Tin Thế Giới
1.
Máy bay ném bom chiến lược Mỹ bay qua Bán đảo Triều Tiên
Quân đội Hoa Kỳ đã cho hai máy bay ném bom chiến lược bay trên bán đảo Triều Tiên trong một chương trình phô trương sức mạnh vũ trang vào chiều ngày thứ Ba 10/10, trong khi Tổng thống Donald Trump họp với lãnh đạo bộ quốc phòng để thảo luận cách ứng phó với bất kỳ mối đe dọa nào từ phía Triều Tiên.
Căng thẳng càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên sau một loạt các cuộc thử vũ khí của Bình Nhưỡng và lời qua tiếng lại gay gắt giữa ông Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un.
Triều Tiên đã phóng hai tên lửa bay ngang qua Nhật và tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu trong vài tuần gần đây khi Bình Nhưỡng tiến nhanh tới mục tiêu phát triển một tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công vào lục địa Hoa Kỳ.
Trong một tuyên bố hôm thứ Tư 11/10, Tham mưu trưởng Liên quân ở Hàn Quốc nói hai máy bay ném bom B-1B của Không lực Hoa Kỳ đã xuất phát từ căn cứ quân sự ở đảo Guam và sau đó hai chiến đấu cở F-15K của quân đội Hàn Quốc đã bay cùng.
Sau khi vào không phận Hàn Quốc, hai máy bay ném bom đã tiến hành các cuộc tập trận tên lửa không đối đất ở vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông của Hàn Quốc. Tiếp đó các máy bay bay qua Hàn Quốc tới vùng biển giữa Hàn Quốc và Trung Quốc để lập lại cuộc diễn tập.
Các viên chức chính phủ Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã tăng cường phòng vệ chống lại sự khiêu khích của Triều Tiên đúng vào dịp lễ kỷ niệm 72 năm ngày thành lập đảng cầm quyền Triều Tiên, 10/10.
Trong một tuyên bố, Tòa Bạch Ốc nói rằng ông Trump đã tổ chức một cuộc thảo luận hôm thứ Ba 10/10 về các giải pháp để đáp lại bất kỳ vụ xâm lược nào của Triều Tiên hoặc, nếu cần thiết, để ngăn không cho Bình Nhưỡng đe dọa Hoa Kỳ và các đồng minh bằng vũ khí hạt nhân.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã cảnh báo các tuyên bố của cả hai bên và nguy cơ gia tăng những "phán đoán sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng." - VOA
|
|
2.
Đối phó với Bình Nhưỡng, Trump xem xét các phương án quân sự --- Cựu Tổng thống Jimmy Carter muốn hòa đàm với lãnh tụ Kim Jong Un
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và Tổng tham mưu trưởng Joe Dunford, tập trung bàn bạc về « cấp độ đối sách nhằm đáp trả lại mọi hình thức tấn công của Bắc Triều Tiên ».
Theo thông báo của Nhà Trắng, ngày 10/10/2017, tổng thống Donald Trump được bộ trưởng Quốc Phòng và tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ thuyết trình về các phương án khả thi đáp trả các cuộc tấn công của Bình Nhưỡng và nếu có thể sẽ ngăn chận trước Bắc Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân đe dọa Hoa Kỳ và các nước đồng minh ở châu Á.
Cũng vào đêm hôm qua, Washington cho điều hai oanh tạc cơ siêu thanh hạng nặng đến bán đảo Triều Tiên, phối hợp cùng với lực lượng không quân Nhật Bản và Hàn Quốc, nhằm phô trương sức mạnh đối với Bình Nhưỡng. Hai chiếc B-1B Lancers này xuất phát vào từ đảo Guam, tiền đồn chiến lược của quân lực Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương. Theo Thiếu tá Patrick Applegate, những cuộc thao diễn ban đêm với các đồng minh truyền thống của Mỹ tại Đông Á nhằm « tôi luyện năng lực tác chiến của phi công mỗi quốc gia ».
Chính quyền Seoul, hôm nay cho biết thêm, các máy bay ném bom này tập trận chung phóng tên lửa « không đối địa » với hai tiêm kích của Hàn Quốc trên biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải. Cuộc diễn tập trên không này nằm trong khuôn khổ tập trận thường kỳ giữa 3 quốc gia đồng minh với mục đích phô trương uy lực quân sự trước những đe dọa hạt nhân liên tiếp được đưa ra từ phía Bình Nhưỡng.
Động thái quân sự răn đe này tiếp tục làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời, phần nào làm sáng tỏ lời nhắn nhủ đầy bí hiểm về biện pháp đối phó với chính quyền của nhà độc tài Kim Jong-un, được chủ nhân Nhà Trắng đăng tải trong một dòng trạng thái trên trang Twitter cá nhân hôm thứ Bảy 07/10/2017.
