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc vẫn từ chối trả lời câu hỏi của AFP.

Tuy nhiên, nhật báo South China Morning Post, phát hành thứ Sáu 23/06/2017, cho biết chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên đã được « xác nhận », cho dù không ghi xuất xứ nguồn tin. Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm đồn binh của Hoa lục, thăm một dự án hạ tầng cơ sở đang xây dựng và lễ nhậm chức của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), tân trưởng đặc khu hành chánh.

Các biện pháp an ninh sẽ được tăng cường đề phòng các cuộc biểu tình chống chủ tịch Trung Quốc. Vụ chủ nhân và nhân viên một nhà xuất bản sách ở Hồng Kông, phát hành sách « nhạy cảm » đối với chế độ Bắc Kinh, tổng cộng 5 người bị « cưỡng chế mất tích » vào năm 2015 làm cho công luận Hồng Kông thêm hãi hùng.

Các biện pháp đàn áp phong trào dân chủ Dù Vàng năm 2014 và gần đây nhất là ngăn cản hai dân biểu theo xu hướng độc lập vào nghị viện cho thấy Bắc Kinh không tôn trọng lời hứa « một đất nước hai chế độ », xâm phạm quyền tự do của dân Hồng Kông.

Theo giáo sư chính trị Lâm Lập Hòa (Willy Lam), chuyến viếng thăm của lãnh đạo đảng Cộng Sản và quân đội Trung Quốc chứng tỏ là trong nguyên tắc « một nước, hai chế độ » thì « một nước » là yếu tố áp đảo.

Về phần chính quyền Hồng Kông, trả lời phỏng vấn đài CNN về trường hợp các nhân viên nhà sách, công dân Hồng Kông bị giữ ở Hoa lục sau thời gian dài « mất tích», lãnh đạo mới, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố : « Chúng tôi sẽ sai trái nếu phản đối những gì xảy ra tại lục địa vì vụ án này phải xử theo luật của chế độ Trung Quốc". - RFI
|
|

3.
Brexit: Anh Quốc đồng ý cho 3 triệu dân EU ở lại

Khoảng ba triệu công dân Liên hiệp châu Âu (EU) sống ở Anh sẽ được ở lại sau Brexit, Thủ tướng Anh Theresa May đề xuất.

Một "quy chế định cư ở Anh" mới sẽ cho phép những người nhập cư là công dân EU đã vào sống ở Vương quốc Anh trong 5 năm hưởng quyền cư trú vĩnh viễn và các phúc lợi y tế, giáo dục và an sinh xã hội khác.

Các đề xuất này được công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh Brussels nhưng để được thông qua nó phụ thuộc vào các quốc gia EU khác có bảo đảm công dân Anh được quyền tương tự hay không.

Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi kế hoạch này là "khởi đầu tốt", nhưng đảng Lao động tại Anh nói thư thế là "quá ít và quá muộn".

Nhiều công dân EU ở Anh, và người Anh sống ở nước ngoài, đang lo lắng về vị thế định cư của họ khi Brexit diễn ra. Thời hạn Vương quốc Anh phải rời khỏi EU là ngày 30 tháng 3 năm 2019.

Phát biểu với các nhà lãnh đạo EU tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên kể từ sau tổng tuyển cử tại Anh Quốc, Thủ tướng Anh nói bà không muốn bất cứ ai phải rời đi hay các gia đình bị ly tán.

Bà nói: "Quan điểm của Vương quốc Anh thể hiện một đề nghị công bằng và nghiêm túc, nhằm đem lại một sự ổn định, chắc chắn nhất có thể cho những người định cư tại Anh, những người đang xây dựng sự nghiệp và cuộc sống của họ cũng như đang đóng góp rất nhiều cho xã hội của chúng ta".

Bà May nói Anh Quốc muốn bảo vệ quyền của công dân EU tại Anh và quyền của người Anh làm việc ở các nước châu Âu khác.

Tuy nhiên, Văn phòng Thủ tướng Anh vẫn chưa nêu cụ thể kể từ ngày nào những người nhập cư mới sẽ không đươc tính thể theo bảo đảm này. Nó sẽ không sớm hơn tháng Ba năm 2017, khi Anh Quốc chính thức bắt đầu ròi khỏi EU khi bấm nút khởi động Điều khoản 50 và không muộn hơn tháng Ba năm 2019 là ngày Anh Quốc chính thức rời khỏi.

Những người vào Anh tính tới điểm Anh Quốc rời khỏi EU sẽ có một giai đoạn "tạm dung" - dự kiến sẽ là hai năm - để tính vào thời gian đòi hỏi được hưởng "quy chế định cư ở Anh", bà nói với các nhà lãnh đạo EU.

Bà May cũng cho biết quy chế này sẽ được giản lược, loại bỏ mẫu đơn đăng ký định cư dài hạn dài tới 85 trang vốn đã bị nhiều phàn nàn.

'Tình trạng bất an trong một năm'

Keir Starmer, phụ trách về Brexit của đảng Lao động đối lập, nói: "Đảng Lao động đã nêu rõ rằng người dân không nên trở thành con bài thương lượng trong đàm phán Brexit.

"Đề nghị của Thủ tướng Anh là quá chậm và quá ít so với việc bảo đảm hoàn toàn và đơn phương mà đảng Lao Động sẽ làm".

Ông nói thêm rằng đưa ra "cam kết rõ ràng" rằng sẽ không có sự thay đổi về tình trạng của các công dân EU ở Anh sẽ giúp đem lại một thoả thuận tương tự cho người Anh sống ở EU.

Lãnh đạo đảng Dân chủ Tim Farron nói kế hoạch này vẫn để lại quá nhiều câu hỏi chưa được trả lời.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói với các phóng viên rằng bà muốn có "đảm bảo an toàn nhất có thể có cho các công dân EU" từ thỏa thuận Brexit và gọi đó là "một khởi đầu tốt đẹp".

Bà Merkel nói thêm:

"Nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến việc Anh rời khỏi EU, bao gồm cả vấn đề tài chính và mối quan hệ với Ireland. Vì vậy, chúng ta có rất nhiều việc phải làm từ nay tới [Hội nghị Thượng đỉnh EU sắp tới] vào tháng 10".

Cả Anh Quốc lẫn các nước khác trong khối EU nói rằng họ muốn có một dàn xếp để bảo đảm vị thế của 3,2 triệu công dân EU ở Anh và khoảng 1,2 triệu người Anh sống ở các nước EU.

Liên hiệp châu Âu cho biết các công dân của họ nên được tiếp tục hưởng những quyền tương tự, có hiệu lực thi hành trước Toà án Tư pháp châu Âu.

Bà May không tham gia cuộc họp ngắn của các nhà lãnh đạo 27 quốc gia còn lại trong EU để bàn về Brexit sau bài phát biểu của bà tại Brussels. - BBC
|
|

4.
Cựu Thủ lãnh Khmer Đỏ đổ lỗi cho Việt Nam về vụ diệt chủng Campuchia

Một trong hai cựu thủ lãnh hãy còn sống của chế độ Khmer Đỏ khét tiếng nói ông ta không có dính dáng gì tới các hành vi tàn bạo của Khmer Đỏ.

Cựu Chủ tịch nước Khieu Samphan, năm nay 85 tuổi, đọc bản tuyên bố cuối cùng của ông hôm thứ Sáu 23/6 trước tòa án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ ở Campuchia được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn.

Ông Khieu Samphan bị cáo buộc đã phạm các tội ác chống nhân loại và tội diệt chủng.

Ông nói: “Tôi triệt để bác bỏ từ ngữ “sát nhân”. Ông nói “cái ý tưởng về cuộc diệt chủng ở Campuchia” đã được Việt Nam bịa đặt ra để biện minh cho cuộc xâm lăng Campuchia.”

