Thursday, November 2, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Tư 1/11



Tin Thế Giới

1.
Nghi phạm tấn công New York theo đúng kết hoạch của IS --- Lai lịch kẻ tấn công khủng bố New York

Nghi phạm là di dân gốc Uzbekistan trong vụ sát hại 8 người tại thành phố New York ngày 31/10 bằng cách lao xe tải vào làn đường dành cho người đi xe đạp đã hành sự theo kế hoạch mà Nhà nước Hồi giáo đưa lên trên mạng và để lại một ghi chú viết rằng nhóm IS sẽ ‘trường tồn mãi mãi’, theo nguồn tin từ cảnh sát.

Cảnh sát đã thẩm vấn Sayfullo Saipov, 29 tuổi, người được đưa vào bệnh viện cứu chữa vì trúng đạn cảnh sát trong cuộc truy đuổi.

Cảnh sát cho biết đương sự dường như đã hoạch định cuộc tấn công trong nhiều tuần lễ. Giới điều tra tìm thấy những mẫu ghi chú và dao tại hiện trường.

“Hung thủ dường như theo đúng chỉ dẫn mà IS đã đưa lên các kênh truyền thông xã hội cho các ủng hộ viên,” cảnh sát nói.

Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất ở thành phố New York kể từ vụ khủng bố 11/9/2001 khi các không tặc cướp hai máy bay lao thẳng vào Trung tâm Thương mại Thế giới giết chết hơn 2600 người.

Trong vụ tấn công bằng xe tải ngày 31/10 vừa qua, ngoài 8 người chết còn có 12 người bị thương.

Các cuộc tấn công tương tự, dùng xe thay vì dùng võ khí, từng xảy ra ở Tây Ban Nha, Pháp, và Đức hồi năm ngoái.

Theo cảnh sát, Saipov dùng xe tải mướn từ tiệm Home Depot ở New Jersey để lao vào khách bộ hành và người đi xe đạp trước khi tông vào bên hông của một xe buýt chở học sinh.

Sau đó, hung thủ bước ra khỏi xe cầm theo 2 cây súng giả và bị cảnh sát bắn vào bụng.

Tin nói Saipov cư ngụ ở Paterson, New Jersey, nơi từng là một trung tâm công nghiệp cách khu Manhattan chừng 40 cây số.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham kêu gọi giới hữu trách xử lý Saipov như một chiến binh thù địch, và việc này cho phép các nhà điều tra thẩm vấn mà đương sự không cần có luật sư đại diện.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố mở ngỏ khả năng áp giải Saipov tới nhà tù quân sự ở Vịnh Guantanamo, Cuba, nơi giam giữ các nghi can khủng bố trong đó có những kẻ đã hoạch định cuộc tấn công hồi 11/9/2001.

“Giải hắn tới Gitmo. Tôi chắc chắn sẽ cân nhắc việc đó,” ông Trump cho báo giới biết. told reporters.

Thống đốc bang New York, Andrew Cuomo, cho biết Saipov bị cực đoan hóa trong thời gian định cư tại Mỹ.

Đa số trong 18 cuộc tấn công trên đất Mỹ lấy cảm hứng từ IS kể từ tháng 9/2014 tới nay được thực hiện bởi những kẻ phát sinh tư tưởng cực đoan trong thời gian định cư tại Mỹ, ông Alexander Meleagrou-Hitchens giám đốc Chương trình Nghiên cứu về Cực đoan tại Đại học George Washington cho biết.

Trong vụ tấn công hôm 31/10, sáu nạn nhân chết ngay tại chỗ, hai người khác thiệt mạng tại bệnh viện.

Năm người trong số này là du khách người Argentina tham quan New York cùng nhóm bạn bè kỷ niệm 30 năm ngày ra trường.

Ngoại trưởng Bỉ cho hay trong số nạn nhân có một công dân Bỉ.

Thị trưởng thành phố New York, Bill de Blasio, cho biết cảnh sát sẽ hiện diện khắp nơi để bảo vệ cuộc đua marathon của thành phố vào chủ nhật tới đây, một sự kiện quy tụ khoảng 51 ngàn người tham gia và 2,5 triệu khán giả vòng quanh thế giới.

Tổng thống Uzbekistan, Shavkat Mirziyoyev, loan báo chính phủ nước ông sẽ làm mọi việc có thể giúp điều tra vụ tấn công ‘cực kỳ dã man’ vừa qua. - VOA

***
Cảnh sát nói vụ tấn công khủng bố ở thành phố New York được thực hiện bởi một người đàn ông duy nhất mà họ coi là một kẻ khủng bố, người đã lao xe tải vào một làn đường xe đạp đông đúc gần khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới.

Một người bạn của gia đình mô tả nghi can là người bình tĩnh và làm việc chăm chỉ, theo AP, trong khi Tổng thống Donald Trump đả kích anh ta là "bệnh hoạn và loạn trí."

Bức tranh về cuộc đời của người đàn ông này chỉ mới bắt đầu hiện rõ trong những giờ ngay sau vụ tấn công hôm thứ Ba, giết chết tám người và làm bị thương 11 người khác.

Những gì đã biết về Sayfullo Saipov:

DI DÂN TRẺ TUỔI

Các quan chức không có thẩm quyền thảo luận về cuộc điều tra và phát biểu trong điều kiện ẩn danh xác định Saipov là kẻ tấn công và cho biết anh ta 29 tuổi, xuất thân từ Uzbekistan. Anh ta đến Mỹ một cách hợp pháp vào năm 2010, các quan chức này cho biết, và người ta tin rằng anh ta từng sống ở bang Ohio sau khi đến Mỹ.

Một người quen, Dilnoza Abdusamatova, cho biết Saipov ở với gia đình trong một thời gian ngắn ở ngoại ô Cincinnati sau khi nhập cư.

"Anh ấy luôn làm việc," Abdusamatova nói với hãng tin AP. "Anh ấy không đi tiệc tùng hay đi đâu cả, anh ấy chỉ về nhà và nghỉ ngơi rồi quay trở lại làm việc."

ĐẾN SỐNG Ở FLORIDA

Nhà chức trách nói rằng Saipov có bằng lái xe ở bang Florida và một số hồ sơ công khai cho thấy một địa chỉ nhà của anh ta tại một khu căn hộ tại thành phố Tampa.

Một người bạn gặp Saipov ở Florida, Kobiljon Matkarov, nói với báo The New York Times và The New York Post rằng anh ta có vẻ như là một "người tốt."

"Mấy đứa con của tôi cũng thích anh ấy. Anh ấy hay chơi với bọn nó," Matkarov nói với The Post.

MỐI LIÊN HỆ Ở NEW JERSEY

Nhà chức trách cho biết Saipov gần đây sống ở bang New Jersey, nơi anh ta được cho là đã thuê một chiếc xe tải nhỏ không mui từ Home Depot một giờ trước khi tông nó vào làn đường xe đạp.

Vào tối thứ Ba, cảnh sát điều tra vụ tông xe chết người vây quanh một chiếc xe minivan Toyota màu trắng với bảng số Florida đậu trong bãi đậu xe của Home Depot ở Passaic, New Jersey.

Chiếc xe van đậu gần những xe tải cho thuê của Home Depot.

TÀI XẾ UBER

Công ty dịch vụ xe đưa đón Uber nói Saipov đã vượt qua kiểm tra lí lịch của họ và đã lái xe cho dịch vụ này trong sáu tháng, thực hiện hơn 1.400 chuyến đi.

Công ty cho biết họ đã cấm anh ta tham gia dịch vụ này sau vụ tấn công. Họ nói rằng họ đã liên lạc với FBI và đề nghị hỗ trợ. Uber cũng nói họ đã xem lại lịch sử lái xe của Saipov nhưng không tìm thấy báo cáo nào liên quan tới an toàn.

Ngoài ra Saipov cũng từng làm tài xế lái xe tải thương mại ở Ohio. - VOA
|
|

2.
Hé lộ tài sản, quan hệ của Manafort với giới đầu sỏ chính trị Nga --- Nga, Ukraine hối thúc Mỹ điều tra liên hệ Manafort- Yanukovych

Paul Manafort, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump, từng có ba hộ chiếu Mỹ, hàng triệu đôla tài sản và các mối quan hệ với những nhân vật đầu sỏ chính trị Nga, theo các văn kiện của tòa án liên bang sau khi ông ta bị truy tố về các cáo buộc gian lận thuế và rửa tiền.