Theo đó, « chỉ có duy nhất một thứ sẽ thích hợp » với Bắc Triều Tiên, song tổng thống Trump không cho biết đó là biện pháp gì. Theo ông, các vị tổng thống Mỹ tiền nhiệm tìm giải pháp cho hồ sơ Bắc Triều Tiên suốt 25 năm về trước, tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ vào những thỏa thuận với Bình Nhưỡng, song không mang lại hiệu quả. Những thỏa thuận này thậm chí bị vi phạm ngay khi còn "chưa ráo mực". - RFI
***
Tin nói cựu Tổng thống Mỹ, Jimmy Carter, đề nghị gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong một nỗ lực hòa đàm.
Một giáo sư trường đại học Georgia nêu chi tiết về đề nghị của ông Carter cho nhật báo JoongAng của Hàn Quốc.
“Ông Carter muốn gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên và đóng một vai trò xây dựng cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên như ông đã làm vào năm 1994,” ông Park Han-shik nói.
Giáo sư Park nói thêm là ông Carter muốn “ngăn một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai.”
Đề nghị của Tổng thống thứ 39 của Mỹ được đưa ra vào lúc căng thẳng lên cao giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Vào đầu tháng 9, Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm thành công một bom khinh khí thu nhỏ có thể đặt trên đầu một phi đạn đạn đạo liên lục địa.
Chính quyền ông Trump cuối tháng 9 đã áp đặt những chế tài mới lên một vài ngân hàng Triều Tiên và cá nhân nước ngoài.
Ông Park cho biết là ông Carter nói với ông trong một cuộc gặp tại nhà ông Carter ở Georgia vào cuối tháng 9 là ông muốn “góp phần vào việc thành lập một thể chế hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên.”
Những bình luận gần đây của ông Carter về Triều Tiên làm Tòa Bạch Ốc bất bình. Tháng trước, Tòa Bạch Ốc yêu cầu ông Carter không nên phát biểu công khai về cuộc khủng hoảng vì quan ngại rằng ông sẽ ‘phá bĩnh’ ông Trump, người từ chối tiếp cận chế độ Triều Tiên dưới bất cứ hình thức nào.
Tin tức truyền thông cho biết một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao đã đến thăm ông Carter tại nhà để trao yêu cầu của ông Trump.
Lập trường hòa giải của ông Carter không phù hợp với những nỗ lực của chính quyền Trump khi Washington đang tăng cường các chế tài đối với Bình Nhưỡng và đe dọa dùng vũ lực nếu Hoa Kỳ và các đồng minh bị Triều Tiên đe dọa.
Tuy nhiên, ông Carter dường như bỏ ngoài tai quan điểm của người kế nhiệm tại Tòa Bạch Ốc.
Trong một bài bình luận đăng trên Washington Post, ông Carter mô tả tình hình Triều Tiên là “một mối đe dọa hiện hữu nghiêm trọng nhất đối với hòa bình thế giới” và đề nghị Washington và Bình Nhưỡng tìm một phương cách hòa bình để tháo gỡ căng thẳng và “đạt đến một thỏa thuận hòa bình lâu dài.”
Ông Carter nói tất cả các giới chức Triều Tiên ông gặp, kể cả nhà lãnh đạo quá cố Kim Il-sung, đều nói với ông là muốn thảo luận trực tiếp với Hoa Kỳ để thương thuyết về một hiệp ước hòa bình thay thế thỏa thuận ngưng bắn đạt được vào cuối cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953.
Nỗ lực làm áp lực để Triều Tiên từ bỏ những chương trình hạt nhân và phi đạn đạn đạo sẽ thất bại khi nào mà Triều Tiên vẫn còn tin là sự tồn tại của nước này bị đe dọa, ông Carter viết.
Ông Park trước đây đã giúp tổ chức chuyến đi Triều Tiên của ông Carter vào năm 1994 và 2010. Ông Park cho hay đã loan báo với Bình Nhưỡng ý muốn của ông Carter dẫn đầu một phái đoàn Mỹ đi thăm Triều Tiên.
Ngay cả một phái đoàn không chính thức do ông Carter hướng dẫn cũng cần được sự chấp thuận của chính phủ Mỹ, sau lệnh cấm các công dân Mỹ đến Triều Tiên vừa được ban hành mới đây. - VOA
|
|
3.
Bắc Kinh: Tàu Trung Quốc đuổi tàu chiến Mỹ ra khỏi Hoàng Sa
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư 11/10 rằng một tàu chiến, hai máy bay chiến đấu và một chiếc trực thăng đã cảnh cáo tàu chiến Mỹ phải đi ra khỏi vùng biển khu vực gần quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc nói hành động này cùng với "sự khiêu khích" của hải quân Mỹ xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, theo hãng tin Reuters.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường các biện pháp phòng thủ hải quân và không quân:
"Chúng tôi yêu cầu phía Hoa Kỳ nghiêm túc thực hiện các biện pháp để khắc phục những sai lầm.”