Ông Nuon Chea, 90 tuổi, cánh tay phải của Pol Pot, cũng dối mặt với cùng cáo trạng. Ông không có mặt tại tòa hôm thứ Sáu vì lý do sức khỏe. Thay vào đó, ông theo dõi diễn tiến phiên tòa từ một xà lim.

Hai nhân vật này là những quan chức cao cấp nhất của chế độ Khmer Đỏ hãy còn sống .

Cả hai đều giữ lập trường cho rằng Việt Nam phải chịu trách nhiệm về việc giết hại gần 2 triệu người Campuchia bằng nhiều biện pháp khác nhau, kể cả bỏ đói, tra tấn, lao động tới chết trong các trại lao động cải tạo. Nhiều người khác bị đánh đập tới chết trong những vụ hành quyết tập thể được biết đến sau này dưới tên gọi “những cánh đồng chết.”

Hiện chưa rõ bao giờ thì tòa án đặc biệt mới ra phán quyết trong vụ án này. - VOA
|
|

5.
Mỹ hạ sát thủ lĩnh al Qaeda ở Yemen

Quân đội Mỹ ngày 2/6 loan báo đã thực hiện một đợt không kích tại Yemen hạ sát Abu Khattab al Awlaqi, thủ lĩnh của al Qaeda, cùng hai phần tử chủ chiến khác ở tỉnh Shabwa trong bán đảo Ả Rập.

“Al Awlaqi là thủ lĩnh cao cấp chịu trách nhiệm hoạch định và tiến hành các cuộc tấn công khủng bố chống lại thường dân,”Bộ Tư lệnh miền trung Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo.

Thông cáo nói thêm rằng Al Awlaqi có tầm ảnh hưởng quan trọng xuyên suốt cứ địa của khủng bố al Qaeda ở bán đảo Ả Rập, có các mối liên lạc và tiếp cận với các thủ lĩnh cao cấp khác của nhóm này, cũng như có nhiệm vụ lên kế hoạch, đứng đầu các âm mưu gây bất ổn ở miền Nam Yemen. - VOA
|
|

6.
Các tướng Thái Lan 'làm kinh tế' thế nào sau đảo chính

Ba năm sau cuộc đảo chính quân đội ở Thái Lan, số sĩ quan quân đội làm chủ tịch các doanh nghiệp nhà nước đã tăng hơn 5 lần, lên con số 16 hiện nay.

Số các tướng đang đương chức và đã về hưu được bầu làm giám đốc đã tăng gần gấp đôi, lên tới 40 người.

Thái Lan hiện có 56 doanh nghiệp nhà nước thuộc quản lý của 15 bộ, với tổng tài sản trị giá 14 ngàn tỷ baht (khoảng 412 tỷ USD), doanh thu 4.3 ngàn tỷ baht và lợi nhuận ròng 190 tỷ baht.

Các doanh nghiệp này được coi là "quả trứng vàng" mà các chính phủ dân sự và quân đội đều muốn chiếm dụng.

Ngay sau cuộc đảo chính năm 2014, chính phủ do quân đội nắm quyền đã cam kết cải cách, tăng hiệu quả hoạt động và tái cơ cấu ban quản trị các doanh nghiệp nhà nước để ngăn không cho các chính trị gia lợi dụng các công ty nhà nước để trục lợi cá nhân.

Các doanh nghiệp nhà nước lớn cỡ nào?

Ba năm sau cuộc đảo chính quân đội, các tướng tá Thái Lan đã thưởng cho thuộc cấp của họ chức giám đốc hay chủ tịch ở một số doanh nghiệp có vốn nhà nước.

BBC Thái kiểm tra danh sách tên hội đồng quản trị của 56 doanh nghiệp nhà nước và phát hiện số quan chức quân đội đã tăng gần gấp đôi, từ 42 người có tên trong 24 doanh nghiệp năm 2013 lên tới 80 người trong 40 doanh nghiệp năm 2016. Số doanh nghiệp nhà nước có sĩ quan quân đội làm chủ tịch tăng năm lần, lên 16 người.

Có sĩ quan quân đội giữ vị trí trong nhiều doanh nghiệp nhà nước, và một số người là thành viên của Hội đồng Luật pháp Quốc gia, gây lo ngại về hiệu quả công việc của họ vì giữ nhiều vai trò khác nhau.

Có thể sĩ quan quân đội cần tham gia trong một số doanh nghiệp nhà nước, chẳng hạn Trung tâm Huấn luyện Hàng không Dân dụng hay Công ty Đóng tàu Bangkok.

Nhưng nhiều sĩ quan có vị trí trong các doanh nghiệp không đòi hỏi chuyên môn của quân đội, chẳng hạn Công ty Đường sắt Quốc gia Thái Lan, Cục quản lý bất động sản Công nghiệp Thái Lan hay Cục Dược phẩm Nhà nước hay Ngân hàng Krung Thai Bank.

Bổng lộc

Thủ tướng Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha nói sĩ quan quân đội có vai trò quan sát trong doanh nghiệp nhà nước, và họ được cử vào các hội đồng quản trị để "giải quyết khó khăn".

"Họ không ngồi đó để giơ tay phát biểu hay đưa ra bình luận," Tướng Prayut viết trong thư trả lời BBC Thai.

Giám đốc Cơ quan về Chính sách doanh nghiệp nhà nước Ekniti Nitithanprapa nói với BBC Tiếng Thái rằng một điều luật mới về cải cách doanh nghiệp nhà nước sẽ được ban hành vào cuối năm 2017.

Ông nói luật này sẽ yêu cầu hội đồng quản trị phải có các kỹ năng phù hợp để giúp phát triển doanh nghiệp. Luật này còn đưa ra khung thời gian để thay thế hội đồng quản trị bằng hội đồng quản trị mới.

"Không quan trọng họ có là sĩ quan quân đội hay không. Quan trọng là liệu họ có đủ kỹ năng phù hợp để phát triển doanh nghiệp đó hay không. Ví dụ, có thể sẽ phù hợp nếu một sĩ quan hải quân giám sát Công ty Đóng tàu Bangkok, một công ty đại tu tàu biển," ông nói.

Hội đồng quản trị không những có thẩm quyền cao nhất trong công ty nhà nước, mà họ còn nhận được nhiều quyền lợi dưới hình thức tiền mặt, và vì thế nhiều người được 'biệt phái' đến giữ chức ở mấy công ty một lúc.

Cựu tổng tư lệnh quân đội Tướng Chatchalerm Chalermsukh không những là thành viên của Ban Lập pháp Quốc gia mà còn là thành viên ban giám đốc của ba doanh nghiệp nhà nước.

Kể từ khi có đảo chính năm 2014, ông nhận được tổng số là 11.77 triệu baht ((khoảng 347.000 USD) nhờ làm việc trong những công ty bên ngoài quân đội.

Tướng Chatchalerm từ chối trả lời phỏng vấn của BBC Thai.

Từ lãi đến lỗ

BBC Tiếng Thái chọn sáu trong số 16 doanh nghiệp nhà nước có tướng quân đội làm chủ tịch công ty và xem xét kết quả hoạt động tài chính của các công ty này trong ba năm qua:

Dưới sự quản lý của tướng quân đội, doanh thu của công ty tàu điện ngầm Mass Rapid Transit Authority of Thailand (MRTA) đã sa sút và thua lỗ, từ có lãi ròng 3.47 tỷ baht năm 2014 đến lỗ ròng 1.78 tỷ baht năm 2016. Báo cáo hàng năm của MRTA năm 2016 nói thua lỗ là do đồng baht Thái mất giá so với đồng yen Nhật.