Ông Manafort và cộng sự Rick Gates đề ra nguy cơ tẩu thoát đáng kể vì tính chất nghiêm trọng của cáo buộc, bằng chứng mạnh mẽ về tội lỗi, tài sản của họ và "lịch sử hành vi lừa đảo và gian dối" của họ, các công tố viên liên bang cho biết trong một bản đệ trình lên Tòa án Khu vực tư pháp liên bang Đặc khu Columbia.

Ông Manafort, 68 tuổi, và ông Gates, người cũng giúp chiến dịch tranh cử của ông Trump, tuyên bố không có tội hôm thứ Hai trong một bản cáo trạng 12 tội danh, từ rửa tiền cho tới hoạt động như đại diện không đăng ký của chính phủ Ukraine thân Nga trước đây.

Các cáo buộc được đưa ra trong cuộc điều tra kéo dài năm tháng của công tố viên đặc biệt liên bang Robert Mueller về những nỗ lực của Nga nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2016 theo hướng có lợi cho ông Trump và sự thông đồng khả dĩ của các phụ tá trong ban vận động.

Các cáo buộc không liên quan đến các hoạt động trong chiến dịch tranh cử nhưng hé lộ những mối quan hệ gần gũi với Nga, và bao gồm các hoạt động từ năm 2006 đến năm 2017, trùng với khoảng thời gian mà hai người này làm việc cho chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Hai người này đang bị quản thúc tại gia và đã từ bỏ hộ chiếu Mỹ của mình, với tiền bão lãnh tại ngoại 10 triệu đôla cho ông Manafort và 5 triệu đôla cho ông Gates.

"Cả hai bị can đều có những mối quan hệ đáng kể ở nước ngoài, bao gồm ở Ukraine, nơi cả hai đã có thời gian làm đại diện cho chính phủ của nước này," theo thông tư của chính phủ ủng hộ điều kiện phóng thích.

"Và cả Manafort và Gates đều có quan hệ với những nhân vật đầu sỏ chính trị Ukraine và Nga, những người đã cung cấp hàng triệu đôla cho Manafort và Gates."

Phiên tòa tiếp theo trong vụ việc nàt, theo lịch diễn ra vào cho 2 giờ chiều ngày thứ Năm, sẽ liên quan đến các điều kiện bảo lãnh tại ngoại đã được thiết lập vào ngày thứ Hai trong phie6n tòa chính thức truy tố. - VOA

***
Ukraine và Nga hối thúc Hoa Kỳ nên điều tra các hoạt động vận động hành lang ở Ukraine của Paul Manafort, cựu trưởng ban vận động tranh cử của ông Trump. Ông Manafort bị truy tố về tội rửa tiền và những vi phạm khác liên quan đến các cuộc vận động hành lang cho một đảng chính trị thân Nga ở Ukraine do cựu Tổng thống Viktor Yanukovych lãnh đạo. Ông Yanukovych chạy trốn sang Nga vào năm 2014 tiếp theo sau cuộc biểu tình rầm rộ phản đối chính phủ ở Kiev. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 31/10 nói Mỹ nên lần theo “đường mòn Ukraine của ông Manafort", thay vì đổ lỗi cho Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Một quan chức Ukraina nói với VOA rằng Hoa Kỳ nên yêu cầu Nga tạo điều kiện để Mỹ thẩm vấn ông Yanukovych và tìm hiểu thêm về các hoạt động của ông Manafort ở Ukraine. Thông tín viên Zlatica Hoke có bài tường trình chi tiết sau đây:

Ông Yanukovich trốn khỏi thủ đô Kiev của Ukraina ngay trước khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm 2014. Chính phủ Ukraina đang truy lùng ông về nhiều tội danh, từ ăn cắp của công, biển thủ công quỹ cho tới tội bội phản và giết người hàng loạt.

Công chúng Mỹ hôm thứ Hai bị sốc về quy mô của các hoạt động kinh doanh của Manafort với một nhà lãnh đạo nước ngoài, dù các hoạt động này đã chấm dứt trước chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Ngoại trưởng Nga hôm Thứ Ba nói rằng những cáo buộc của Hoa Kỳ về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ là "sản phẩm của óc tưởng tượng".

Ông Lavrov nói:

"Những tố cáo vô căn cứ không cải thiện hình ảnh của những kẻ đã bắt đầu vụ rắc rối này, và bây giờ họ không biết làm sao để thoát ra khỏi cái mớ bòng bong đó. Giờ họ đã tìm ra sợi dây liên kết ông Manafort và một số trợ lý của ông này với Ukraina. Nhưng có lẽ họ nên điều tra kỹ hơn về mối liên kết đó qua trung gian Ukraina. Có thể họ sẽ có điều gì để nói về vị thế của chính họ trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ ".

Một phụ tá thân cận của Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko nói với VOA rằng, nếu muốn, Hoa Kỳ có thể thẩm vấn ông Yanukovich.

Ông Dmitry Shymkov, Phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine dưới quyền Tổng thống Poroshenko nói:

"Ông Yanukovych lúc bấy giờ lãnh đạo một chế độ quyền lực tập trung và là người cầm đầu một hệ thống tham nhũng từ trên xuống dưới đã được xây dựng ở Ukraine từ khi ông ta lên nắm quyền hồi năm 2012, và cho tới năm 2013, khi xảy ra cuộc ‘Cách mạng Nhân phẩm’. Thời đó đã có nhiều hành vi hung hãn đối với giới làm ăn và các vụ tống tiền nhắm vào các công nghiệp khác nhau."

Giới chức Ukraina bày tỏ hy vọng rằng các cuộc điều tra sâu rộng hơn của các giới chức liên bang Mỹ có thể giúp nước của ông tìm hiểu thêm về các hoạt động bất hợp pháp của ông Yanukovich và đảng chính trị của ông.

Ông Shymkov nói:
"Qua cuộc thẩm vấn ông Paul Manafort do các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ thực hiện, chúng ta có thể có được thêm thông tin về các cách hành xử tham nhũng hoặc các hoạt động khác diễn ra ở Ukraine trong thời gian này – dưới chế độ Yanukovych, điều đó có thể giúp các cơ quan thực thi pháp luật Ucraina xây dựng những hồ sơ chi tiết để hậu thuẫn các vụ án dẫn tới việc kết tội một số cá nhân."

Ông Shymkov nói điều tra các hoạt động kinh doanh ở Ukraine của ông Manafort có thể phơi bày mức độ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái nó sâu rộng tới đâu. Nhưng ông nói ngay cả bây giờ, thì rõ ràng Moscow đã sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và các cơ sở truyền thông tiếng Anh của họ để ảnh hưởng cử tri Mỹ theo một cách có lợi cho ông Trump. - VOA
|
|

3.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh từ chức

Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Michael Fallon, ngày 1/11 từ chức với lời giải thích rằng hành xử của ông không tương xứng với các tiêu chuẩn cao đòi hỏi trong cương vị Bộ trưởng. Đây là vụ từ chức đầu tiên trong vụ tai tiếng sách nhiễu tình dục ở Quốc hội.

Từ sau các bê bối lạm dụng tình dục của nhà sản xuất phim lừng danh Hollywood, Harvey Weinstein, ngày càng có nhiều phụ nữ lẫn nam giới làm việc trong Quốc hội Anh tố cáo về cách hành xử bất xứng của các nghị sĩ.

Trước đây trong tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã lên tiếng xin lỗi vì đã sờ đầu gối của một phát thanh viên một đài truyền thanh vào năm 2002.

Trong thư từ chức gửi Thủ tướng Theresa May ngày 1/11, ông Fallon nói thời gian gần đây ngày càng nổi lên nhiều cáo buộc về các nghị sĩ lạm dụng tình dục, trong đó có ‘một số tố cáo về một hành vi trước đây của tôi.’

“Nhiều cáo buộc không đúng sự thật nhưng tôi thừa nhận rằng trong quá khứ, tôi từng hành xử không đáp ứng các chuẩn mực cao của lực lượng võ trang.” “Tôi tự ngẫm lại cương vị của mình, và vì vậy, tôi xin từ chức Bộ trưởng Quốc phòng.”

Thủ tướng May nói bà cảm kích cung cách nghiêm túc mà ông Fallon đánh giá về cương vị của mình cũng như ‘tấm gương cụ thể mà ông muốn nêu cho các quân nhân nam nữ và những người khác.’

Cuối tuần qua, xuất hiện tin rằng một trong những Bộ trưởng dưới quyền của bà May đã yêu cầu một nữ thư ký mua hộ các món đồ chơi tình dục.