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc đã đưa ra các "đề nghị kiên quyết " với Hoa Kỳ và nhắc lại rằng Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
Bà Hoa nói:
"Trung Quốc sẽ tiếp tục có những biện pháp kiên quyết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển của Trung Quốc. Trung Quốc kêu gọi Mỹ phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và lợi ích an ninh của Trung Quốc, tôn trọng những nỗ lực mà các quốc gia trong khu vực đã thực hiện để bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông và ngăn chặn những hành động sai trái.”
Một tàu khu trục của Hoa Kỳ đã di chuyển gần các hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông vào ngày 10/10, ba quan chức Mỹ nói với hãng tin Reuters. Động thái này khiến Bắc Kinh giận dữ, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn tìm kiếm sự hợp tác của Trung Quốc trong việc kiểm soát các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Đây là lần tuần tra gần nhất để chống lại những gì mà Washington cho là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế quyền tự do hàng hải trong vùng biển chiến lược. Nhưng động thái này không mang tính khiêu khích như những lần trước đây kể từ khi ông Trump nhậm chức vào tháng Giêng.
Các viên chức Mỹ, yêu cầu không nêu tên, nói rằng tàu khu trục có tên lửa dẫn đường Chafee, đã tiến hành các hoạt động tuần tra thông thường, thách thức "tuyên bố chủ quyền lãnh hải quá mức" gần quần đảo Hoàng Sa, trong số các đảo nhỏ, các rạn san hô và bãi cạn mà Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Tháng tới, ông Trump sẽ đi thăm Trung Quốc trong công du châu Á lần đầu tiên trong tư cách là tổng thống của ông. Lâu nay ông vẫn gây áp lực đòi Trung Quốc kìm tỏa Triều Tiên. Trung Quốc là nước láng giềng và là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên.
Ngũ Giác Đài không bình luận trực tiếp về hoạt động tuần tra này, nhưng cho biết Hoa Kỳ đã thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải và sẽ tiếp tục làm như vậy thường xuyên hơn trên Biển Đông. - VOA
|
|
4.
Catalunya "độc lập treo": Thủ tướng Tây Ban Nha chuẩn bị phản công
Chủ tịch vùng tự trị Catalunya chủ trương ly khai, trong bài diễn văn trước Nghị viện vùng ngày 10/10/2017, tuyên bố « đơn phương tuyên bố độc lập » nhưng yêu cầu nghị viện địa phương « tạm hoãn thi hành ». Do bị áp lực tứ phía, Carles Puigdemont phải mở cánh cửa thương lượng sau khi tuyên bố « độc lập ». Thái độ ngập ngừng này làm Madrid kiên định hơn. Chính quyền trung ương Tây Ban Nha hôm nay (11/10) họp khẩn, quyết định cách đáp trả « tuyên bố lừa đảo » của lãnh đạo phe ly khai.
Từ Madrid, thông tín viên RFI, François Musseau tường thuật:
Cho dù những người ủng hộ ông Puigdemont chủ trương ly khai kêu gọi đối thoại, và nói đến việc hạ nhiệt căng thẳng, nhưng thủ tướng Mariano Rajoy không thay đổi lập trường. Với ông, đây vẫn là một tuyên bố độc lập ngầm và theo quan điểm của ông cần phải tỏ ra thật cứng rắn.
Trong phiên họp hội đồng bộ trưởng, ông có thể sẽ giải thích quan điểm của mình nhưng đương nhiên là sau khi đã trao đổi với hai chính đảng lớn, đảng Xã Hội và đảng cánh trung tự do của Ciudadanos. Những chính đảng này, vốn là đối thủ của ông, nhưng trong hoàn cảnh khủng hoảng chính trị hiện nay, sẽ phải ủng hộ Rajoy, thành lập một mặt trận thống nhất.
Giờ người ta muốn biết xem là sự thống nhất này nhằm chống lại những người đòi ly khai có sẽ đưa ra quyết định áp dụng điều khoản 155 của Hiến Pháp hay không. Điều luật này cho phép áp đặt quyền hạn tuyệt đối của chính phủ Tây Ban Nha lên vùng Catalunya.
Đây có lẽ là điều ông Rajoy muốn sử dụng, nhưng về mặt cơ bản ông không muốn hành động một mình. Tại sao ? Bởi vì đây không phải là một quyết định tầm thường. Điều khoản 155 này chưa bao giờ được sử dụng trong suốt 40 năm chế độ dân chủ.
Đây là một biện pháp rất cứng rắn, thậm chí một biện pháp độc đoán, và do vậy có khả năng cung cấp cho phe đòi Catalunya ly khai những lập luận mới, củng cố quan điểm xem Tây Ban Nha là « một nhà nước áp bức, tìm cách ngăn chận người dân tự quyết tương lai của mình." - RFI
|
|
5.
Nga có thể đòi Mỹ giảm nhân viên ngoại giao xuống 'dưới 300
Bộ Ngoại giao Nga không rút lại yêu cầu đòi Hoa Kỳ phải cắt giảm số nhân viên ngoại giao ở Nga xuống còn 300 người hoặc thấp hơn, hãng thông tấn Nga RIA trích lời ông Georgy Borisenko, người đứng đầu Cục Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm thứ Tư 11/10.