Công ty viễn thông nhà nước, TOT Plc, cũng có chủ tịch là một vị tướng, cũng có doanh thu sụt giảm từ lãi ròng 1.94 tỷ baht năm 2014 xuống lỗ ròng 5.88 tỷ baht năm 2015.

Ông Pongthiti Pongsilamanee, chủ tịch công đoàn của TOT, nói với BBC Tiếng Thái rằng có sĩ quan quân đội trong ban giám đốc là rất rắc rối, vì các sĩ quan 'không chấp nhận có sự bất đồng về ý kiến", cũng như do họ không có chuyên môn về kinh doanh. Ông nói thêm chủ tịch công ty, Tướng Surapong Suwana-adt không có nhiều thời gian để quan tâm đến công ty sau khi ông được phong tướng.

Tướng Surapong Suwana-adt, chủ tịch công ty, nói với BBC hầu hết các vấn đề trong nhiệm kỳ ba năm của ông đều đã được giải quyết, và ông đã tham dự tất cả các cuộc họp hội đồng quản trị.

Có sự tăng trưởng nhất định

Mặc dù các doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn bị thua lỗ, các doanh nghiệp cỡ vừa do tướng quân đội làm chủ tịch lại có lãi.

"Tôi rất mừng là tôi có thể giải quyết vấn đề giá vé xổ số quá cao," Trung tướng Apirat Kongsompong, chủ tịch hội đồng quản trị của Cơ quan Xổ số Chính phủ nói.

Trong một bài phỏng vấn trước đó với truyền thông địa phương, Trung tướng Apirat nói ông được cử vào vị trí này vì quân đội Thái muốn xử lý tình trạng vé số được bán với giá quá cao. Sau đó, lượng vé số phát hành được tăng từ 37 lên 50 triệu để đáp ứng nhu cầu, và được bán với giá 80 baht một vé.

Trong số 16 doanh nghiệp nhà nước do 15 sĩ quan quân đội làm chủ tịch, 13 vị tướng có bằng đại học từ các trường sĩ quan quân đội Thái Lan, hầu hết trong lĩnh vực khoa học. Có bốn vị tướng có bằng thạc sĩ.

Riêng Đại tướng Chatchalerm làm chủ tịch hai công ty lớn. Chín vị tướng có các vị trí khác ngoài quân đội hiện là thành viên của Quốc hội Lập pháp và các vị trí khác trong chính phủ. - BBC
|
|

Tin Hoa Kỳ

7.
TT Trump đặt dấu hỏi về tình bạn giữa biện lý Mueller và cựu Giám Đốc FBI

Trong cuộc phỏng vấn truyền hình trực diện đầu tiên trong 6 tuần qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói “thật đáng nghi ngại” khi người phụ trách điều tra những liên hệ có thể có giữa ban vận động tranh cử của ông với Nga lại là bạn của cựu Giám Đốc FBI James Comey.

Phát biểu trong chương trình “Fox & Friends” của kênh truyền hình Fox, ông Trump nói việc biện lý đặc biệt Robert Mueller là “bạn, bạn rất tốt của ông Comey, là điều rất đáng nghi ngại.”

Cuộc phỏng vấn thực hiện hôm 22/6 tại Toà Bạch Ốc, được phát hình vào sáng thứ Sáu 23/6 giữa lúc ông Trump đang cứu xét việc giảm bớt độ thường xuyên của các cuộc họp báo với giới truyền thông, xuống chỉ còn 1 cuộc họp báo mỗi tuần, đồng thời đòi phóng viên phải nộp trước bảng câu hỏi.

Ông Mueller được bổ nhiệm làm biện lý đặc biệt của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ để lãnh đạo cuộc điều tra sau khi Tổng thống Trump sa thải ông James Comey, lúc đó là người dẫn đầu cuộc điều tra.

Ông Mueller và nhiều ủy ban quốc hội Mỹ đang điều tra vụ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm ngoái với mục đích giúp ông Trump thắng cử. Ông Mueller còn điều tra xem liệu ông Trump có cản trở công lý hay không.

Trong nhiều tháng qua, Tổng thống Trump đã bác bỏ những cuộc điều tra vào việc Nga xen vào cuộc bầu cử Mỹ, ông gọi các cuộc điều tra đó là cuộc “săn lùng phù thủy”, và cho rằng đây chỉ là một cái cớ của các thành viên Đảng Dân chủ nhằm lý giải sự thất bại của bà Clinton trong cuộc bầu cử.

Một ngày sau khi tuyên bố ông không có những băng ghi âm các cuộc đối thoại riêng với ông Comey, Tổng thống Trump nói với đài Fox rằng bao giờ ông cũng “nói thẳng khi trình bày câu chuyện”.

Ông Trump cũng phản bác lời khai của ông Comey rằng Tổng thống Trump đã yêu cầu ông, lúc đó là Giám Đốc FBI, thề trung thành trong một cuộc gặp gỡ riêng.

Khi lời khai của ông Comey được công bố, ông Trump viết trên trang Twitter của ông rằng ông Comey “tốt hơn nên hy vọng là không có đoạn băng nào ghi âm lại các cuộc đối thoại giữa hai ông trước khi tiết lộ thông tin cho truyền thông.”

Ông Trump cũng bày tỏ hy vọng rằng thủ lãnh Đảng Dân chủ tại Hạ viện, bà Nancy Pelosi, duy trì chức vụ này bởi vì như vậy có lợi cho Đảng Cộng hoà.

Ông Trump nói:

“Tôi hy vọng bà Pelosi sẽ không từ bỏ chức vụ. Sẽ là một ngày rất buồn cho Đảng Cộng hoà, nếu bà từ nhiệm.”

Ông Trump đơn cử thắng lợi của Đảng Cộng hoà trong cuộc bầu cử bất thường ở bang Georgia mới đây. Các chương trình quảng cáo do Đảng Cộng hoà tài trợ trong thời gian vận động tranh cử, liên kết ứng cử viên Đảng Dân chủ Jon Ossoff với bà Pelosi, người thường bị Đảng Cộng hoà chỉ trích vì ‘đại diện cho những quan điểm cấp tiến cực đoan’.

Bà Pelosi đã bị chất vấn về khả năng lãnh đạo của bà từ sau thất bại của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử mà cả hai bên đã dồn hết sức để chiếm phần thắng. - VOA
|
|

8.
Tối cao Pháp viện Mỹ nâng tiêu chuẩn tước quốc tịch

Tối cao Pháp viện Mỹ ngày 22/6 ra phán quyết gây khó khăn cho chính quyền ông Trump trong việc tước quốc tịch Mỹ của di dân trong một vụ kiện liên hệ đến một phụ nữ sắc tộc Serb, người đã khai gian về những hoạt động quân sự của chồng bà sau khi Nam Tư sụp đổ.

Các thẩm phán tối cao, với 9 phiếu thuận và 0 phiếu chống, quyết định một công dân nhập tịch Mỹ không thể bị tước quốc tịch nếu việc khai gian hay sai sót trong đơn xin nhập tịch không liên quan gì đến quyết định nguyên thủy mà chính phủ cho vào Mỹ.

Các thẩm phán đứng về bà Divna Maslenjak, người bị tước quốc tịch và trục xuất về Serbia sau khi bị kết tội vi phạm luật di trú vì khai gian rằng chồng bà không hề phục vụ trong quân đội Bosnian Serb trong những năm 1990.

Các thẩm phán tối cao bác bỏ phán quyết của tòa dưới đứng về phía chính phủ và trả hồ sơ lại cho tòa này để xem xét thêm. Tòa Kháng cáo liên bang khu vực 6 có trụ sở tại Cincinnati, khi cứu xét lại trường hợp này có thể phán rằng việc kết tội và tước quốc tịch bà Maslenjak có giá trị vì các lời khai của bà là tài liệu thực tế để bà được vào nước Mỹ.