Thủ tướng Anh ngày 1/11 tuyên bố sẽ có hành động khi có cáo buộc và bằng chứng về sách nhiễu tình dục. - VOA
|
|

4.
Đàm phán TPP không có Mỹ gần hoàn tất trước APEC

11 quốc gia còn lại trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không có Hoa Kỳ sắp đi đến ký kết một hiệp định thương mại tự do toàn diện sau khi New Zealand đồng ý sửa các luật không chịu ảnh hưởng của TPP, cho phép nước này cấm người nước ngoài mua nhà.

Hiệp định nhằm mục tiêu loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp trong khối gồm 11 quốc gia mà tổng kim ngạch thương mại đạt 356,3 tỷ đôla năm ngoái.

Sự thỏa hiệp trong tuần này giúp các quốc gia thành viên khỏi phải đàm phán lại hiệp định thương mại đầy tham vọng để đáp ứng việc chính phủ New Zealand yêu cầu phải có biện pháp vững chắc nhằm kiềm chế giá nhà đất.

Điều đó cũng giúp các nước thành viên tiến gần hơn tới thắng lợi quan trọng về ủng hộ tự do thương mại, dự kiến hiệp định sẽ chốt lại chung cuộc tại hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vào tuần tới tại thành phố miền trung Đà Nẵng.

"Đà tiến tới một hiệp định tại hội nghị ở Đà Nẵng đã tăng lên đáng kể", ông Kazuyoshi Umemoto, trưởng đoàn đàm phán TPP của Nhật Bản cho biết.

"Tác động kinh tế chắc chắn không nhỏ, nhưng thông điệp thậm chí còn lớn hơn là hiệp định này có thể ảnh hưởng đến hệ thống kinh tế toàn cầu và mang lại hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương", ông nói.

Các nhà đàm phán đã tập trung trong ba ngày ở Urayasu, phía đông thủ đô của Nhật Bản, để giới hạn các điều khoản trong hiệp định gồm 12 nước ban đầu sẽ phải đình chỉ, nhằm cứu vãn hiệp định này tại hội nghị thượng đỉnh ở Việt Nam.

Nhật Bản hy vọng hiệp định mới, liên kết 11 quốc gia với tổng GDP là 12,4 nghìn tỷ đôla, có thể cho các quốc gia khác thấy Nhật có khả năng vận động cho tự do thương mại dù không có sự ảnh hưởng của Washington.

Điều đó cũng có thể giúp Nhật Bản chống lại áp lực của Hoa Kỳ về một hiệp định thương mại song phương, một vấn đề có thể được nêu ra khi Tổng thống Donald Trump thăm từ ngày 5 đến 7/11 để hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe.

TPP đã bị hoài nghi khi ông Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hồi tháng 1 để ưu tiên bảo vệ việc làm của Mỹ. - VOA
|
|

5.
Shinzo Abe tái đắc cử thủ tướng Nhật

Hạ viện Nhật tái bầu ông Shinzo Abe làm thủ tướng.

Việc bầu lại ông hôm 1/11 diễn ra chỉ vài ngày sau khi đảng cầm quyền Dân chủ Tự do đã hoạt động 63 năm qua và đảng Komeito, đối tác nhỏ hơn trong liên minh, đã giành thắng lợi quyết định trong cuộc bầu cử quốc hội, duy trì thế đa số 2/3 trong quốc hội lưỡng viện Nhật, còn gọi là Diet.

Nhiều khả năng ông Abe sẽ giữ nguyên các bộ trưởng trong nội các hiện tại.

Ông Abe đã giải tán Diet hồi tháng 9 và tổ chức bầu cử sớm, giữa lúc ngày càng có nhiều sự ủng hộ đối với lập trường cứng rắn của ông chống lại mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên.

Chiến thắng ngày 22/10 đánh dấu cú ngoặt lớn của ông Abe. Chỉ vài tháng trước, tỉ lệ ủng hộ ông đã giảm xuống còn gần 30% vì các vụ scandal chính trị trong nước với những cáo buộc là ông sử dụng chức vụ để giúp bạn bè và gia đình.

Chiến thắng sẽ tiếp động lực to lớn cho việc ông Abe sửa đổi hiến pháp chủ hòa thời hậu chiến của Nhật Bản giới hạn quân đội nước này chỉ được hành động tự vệ. Nó cũng có thể giúp ông Abe giành thêm một nhiệm kỳ 3 năm trên cương vị lãnh đạo của đảng cầm quyền LDP vào tháng 9 tới, theo đó cho phép ông vẫn nắm quyền cho đến năm 2021 và trở thành thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản.

Ông nhậm chức lần đầu vào tháng 12/2012. - VOA
|
|

6.
Hàn Quốc đón đuốc Olympic mùa đông 2018

Đuốc Olympic bắt đầu hành trình xuyên quốc gia Hàn Quốc hôm 1/11, đánh dấu việc chính thức đếm ngược đến Thế vận hội mùa đông 2018 ở Pyeongchang.

Máy bay mang ngọn lửa Olympic có tính biểu tượng đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Incheon vào sáng sớm cùng ngày sau chuyến bay từ Athens, Hy Lạp, nơi ra đời Thế vận hội. Ít phút sau khi hạ cánh, nhà vô địch trượt băng nghệ thuật Olympic Kim Yu-na và Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon đã lấy ngọn lửa đó châm cho một chiếc vạc nhỏ có tính nghi lễ và một cây đuốc được thiết kế đặc biệt.

Sau đó, trong ngày 1/11, ngọn đuốc sẽ bắt đầu được rước chuyền tay nhau qua 2.018 km trong 100 ngày tới Pyeongchang, vừa đúng thời gian cho lễ khai mạc vào ngày 9/2/2018. Ngôi sao trượt băng nghệ thuật tuổi thanh niên You Young sẽ là người đầu tiên trong số 7.500 người rước đuốc sẽ mang ngọn lửa Olympic đi qua 9 tỉnh, 8 thành phố lớn và hơn 150 quận và huyện trước khi đến đích cuối cùng.

Ngọn lửa Olympic lần cuối được thắp ở Hàn Quốc là hồi Thế vận hội mùa hè 1988 tại Seoul.

Các công việc chuẩn bị cuối cùng cho Thế vận hội Pyeongchang dài 16 ngày diễn ra trong bối cảnh đang có căng thẳng gia tăng giữa Hàn Quốc và đối thủ Triều Tiên vì chương trình vũ khí hạt nhân và các cuộc thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Chỉ mới có 340.000 vé được bán ra. - VOA
|
|

7.
Putin đến Iran bàn về Syria, thỏa thuận hạt nhân

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm Iran hôm 1/11 nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa hai quốc gia đối đầu với Hoa Kỳ cùng lúc Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Tehran.

Ông Putin và các quan chức chủ nhà Iran dự kiến sẽ thảo luận về thỏa thuận hạt nhân và các cuộc khủng hoảng khu vực như cuộc xung đột Syria, trong đó Moscow và Tehran là các bên chủ chốt ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi Washington, Thổ Nhĩ Kỳ và hầu hết các quốc gia Ả-rập ủng hộ các nhóm đối lập muốn lật đổ ông ta.

"Chúng tôi rất hài lòng thấy rằng, bên cạnh mối quan hệ song phương, hai nước chúng ta còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực", Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói với ông Putin trong lời phát biểu chào mừng.

Một quan chức Iran không muốn nêu tên nói với Reuters: "Đây là một chuyến thăm rất quan trọng của ông Putin ... Nó cho thấy quyết tâm của Tehran và Moscow nhằm tăng cường liên minh chiến lược ... sẽ định hình tương lai của Trung Đông".

"Cả Nga và Iran đang chịu áp lực của Mỹ ... Tehran không còn cách nào khác ngoài việc phải dựa vào Moscow để giảm bớt áp lực của Mỹ", quan chức này nói.

Một quan chức khác của Iran cho biết chính sách về Iran của ông Trump đã làm cho ban lãnh đạo vốn bị chia rẽ theo phe phái của Iran trở nên đoàn kết trong việc liên minh với Nga. - VOA
|
|

8.
Những khó khăn trong vụ Mỹ điều tra thương mại TQ

Khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thăm Trung Quốc, chủ đề nằm cao trong chương trình nghị sự là cuộc điều tra thương mại sâu rộng về thương mại Trung Quốc mà ông Trump đã lệnh tiến hành vào tháng Tám.

Nhà Trắng cho biết họ sẽ điều tra các hoạt động khuyến khích hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ - một thực trạng gây căng thẳng từ lâu nay ở Mỹ, Châu Âu và các nước khác.

Chính phủ Trung Quốc nói cuộc điều tra là "mối quan ngại nghiêm trọng" và cảnh báo sẽ không nhượng bộ nếu Mỹ có những hành động không công bằng.

Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với cuộc điều tra của ông Trump lại đến từ chính nước Mỹ.