Vào tháng 7, trong vụ mâu thuẫn ngoại giao giữa hai nước, Moscow đã ra lệnh cho Hoa Kỳ cắt giảm khoảng 60% nhân viên ngoại giao và kỹ thuật làm việc tại Nga, tức còn 455 nhân viên.
Ông Borisenko nói với RIA rằng con số 455 cũng là tổng số các nhà ngoại giao Nga đang làm việc tại Hoa Kỳ, nhưng số đó gồm cả các công dân Nga làm việc tại LHQ ở thành phố New York.
Ông Borisenko nói rằng: "Thực tế con số chúng tôi đưa ra hồi mùa hè đã tính luôn số nhân viên của phái bộ Nga tại Liên hiệp quốc. Đó là thiện ý của chúng tôi."
Ông nói: "Nếu họ không trân trọng thiện ý đó, chúng tôi có toàn quyền giảm số nhà ngoại giao Mỹ ở Nga ", và ông nói rằng Moscow có thể không tính số nhân viên LHQ của Nga vào thì khi ấy con số khác biệt về số nhân viên ngoại giữa hai nước còn lớn hơn.
"Trong trường hợp này, số nhân viên Mỹ ở Nga nên giảm xuống mức 300 hoặc thấp hơn." - VOA
|
|
6.
Cây xăng Nhật gây ‘sốt’ ở Việt Nam
Hình ảnh ông chủ một cây xăng duy nhất của người Nhật “đội” mưa, gập người cúi chào khách hàng ở Việt Nam đang làm “nóng” mạng xã hội.
Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, đó là ông Hiroaki Honjo, Tổng giám đốc Công ty Xăng dầu Idemitsu Q8 (IQ8), liên doanh giữa Nhật và Kuwait.
Nhiều người sử dụng Facebook hôm 11/10 cũng đăng tải đoạn video quay tại điểm bán xăng được coi là “chuẩn Nhật” tại khu công nghiệp Thăng Long ở Hà Nội, nơi nhiều công ty Nhật đang hoạt động, cho thấy các nhân viên còn lau gương và kính xe miễn phí cho ôtô vào mua xăng.
Hiện chưa rõ đây có phải là phương thức khuyến mãi dịp khai trương hay là chính sách lâu dài của trạm xăng này.
Không chỉ ông Honjo, mà các nhân viên cũng cúi đầu chào các khách hàng. Trong một đoạn video, một nhân viên nói: “Người Nhật họ mang nền văn hóa [bán hàng] của họ vào Việt Nam”.
Truyền thông trong nước đưa tin, Idemisu Q8, trạm xăng dầu 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tham gia thị trường bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam, khai trương hôm 5/10.
Tiến sĩ Ngô Trí Long, cựu viện phó Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nói với VOA Việt Ngữ rằng cây xăng này đang là “một hiện tượng” trên thị trường xăng dầu ở Việt Nam, khiến người tiêu dùng “chưa bao giờ cảm thấy mình được là thượng đế như thế”.
Ông nói thêm: “Thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay chưa có cạnh tranh thực sự nên có nhiều tồn tại. Công ty này vào, người ta cảm thấy có mấy cái lợi. Phương thức phục vụ hoàn toàn khác, đảm bảo cho người tiêu dùng số lượng hoàn toàn chính xác. Từ trước đến nay có những hiện tượng cây xăng gian lận, gắn “chip”, hoặc cân đong đo đếm không chính xác, đã bị xử phạt. Trên thị trường xăng dầu Việt Nam còn có hiện tượng là giá không gắn với chất lượng. Cây xăng đó tạo cái lợi cho người tiêu dùng, tạo một sự cạnh tranh lành mạnh”.
Ông Long cho rằng sự xuất hiện của cây xăng với mức độ chính xác được cho là đến 0,01 lít “tạo ra các thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nội địa”.
Cũng trong ngày trạm xăng của Nhật gây sốt, nhiều Facebooker cũng đăng hình ảnh một cây xăng của Petrolimex treo một khẩu hiệu màu đỏ có nội dung “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Sau đó xuất hiện các bình luận trên mạng về khả năng Petrolimex, một trong các “ông lớn” trên thị trường xăng dầu Việt Nam, có động thái phản đối Idemitsu Q8, giống như taxi truyền thống phản đối dịch vụ của Uber và Grab, hai công ty nước ngoài đang cung cấp dịch vụ vận chuyển ở trong nước.
Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, sau đó được tờ Người Lao Động trích lời nói: “Việc IQ8 mở cửa hàng xăng dầu tại thị trường Việt Nam, chúng tôi đã xác định từ lâu rồi. Đây là xu hướng bình thường. Không đến nỗi như phản đối Grab, Uber”.
Mới đây, truyền thông xã hội cũng đăng tải các hình ảnh nhiều xe taxi của hãng Vinasun dán khẩu hiệu đằng sau xe với nội dung: "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam" hay "Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh".