Bà Maslenjak vào Hoa Kỳ với chồng và hai con vào năm 2000 và định cư tại Ohio. Bà được cấp qui chế tị nạn vì khai rằng bà sợ bị những người Hồi Giáo đàn áp sắc tộc tại Bosnia. Bà trở thành công dân Mỹ vào năm 2007. Vấn đề chính của trường hợp này là bà không khai chồng bà, ông Ratko, từng phục vụ trong một lữ đoàn quân đội Bosnia Serb tham dự vào cuộc tàn sát 8.000 người Hồi Giáo tại thị trấn Bosnia Srebrenica vào năm 1995.

Vấn đề pháp lý được đặt ra là liệu lời khai gian của bà Maslenjak có ảnh hưởng đối với quyết định của Mỹ cấp tình trạng người tị nạn cho bà hay không. Chính quyền ông Trump cho rằng vấn đề chính là bà khai gian, chứ không phải là vấn đề có ảnh hưởng hay không tới quyết định của chính quyền trong việc cấp tình trạng tị nạn cho bà.

Tổng thống Donald Trump tìm cách hạn chế di dân và trục xuất những người vào nước Mỹ bất hợp pháp. Sau khi nhận trường hợp này hồi năm ngoái, chính quyền Trump có cùng lập trường với chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đối với trường hợp bà Maslenjak.

Bà Maslenjak và chồng bà đã bị trục xuất về Serbia tháng 10 năm ngoái. - VOA
|
|

9.
Áp lực gia tăng lên Tòa Bạch Ốc về vụ Nga-Trump

Các dân biểu Dân chủ trong một ủy ban Hạ viện đang áp lực Tòa Bạch Ốc phải công bố một loạt các tài liệu về việc cho phép cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn và ông Jared Kushner, con rể kiêm phụ tá cao cấp của Tổng thống Trump, được tiếp cận với các tài liệu mật.

Trong một bức thư đề ngày 21/6, 18 thành viên của Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ nói họ hết sức quan ngại về cách Tòa Bạch Ốc xử lý thông tin mật và chọn lọc người được phép tiếp cận những tài liệu nhạy cảm.

Bức thư viện dẫn tin tức báo chí nói ông Kushner đã không tiết lộ nhiều mối liên lạc với các giới chức nước ngoài trong bảng câu hỏi điều tra an ninh. Bức thư cũng thắc mắc tại sao Tòa Bạch Ốc cho phép ông Flynn tiếp cận thông tin mật sau khi đã biết ông khai gian với các giới chức chính quyền về nội dung những cuộc trao đổi với một nhà ngoại giao Nga.

Khi phóng viên hỏi là liệu Tòa Bạch Ốc sẽ thôi cho phép con rể ông Trump tiếp cận các tài liệu mật hoặc có chịu trao những tài liệu mà các dân biểu Dân chủ yêu cầu hay không, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Lindsay Walters trả lời “Tôi sẽ trả lời với quý vị sau.”

Luật sư của ông Kushner, bà Jamie Gorelick, nói chưa được biết về lá thư của các dân biểu bên đảng Dân chủ và rằng bà đang ở nước ngoài. Luật sư ông Flynn, Robert Kelner, từ chối bình luận.

Ông Flynn đã bị cách chức về những tuyên bố gây ngộ nhận và đang bị Quốc hội cũng như công tố viên đặc biệt Robert Muller điều tra trong vụ Nga can thiệp bầu cử Tổng thống 2016 mà trong đó có thể có sự thông đồng của những phụ tá của ông Trump.

Ông Kushner hiện đang có mặt tại Trung Đông để giàn xếp một thỏa thuận hòa bình giữa các nhà lãnh đạo Israel và Palestine. Ông Kushner cho biết sẵn sàng trao đổi với các nhà điều tra Quốc hội và liên bang về những mối liên lạc hải ngoại và những việc ông làm trong chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump.

Trước đây luật sư Gorelick thừa nhận là ông Kushner, khi ông điền bảng câu hỏi điều tra an ninh, đã không tiết lộ một số liên lạc của ông với các giới chức chính phủ Nga. Ông Gorelich vào tháng 4 năm nay nói sai sót đó là “lỗi hành chánh,” và “không có ý định che dấu bất cứ cuộc gặp nào với người nước ngoài, kể cả với người Nga.”

Trong số những cuộc gặp ông không tiết lộ có cuộc gặp với ông Sergey Kislyak, Đại sứ Nga tại Mỹ, và một buổi họp khác với người đứng đầu Ngân hàng Nga.

Trong cuộc họp với Đại sứ Kislyak tại Trump Tower ở New York vào tháng 12 năm ngoái, ông Kushner đề nghị một kênh thông tin mật giữa điện Kremlin với toán chuyển tiếp của ông Trump, theo tin từ một nguồn biết rõ việc này.

Trong những cuộc thảo luận với ông Kislyak, ông Kushner đưa ra ý kiến thiết lập một đường dây liên lạc với Nga để khuyến khích những cuộc thảo luận nhạy cảm cứu xét những giải pháp khả dĩ của chính quyền Trump tại Syria. Theo một nguồn thạo tin, mục đích của ông Kushner nhằm nối kết ông Flynn, cố vấn an ninh cao cấp của ông Trump lúc bấy giờ, với các nhà lãnh đạo quân đội Nga. Báo Washington Post, nguồn đầu tiên đăng tin về cuộc gặp này, nói ông Flynn cũng có tham dự.

Trong giai đoạn chuyển tiếp chính quyền từ Obama sang Trump, ông Kushner cũng gặp riêng ông Sergey Gorkov, giám đốc điều hành hàng đầu của ngân hàng VEB do nhà nước Nga yểm trợ. Tòa Bạch Ốc nói lúc đó ông Kushner đã hành động trong tư cách là một giới chức chuyển tiếp. Ngân hàng nói cuộc gặp nằm trong khuôn khổ một chiến lược đầu tư mới được thông báo cho các định chế tổ chức hàng đầu thế giới cũng như “người đứng đầu tập đoàn Kushner.”

Trong thư, các dân biểu Dân chủ thuộc Ủy ban giám sát yêu cầu Tòa Bạch Ốc cung cấp các tài liệu hay những liên lạc liên hệ đến những cuộc gặp này và những cuộc tiếp xúc khác của ông Kushner với các giới chức chính phủ Nga và giới kinh doanh, cũng như những tài liệu hay những tin tức chi tiết về những thông tin mật mà Kushner và ông Flynn tiếp cận được kể từ tháng 12 năm ngoái.

Các dân biểu Dân chủ cũng yêu cầu giao nộp những tài liệu liên hệ đến bất cứ giới chức Tòa Bạch Ốc nào được phép tiếp cận những tin tức mật trong khi đang bị cơ quan thi hành luật pháp điều tra, hay bất cứ giới chức nào của Tòa Bạch Ốc từ chức hay bị sa thải vì đang bị điều tra hình sự hay không được phép tiếp cận tài liệu mật.

Bức thư được sao gởi cho tân Chủ tịch của Ủy ban, một người thuộc đảng Cộng hòa, dân biểu Trey Gowdy. Tuy nhiên, hiện không rõ bức thư có thành công trong việc thu thập những tài liệu của Tòa Bạch Ốc hay không. Cho tới nay, chính quyền Trump phần lớn phớt lờ những yêu cầu của các nhà lập pháp Dân chủ, chỉ trao tài liệu khi đảng Cộng hòa cùng yêu cầu. - VOA
|
|

10.
Thêm một tướng Mỹ bị giáng chức vì ngoại tình

Lục Quân Mỹ vừa giáng chức vị tướng cựu tư lệnh lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp khu vực Sừng Phi Châu (Horn of Africa), từng chỉ huy Sư Đoàn 1 “Big Red One”, sư đoàn bộ binh phục vụ liên tục lâu đời nhất của Mỹ, vì “có mối quan hệ bất chánh” với một nữ sĩ quan dưới quyền.