Kể từ khi Nhà Trắng bắt đầu cuộc điều tra, một loạt các doanh nghiệp của Hoa Kỳ đã chính thức nộp các góp ý tỏ ý quan ngại.

Tuy nhiên, chỉ có sáu công ty tỏ ra sẵn sàng khiếu nại, theo hồ sơ ghi nhận các nội dung góp ý được công bố. Nhiều công ty trong số đó là những doanh nghiệp nhỏ chỉ mô tả các sự việc đã được biết đến.

Giới phân tích nói rằng các hãng do dự trong việc phải đặt mình vào tình thế rủi ro, dễ dẫn đến việc mất quyền tiếp cận vào một trong những thị trường lớn nhất thế giới khi lên tiếng.

Tuy nhiên, việc im lặng cũng gây ra những hậu quả: nó nhiều khả năng sẽ hạn chế việc chính quyền đưa ra một vụ kiện vững chắc để chống lại Trung Quốc.

Nó cũng có thể bất lợi cho việc tìm biện pháp khắc phục hiệu quả, đồng thời khiến Nhà Trắng sẽ phải tính tới việc phải hành động đơn phương.

Lee Branstetter, giáo sư kinh tế và chính sách công tại Đại học Carnegie Mellon, nói: "Việc các công ty không muốn cung cấp thông tin cụ thể sẽ là một vấn đề lớn vì như vậy chính phủ Hoa Kỳ sẽ rất khó hành động hiệu quả." - BBC
|
|

9.
Tham vọng quân sự Trung Quốc khiến láng giềng bắt đầu lo ngại

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã nhấn mạnh ước mơ biến quân đội Trung Quốc thành một đạo quân « đẳng cấp thế giới » từ nay đến năm 2050. Theo nhận định của giới phân tích được hãng tin Pháp AFP ngày 01/11/2017 trích dẫn, tham vọng quân sự nói trên bắt đầu gây quan ngại cho các nước láng giềng của Trung Quốc, cho dù chưa phải là mối đe dọa trước mắt.

Nhân Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 18-24/10/2017, hai dấu mốc thời gian mà ông Tập Cận Bình đặt ra cho quân đội Trung Quốc là hoàn thành việc hiện đại hóa vào năm 2035 để đến năm 2050 trở thành một « quân đội đẳng cấp thế giới ».

Đối với ông James Char, chuyên gia phân tích quân sự thuộc Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore, tuyên bố của ông Tập Cận Bình vừa là thông điệp trấn an các thành phần dân tộc chủ nghĩa vốn rất ủng hộ ông, vừa là « thông điệp gửi đến các nước để biểu thị mong muốn của Bắc Kinh có được một đội quân hùng mạnh tương tự như nền kinh tế của họ », ngày nay đã đứng hàng thứ hai thế giới.

Nghê Nhạc Hùng (Ni Lexiong), giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Phòng ở Thượng Hải, dĩ nhiên là bênh vực cho tham vọng của Trung Quốc, cho rằng việc nước ông muốn có một quân đội hùng mạnh, « không phải là để bắt nạt các quốc gia khác, mà chỉ để tự bảo vệ mình », tránh rơi vào trường hợp như Irak hay Libya.

Thế nhưng, theo AFP, việc ông Tập Cận Bình mong muốn xây dựng một đạo quân có thể « đánh và thắng », đã gióng lên hồi chuông báo động ở các nước láng giềng, trong đó có nhiều nước đang vướng vào các tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc.

Với Ấn Độ, Trung Quốc vẫn đòi chủ quyền trên một số vùng lãnh thổ, và mùa hè vừa qua, hai bên đã có hai tháng trực diện căng thẳng trên dãy Himalaya.

Còn Nhật Bản thì ngày càng bực tức trước việc Trung Quốc thường xuyên cho tàu vào tuần tra trong khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, bất chấp việc đảo đó do Tokyo nắm quyền kiểm soát. Đối với Nhật Bản, sự gia tăng quân sự của Trung Quốc là một « mối quan ngại cho an ninh trong khu vực ».

Cuối cùng, Bắc Kinh tuyên bố họ là chủ của hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia... Kể từ khi lên cầm quyền vào cuối năm 2012, Tập Cận Bình cho bồi đắp và củng cố các rạn san hô mà Trung Quốc kiểm soát, cho xây trên đó các cơ sở, trong đó có các cơ sở quân sự.

Bà Juliette Genevaz, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược của Trường Võ Bị Pháp ghi nhận : « Không thể chối cãi rằng sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á… Nhật Bản bắt đầu nói đến việc tái võ trang, Hàn Quốc đang cho triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa, ngân sách quốc phòng của Việt Nam và Philippine đang tăng nhanh. »

Đối với giới phân tích, nếu trong nhiệm kỳ vừa qua, ông Tập Cận Bình đã rất hung hăng, thì ngày nay, khi quyền lực đã thâu tóm xong, có thể ông sẽ hòa dịu trở lại. Chuyên gia James Char, Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore, thẩm định « Chúng ta có thể kỳ vọng là Bắc Kinh trước mắt và trong trung hạn sẽ ít viện đến kiểu ngoại giao cưỡng chế hơn ».

Theo chuyên gia này, Quân Đội Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động xa hơn và tại những vùng cách xa bờ biển Trung Quốc, và có lẽ cũng sẽ thiết lập thêm nhiều căn cứ ở nước ngoài. Họ sẽ hoạt động thận trọng ở ngoài nước.

Trong bối cảnh đó, điều được chuyên gia này nêu lên là Bắc Kinh sẽ vẫn sẽ tiếp tục hung hăng bảo vệ các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. - RFI
|
|

10.
Biển Đông: Trung Quốc bám sát chiến hạm Pháp ở Hoàng Sa

Liên quan đến khu vực Thái Bình Dương, Le Monde có bài phóng sự mang tựa đề « Trên chiến hạm Auvergne tại Biển Đông ». Bài báo tường thuật lại chuyến hải hành của chiến hạm hiện đại Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.

Ngày thứ Sáu 20/10, Auvergne, chiến hạm mới nhất của Hải quân Pháp, đi làm nhiệm vụ tại Biển Đông, hướng về quần đảo Trường Sa hiện đang bị nhiều nước đòi hỏi chủ quyền, mà hàng đầu là Trung Quốc, với những cơ sở vững chắc tự động xây lên tại đây. Trong những ngày sau đó, chiến hạm Auvergne đến quần đảo Hoàng Sa ở ngoài khơi Việt Nam, đã bị Bắc Kinh quân sự hóa, trở thành phòng tuyến ở sườn phía nam.

Biển Đông : Đại dương luôn sục sôi

Bản đồ hàng hải của Anh được trải rộng trong buồng lái chiếc Auvergne. Các thủy thủ Pháp còn nhiều điều phải học hỏi về Biển Đông, với độ sâu đến 4.000 mét, nơi phân nửa hàng hóa trên thế giới được vận chuyển qua đây. Căng thẳng khu vực và thế giới tăng lên do chính sách bành trướng của Trung Quốc, mà phương Tây gọi là chiến thuật « việc đã rồi ». Hải quân Pháp thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên đến tận phía bắc khu vực, với nhiệm vụ ưu tiên là chống tàu ngầm.

Các nước ở khu vực Thái Bình Dương (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Úc) luôn bảo đảm sự hiện diện cụ thể trên Biển Đông, và cũng trong ngày 20/10 ba chiến hạm chống tàu ngầm của Nga vừa đến Manila, một hôm trước hội nghị các bộ trưởng Quốc Phòng Đông Nam Á.

Thuyền trưởng Xavier Breitel cho biết : « Dưới nước cũng có lắm người », trong đó tất nhiên có các tàu ngầm Trung Quốc, kể cả những chiếc tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Giải phóng quân nước này. Hôm 28/10, Bắc Kinh cũng đã thông báo thành lập một đơn vị cứu hộ tàu ngầm thuộc hạm đội Nam Hải, do số lượng triển khai đông đảo ở đây.

Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào trước sự hiện diện của Auvergne và trực thăng Caïman của chiến hạm Pháp ? Từ 2015, hơn một chục tàu chiến Pháp đã du hành gần Trường Sa. Tuy phương tiện hạn chế, nhưng Hải quân Pháp vẫn tiến hành tuần tra Biển Đông với nhiệm vụ thám báo. Dù chỉ di chuyển trong vùng biển quốc tế, tức bên ngoài khu vực 12 hải lý của các đảo tranh chấp, phân nửa các chiến hạm Pháp đều bị Bắc Kinh nhận ra và cảnh báo, hoặc chất vấn qua sóng radio, hoặc thô bạo hơn là cho tàu đeo theo sát nút. Tuy nhiên Pháp chỉ « đi qua vô hại » để thực hiện quyền tự do hàng hải, khác với các « chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải » của Mỹ.