Tin cho hay, Bộ Công thương sau đó đã vào cuộc để xem “liệu có hành vi vi phạm cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp hay không”. - VOA
|
|
7.
Lãnh đạo Trung Quốc tìm cách nắn doanh nghiệp theo ý Đảng
Trong một năm qua đã chứng kiến việc các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc triệt các khoản đầu tư nước ngoài "không hợp lý" và giám sát chặt chẽ một số nhà doanh nhiệp lớn nhất nước, các nhà phân tích cho biết đại hội Đảng trong tháng này sẽ được sử dụng để gò nắn các công ty Trung Quốc theo ý Đảng.
Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Đại hội Đảng kỳ trước vào năm 2012, vai trò của Trung Quốc trên sân khấu toàn cầu cũng đã tăng lên đáng kể. Đồng thời, nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu chựng lại và đã có một dòng thoát vốn khổng lồ chạy ra ngoài.
Lãnh đạo và nền kinh tế tương lai
Phần lớn sự tập trung trong Đại hội Đảng19 sắp tới là một cuộc cải tổ lãnh đạo năm năm một lần - sẽ là cách ông Tập tiếp tục củng cố vị thế của mình như là nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, đại hội cũng sẽ vạch ra chính sách kinh tế của chính phủ trong 5 năm tới.
Một khía cạnh quan trọng của nỗ lực này cần theo dõi là những tín hiệu mà đảng sẽ gửi đi cho các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đang ngày càng mạnh và giàu lên.
Trong 9 tháng vừa qua, một số thương nhân nước ngoài lớn nhất ở Trung Quốc đã bị đưa vào tầm ngắm khi Đảng chủ trương giám sát dòng thoát vốn và các hoạt động tài chính bất thường khác. Các nhà phân tích cho biết điều này đã dẫn tới một bầu không khí lo sợ trong cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Christopher Balding, phó giáo sư tài chính và kinh tế thuộc trường Đại học Kinh doanh HSBC, nói với VOA rằng "Chúng tôi đã quan sát rõ rằng nhiệm vụ chính của các công ty và con người là phục vụ cho Đảng. Tôi nghĩ có một mâu thuẫn lớn bởi vì quí vị không thể vừa phục vụ vì lợi nhuận vừa làm hài lòng đảng Cộng sản, đó là hai mục tiêu mâu thuẫn nhau."
Vai trò của doanh nghiệp lớn
Tháng trước, Uỷ ban Trung ương Đảng và Hội đồng Nhà nước đã công bố các hướng dẫn chung, trong đó kêu gọi tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với các hoạt động kinh doanh. Các hướng dẫn cam kết tăng cường bảo vệ cho các công ty nội địa và giúp chống lại chủ nghĩa bảo hộ cấp tỉnh. Đồng thời, bản hướng dẫn cũng yêu cầu các doanh nhân hoạt động phù hợp với tôn chỉ yêu nước và tiết kiệm.
Ngoài các hướng dẫn, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đưa ra những luật lệ mới đối với các khoản đầu tư ở nước ngoài, trong đó sẽ lập danh sách đen các công ty đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro và "vô lý" như đầu tư vào bất động sản, giải trí và thể thao.
Các quan chức cho biết các công ty sẽ không bị cấm thực hiện các khoản đầu tư ở nước ngoài, nhưng "sẽ bị trừng phạt khi họ trở nên bất trị với các nhà quản lý."
Các nhà phân tích nói rằng sẽ không cò bất kỳ hình thức phản đối nào chống lại hành động của đảng.
Ông Balding nói: "Từ những người mà tôi quen biết trong cùng ngành ở Trung Quốc. Họ không thích điều này và họ không cảm thấy thoải mái với quy định này. Rồi họ sẽ làm gì? Họ sẽ phải đồng hành với những gì họ được hướng dẫn."
Thập kỷ qua đã chứng kiến Đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến khích các doanh nhân đóng vai trò lớn hơn trong các hoạt động của đảng, cùng với các chính trị gia truyền thống và quân đội mở rộng không gian cho những doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực tài chính và sản xuất. Đảng và chính phủ cũng khuyến khích các công ty Trung Quốc mở rộng thi trường ra nước ngoài vì họ được xem là phục vụ cho mục tiêu đóng vai trò chính trong các vấn đề thế giới của Trung Quốc.
Đầu tư ra nước ngoài
Nhưng vào cuối năm ngoái, sau khi hàng trăm tỷ đôla đã chảy ra ngoài, làm suy giảm dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, đảng bắt đầu điểm mặt những khoản đầu tư như vậy và cho rằng đó là một rủi ro "an ninh quốc gia."
Ông Scott Kennedy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS, nói: "các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, cho dù là của nhà nước hay tư nhân, đều phải rất thận trọng trong tình hình hiện nay."
Bắt đầu vào tháng Giêng, chính phủ đảo ngược chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Các cơ quan chính phủ, bao gồm cả ngân hàng trung ương, đã phát động đợt truy soát và đình chỉ các hoạt động, không chỉ để kiểm tra dòng thoát vốn, mà còn truy tố những người bị nghi ngờ chuyển một khoản tiền lớn ra khỏi nước trong các lĩnh vực kinh doanh mà chính phủ coi là những lĩnh vực không ưu tiên.