Đây là vụ mới nhất trong hàng loạt các vụ xảy ra gần đây, trong đó các tướng Lục Quân Mỹ bị trừng phạt vì các lỗi lầm về tư cách cá nhân.

Tướng Wayne W. Grigsby Jr., người cũng từng chỉ huy căn cứ Fort Riley ở tiểu bang Kansas, bị khiển trách và giáng chức từ thiếu tướng xuống chuẩn tướng sau khi các điều tra viên phát giác là ông gọi và gửi text một nữ đại úy dưới quyền hơn 850 lần trong 10 tháng và từng đến ở nhà người này, theo hồ sơ Lục Quân mà tờ báo Washington Post có được. Ngoại tình là điều bất hợp pháp, theo quân luật Mỹ.

Grigsby là vị tướng thứ sáu trong Lục Quân Mỹ bị trừng phạt vì có hành động sai trái liên quan đến tính dục hay có quan hệ không phù hợp với phụ nữ. Dù rằng các giới lãnh đạo Lục Quân Mỹ ngần ngại không muốn thảo luận công khai về vấn đề này, Bộ Lục Quân hồi Tháng Mười Hai bổ nhiệm một trung tướng chỉ huy cuộc duyệt xét tình trạng của toàn thể các sĩ quan cấp tướng của mình.

Lục Quân Mỹ bất ngờ giải nhiệm tướng Grigsby hồi Tháng Chín năm ngoái, lấy lý do là “mất tin tưởng vào khả năng chỉ huy” của ông ta, nhưng không cho biết chi tiết và giữ kín kết quả điều tra trong sáu tháng.

Tướng Grigsby nhận khiển trách chính thức từ Lục Quân hồi Tháng Tư. Ông dự trù sẽ nghỉ hưu ngày 1 Tháng Tám. Tướng Grigsby cũng nộp một lá thư cho hay nhận trách nhiệm về “thái độ bất xứng” của mình, theo tờ Washington Post.

Hồ sơ liên quan tới vụ này cho thấy các thanh tra Lục Quân và Ngũ Giác Đài nhận được nhiều lời than phiền hồi năm ngoái từ các quân nhân đồn trú tại căn cứ Fort Riley, nghi ngờ là ông Grigsby có liên hệ ái tình với người nữ đại úy và điều này ảnh hưởng tới khả năng chỉ huy của ông.

Một người còn cho hay bà vợ Grigsby biết vụ này và dọn ra khỏi căn nhà trong trại Rigley, đưa những “phát biểu chung chung về ngoại tình lên Twitter”, theo một báo cáo hồi Tháng Mười Hai.

Chánh văn phòng của Tướng Grigsby và hạ sĩ quan cao cấp nhất trong sư đoàn cũng nói thẳng với ông ta rằng có sự bàn tán ở bên ngoài, và ông ta phải ngưng ngay hành động này, theo tờ Washington Post.

Các quân chủng khác của quân đội Mỹ cũng đang gặp những vấn đề tương tự. Hải Quân Mỹ đang phải đối phó với vụ tai tiếng trong đó ít nhất là 30 sĩ quan cao cấp, ở hàng đề đốc trở xuống, bị cáo buộc là bị một nhà thầu dịch vụ quân đội ở Singapore mua chuộc bằng tiền bạc và gái mại dâm.

Hồi Tháng Hai, Không Quân Mỹ cũng khiển trách một cựu tướng bốn sao, đã nghỉ hưu, vì có “hành động tính dục bất chánh” đối với một nữ sĩ quan dưới quyền khi còn phục vụ trong quân đội.

Việc giáng chức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền hưu của các sĩ quan bị phạt, làm họ mất đi hàng chục ngàn đô la mỗi năm cũng như một số quyền lợi đặc biệt dành cho cựu sĩ quan cấp tướng. - nguoiviet
|
|

Tin Việt Nam

11.
Mẹ Nấm sẽ không nhận tội trước tòa, cáo trạng “chung chung”

Một luật sư nói rằng blogger Mẹ Nấm không nhận tội, và sẽ bào chữa theo hướng tòa không có căn cứ để buộc tội.

Sau hơn 8 tháng giam giữ, chính quyền Việt Nam cho phép các luật bào chữa tiếp xúc hồ sơ vụ án và vào trại tạm giam gặp blogger tranh đấu cho nhân quyền trong tuần này.

Hôm 22/6, luật sư Võ An Đôn và luật sư Nguyễn Hà Luân đã đến trại tạm giam thuộc công an tỉnh Khánh Hòa gặp blogger Mẹ Nấm, còn được biết dưới tên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Trước đó luật sư Nguyễn Khả Thành cũng đã tiếp xúc với cô trong một giờ đồng hồ, theo bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh.

Từ Phú Yên, luật sư Nguyễn Khả Thành cho VOA- Việt ngữ biết:

“Tôi hỏi cô nghĩ gì về bản cáo trạng, cô nói họ bảo cô nhận tội, nhưng cô cương quyết không nhận tội. Tôi nghĩ điều này có nghĩa là cô Như Quỳnh sẽ không nhận tôi khi ra tòa, và chắc chắn chúng tôi sẽ tranh tụng trước tòa theo hướng cô Như Quỳnh vô tội.”

Bản cáo trạng mà các luật sư có được trong tuần này do Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Khánh Hòa Nguyễn Thanh Hào ký ngày 31/05/2017, chủ yếu tập trung vào các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, môi trường, tự do ngôn luận qua các bài viết trên Facebook của Như Quỳnh từ năm 2012 cho đến khi bị bắt giam vào 10/2016.

Bản cáo trạng nói Như Quỳnh đã nhiều lần trả lời phỏng vấn các báo đài nước ngoài, trong đó có VOA, với nội dung “xuyên tạc tình hình trong nước.” Bản cáo trạng dưa trên kết luận của giám định viên tư pháp Khánh Hòa nêu: “Blogger Mẹ Nấm đã khéo dùng ngôn ngữ lập luận trong nội dung trả lời phỏng vấn…để xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đây là hành động xuyên tạc trắng trợn, nhằm bôi nhọ Việt Nam trên trường quốc tế.”

Bản cáo trạng dài 7 trang có nêu một danh mục dài các “đồ vật, tài liệu thu giữ,” nhưng không nói rõ Như Quỳnh đã xuyên tạc ra sao, vào bôi nhọ lãnh đạo nào trong Đảng.

Bản cáo trạng còn cho biết khi khám xét nhà của blogger Mẹ Nấm, công an Khánh Hòa đã thu giữ một tập thơ có tiêu đề “Bài thơ một vần” của tác giả Bùi Chát, làm “chứng cứ” với cáo buộc Như Quỳnh “tàng trữ” tài liệu có “nội dung chống nhà nước.” Tuy nhiên, tác giả bài thơ này chưa hề bị chính quyền Việt Nam truy tố hay xét xử.

Luật sư Nguyễn Khả Thành cho biết cuộc nói chuyện với Như Quỳnh diễn ra dưới sự kiểm soát của an ninh ngồi sát bên cạnh, có nhân viên ghi âm và ghi hình.