Đi qua vô hại và bảo vệ tự do hàng hải

Các chiến hạm Mỹ đi trọn vòng xung quanh các đảo tranh chấp, du hành sát các rạn san hô, vẽ nên những vòng số 8 rộng lớn trên mặt biển…Hồi tháng Tám, chiếc USS McCain đã tiến gần Đá Vành Khăn (Mischief) thuộc quần đảo Hoàng Sa, chỉ cách có 6 hải lý. Đây là chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải thứ ba tại Biển Đông, kể từ khi ông Donald Trump lên làm tổng thống, người luôn cáo buộc Trung Quốc đã xâm chiếm các đảo này. Bắc Kinh nói rằng đây là « hành động làm phương hại nặng nề chủ quyền của Trung Quốc », khẳng định đã « trục xuất » chiến hạm Mỹ.

Chiếc Auvergne dự kiến đi cách các đảo tranh chấp từ 13 đến 30 hải lý, lặng lẽ hướng đến vĩ tuyến số 10. Radar và hệ thống nhận dạng, thiết bị siêu âm đều tắt, trực thăng cất trong hangar, chiến hạm hiện ra không lớn hơn một chiếc tàu đánh cá trong tầm nhìn đối thủ. Tuy nhiên trong giai đoạn hai thì khác hẳn.

Các thủy thủ được gọi vào vị trí chiến đấu từ lúc 20 giờ. Trong đêm, cờ hiệu, đèn chiếu và máy ảnh đều sẵn sàng, chuẩn bị đối phó với quân Trung Quốc, vì tất cả đều phải được ghi âm, ghi hình. Thuyền trưởng Xavier Breitel nhấn mạnh : « Phía sau là cuộc chiến truyền thông ». Sự tinh tế nằm ở chỗ phản ứng nhân danh an ninh hàng hải thay vì theo luật chiến tranh, nhưng không bao giờ tỏ ra phải tuân phục mệnh lệnh của quân đội Trung Quốc. Ông Breitel nói : « Tôi vẫn đi tiếp cùng một hướng, với cùng tốc độ ».

Biển Đông đầy dẫy radar, tàu ngầm Trung Quốc

Thứ Bảy 20/10, Đá Công Đo (Commodore) hiện ra ở cánh trái, trên màn hình. Bên ngoài trời nóng như thiêu, chỉ có những ngư dân hành nghề rải rác. Nhưng phía bên trên, gần Đá Vành Khăn, có hai trạm radar Trung Quốc đang hoạt động, rồi đến trưa lại thấy thêm radar thứ ba. Các dữ liệu trao đổi đều bị ghi lại. Ở phía đông, một tàu tiếp liệu Trung Quốc cũng tiến đến Đá Vành Khăn.

Qua khỏi vĩ tuyến thứ 10, chiếc Auvergne hiện hình. « Chiến hạm Pháp ! », sĩ quan trực ban hét lên trên sóng radio. Radar lại được bật lên, các công cụ chiến tranh điện tử của Trung Quốc chắc chắn nhận ra. Trực thăng sẵn sàng cất cánh cùng với sonar - thiết bị siêu âm trông giống như chiếc phao, đáng ngại đối với các tàu ngầm. Nhưng chẳng có ai đáp lại, cũng không có chiếc tàu nào hướng về Auvergne. Từ cầu tàu, các thủy thủ quan sát những chiếc tàu gỗ nhiều màu gần đó. Chúng trông giống những tàu cá thật sự, thay vì lực lượng dân quân giả dạng của Trung Quốc ở Hoàng Sa. Chiến hạm Pháp buộc phải giữ nguyên hướng đi. Đổi hướng, vòng ngược lại hay né tránh được coi như thái độ gây hấn trên biển. Một sĩ quan trực ban nói : « Vấn đề là nếu tránh các tàu cá, rốt cuộc có thể phải đi vào lãnh hải ».

Chủ nhật 22/10, chiến hạm Auvergne ra khỏi quần đảo Trường Sa. Trực thăng bay lên bầu trời màu chì, để chắc chắn là không bị theo dõi. Gần đến bãi cạn Scarborough, xuất hiện một tuần duyên Trung Quốc. Thiết bị siêu âm tiếp tục thăm dò dưới nước, và dường như phát hiện được một tàu ngầm.

Chiến hạm Pháp bị kèm sát tại Hoàng Sa

Trên vùng biển động, chiếc Auvergne hướng về Hoàng Sa. Trung Quốc có hai chục điểm tiền tiêu tại đây, và tăng cường thiết trí quân sự trên 8 đảo của quần đảo này. Thứ Tư 25/10, chiến hạm vẽ nên một vòng xoáy ngoài khơi đảo Linh Côn (Lincoln, thuộc nhóm đảo An Vĩnh, Hoàng Sa), định đi về hướng Singapore. Khi đi ngang Đá Bông Bay (Bombay, cũng thuộc nhóm An Vĩnh), tàu lại phát hiện các radar Trung Quốc.

Phản ứng của Trung Quốc bất ngờ xảy ra khi chiến hạm Pháp vượt qua đảo Phú Lâm (Woody) bên cánh phải, đi dọc theo bãi Macclesfield. Một máy bay dọ thám Trung Quốc xuất hiện từ phía đông bắc, chứng tỏ Bắc Kinh bố trí mọi phương tiện quân sự để theo dõi Biển Đông từ xa. Chiếc phi cơ vòng phía trên chiếc Auvergne bay về hướng nam, rồi quay trở lại hướng bắc. Hai lần chiến hạm Pháp đổi hướng, cả hai lần chiếc máy bay đều vòng theo. Như vậy cho dù im lặng, hải quân Trung Quốc vẫn theo dõi chiến hạm Auvergne ngay từ đầu cuộc hành trình.

Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».

Le Monde kết luận, có nguy cơ một ngày nào đó Biển Đông bị biến thành ao nhà của Trung Quốc, làm phương hại đến lợi ích các cường quốc biển khác. Khi tuần tra tại vùng biển nhiệt đới xa xôi này, Hải quân Pháp hy vọng làm chậm lại khả năng trên. - RFI
|
|

11.
Ấn Độ tăng cường sức mạnh quân sự

Ấn Độ sẽ mua hơn 100 máy bay trực thăng có trang bị vũ khí trị giá 3,2 tỷ đô la cho hải quân nước này để thay thế những chiếc máy bay do Pháp thiết kế đã cũ. Người phát ngôn của Hải quân Ấn Độ cho biết tin này trên twitter hôm thứ tư 1/11.

Hội đồng mua bán vũ khí quốc phòng Ấn Độ trước đó đã phê duyệt một khoản tiền để mua 111 chiếc máy bay trực thăng đa năng được dùng cho các mục đích tấn công, tìm kiếm cứu nạn, giám sát và sơ tán y tế.

Ấn Độ hiện là nước nhập khẩu trang thiết bị quốc phòng lớn nhất thế giới, với 90% trang thiết bị quốc phòng là nhập khẩu.

Ấn Độ cũng đầu tư hàng chục tỷ đô la để nâng cấp các vũ khí có từ thời Xô Viết để đối phó với những tranh chấp dai dẳng về lãnh thổ với hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan.

Hiện nước này đang muốn xây dựng thêm các cơ sở chế tạo vũ khí ở trong nước và mong muốn các công ty nước ngoài đưa công nghệ tiên tiến vào Ấn Độ. - RFA
|
|

Tin Hoa Kỳ

12.
Manafort có 3 sổ thông hành, có thể bỏ trốn

Cựu giám đốc ủy ban tranh cử của Tổng Thống Donald Trump, ông Paul Manafort giữ ba sổ thông hành có số khác nhau và trong 10 năm qua đã 10 lần nộp đơn xin sổ thông hành, theo văn phòng điều tra viên đặc biệt Robert Mueller cho hay trong hồ sơ nộp tại tòa hôm Thứ Ba.

Bản tin của tờ Washington Post nói rằng các chi tiết này được đưa ra một ngày sau khi ông Manafort và một người làm ăn chung lâu năm, ông Rick Gates, khai là mình vô tội trước cáo trạng. Cả hai người sau đó bị quản thúc tại gia trong khi chờ đợi có quyết định của tòa về vấn đề tại ngoại hậu tra.

Ông Manafort, 68 tuổi, hứa sẽ nộp $10 triệu và ông Gates, $5 triệu, nếu tòa cho họ đóng tiền thế chân tại nghoại hậu tra.

