Sunday, September 18, 2016

Tin Cập Nhật Chủ Nhật 18/9

Tin Thế Giới

1.
Có người nhận trách nhiệm về vụ đánh bom ở New York --- Thống đốc New York nói vụ nổ làm bị thương 29 người là hành động khủng bố --- 8 người bị đâm tại một khu mua sắm ở Mỹ

FBI đang điều tra một tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ đánh bom đêm thứ Bảy ở Thành phố New York, làm bị thương 29 người tại một trong những khu sầm uất nhất của thành phố.

Giới chức chấp pháp của liên bang và của New York không cho biết chi tiết, nhưng truyền thông New York cho hay có người đã đăng một tuyên bố nhận trách nhiệm lên website truyền thông xã hội Tumblr dưới một tiêu đề lớn: "I'm the NY Bomber" (Tôi chính là kẻ đánh bom NY).

"Tôi không thể sống trong một thế giới nơi mà những người đồng tính như tôi cũng như những người còn lại trong cộng đồng LGBTQ bị xã hội khinh rẻ."

Người tự nhận là kẻ đánh bom cũng lên án một đất nước mà người này nói là coi việc một "ứng cử viên Đảng Cộng hòa ghét phụ nữ, bài ngoại, kì thị chủng tộc, bài Hồi giáo ra tranh cử tổng thống" là chuyện bình thường.

Tác giả của tuyên bố đe dọa sẽ thực hiện thêm những vụ tấn công nữa, gọi vụ nổ hôm thứ Bảy "chỉ là khởi đầu" và hứa sẽ "tiêu diệt những mục tiêu của tôi."

Tumbler đã gỡ bỏ bài đăng này và vẫn chưa đưa ra phát biểu nào.

Trong một cuộc họp báo vào sáng Chủ nhật, 18/9, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo gọi vụ việc là một "hành động khủng bố", nhưng ông nói thêm rằng không có bằng chứng về "khủng bố quốc tế."

Thị trưởng thành phố New York Bill DeBlasio mô tả vụ nổ là "có chủ ý."

Ông Cuomo nói sẽ có thêm 1.000 cảnh sát và lính Cảnh vệ Quốc gia tuần tra hệ thống giao thông công cộng của thành phố vì “thà thận trọng thừa còn hơn.”

Trong khi đó tất cả 29 nạn nhân đã được cho xuất viện.

Vụ nổ xảy ra bên ngoài số nhà 131 phố West 23 lúc 8:30 tối.

Quả bom đã phát nổ tại một khu phố nhộn nhịp có nhiều quán bar, nhà hàng và nhà ở vào thời gian đặc biệt bận rộn đối với thành phố đông dân nhất của Mỹ, khi các nhà lãnh đạo thế giới đến New York dự cuộc họp hàng năm của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuần này. Cảnh sát đã hạn chế việc đi bộ qua hiện trường.

Chính quyền New York cũng đang điều tra về một thiết bị chưa nổ bị phát hiện ở phố West 27, cách vụ nổ kể trên vài dãy phố. Nhân viên đội rà phá bom đã chuyển đi thiết bị đó một cách an toàn. Nó dường như là là một nồi áp suất gắn liền với một điện thoại di động và dây điện trong một túi nhựa.

Vụ nổ ở New York xảy ra vài giờ sau khi một quả bom dạng ống phát nổ trong một thùng rác tại một thị trấn bãi biển của New Jersey hôm thứ Bảy, cách đó 135 km, buộc người ta phải hủy bỏ một cuộc chạy đua từ thiện có hàng ngàn người đăng ký.

Các ông DeBlasio và Cuomo cho biết hai vụ này không liên quan đến nhau. Không có tin về thương tích trong vụ việc ở Seaside Park, New Jersey, nhưng ban tổ chức đã hủy cuộc đua có mục đích quyên tiền cho nhân viên quân sự Hoa Kỳ. Nhà chức trách cho biết đã phát hiện 3 thiết bị nổ dạng ống nối dây với nhau ở gần đường đi dạo. Người ta tin rằng chỉ có một trong 3 thiết bị đó đã phát nổ.