Tương lai của cải cách kinh tế?
Có sự đồng thuận ngày càng tăng giữa các nhà phân tích rằng đại hội sắp tới sẽ không thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế như các nhà lãnh đạo Cộng sản hứa hẹn lâu nay. Thay vào đó, đảng có thể lựa chọn để dung hòa và có thể đảo ngược một số khía cạnh của chương trình cải cách kinh tế.
David Kelly nói rằng "Chương trình cải cách sẽ được thông báo tại Đại hội Đảng lần thứ 19 sẽ là một nghị trình cải cách có chỉnh đổi và sẽ không có liên quan chặt chẽ đến dấu ấn cải cách được hứa hẹn trong Hội nghị lần thứ 3 của Đảng."
Ông Chang Liu, chuyên gia kinh tế Trung Quốc thuộc công ty tư vấn Capital Economics cho biết sẽ rất sai lầm khi trông đợi có cải cách dựa trên cơ chế thị trường, đặc biệt là vì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ưu ái các doanh nghiệp nhà nước hơn khu vực tư nhân.
Ông Chang nói thêm: "Chúng tôi nghĩ rằng những hy vọng muốn cải cách nhanh dựa trên cơ chế thị trường dưới thời Chủ tịch Tập luôn có thể làm chúng ta thất vọng. Ông Tập cho thấy không mặn mà lắm với những cải cách dựa trên cơ chế thị trường, và điều này thậm chí sẽ làm suy yếu khu vực kinh tế nhà nước, khu vực mà ông xem là quan trọng về mặt chính trị." - VOA
|
|
8.
Vén màn bí mật 'tiền viện trợ' Trung Quốc
Các nhà nghiên cứu nước ngoài vừa công bố một bí mật nhà nước của Trung Quốc: số tiền Bắc Kinh viện trợ cho các nước khác.
Lần đầu tiên, một nhóm nghiên cứu nước ngoài công bố bảng dữ liệu ghi lại hầu hết số tiền viện trợ của Trung Quốc.
Dẫn lại hơn 5.000 dự án ở 140 nước, trong đó có Việt Nam, họ cho thấy Trung Quốc đang cạnh tranh gắt gao với Mỹ về chuyện giúp đỡ nước ngoài.
Phòng nghiên cứu AidData tại College of William & Mary, bang Virginia, Hoa Kỳ, đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Harvard của Mỹ và Đại học Heidelberg của Đức.
Nhóm AidData tìm kiếm các dòng tiền từ Trung Quốc đến các nước, sử dụng các tin tức chính thống, tài liệu sứ quán, cũng như thông tin nợ nần, viện trợ của các nước.
Sau thời gian công phu thâu gom dữ liệu, họ đưa ra bức tranh tương đối đầy đủ về dòng viện trợ quốc tế của Bắc Kinh.
Số liệu chính thức cho biết từ 2000 đến 2014, Trung Quốc tài trợ 4.300 dự án ở 140 nước, trị giá 354 tỉ đôla.
Trong cùng thời gian, tổng viện trợ của Mỹ là 394 tỉ đôla.
Nó cho thấy Mỹ và Trung Quốc phân phát số tiền gần bằng nhau trong giai đoạn 2000-2014. Nhưng hai nước phân phối tiền theo cách khác nhau.
93% viện trợ của Mỹ theo đúng định nghĩa truyền thống về viện trợ. Số tiền có mục đích giúp phát triển kinh tế và phúc lợi. Ít nhất một phần tư số tiền là cho không chứ không phải tiền cho vay.
Còn với Trung Quốc, chỉ có 21% có thể xem là viện trợ truyền thống. Đa số là các khoản vay thương mại mà sau này phải trả lại, có lãi suất, cho Bắc Kinh.
Tiền dùng làm gì?
Nhóm nghiên cứu cũng nhận ra rằng khi Trung Quốc viện trợ truyền thống, các nước có lợi về kinh tế. Nghiên cứu của họ chứng minh rằng Trung Quốc cũng có thể điều hành các dự án viện trợ tốt như phương Tây.
Theo nhóm nghiên cứu, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Trung Quốc giúp tăng trưởng kinh tế, còn tài trợ phát triển chính thức (OOF) thì không.
Họ thấy rằng mỗi năm Trung Quốc chi khoảng 5 tỉ đôla cho ODA, nhưng đa số tiền của Trung Quốc thực ra là ở dạng OOF, không đáp ứng tiêu chuẩn ODA và có thể bao gồm các dự án thương mại.
Brad Parks, từ AidData, nói: "Chúng tôi chứng tỏ các sự phân biệt này rất quan trọng."
"Chỉ có ODA của Trung Quốc là đem lại lợi ích tăng trưởng kinh tế cho nước nhận."