Phía công tố cho hay hai người ngày có thể tìm cách bỏ trốn vì “quá khứ gian dối và hành vi sai trái”, cũng như vì họ có nhiều tài sản và quan hệ ở ngoại quốc.

Phía công tố cũng cho hay ông Manafort có thể bị tù từ 12 đến 15 năm, ông Gates từ 10 đến 12 năm, chưa kể các tội khác, nên họ lại càng có mong muốn trốn ra ngoại quốc hơn.

Cũng theo bản tin của tờ Washington Post, ngoài số sổ thông hành không bình thường, ông Manafort cũng có các lời khai trái ngược về tài sản của mình, lúc thì $42 triệu vào Tháng Ba năm 2016; lúc là $136 triệu vào Tháng Năm năm 2016; và $28 triệu cùng $63 triệu trong Tháng Tám.

Về phần ông Gates thì khai có $30 triệu cùng với vợ vào Tháng Hai năm 2016 khi nộp đơn mượn tiền, nhưng khai chỉ có $2.6 triệu hồi Tháng Ba 2016, khi mượn tiền mua nhà. - nguoiviet
|
|

13.
TT Trump đổ lỗi ‘xổ số thẻ xanh’ đưa tới tấn công ở New York

Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đổ lỗi cho chương trình “xổ số thẻ xanh” là giúp đưa một di dân người Uzbekistan vào Mỹ và gây ra cuộc tấn công ở New York. Ông đòi hỏi rằng phải chấm dứt chương trình này.

Tổng Thống Trump cho hay Sayfullo Saipov, người đâm chiếc xe bán tải vào những người đi xe đạp và khách bộ hành ở New York hôm Thứ Ba khiến tám người thiệt mạng, được vào Mỹ theo một chương trình của Bộ Ngoại Giao, có tên “Diversity Lottery Program”, có từ năm 1990, theo đó cho người dân trên khắp thế giới ghi danh để được chọn lựa ngẫu nhiên và cấp thẻ xanh cho di cư sang Mỹ.

Ông Trump đổ lỗi cho Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer (Dân Chủ, New York) về việc này, dù rằng đạo luật được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, đồng thời được Tổng Thống George H.W. Bush, thuộc đảng Cộng Hòa, ký ban hành.

Tổng Thống Trump muốn chấm dứt chương trình này và cấp visa di cư dựa theo khả năng cần thiết cho nước Mỹ.

Saipov, 29 tuổi, được cho hay là từ Uzbekistan vào Mỹ năm 2010.

Chương trình này mỗi năm tạo cơ hội cho 50,000 người dân khắp nơi trên thế giới vào Mỹ để tạo sự đa dạng cho quốc gia này.

Ông Schumer nhanh chóng đáp trả Tổng Thống Trump.

“Tổng Thống Trump, thay vì chính trị hóa và chia rẽ người dân Mỹ, vốn là điều ông vẫn thường làm mỗi khi xảy ra thảm kịch quốc gia, nên chú trọng vào giải pháp thật sự – như chống khủng bố- vốn bị ông đề nghị cắt giảm mới đây.” - nguoiviet
|
|

14.
Hơn 80 triệu người Mỹ không hề biết bị bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn (NAFLD) là một bệnh liên quan đến béo phì, ít người biết đến. Tuy nhiên bệnh này ngày càng phổ biến, có hơn 80 triệu người Mỹ bị mà không biết.

Theo tin của đài CNBC, đến năm 2020, NAFLD sẽ thành bệnh gan nhiều người bị nhất, hơn cả viêm gan C.

Đây là bệnh của những người ít, hoặc không uống rượu mà có hơn 5% của gan là tế bào mỡ.


Theo Mayo Clinic, có đến 80 đến 100 triệu người Mỹ bị bệnh NAFLD.

Bệnh này còn dẫn đến viên gan nhiễm mỡ (NASH). NASH có thể dẫn đến gan bị sưng phồng, xơ gan, và ung thư gan.

Bác sĩ Rohit Loomba, chủ tịch của American Liver Foundation’s National Medical Advisory Committee, ước tích có 30 triệu người Mỹ bị NASH.

Cũng như nhiều bệnh nghiêm trọng khác, NAFLD có liên quan đến béo phì.

90% bệnh nhân bị NASH bị béo phì.

Bác sĩ Loomba cho biết: “Có rất nhiều người Mỹ bị béo phì, và tiểu đường. Nhiều người không uống rượu, không bị viêm gan C mà vẫn bị sưng gan.”

Các nhà nghiên cứu cho biết điều đáng lo ngại nhất của bệnh NAFLD là không có triệu chứng, rất khó phát hiện khi gặp bác sĩ để được khám.

Bác sĩ Jay Horton, giám đốc của Center for Human Nutrition at UT Southwestern Medical Center, cho biết, bệnh nhân thường hay phát hiện ra mình bị gan nhiễm mỡ khi đi khám gan, hoặc khi đi soi vùng bụng vì sỏi thận.

Thuốc chữa hiện đang được nghiên cứu.

Để chữa NASH, các hãng thuốc như Pfizer, Bristol-Myers Squibb, Allergan, và Novartis đang phát triển những loại thuốc có thể giảm lượng mỡ trong gan, và chữa lành những thiệt hai do sưng gan và xơ gan.

Bác sĩ Loomba cho biết phải tốn ít nhất ba đến bốn năm để có một loại thuốc được FDA thông qua, nhưng ông tin rằng thuốc chữa gan nhiễm mỡ sẽ là một tiến bộ lớn trong y học.

Theo Trung Tâm Ngăn Ngừa Bệnh, số người chết vì bệnh gan tăng nhiều từ năm 2007.

Đây là một trong 15 lý do chết người nhiều nhất ở Mỹ.

Nạn béo phì ở Mỹ ngày càng nghiêm trọng, nên thị trường thuốc chữa NASH được ước tính có giá trị từ $20 tỷ đển $35 tỷ

Bác sĩ Horton cho biết những thay đổi về cách sống, như giảm cân, vẫn là cách đối chọi với các bệnh gan này hiệu quả nhất.

“Chỉ cần giảm từ 8% đến 10% cân nặng cũng đủ giảm lượng mỡ trong gan,” ông nói. - nguoiviet
|
|

Tin Việt Nam

15.
Đại sứ Mỹ Ted Osius sẽ làm Phó chủ tịch ĐH Fulbright sau khi mãn nhiệm

Đại sứ Ted Osius cho biết sau khi kết thúc nhiệm kỳ 3 năm, ông sẽ vào thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục đóng góp cho quan hệ Việt - Mỹ trong lĩnh vực giáo dục.

Báo Zing trích lời đại sứ Osius nói ông sẽ chuyển vào sinh sống tại TP.HCM từ tháng 1/2018 và đảm nhiệm cương vị Phó chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam.

Hôm 30/10, truyền thông trong nước cho biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Ông Quang bày tỏ vui mừng trước việc Đại sứ Ted Osius sẽ tiếp tục có những đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, cụ thể trong lĩnh vực hợp tác giáo dục - đào tạo với cương vị Phó Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam.

Mong muốn tiếp tục đóng góp cho quan hệ Việt - Mỹ qua giáo dục, nhà ngoại giao Hoa Kỳ hy vọng sẽ giúp Việt Nam tạo dựng được một trường đại học đẳng cấp thế giới.

Ông đại sứ viết trên Facebook: Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), là đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. FUV sẽ xây dựng khuôn viên chính của trường trên khu đất 25 ha tại Khu Công nghệ Cao Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi hết sức mong đợi điều này!”

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 5/2016, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo việc thành lập trường đại học Fulbright Việt Nam, trường đại học tư độc lập kiểu Mỹ đầu tiên ở Việt Nam. - VOA
|
|

16.
Việt Nam không dự diễn tập hải quân Trung Quốc-ASEAN

Trung Quốc và các thành viên của khối ASEAN mở các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp, tuy nhiên Việt Nam không tham dự cuộc diễn tập ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông.

Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa tổ chức các cuộc tập trận cứu nạn trên biển lớn nhất từ trước tới nay, đánh dấu một sự hòa dịu trong các căng thẳng ở Biển Đông.

Cuộc diễn tập hôm thứ Ba (1/11) mô phỏng một tai nạn va tàu giữa một tàu chở khách Trung Quốc với một tàu chở hàng Campuchia ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông.

Theo tin tức của truyền thông nhà nước Trung Quốc vào cuối ngày thứ Ba, thì tham gia cuộc diễn tập có 1000 nhân viên cứu hộ trên 20 tàu và 3 máy bay trực thăng,

Với Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Myanmar, Lào và Brunei tham gia diễn tập cứu nạn, sự vắng mặt của Việt Nam gây nhiều chú ý.