Ông Cuomo cho biết nhà chức trách "sẽ khởi tố" điều tra về vụ nổ New York như là một hoạt động khủng bố. - VOA

***
Cảnh sát ở New York đang kêu gọi công chúng cung cấp thông tin sau khi xảy ra một vụ nổ ở khu phố Chelsea của quận Manhattan, làm bị thương 29 người vào tối thứ Bảy, 17/9. Nhà chức trách đã gọi vụ nổ là "một hành động có chủ ý".

Trong một cuộc họp báo vào sáng Chủ nhật, 18/9, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo gọi vụ việc là một "hành động khủng bố", nhưng ông nói thêm rằng không có bằng chứng về "khủng bố quốc tế". Thị trưởng thành phố New York Bill DeBlasio mô tả vụ nổ là "có chủ ý".

Ông Cuomo nói sẽ có thêm 1.000 cảnh sát và lính Cảnh vệ Quốc gia tuần tra hệ thống giao thông công cộng của thành phố vì “thà thận trọng thừa còn hơn”.

Ông nói thêm rằng tất cả 29 nạn nhân đã được xuất viện.

Vụ nổ xảy ra bên ngoài số nhà 131 phố West 23 lúc 8:30 tối.

Quả bom đã phát nổ tại một khu phố nhộn nhịp có nhiều quán bar, nhà hàng và nhà ở vào thời gian đặc biệt bận rộn đối với thành phố đông dân nhất của Mỹ, khi các nhà lãnh đạo thế giới đến New York dự cuộc họp hàng năm của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuần này. Cảnh sát đã hạn chế việc đi bộ qua hiện trường.

Chính quyền New York cũng đang điều tra về một thiết bị chưa nổ bị phát hiện ở phố West 27, cách vụ nổ kể trên vài dãy phố. Nhân viên đội rà phá bom đã chuyển đi thiết bị đó một cách an toàn. Nó dường như là là một nồi áp suất gắn liền với một điện thoại di động và dây điện trong một túi nhựa.

Vụ nổ ở New York xảy ra vài giờ sau khi một quả bom dạng ống phát nổ trong một thùng rác tại một thị trấn bãi biển của New Jersey hôm thứ Bảy, cách đó 135 km, buộc người ta phải hủy bỏ một cuộc chạy đua từ thiện có hàng ngàn người đăng ký.

Các ông DeBlasio và Cuomo cho biết hai vụ này không liên quan đến nhau. Không có tin về thương tích trong vụ việc ở Seaside Park, New Jersey, nhưng ban tổ chức đã hủy cuộc đua có mục đích quyên tiền cho nhân viên quân sự Hoa Kỳ. Nhà chức trách cho biết đã phát hiện 3 thiết bị nổ dạng ống nối dây với nhau ở gần đường đi dạo. Người ta tin rằng chỉ có một trong 3 thiết bị đó đã phát nổ.

Ông Cuomo cho biết nhà chức trách "sẽ khởi tố" điều tra về vụ nổ New York như là một hoạt động khủng bố. - VOA

***
Các quan chức bang Minnesota ở miền bắc Hoa Kỳ cho biết 8 người bị thương trong một cuộc tấn công bằng dao ở một trung tâm mua sắm hôm thứ Bảy, 17/9.

Ông William Blair Anderson, cảnh sát trưởng của Saint Cloud, cho hay nhân viên cảnh sát đã bắn chết nghi phạm. Lúc đó viên cảnh sát đã hết ca trực.

Ông Anderson nói có người kể rằng kẻ tấn công đã nhắc đến Thánh Allah khi tấn công bằng dao tại Trung tâm Crossroads và đã hỏi một người xem người đó có phải là người Hồi giáo không.

Tuy nhiên, ông Anderson không gọi vụ tấn công là một hành động khủng bố, ông nói vẫn chưa rõ về động cơ của vụ này.

Ông Anderson cho biết 7 trong số 8 nạn nhân đã được xuất viện.

Ngay sau cuộc tấn công, cảnh sát đã đặt trung tâm mua sắm trong trạng thái nội bất xuất ngoại bất nhập.