Cũng có bằng chứng rằng các khoản cho vay dễ dãi vô điều kiện của Trung Quốc lại tác động tới cả hệ thống cho vay toàn cầu.
Theo nhóm nghiên cứu, khi một nước châu Phi nhận hỗ trợ của Trung Quốc, World Bank cũng phải hạ thấp các điều kiện cho vay. Cụ thể, khi viện trợ Trung Quốc tăng 1%, thì World Bank cũng giảm đi 15% đòi hỏi liên quan giải phóng thị trường hay minh bạch kinh tế.
Cả Bắc Kinh và Washington thường dành tiền cho những nước ủng hộ họ tại Liên Hiệp Quốc.
Nhưng kinh tế cũng đóng vai trò chủ chốt cho Bắc Kinh. Nghiên cứu cho thấy Bắc Kinh thường chú trọng thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, hay dành khoản vay với giá thị trường ở những nước mà Trung Quốc muốn họ phải trả lại tiền với lãi suất.
Dữ liệu cho thấy những nước nhận khoản vay giá thị trường của Trung Quốc thì không sa sút về kinh tế nhưng cũng không tăng trưởng kinh tế. Nhóm nghiên cứu lo ngại ngay cả điều này cũng có thể thay đổi sau 10, 15 năm nữa - khi mà những nước này mang nợ vì không đủ tiền trả lại cho Bắc Kinh.
Brad Parks, thuộc nhóm nghiên cứu, nói: "10, 15 năm nữa, họ có thể gặp cùng vấn đề giống như khi nhà tài trợ phương Tây gặp phải khi các khoản vay không được trả."
"Nếu việc đó xảy ra, có thể Bắc Kinh sẽ phải xem lại cách cấu trúc các khoản vay." - BBC
|
|
9.
Ba lô của ông Kim Jong Nam khi bị ám sát có 100.000 đôla
Người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un mang theo 100.000 đôla tiền mặt trong balô của mình vào thời điểm bị ám sát ở phi trường Kuala Lumpur, cảnh sát điều tra nói với một tòa án Malaysia hôm thứ Tư 11/10.
Hai nghi phạm, Siti Aisyah, người Indonesia, 25 tuổi, và Đoàn Thị Hương, người Việt Nam, 28 tuổi, bị truy tố đã giết ông Kim Jong Nam bằng cách quét vào mặt ông chất VX, một loại chất độc hóa học bị LHQ cấm, tại sân bay Kuala Lumpur vào ngày 13/2.
Số tiền này hiện đang được giữ trong két sắt tại văn phòng cảnh sát trưởng quận Sepang, nơi có thẩm quyền xét xử vụ án này, cảnh sát viên Wan Azirul Nizam Che Wan Aziz nói.
Ông Wan Azirul cho biết ông đã giao áo khoác, ba lô và đồng hồ đeo tay của nạn nhân cho phòng hóa học để phân tích, nhưng sau đó các cơ quan điều tra cho biết đã trao các vật dụng đó cho các đại diện của Đại sứ quán Triều Tiên.
Ông Azirul nói thêm: "Tôi không biết tại sao, tôi chỉ làm theo lệnh."
Tại tòa án, công tố viên đã trình chiếu hơn 30 đoạn video về các hoạt động của hai người phụ nữ.
Các luật sư bào chữa cho cả bà Hương và bà Siti Aisyah nói rằng các đoạn video này có thể được coi là thông tin từ những nguồn khác, vì các nhân viên điều tra đã không đích thân ghi hình vụ việc và cũng không có mặt nhân chứng.
Ông Wan Azirul thuộc phòng điều tra tội phạm quận Sepang xác nhận rằng hai phụ nữ này ở cùng một khu vực tại thời điểm tấn công.
Phiên xử sẽ tiếp tục vào thứ Năm 12/10, với có mặt của ông Wan Azirul với vai trò nhân chứng. - VOA
|
|
10.
Bán đảo Crimee: Praha khuyên Kiev chấp nhận chuyện đã rồi
Tổng thống Cộng hòa Séc, Milos Zeman ngày 10/10/2017 có bài phát biểu trước Hội đồng toàn Châu Âu, coi việc chính quyền Kremlin sáp nhập bán đảo Crimée vào lãnh thổ Nga hồi tháng 3/2014 là sự đã rồi. Ông Zeman đề nghị Ukraina hãy chấp nhận điều này, đổi lại, chính quyền Kiev sẽ nhận được những khoản bù đắp tài chính hoặc dầu khí. Ngay lập tức, Ukraina lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ.
Thông tín viên Sébastian Gobert tường trình từ Kiev:
"Bán đảo Crimée không phải món hàng để bán. Phản ứng của Ukraina được đưa ra tức thời, và rất quyết liệt. Bà Iryna Herashenko, đại diện của Ukraina tại các cuộc hòa đàm, lên tiếng : «Chúng tôi không bán lãnh thổ, chủ quyền, danh dự cũng như người dân của mình ».