Cuộc diễn tập diễn ra tiếp theo sau buổi họp giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Singapore bên lề Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ở Philippines hồi tháng trước.

Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ trên hầu hết Biển Đông, chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng đối nghịch ở Đông Nam Á, trong đó có 4 thành viên của ASEAN.

Trung Quốc nhanh chóng cơi nới các rạn san hô, tạo ra nhiều đảo nhân tạo có khả năng đón máy bay quân sự.

Các cuộc tranh chấp đôi khi tràn bờ và trở thành những vụ đối đầu trong khi tàu bè từ các nước tranh giành chủ quyền đối đầu nhau về ngư trường và khai thác tài nguyên.

Nhưng gần đây, một số nước đã giảm bớt mức độ chống đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Hồi năm ngoái, một tòa án được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn đã ra phán quyết về đơn kiện của Philippines, bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết Biển Đông.

Tuy vậy, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã từ chối, không dùng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình, mà thay vào đó, xoa dịu chính sách của Tổng thống tiền nhiệm để đánh đổi hàng tỉ đôla trao đổi thương mại và tiền đầu tư từ Trung Quốc.

Riêng Việt Nam vẫn tiếp tục phản đối mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Hồi tháng 6, một buổi họp giữa các tướng lãnh Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề biên giới đột ngột bị hủy bỏ, cả hai bên viện lý do là xung đột về lịch làm việc.

Không phải là một thành viên của ASEAN, Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trên hầu hết vùng biển tranh chấp, được tin là chứa các trữ lượng dầu hỏa và dấu khí khổng lồ. - VOA
|
|

17.
Chuyên gia: ‘Sẽ là thảm họa nếu Việt Nam vận dụng Tư tưởng Tập Cận Bình’

Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này. Các nhà phân tích nói rằng nếu Việt Nam du nhập Tư tưởng Tập Cận Bình sẽ gây ra một ‘thảm họa’ cho đất nước.

Hôm 30/10 ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Việt Nam, cũng là đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để tìm hiểu về tân tư tưởng của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã, tại Bắc Kinh, ông Quân nói rằng Việt Nam muốn tìm hiểu sâu hơn về tinh thần của Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, và “Tư tưởng Tập Cận Bình về vấn đề Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới.”

Từ thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Tương Lai, cựu Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, từng là thành viên nhóm cố vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói với VOA rằng sẽ là một thảm họa nếu Việt Nam vận dụng Tư tưởng Tập Cận Bình:

“Tư tưởng Tập Cận Bình trở thành điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tai họa lớn nữa đối với Việt Nam. Tư tưởng Tập Cận Bình – thực chất là một tư tưởng độc tài toàn trị, phản dân chủ, dùng Đảng trị nước, giẫm đạp lên trên hiến pháp và pháp luật, và không đếm xỉa gì đến nguyện vọng của nhân dân – nếu vận dụng đưa vào trong đất nước Việt Nam thì đấy là một thảm họa.”

Giáo sư Tương Lai, một đảng viên kỳ cựu, từng nắm nhiều chức vụ quan trọng hàng đầu về lãnh vực tư tưởng Marxist-Lêninnist, phân tích thêm về Tư tưởng Tập Cận Bình:

“Tư tưởng này vẫn xoay quanh vấn đề độc đảng, các tổ chức xã hội dân sự đều nằm trong vòng tay kiểm soát của đảng. Đảng thì lãnh đạo tuyệt đối về quân đội và chính quyền, tập trung một cách gây gắt và quy lại hạt nhân lãnh đạo là ông Tập Cận Bình.”

Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua điều lệ đảng sửa đổi, trong đó nâng Tư tưởng Tập Cận Bình ngang hàng với cựu lãnh tụ Mao Trạch Đông, người khai sinh ra nhà nước “Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.”

Theo Tân Hoa Xã, nghị quyết đại hội 19 đã đưa tư tưởng quân sự của Tập Cận Bình và quyền lãnh đạo “tuyệt đối” của đảng đối với lực lượng vũ trang vào điều lệ đảng. Nghị quyết nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối với quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân khác, cũng như thực hiện tư tưởng quân sự của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về tăng cường sức mạnh quân đội.

Từ bang California, Hoa Kỳ, Tiến sĩ Lê Minh Nguyên, một nhà phân tích tình hình chính trị Trung Quốc nhận định:

“Tên của Tập Cận Bình được đưa vào Điều lệ Đảng tức là những đối thủ của ông không thể thách thức ông được. Rõ ràng là ông dùng ‘Thời đại mới’ và ‘mang đặc tính Trung Quốc’ để nâng ông lên ngang hàng với Mao Trạch Đông, như vậy là tôn sùng và thần thánh hóa lãnh tụ để củng cố độc tài cá nhân – chuyển từ độc tài cộng sản sang độc tài cá nhân trong một chế độ vẫn không từ bỏ xã hội chủ nghiã – như vậy là mang tính phát-xít.”

Tư tưởng Tập Cận Bình là học thuyết chính trị mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc được Chủ tịch Tập Cận Bình đúc kết sau 5 năm cầm quyền. Trong đó tập trung vào việc thực hiện “Bốn toàn diện” (Tứ Toàn) để đạt mục đích tối hậu là sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Hoa (Trung Quốc Mộng) bằng con đường đi đến hai mục tiêu trăm năm (Bách niên Mục tiêu) và xây dựng quân đội hùng mạnh trong khi không dung thứ hành động ly khai.

Trong ‘Trung Quốc Mộng,’ ông Tập đặt ra hai mục tiêu là xây dựng một xã hội khá giả vừa phải vào năm 2020, và đưa Trung Quốc trở thành “siêu cường xã hội chủ nghĩa” vào năm 2049, tức đúng dịp tròn 100 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, thông qua nguyên tắc “Bốn Toàn diện”: xây dựng xã hội khá giả toàn diện, cải cách kinh tế-xã hội sâu sắc toàn diện, xây dựng một nền pháp trị toàn diện và quản lý Đảng bằng kỷ luật một cách toàn diện.

Giáo sư Tương Lai phân tích mức độ nguy hiểm của sự bành trướng Trung Hoa theo tư Tưởng Tập Cận Bình, khi so sánh với tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Trung Hoa thời Đại Hán:

“Ông ta trở thành hoàng đế mới của Trung Quốc và với chức danh đó, ông muốn ứng xử với thế giới khi ông muốn Trung Quốc thống trị thế giới trở lại như mong muốn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán xưa kia. Nhưng nếu thực hiện bằng con đường của Tập Cận Bình dùng Đảng trị nước để phục hưng nước Trung Hoa vĩ đại thì sẽ rất gay go, bởi vì nó quy vào vai trò của một cá nhân quyết định như thời Mao, càng làm nguy hiểm cho thế giới và nguy hiểm cho những nước láng giềng châu Á, nằm trong tư tưởng của Tập Cận Bình, vẫn là tư tưởng bành trướng Đại Hán được hiện đại hóa.”

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Fox hôm 25/10 ngay sau khi ông Tập tái đắc cử Chủ tịch nhiệm kỳ 2, Tổng Thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông Tập là “một người quyền lực, đến nay một vài người có thể xưng ông ấy là vua của Trung Quốc, dù họ chỉ gọi ông là Chủ tịch.” (“He’s a powerful man. Now some people might call him the king of China. But he’s called president.”)

Trong gần 100 năm lịch sử, Cộng Sản Trung Quốc chỉ ghi tên hai lãnh tụ với vai trò lý thuyết gia là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, với Tư tưởng Mao Trạch Đông được coi là chủ đạo từ năm 1945, trong khi Lý luận Đặng Tiểu Bình được vận dụng khí Trung Quốc bắt đầu đổi mới kinh tế từ năm 1997.

Trước “kỷ nguyên mới của Chủ Nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc” mở ra trong bối cảnh lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang “bế tắc” trong việc định hướng Xã hội Chủ Nghĩa, chia rẻ, đấu đá nội bộ, và lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc, giáo sư Tương Lai chia sẻ mối lo ngại:

​“Tập đoàn lãnh đạo Việt Nam tính từ đại hội đảng thứ 10 cho đến nay đã nằm gọn trong vòng tay của Bắc Kinh, đó là một thảm họa lớn nhất của đất nước này, khiến cho Việt Nam càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa, Đảng CSVN không còn là một khối đoàn kết, mà chia rẻ, hình thành nhiều nhóm lợi ích, đấu đá tranh giành quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì đến quyền lợi đất nước.”