Saint Cloud cách Minneapolis khoảng 112km về phía tây bắc. - VOA
|
|

2.
'Đảng của Putin' dẫn đầu

Đảng Nước Nga Thống Nhất, được Tổng thống Vladimir Putin ủng hộ, đang dẫn đầu bầu cử quốc hội, với hơn 40% phiếu, theo dự báo ban đầu.

Nếu kết quả này được khẳng định, nó sẽ thấp hơn 49% phiếu năm 2011.

Đảng dân tộc chủ nghĩa LDPR và đảng Cộng sản kém sau, khoảng 14-16%.

Bầu cử quốc hội Nga bắt đầu để chọn 450 nghị sĩ ở hạ viện Duma cho 5 năm tới.

Bằng chứng gian lận từng làm xảy ra biểu tình sau bầu cử năm 2011.

Lần đầu tiên Nga tổ chức bỏ phiếu ở Crimea, sáp nhập từ Ukraine năm 2014 trong diễn biến bị quốc tế lên án.

Một số người chỉ trích Tổng thống Putin có dịp hiếm hoi trình bày quan điểm trước công chúng trên truyền hình.

Nhưng những nhân vật đối lập quan trọng như Alexei Navalny bị cấm tranh cử.

Ukraine phản đối

Căng thẳng dâng cao ở Ukraine, nơi chính phủ giận dữ về kế hoạch tổ chức bỏ phiếu ở Crimea.

Người phát ngôn ngoại giao Ukraine, Mariana Betsa, nói bỏ phiếu trong bầu cử Nga không thể diễn ra ở đất nước bà, ngay cả tại các cơ quan ngoại giao và lãnh sự Nga.

Nhưng người phát ngôn của Nga, Maria Zakharova, nói các phòng phiếu sẽ được “tổ chức tại Ukraine ở sứ quán Nga và các tòa lãnh sự của chúng tôi”.

Bà nói quan sát viên từ tổ chức an ninh quốc tế OSCE sẽ theo dõi bầu cử ở Ukraine. Khoảng 80.000 cử tri Nga sống ở Ukraine, theo giới chức bầu cử Nga.

Quốc hội Ukraine đã thúc giục các nước không gửi quan sát viên đến cuộc bầu cử Nga ở Crimea và không công nhận kết quả tại đó.

Quốc hội Ukraine cảnh báo các cuộc viếng thăm sẽ bị xem là xâm phạm biên giới Ukraine.

Người phát ngôn của Tổng thống Putin, Dmitry Peskov, phản bác rằng Nga “không định thảo luận quá trình bầu cử trên đất mình với nước nào”. - BBC
|
|

3.
Biển Đông: Báo Trung Quốc hằn học đe dọa Nhật Bản

Như thông lệ, Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho báo chí lên tiếng hù dọa những nước dám can dự vào Biển Đông. Sau khi bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản tuyên bố nước này sẽ tuần tra chung với Hải Quân Mỹ ở Biển Đông, Hoàn Cầu Thời Báo, ấn bản bình dân của Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc, hôm 17/09/2016, đã lớn tiếng đe dọa rằng tàu Nhật sẽ là đích nhắm của Bắc Kinh nếu cùng Mỹ tuần tra trên Biển Đông.

Một bài xã luận trên Hoàn Cầu Thời Báo, ấn bản tiếng Anh, cho rằng sau tuyên bố lập trường công khai của Tokyo, Bắc Kinh "không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đề ra các biện pháp đối phó". Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc không ngần ngại liệt kê các biện pháp mà Bắc Kinh có thể áp dụng, mở đầu bằng việc triển khai quân sự tại vùng quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc đặt cho Trường Sa), sau khi thông báo trước cho ASEAN.

Trong trường hợp các cuộc tuần tra trở nên dồn dập hơn và có nhiều nước tham gia hơn, Bắc Kinh sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, cho phép nước này có một hệ thống cụm đảo quân sự và những khu vực phòng không nhỏ hơn để chống lại chiến hạm Mỹ và Nhật Bản.