“Như Quỳnh bị bắt ngày 10/10/2016, bị giam tại trại tạm giam của tỉnh 1 ngày, sau đó bị đưa vào một trại khác ở Cam Khanh, cho đến ngày 7/5 vừa qua mới đưa về lại trại tạm giam của tỉnh. Cô có than phiền về trại giam ở Cam Ranh, thiếu thốn nhiều thứ. Như Quỳnh có vẻ yếu hơn bình thường lúc ở ngoài, nhưng tinh thần rất tỉnh táo.”

Bà Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, nói bà rất bất bình khi biết chính quyền tỉnh Khánh Hòa không trung thực trong việc thông báo cho gia đình về nơi tạm giam của con gái bà.

“Trong suốt 8 tháng qua, tôi đã bị lừa khi lặn lội đến thăm con tại một trại tù mà con tôi không có ở đó…Sự thật lại rất phũ phàng và thể hiện bản chất lừa đảo của những người đã bắt giam con tôi,” bà Lan viết trên Facebook.

Blogger Trịnh Kim Tiến viết trên Facebook rằng:

"Nếu tập tài liệu 'Stop poliuce killing civilians' (Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường) được coi là chứng cứ buộc tội Quỳnh thì cơ quan công an cần bắt thêm nhiều người... vì tôi chính là người khởi xướng và tham gia soạn thảo chính tập tài liệu này.”

Luật sư Lê Công Định nhận định trên Facebook về bản cáo trạng như sau:

“Đọc bản cáo trạng buộc tội chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), không khỏi lắc đầu ngao ngán về trình độ của các tác giả.”

Trao đổi với VOA-Việt ngữ hôm 19/6, bà Tuyết Lan nói một thư ký tòa án vào sáng 19/6 cho biết gia đình bà không được dự phiên tòa xét xử Như Quỳnh vì đây là một phiên tòa “đặc thù”:

“Tôi đến Tòa án và hỏi cô thư ký vì sao tôi chưa có giấy tham dự phiên tòa, cô thư ký tên Trịnh Thị Biên trả lời rằng vì đây là phiên tòa đặc thù nên tôi không được tham dự.”

Bà Lan kêu gọi những người quan tâm, các đại sứ quán và truyền thông quốc tế hãy đồng hành cùng gia đình đến tham dự phiên tòa để bảo đảm tính minh bạch trong tiến trình xét xử cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – “một công dân Việt Nam yêu nước đang bị quy chụp và giam cầm vì những hành động bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền của đất nước mình,” bà chia sẻ trên Facebook.

Trong một quyết định do Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa ký ngày 14/6, phiên sơ thẩm xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ sáng hôm 29/6, blogger Mẹ Nấm bị truy tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo cả ba hành vi nêu tại khoản 1, Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Trong kết luận của bản cáo trạng mà nữ blogger này phải đối mặt với bản án đến 12 năm tù có đoạn: “Trong quá trình điều tra, truy tố, mặc dù đã được cơ quan tiến hành tố tụng phân tích, giáo dục nhưng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn không có sự chuyển biến tư tưởng, luôn giữ thái độ chống đối nhà nước, không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải về hành vi của mình, nhận thức xã hội còn phiến diện, tiêu cực, do vậy cần xem xét xử lý nghiêm minh.” - VOA
|
|

12.
Trần Thanh Mẫn thay Nguyễn Thiện Nhân làm chủ tịch MTTQ Việt Nam

Ông Trần Thanh Mẫn, người Hậu Giang, vừa được bầu chọn làm chủ tịch mới của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, thay thế ông Nguyễn Thiện Nhân, người vừa được phân công làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Mẫn được 100% phiếu bầu để nắm giữ vị trí này tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam khóa 8 hôm 22/6, theo ghi nhận của truyền thông trong nước.

Hãng tin Xinhua của nhà nước Trung Quốc trích lời Thông tấn xã Việt Nam cho biết ông Mẫn, 55 tuổi, là phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trước khi được bầu lên thay thế ông Nhân để lãnh đạo tổ chức chính trị này của Đảng Cộng sản.

Ông Mẫn có bằng tiến sĩ về kinh tế và xuất thân từ huyện Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Ông là một thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng và ủy viên Quốc hội – cơ quan lập pháp cao nhất của Việt Nam. Chủ tịch mới của của MTTQ từng là Bí thư Thành ủy Cần Thơ và Chủ tịch UBND TP Cần Thơ.

VNExpress trích lời tân Chủ tịch MTTQ phát biểu khi nhận nhiệm vụ mới hôm 22/6, cam kết sẽ “đem hết sức mình cùng Ban Thường trực, Đoàn Chủ tịch và Ủy ban Trung ương MTTQ góp phần thiết thực vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò của Mặt trận trong giai đoạn mới”.

Ông Mẫn cũng cam kết sẽ “đẩy mạnh việc phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh,” theo Tuổi Trẻ.

Cựu Chủ tịch MTTQ, ông Nguyễn Thiện Nhân, thay thế ông Đinh La Thăng – người đã bị kỷ luật cảnh cáo và mất chức Ủy viên Bộ Chính trị hồi tháng trước do những sai phạm khi điều hành Tổng công ty dầu khí PetroVietnam.

Trong thông điệp gửi tới người tiền nhiệm, ông Mẫn nói ông tin là trong cương vị mới, ông Nguyễn Thiện Nhân “sẽ có nhiều thành công hơn nữa trong lãnh đạo TP.HCM trở thành thành phố thông minh, đầu tàu kinh tế, một trong những trung tâm văn hóa, khoa học và giáo dục quan trọng của đất nước.” - VOA
|
|

13.
Việt Nam bắt ông Phạm Minh Hoàng, ‘trục xuất ngày mai’ --- Đảng Việt Tân lên tiếng vụ GS Phạm Minh Hoàng

Giáo Sư Phạm Minh Hoàng bị công an bắt vào ngày tối ngày thứ Sáu 23/6 và sẽ bị trục xuất vào ngày mai, gia đình ông Phạm Minh Hoàng nói với VOA.

Vài giờ sau khi ông Hoàng bị bắt, vợ ông, bà Lê Thị Kiều Oanh, nói với VOA Việt ngữ: “Lúc 18h10 chiều nay, một công an khu vực gõ cửa nhà tôi và nói rằng cần kiểm tra hộ khẩu định kỳ, nhưng vài giây sau thì công an ập vô nhà, mời chồng tôi lên trụ sở công an phường để làm việc. Họ nói giải chồng tôi về trụ sở công an và ngày mai sẽ trục xuất chồng tôi.”

Bà Oanh cho biết thêm, không dừng lại ở đó, chính quyền còn mang xe có trang bị máy phá sóng truyền tin khi bắt ông Hoàng và khóa trái cửa sau khi giải ông đi.

“Họ dùng vũ lực, nhiều người xông vô lôi chồng tôi ra khỏi nhà và đóng sập cửa nhốt tôi lại trong nhà để tôi không làm gì được. Khi họ đem xe phá sóng đi rồi thì tôi mới bắt đầu thực hiện được mấy cuộc gọi [điện thoại]. Việc đầu tiên là tôi gọi cho Tổng Lãnh sự Pháp ở Sài Gòn và thông báo sự việc.” Vẫn lời bà Oanh.

Trước đó, ông Hoàng, một giáo sư Toán, có song tịch Việt-Pháp, nói với VOA rằng từ đầu tháng 6, Tổng Lãnh sự quán Pháp báo cho ông “tin xấu” là Việt Nam “muốn trục xuất” ông.

Ông Hoàng xác nhận với VOA Việt ngữ rằng ông nhận được quyết định của Hà Nội về việc tước quốc tịch Việt Nam của ông.

Vị giáo sư, cũng là một thành viên Đảng Việt Tân, nói quyết định do Chủ tịch nước Việt Nam, Trần Đại Quang, ký ngày 17/5/2017.