Vì quan hệ Việt Nam và Trung Quốc bị ràng buộc bởi 16 chữ vàng Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan, tiến sĩ Lê Minh Nguyên nhận định rằng Tư Tưởng Tập Cận Bình sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo trong khuôn khổ của Thập lục tự phương châm:

“Theo phương châm 16 chữ vàng thì tôi nghĩ Đảng CSVN cũng muốn bắt chước Trung Quốc, nhưng cái khó của Việt Nam là tư tưởng rất nghèo nàn. Ngay cả ông Hồ Chí Minh cũng nói rằng là những gì ta muốn nói thì Mao Chủ tịch đã nói hết rồi. Điều đó có nghĩa là tư tưởng của ông Hồ là tư tưởng của ông Mao. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư hiện nay có ra một quyển sách trên một ngàn trang, cũng chỉ góp nhặt những bài viết, những lý luận cùn mằn của Chủ nghĩa Marxist, chứ không nêu ra được viễn cảnh tương lai cho Việt Nam như thế nào. Chính ông Trọng mà còn nói đến hết thế kỷ không biết có tìm ra CNXH hay không. Như vậy là cả ông Trọng, ông Hồ đều không có tư tưởng. Vì vậy, tư tưởng của Đảng CSVN có lẽ sẽ bị Tư tưởng Tập Cận Bình ảnh hưởng theo chiều hướng của 16 chữ vàng.”

Ngoài ra, tiến sĩ Nguyên còn nhận định rằng Việt Nam sẽ có khó nhà lãnh đạo đương nhiệm nào có tư tưởng được đưa vào điều lệ Đảng do truyền thống lãnh đạo tập thể lâu nay và nếu có xuất hiện cá nhân lãnh đạo nào nổi trội thì ngay tức khắc sẽ bị ‘loại trừ.’

Các chuyên ra nhận định rằng Việt Nam nên đa dạng hóa các mối quan hệ, không nên “ngã vào lòng Trung Quốc, và phải từ bỏ thế “du dây” để không bị lao vào vòng xoáy bành trướng của Trung Quốc, một tư tưởng vừa được hơn 86 triệu đảng viên đúc kết và cụ thể hóa qua Tư tưởng Tập Cận Bình. - VOA
|
|

18.
Việt Nam dùng tên lửa phòng không mới nhập để bảo vệ APEC

Việt Nam sẽ dùng hệ thống tên lửa phòng không mới nhập từ Israel để đảm bảo an ninh cho Tuần lễ cấp cao APEC sẽ diễn ra tại Đà Nẵng vào tuần sau.

Nguồn tin của báo Đất Việt và Quốc Phòng Việt Nam cho biết Sư đoàn phòng không 375 sẽ lĩnh trọng trách bảo vệ bầu trời Đà Nẵng trong thời gian diễn ra tuần lễ cấp cao của các lãnh đạo khối 21 nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu đảm bảo an ninh “tuyệt đối” cho sự kiện sẽ có sự góp mặt của nhiều nguyên thủ hàng đầu thế giới gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Cuối tuần qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nhấn mạnh sự cần thiết đảm bảo an ninh hàng đầu cho Tuần lễ Cấp cao APEC. Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói với VOA rằng bộ này “phối hợp với tất cả các cơ quan an ninh của các nước có đại biểu đến tham dự APEC.”

Sư đoàn 375, còn được biết là Sư đoàn phòng không Đà Nẵng, sẽ bố trí 2 trung đoàn tên lửa là 275 và 282, để đảm bảo an toàn phòng không cho Hội nghị thượng đỉnh mà Việt Nam lần thứ 2 là nước chủ nhà.

Cùng với các bộ khí tài Pechora-2TM với “năng lực tác chiến vượt trội, đủ sức đánh trả mọi cuộc tập kích bằng đường không bằng vũ khí công nghệ cao,” tên lửa đất đối không do Isarel sản xuất mà Việt Nam mới mua sẽ được dùng để bảo vệ APEC.

Tên lửa Spyder mà Việt Nam tiếp nhận từ Israel tháng 2 vừa qua, có biệt danh là Spyder, được coi là hiện đại hàng đầu châu Á. Trong buổi diễn tập bắn đạn thật vào đầu tháng 6, Việt Nam lần đầu tiên bắn thử nghiệm tên lửa phòng không tối tân được xếp vào top dẫn đầu thế giới hiện nay. - VOA
|
|

19.
Môi trường kinh doanh ‘Việt Nam vượt Trung Quốc nhưng chớ rung đùi’

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới vừa được công bố cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam cải thiện đáng kể trong năm qua, vượt qua nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Trung Quốc.

Việt Nam hiện đứng thứ 68 trên tổng số 190 quốc gia được Ngân hàn Thế giới (WB) khảo sát, tăng 14 bậc so với vị trí trong báo cáo năm ngoái. The Saigon Times cho rằng đây là “một bước nhảy vọt” so với năm trước.

Báo cáo thường niên ‘Doing Business’ mà WB công bố hôm 31/10 ghi nhận Việt Nam nằm trong số những nền kinh tế cải thiện nhiều nhất trong 3 hoặc nhiều hơn các lĩnh vực được đánh giá từ 2016 đến 2017.

Nhận xét về đánh giá của WB, kinh tế gia Lê Đăng Doanh, nói điều này cho thấy những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh.

"Ngân hàng Thế giới, cụ thể là IFC, trong đánh giá về môi trường kinh doanh ‘Doing Business’ đã nâng hạng Việt Nam từ 82 lên 68 và như vậy là vượt qua Philippines và một số các nước khác," theo Tiến sỹ Doanh. "Việt Nam đã có một số cải thiện rất rõ rệt ví dụ như sự tiếp cận đối với điện hay việc trả thuế. Nhưng trong khi đó, một số hạng mục như bảo vệ nhà đầu tư nhỏ và việc giải quyết các thủ tục về giải thể phá sản thì ít có tiến bộ."

Cựu giám đốc Viện quản lý kinh tế Trung ương cho rằng “còn nhiều thủ tục, còn gọi là điều kiện kinh doanh, và các thủ tục về giám sát kiểm tra còn chồng tréo và chưa hợp lý làm cho chi phí về thời gian và tiền bạc để kinh doanh ở Việt Nam vẫn đang còn cao.”

Một trong những bất cập lớn đang làm cản trở môi trường kinh doanh tại Việt Nam mà kinh tế gia này nhắc tới là các “chi phí ngoài pháp luật” mà các doanh nghiệp phải trả để ‘bôi trơn.’

"Do một số quan chức vẫn đòi hỏi phải có chi phí ‘bôi trơn’ thì mới có thể làm thủ tục được nhanh đúng thời hạn," TS Doanh cho biết. "Mà doanh nghiệp thì sốt ruột, họ phải bảo đảm xuất khẩu, họ phải bảo đảm các yêu cầu để giao hàng. Cho nên họ sẵn sàng chi trả mặc dù rất than phiền."

Theo khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 công bố đầu năm nay, khoảng 66% doanh nghiệp tại Việt Nam phải trả phí ‘bôi trơn’ cho quan chức địa phương. Theo báo cáo này, chi phí không chính thức của doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016 không có dấu hiệu cải thiện, thậm chí có xu hướng tiêu cực hơn so với giai đoạn 2008-2013.

Mặc dù vậy, theo báo cáo mới của WB, Việt Nam đã cải thiện để tăng hạng nhờ vào những thành quả đạt được trong nộp thuế, tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, cấp phép xây dựng và giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Với vị trí mới, Việt Nam bỏ xa Ấn Độ trên vị trí 100 dù nước này được đánh giá là có sự cải thiện nhiều nhất về môi trường kinh doanh và có bước nhảy vọt cao nhất với 30 bậc trong báo cáo của WB.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam được WB đánh giá tốt hơn Trung Quốc trên thứ hạng 100.

Nhưng kinh tế gia Lê Đăng Doanh cảnh báo Việt Nam không nên vì thế mà hài lòng. "Việt Nam cần phải cố gắng tiếp tục, chứ không thể dừng lại ở bất kỳ một thành tích nào. Hoàn toàn chưa có lý do gì để Việt Nam có thể tự mãn và có thể yên tâm rung đùi và rằng đấy là một vị trí tốt rồi."

Theo bảng xếp hạng, Việt Nam hiện đứng sau 4 nước trong khu vực ASEAN, gồm: Singapore (thứ 2); Malaysia (thứ 24); Thái Lan (thứ 26); và Brunei (thứ 56); nhưng đứng trên Indonesia (thứ 72) và Philippines (thứ 113). - VOA

Link:
http://bit.ly/2kWPNo9




No comments:

Post a Comment