Riêng tàu Hải Quân Nhật Bản sẽ là mục tiêu chính của Trung Quốc, và chiến đấu cơ Trung Quốc sẵn sàng bay rà sát trên tàu Nhật Bản để gây sức ép. Bên cạnh đó, Bắc Kinh sẽ gia tăng đáng kể nhịp độ tuần tra của lực lượng hải cảnh Trung Quốc tại vùng quần đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku) đang tranh chấp trên Biển Hoa Đông.

Về phương diện chính trị, Hoàn Cầu Thời Báo đe dọa rằng "thời khắc mà Tokyo quyết định đưa tàu chiến tới Biển Đông sẽ làm cho nỗ lực cải thiện quan hệ song phương từ cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều trở thành vô ích".

Nguyên nhân khiến Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ là tuyên bố hôm 15/09 vừa qua của nữ bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Tomomi Inada tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ở Washington, theo đó Tokyo sẽ tăng cường các cuộc tuần tra tập huấn chung với Mỹ ở Biển Đông.

Bà Inada còn xác nhận rằng Nhật Bản đã quyết định dấn thân sâu hơn vào khu vực Biển Đông thông qua việc xây dựng năng lực giám sát biển cho những quốc gia Đông Nam Á đang bị Trung Quốc chèn ép như là Việt Nam và Philippines. - RFI
|
|

Tin Hoa Kỳ

4.
Lệnh cấm Kratom gây tranh cãi

Những người biểu tình tụ tập bên ngoài Tòa Bạch Ốc hôm 13/9 đòi nhà chức trách không đưa một sản phẩm tự nhiên từ khu vực Đông Nam Á gọi là Kratom vào danh sách những chất cấm ở Mỹ. Chất này không phải là opioid, nhưng nó có chứa chất alkaloid tác động lên những thụ thể não giống những loại ma túy như heroin, mà không đưa tới trạng thái lâng lâng. Nhưng Cục chống Ma túy của Mỹ (DEA) sẽ đưa chất này vào Danh mục 1 những chất bất hợp pháp trước cuối tháng này.

Những người ủng hộ Kratom đã phản ứng đầy giận dữ và lo âu trước lệnh cấm của liên bang đối với sản phẩm giảm đau tự nhiên mà họ nói là an toàn hơn so với các loại thuốc giảm đau được bác sĩ kê toa một cách hợp pháp.

Một trong số họ là người sáng lập Hiệp hội Kratom Mỹ, Susan Ash. Bà từng bị cơn đau do bệnh Lyme hành hạ trước khi chuyển sang dùng Kratom.

Bà Susan nói:

"Trong vòng hai tuần kể từ khi tôi quyết định chuyển sang dùng Kratom, từ chỗ nằm liệt giường tôi đã có thể khởi xướng tổ chức này."

Kratom bắt nguồn từ lá của cây Kratom ở Đông Nam Á, và đã được sử dụng ở đó hàng ngàn năm qua. Tại Mỹ, người ta mua nó trên mạng hoặc tại những cửa hàng nhỏ bán nhiều loại sản phẩm thảo dược.

Kratom không mấy có nguy cơ cho sức khỏe, miễn là nó không pha lẫn với những chất khác, theo lời một nhà phân phối ở thành phố Houston lấy bí danh là "Chris Kratom" thay vì sử dụng tên thật của ông.

Ông Chris phát biểu:

"Những người tới mua chủ yếu là những người bị đau kinh niên. Họ không muốn cảm thấy uể oải hay đầu óc mụ mị sau khi dùng những loại thuốc được kê toa khác."

Ông Chris không còn bán Kratom nữa vì lệnh cấm sắp được áp dụng, nhưng mấy năm trước, ông đã đến thăm những nhà cung ứng của mình ở Indonesia và thấy tận mắt nguồn sản phẩm.

Ông nói:

"Chúng tôi thậm chí còn đi ngược dòng sông. Cách duy nhất bạn có thể tới những khu rừng già này là bằng thuyền... rất nhiều những cây mà tôi thấy có tuổi thọ hơn 100 năm."