Nói với VOA hôm 11/6, ông Hoàng cho hay tòa lãnh sự đã đàm phán với phía Việt Nam để ông được ở lại đến cuối tháng 6, và hiện còn quá sớm để biết liệu chính quyền có “cưỡng chế” để trục xuất ông hay không. Mặc dù vậy, ông chia sẻ rằng ông “chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.”

Ông Hoàng cho rằng chính quyền muốn tước quốc tịch nhằm "trả thù" các hoạt động cổ xúy ôn hòa vì dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam của ông và của đảng Việt Tân.

Ông Hoàng, sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nói ông “băn khoăn” vì tờ quyết định không nói rõ chính quyền Việt Nam căn cứ vào lý do cụ thể gì để tước quốc tịch.

Tháng 3/2016, công an đột ngột xông vào một lớp học về “kỹ năng mềm” do ông hướng dẫn tại một quán café ở Sài Gòn, cách ly học viên với người hướng dẫn; thẩm vấn từng người trong nhiều giờ liền.

Trước đó, ông Phạm Minh Hoàng bị bắt năm 2011 khi đang giảng dạy tại Đại học Bách Khoa Sài Gòn.

Tháng 1/2012, Blogger Phạm Minh Hoàng đã được trả tự do, sau khi được giảm phân nửa bản án 3 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự vì các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân trái với nhà nước.

Gần 30 năm định cư tại Pháp, vào năm 2000, ông Phạm Minh Hoàng quyết định về Việt Nam sinh sống để theo đuổi ước mơ đóng góp xây dựng đất nước qua việc truyền đạt tri thức cho thế hệ trẻ. Sau án tù vì các bài viết cổ xúy dân chủ của mình, ông kiên quyết ở lại Việt Nam tiếp tục tham gia đấu tranh kêu gọi dân chủ - nhân quyền.

Nhà nước Việt Nam nói ông là thành viên đảng Việt Tân, một tổ chức bị chính quyền Việt Nam đặt ra ngoài vòng pháp luật. Ông Hoàng xác nhận ông là đảng viên của đảng Việt Tân nhưng không làm gì sai với pháp luật Việt Nam.

VOA Việt Ngữ gọi cho công an phường 4, Quận 10, nơi ông Hoàng cư trú, không có ai trả lời điện thoại. VOA Việt Ngữ gọi cho công an Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, thì được trả lời: "Chỉ trả lời khi liên lạc trực tiếp." - VOA

***
Vài giờ sau khi có tin ông Phạm Minh Hoàng bị công an Việt Nam bắt giữ tối 23 tháng Sáu và sẽ bị “trục xuất trong ngày mai,” đảng Việt Tân, là đảng mà ông Hoàng là một thành viên, ra thông cáo “phản đối việc bắt giữ và trục xuất anh Phạm Minh Hoàng.”

Bản Lên Tiếng của Việt Tân có đoạn: “Nhà cầm quyền CSVN muốn trục xuất anh Phạm Minh Hoàng về lại Pháp. Do đó, chính quyền Pháp không thể thỏa hiệp với chế độ Hà Nội để đẩy một nhà hoạt động nhân quyền đi lưu vong.”

Bản Lên Tiếng viết tiếp: “Đây là trường hợp đầu tiên mà nhà cầm quyền CSVN tước quốc tịch của một người có quan điểm chính trị khác với chế độ. Điều 15 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền khẳng định rằng không ai có thể bị tước quốc tịch của họ một cách tùy tiện.”

Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Hoàng Tứ Duy, đại diện Việt Tân, viết rằng: "Trong thời gian qua, nhà cầm quyền CSVN đã mạnh tay với rất nhiều nhà dân chủ, thuộc đảng Việt Tân và không Việt Tân. Đây là lúc phong trào cần đoàn kết và tranh đấu cho lẽ phải, cho tất cả những nhà hoạt động bị đe dọa."

Trong Bản Lên Tiếng, Việt Tân “lên án hành động tước quốc tịch của anh Phạm Minh Hoàng và toan tính trục xuất anh Hoàng về Pháp là hành vi bất hợp pháp của chế độ Cộng sản Việt Nam đối với một người công dân Việt Nam.”

Ông Hoàng Tứ Duy, vẫn trong phần trả lời VOA Việt Ngữ, viết rằng, “Đối với trường hợp của anh Phạm Minh Hoàng, chúng ta hãy cùng cất lên tiếng nói "Tôi là người Việt Nam." Tất cả con dân Việt Nam có quyền cư ngụ, sống và chết trên quê hương mình để phục vụ đất nước và dân tộc.”

Giáo Sư Phạm Minh Hoàng sinh năm 1955, du học tại Pháp từ năm 1973, mang hai quốc tịch Pháp và Việt. Năm 2000, ông về nước, giảng dạy môn toán tại Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh.

Ông bị bắt năm 2011, đến tháng 1/2012, ông được trả tự do sau khi được giảm phân nửa bản án 3 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự vì các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân trái với nhà nước.

Ông Phạm Minh Hoàng công khai mình là đảng viên Việt Tân, và cho rằng chính quyền muốn tước quốc tịch nhằm "trả thù" các hoạt động cổ súy ôn hòa vì dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam của ông và của đảng Việt Tân.

VOA Việt Ngữ đã liên lạc với công an Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, và được trả lời "cần phải liên lạc trực tiếp mới được trả lời." - VOA
|
|

14.
Ân xá Quốc tế: 'công an Việt Nam dọa giết luật sư Lê Quốc Quân'

Hôm 22/6, tổ chức Ân xá Quốc tế ra thông báo nói luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân đã nhận cảnh báo từ người của Bộ Công an Việt Nam đe dọa ông và gia đình có thể bị giết nếu ông gặp các giới chức nước ngoài. Ông và gia đình đang bị theo dõi và có nguy cơ bị hành hung, bị thương hoặc bị giết.

Theo tài liệu này, 4 người mặc thường phục đã đi theo ông Lê Quốc Quân khi ông rời khỏi nhà ở Hà Nội để cùng con gái 15 tuổi đến đăng ký thi tại trường vào sáng 8/6/ 2017. Sau khi đăng ký xong, ông Lê Quốc Quân cùng con gái đến văn phòng luật sư của ông, tại đây hai cha con họ bị một viên chức, được cho là Đại úy Bộ Công an chặn lại, và bị khoảng 8 người đàn ông bao vây.

Ông Quân viết trên Facebook: “ngày 08/06/2017, khi tôi bắt đầu vào nhà thì bị khoảng 10 người mặc thường phục chặn lại tại cổng chính. Họ đe dọa tôi “Không được đi đâu, gặp ai nếu chúng tôi không cho phép”. Ở đây tôi hiểu là “Không được đi gặp giới ngoại giao quốc tế” bởi vì lần gần đây nhất tôi bị cản không cho đi gặp Thượng nghị sĩ John McCain vào ngày 31/5/2017 nhưng tôi vẫn đi gặp.”

Ân xá Quốc tế cho biết trước cuộc gặp, ông Quân nhận được một tin nhắn từ một viên chức Bộ Công An, được cho là mang cấp bậc Thiếu tá, cảnh báo ông không nên gặp các vị khách Hoa Kỳ.

Ân xá Quốc kêu gọi Việt Nam chấm dứt hành động sách nhiễu và đe dọa đối với ông Lê Quốc Quân và gia đình ông.

Trước đó, blogger Vũ Quốc Ngữ cho VOA biết ông và luật sư Lê Quốc Quân đã gặp thượng nghị sĩ John McCain và các nghị sĩ John Barrasso, Chris Coons ở Hà Nội hôm 31/5.