Ông nói ông ủng hộ việc chính phủ quản lý chất này thay vì một lệnh cấm toàn bộ.

Nhưng bác sĩ tâm thần Thomas Kosten tại Trường Y Đại học Baylor nói trách nhiệm của DEA là bảo vệ sự an toàn của công chúng chứ không phải quản lý sản phẩm.

Bác sĩ Kosten cho biết:

"Sẽ tốt hơn nếu chúng ta có một công cụ bớt thô sơ hơn việc lập danh mục của DEA như một cách để kiểm soát chất này."

DEA nói rằng Kratom là một chất gây nghiện có dính dáng tới hàng trăm cuộc gọi cấp cứu trên khắp cả nước.

Nhưng ông Kosten nói những trường hợp ngộ độc những chất khác còn cao hơn rất nhiều lần.

Bác sĩ Kosten:

"Có hàng ngàn những trường hợp đó xảy ra thậm chí trong một tháng, trong khi những vụ ngộ độc Kratom vẫn khá nhỏ."

Nhiều người nghiện ma túy sử dụng Kratom để cai heroin và những loại thuốc phiện khác. Điều này khơi lên lo ngại rằng lệnh cấm sẽ càng góp phần vào những vụ tử vong do dùng thuốc quá liều vốn đã ở mức báo động.

Lệnh cấm của DEA sẽ kéo dài trong hai năm và sau đó trở thành vĩnh viễn trừ phi nhà chức trách thấy có đủ bằng chứng rằng Kratom không nguy hiểm. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

5.
Trung Quốc ‘luôn là lựa chọn chiến lược’ của Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung nói như vậy với báo chí trong nước hôm 16/9, khi đánh giá về chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam tới quốc gia láng giềng từ ngày 10 tới 15/9 theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Phúc trên cương vị Thủ tướng Việt Nam, và cũng là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sau Đại hội đảng 12 hồi đầu năm.

Ông Lê Hoài Trung nói rằng nó “có ý nghĩa rất quan trọng”, “là dịp để Lãnh đạo cấp cao hai nước đi sâu trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không để ảnh hưởng tới môi trường hòa bình, ổn định cũng như sự phát triển của quan hệ hai nước”.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói tiếp: “Trung Quốc vừa là nước láng giềng vừa là nước lớn, đối tác quan trọng hàng đầu về kinh tế - thương mại của ta. Việc phát triển quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững với Trung Quốc luôn là lựa chọn chiến lược và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”.

Ông Phúc tới Trung Quốc đúng dịp Nga và Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận lớn trên biển Đông.

Trong bài bình luận đăng tải hôm nay, 18/9, tờ Hoàn cầu Thời báo, một ấn phẩm của Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sàn Trung Quốc, nói rằng cuộc thao dượt hải quân này “phát tín hiệu mạnh mẽ tới thế giới”.

Trả lời VOA trong tuần trước, ông Dương Danh Dy, một cựu quan chức ngoại giao Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng “ý đồ của Trung Quốc là bá chiếm biển Đông của Việt Nam là ý đồ bất biến của họ, và Việt Nam cũng quyết tâm giữ, cho nên không bao giờ có chuyện xây dựng lòng tin với nhau”. - VOA
|
|

6.
Thêm người nước ngoài ‘nhiễm Zika tại Việt Nam’

Bộ Y tế Việt Nam mới xác nhận trường hợp một công dân Đài Loan nhiễm virus gây bệnh đầu nhỏ sau thời gian lưu trú tại tỉnh Trà Vinh.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu hôm 16/9 cho báo chí trong nước biết đã nhận được thông tin từ cơ quan phụ trách y tế của Đài Loan về một bệnh nhân nam 63 tuổi.

Cục Y tế dự phòng sau đó đã yêu cầu Sở Y tế Trà Vinh triển khai các biện pháp “xác minh ổ dịch” và “phòng chống dịch bệnh”.

Bệnh nhân Đài Loan này là ca Zika thứ 5 được ghi nhận tại Việt Nam. Trước đó một công dân Đức làm việc tại TP HCM được ghi nhận mắc Zika khi đi du lịch ở Nhật Bản; 3 ca khác ở Phú Yên, Khánh Hòa và TP HCM.

Virus Zika được cho là nguyên nhân gây bệnh đầu nhỏ khiến trẻ sinh ra có đầu nhỏ dị thường, não phát triển lệch lạc hoặc không phát triển dẫn khuyết tật về trí tuệ, vận động và ngôn ngữ. - VOA
|
|

7.
Bí thư Thanh Hóa bác tin về ‘bồ nhí’ --- Thực hư cả nhà Bí thư Hà Giang ‘làm quan’

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khẳng định với báo chí Việt Nam rằng tin trên mạng về “bồ nhí” và tài sản “kếch xù” chỉ là “thông tin bịa đặt, bôi nhọ cán bộ”.

Cuối tuần qua mạng internet loan đi bài viết cáo buộc ông Trịnh Văn Chiến có con riêng và cung cấp tài sản “nhiều chục tỉ đồng” cho một viên chức sở xây dựng Thanh Hóa.

Tối Chủ nhật 19/9, ông Chiến được báo mạng VietnamNet dẫn lời: “Đó toàn là thông tin bịa đặt, bôi nhọ cán bộ và tỉnh đã giao cơ quan chức năng vào cuộc.”

Báo điện tử Một Thế Giới cũng phỏng vấn ông Chiến, dẫn lời ông rằng “đó là những thông tin bố láo, bịa đặt nên mình chẳng có gì phải quan tâm nhiều đến cái này”.

Ông Chiến nói ông đã đề nghị Bộ Công an “làm rõ” vụ việc.

Chỉ mới vài hôm trước, cũng thông tin trên mạng nói nhiều người thân Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang giữ vị trí chủ chốt trong các cơ quan của tỉnh.

Bí thư Triệu Tài Vinh nói việc bổ nhiệm các chức vụ đã được “UBKT trung ương đã kết luận việc bổ nhiệm cán bộ của tỉnh là đúng quy trình”. - BBC

***
Mạng xã hội lan truyền tấm hình ghi 8 người thân của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang giữ vị trí chủ chốt trong các cơ quan của tỉnh.

Tin tức đang gây tranh luận, trong lúc Bí thư Tỉnh ủy nói việc bổ nhiệm “đúng quy trình”.

Theo thông tin đưa lên mạng, vợ Bí thư Triệu Tài Vinh, bà Phạm Thị Hà, đang là phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang.

Em trai ông, Triệu Tài Phong là bí thư huyện ủy huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

Theo truyền thông Việt Nam, có một số chi tiết không chính xác trong tấm hình này:

Ông Triệu Sơn An, phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, không phải Triệu Tài An.

Ông Triệu Tài Tân là Phó phòng hành chính Viễn thông tỉnh Hà Giang, không phải Phó Giám đốc Viễn thông Hà Giang.

Bà Triệu Thị Giang là phó phòng Kinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Giang, không phải phó giám đốc sở.

Bí thư Triệu Tài Vinh được VietnamNet dẫn lời nói thêm rằng ông Triệu Là Pham, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy và bà Triệu Thị Tình, quyền Giám đốc Sở VH-TT-DL “không hề có quan hệ ruột thịt trong nhà”.

Ông cũng nói với báo Tuổi Trẻ quy trình bổ nhiệm đều hợp lệ.

“Sau khi kiểm tra, đầu tháng 5 UBKT trung ương đã kết luận việc bổ nhiệm cán bộ của tỉnh là đúng quy trình.”

“Không những tôi không ưu ái người nhà mà nhiều lần khi Ban thường vụ tỉnh uỷ đưa người thân của tôi ra để bàn bố trí cán bộ tôi còn là người phản đối,” ông Vinh nhấn mạnh.

Còn trên VietnamNet, ông Lê Quang Minh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Giang, nói: “Tôi đã đọc những thông tin này sáng nay trên một số trang mạng. Tuy nhiên, một số thông tin là chưa chính xác, cần được kiểm chứng trực tiếp.” - BBC

No comments:

Post a Comment