Ông Ngữ cho biết nội dụng cuộc gặp này như sau: “Trong buổi gặp mặt chúng tôi cho họ biết tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay là rất tồi tệ - bắt bớ, đàn áp những người biểu tình ôn hòa, đánh đập những người bất đồng chính kiến, cộng đồng công giáo miền Trung bị đàn áp khi họ muốn bồi thường chính đáng lo Formosa gây ra.” - VOA
|
|

15.
Nguyễn Phú Trọng: 'Vi phạm, phải kỷ luật, xử lý'

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lại quyết tâm xử lý các vi phạm của quan chức cao cấp trong Đảng.

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu chiều 23/6 khi tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 2 quận Đống Đa, Hà Nội.

"Vụ việc mà các đồng chí, đồng bào quan tâm là ông Đinh La Thăng thôi Ủy viên Bộ Chính trị, bị cảnh cáo, chuyển công tác luôn," Tổng Bí thư nhắc lại.

Ông Nguyễn Phú Trọng nói các quan chức vi phạm không chỉ bị xử lý về Đảng mà cả về mặt chính quyền.

"Tôi cũng đã trả lời khi tiếp xúc cử tri lần trước ở quận Hoàn Kiếm, đây mới chỉ là xử lý kỷ luật Đảng còn về hành chính, hình sự, cơ quan chức năng còn phải khởi tố, điều tra theo đúng quy định của pháp luật."

"Trên thực tế, đồng chí Vũ Huy Hoàng đâu chỉ bị kỷ luật về Đảng mà đã xử lý cả về mặt chính quyền, rồi các ông nguyên là Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường."

"Trường hợp ông Võ Kim Cự, cách chức nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, thôi cả đại biểu Quốc hội," Tổng Bí thư Đảng Cộng sản nói.

Ông Trọng tỏ ra day dứt: "Tôi đã nói nhiều lần là không thích thú gì khi kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí là rất day dứt, đau xót, nhưng có vi phạm phải kỷ luật, phải xử lý."

" Tôi nói vấn đề còn gian nan, không bằng lòng được, còn làm tiếp, làm lâu dài."

Trong một diễn biến mới nhất, ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, vừa bị cách chức.

Nguyên do đưa ra là vì trách nhiệm của ông Hạnh trong Dự án Formosa Hà Tĩnh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa thông tin về việc thi hành kỷ luật đồng chí Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường vì những sai phạm liên quan đến sự cố môi trường Formosa. - BBC
|
|

16.
Việt Nam 'yêu cầu Mỹ xóa cấm vận chống Cuba'

Việt Nam vừa lên tiếng phản đối mạnh mẽ chính sách cấm vận của Mỹ chống Cuba.

Phát biểu ngày 23/6, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

"Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ chính sách bao vây cấm vận chống Cuba từ hơn 5 thập kỷ qua."

Bà Thu Hằng giải thích:

"Việt Nam phản đối mọi lệnh bao vây cấm vận đơn phương của quốc gia này áp đặt lên quốc gia khác."

"Việt Nam mong muốn Cuba và Hoa Kỳ giải quyết bất đồng thông qua đàm phán và đối thoại, trên tinh thần tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau," bà nói.

Chính phủ Cuba mới đây tức giận việc Tổng thống Hoa Kỳ ngưng các chính sách thời Obama cải thiện quan hệ với Havana.

Tuy nhiên, họ nói sẽ vẫn hợp tác với láng giềng lớn hơn này.

Phát biểu trước đó tại Miami, Florida, ông Trump nói ông sẽ áp dụng lại những giới hạn về đi lại và mậu dịch mà chính quyền Obama từng nới lỏng.

Ông Trump lên án chính sách này là "thỏa thuận hoàn toàn phiến diện".

Tuy nhiên ông không đảo ngược lại các quan hệ thương mại và ngoại giao chính.

"Chính phủ Cuba lên án các biện pháp mới thắt chặt cấm vận ," truyền hình nhà nước Cuba nói.

Nhưng họ cũng tái khẳng định "sẵn lòng tiếp tục đối thoại và hợp tác trên tinh thần tôn trọng".

Tổng thống Trump nói chính sách mới của ông sẽ siết chặt qui định về đi lại và chuyển tiền sang Cuba.

Ông nói về các quan ngại nhân quyền và nói đạt thỏa thuận với chính phủ Castro "tàn bạo" là "khủng khiếp" và "lầm đường".

Các công ty và công dân Hoa Kỳ cũng sẽ bị cấm làm ăn với mọi doanh nghiệp chịu kiểm soát của quân đội hay lực lượng tình báo Cuba.

"Chúng ta không muốn đồng USD lại giúp cho thể chế quân sự độc quyền khai thác và lạm dụng người dân Cuba," ông Trump được New York Times dẫn lời nói.

Tuy nhiên, ông Trump sẽ không đóng đại sứ quán Hoa Kỳ tại Havana, tuyến bay thương mại từ Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục, và người Mỹ sẽ vẫn có thể quay về Mỹ với hàng hóa mua từ Cuba. - BBC
|
|

17.
VN: Chính phủ chỉ đạo Quân đội thôi làm kinh tế

Tại một cuộc họp do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm phát biểu nói Quân đội Việt Nam 'không làm kinh tế nữa'.

Thượng tướng Lê Chiêm được báo chí Việt Nam hôm 23/06/2017 trích thuật nói nhiệm vụ của Quân đội nay là "tập trung cho xây dựng chính quy hiện đại để bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân".

Ngoài cam kết dừng mọi dự án quanh sân bay Tân Sơn Nhất, nơi sân golf của công ty quân đội Him Lam, nằm sát đường băng, đã gây điều tiếng nhiều năm qua, Tướng Chiêm còn nói về các doanh nghiệp khác.


Ông được báo Infonet.vn trích lời cho hay:

"Tất cả các doanh nghiệp quân đội phải cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển ra ngoài hết, còn cái nào là phục vụ quốc phòng chứ không để làm kinh tế."

Tuy nhiên, hiện chưa rõ quá trình này sẽ được thực hiện ra sao với số lượng không nhỏ các doanh nghiệp của Quân đội Nhân dân Việt Nam có mặt tại các ngành, từ ngân hàng, viễn thông, bất động sản, may mặc, vận tải, khách sạn, công nghệ thông tin và giải trí...

Vụt gậy vào sân golf?

Qua lời Tướng Lê Chiêm, người ta có thể hiểu sân golf tại sân bay Tân Sơn Nhất là một di sản của nhiệm kỳ thủ tướng trước, và nay cần giải quyết:


""Dự án này từ năm 2007 được 8 bộ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cái này là do lịch sử để lại, vấn đề là chúng ta giải quyết như thế nào. Quan điểm của Bộ Quốc phòng là ưu tiên phát triển hàng không dân dụng."

Trang báo của Bộ Thông tin & Truyền thông cũng mô tả việc cách ông Lê Chiêm phát biểu:

"Tại buổi làm việc về tình hình KTXH - an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm của TP.HCM, khi được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ định phát biểu, Thượng tướng Lê Chiêm lập tức đề cập đến sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Theo ông đây "là vấn đề nổi cộm".

"Chấp hành ý kiến của Chính phủ, hiện Bộ Quốc phòng đã ra lệnh dừng tất cả các dự án tại đây. Ngày mai sẽ họp toàn bộ Bộ Quốc phòng để chuẩn bị văn bản báo cáo Thủ tướng. Chúng tôi sẽ chấp hành nghiêm theo quy hoạch của Chính phủ," Tướng Lê Chiêm nói. - BBC

Link:
http://bit.ly/2kWPNo9




No comments:

Post a Comment