Chính phủ Cộng hòa Séc vội vàng tuyên bố đứng ngoài những phát biểu của tổng thống Milos Zeman. Dù hồ sơ về bán đảo Crimée trở thành thứ yếu so với cuộc chiến ở miền đông Ukraina, đó vẫn là một vấn đề nhạy cảm. Chính quyền Kiev khẳng định quyền đòi lại bán đảo Crimée là chính đáng, đồng thời tố cáo bầu không khí áp bức chính trị của chính quyền Nga đối với lãnh thổ này, đặc biệt là đối với những người Tatars ở đây.
Nga đang tìm cách thuyết phục các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt sau khi chính quyền Matxcova tiến hành sáp nhập Crimée vào năm 2014. Với rất nhiều người tại Kiev, tổng thống Séc chỉ đang giúp sức cho Nga thoát khỏi khủng hoảng. Đề nghị này là không thể chấp nhận được.
Trong mọi trường hợp, chính quyền Kremlin có vẻ như chưa sẵn sàng để từ bỏ bán đảo này. Và mặc dù Ukraina không cần tiền, nước này vẫn chưa có kế hoạch hành động để lấy lại bán đảo Crimée. Do đó, triển vọng về một giải pháp được thương lượng xoay quanh cuộc xung đột vẫn chỉ mang tính giả thuyết." - RFI
|
|
11.
Trung Quốc có triển vọng thành quốc gia cấp viện lớn nhất thế giới?
Các kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy Trung Quốc có thể sẽ sớm qua mặt Mỹ để trở thành quốc gia cấp viện lớn nhất trong thế giới các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu cũng cho thấy Bắc Kinh thường đầu tư vào các kế hoạch hỗ trợ cho mục đích thương mại của họ hơn là để phát triển quốc gia nhận viện trợ.
Bản tin của tờ báo mạng South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Tư cho hay, theo kết quả cuộc nghiên cứu mới được công bố của AidData, một cơ quan có trụ sở đặt tại Mỹ, chuyên theo dõi các hoạt động trợ giúp phát triển trên thế giới, thì Trung Quốc có thể sớm qua mặt Mỹ để trở thành quốc gia cấp viện hàng đầu thế giới.
Từ năm 2000 đến 2014, Trung Quốc cấp khoảng $354.4 tỉ viện trợ cho chừng 140 quốc gia. Trong cùng thời gian đó, Mỹ cấp khoảng $394.6 tỉ.
Ông Bradley Parks, một trong năm người tham dự cuộc nghiên cứu này, cho hay “tuy Trung Quốc và Mỹ tranh đua với nhau về số tiền chi ra cho viện trợ, nhưng mục tiêu viện trợ của hai nước rất khác nhau,” theo bản tin của SCMP.
Bản báo cáo do các nhà nghiên cứu của đại học Heidelberg University ở Đức, và Harvard University cùng College of William and Mary ở Mỹ, công bố.
Trung Quốc nay có thêm cơ hội để tạo ra “quyền lực mềm” (soft power) qua viện trợ, sau loan báo của Tổng Thống Mỹ Donald Trump hồi Tháng Ba là muốn cắt giảm 32%, tức khoảng $13.5 tỉ trong tất cả các món chi tiêu không liên hệ tới quân sự ở ngoại quốc, theo bản tin SCMP.
“Các quốc gia cấp viện Tây Phương, khi so sánh với Trung Quốc, thường không có cơ hội giúp phát triển kinh tế của chính mình, vì phần lớn các trợ giúp đó đều là những khoản cho vay ưu đãi hay nhắm vào các chương trình phát triển,” theo kết luận của cuộc nghiên cứu.
Chỉ có 23% các khoản tài trợ của Trung Quốc là cho các chương trình viện trợ đúng theo định nghĩa của Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển (Organization for Economic Coopertion and Development-OECD) liên quan tới Viện Trợ Phát Triển Chính Thức (ODA). Trong khi đó, có tới 93% tài trợ Mỹ nằm trong lãnh vực ODA này.
Sự khác biệt chính giữa hai nguồn tài trợ là Trung Quốc phần lớn giúp tiền để các quốc gia khác mua hàng hóa và dịch vụ của họ, nằm trong lãnh vực OOF (Nguồn Chính Thức Khác-Other Official Flow), trong khi Mỹ khi nói viện trợ là có nghĩa “tiền cho không, biếu không.”
Thế nhưng, cuộc nghiên cứu cũng cho thấy các dự án phát triển do Trung Quốc tài trợ cũng hiệu quả không kém gì những dự án do Mỹ hay các quốc gia khác tài trợ.
Các dự án do Trung Quốc trợ giúp thường đưa đến mức phát triển trung bình là 0.7% trong tổng sản lượng nội địa của quốc gia nhận viện trợ, chỉ hai năm sau khi ký kết, cũng theo bản tin SCMP. - nguoiviet
|
|
Tin Hoa Kỳ
12.
Tổng thống Trump bác tin nói ông muốn tăng số lượng vũ khí hạt nhân
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư 11/10 bác bỏ "tin thất thiệt" của đài truyền hình NBC News nói rằng vài tháng trước ông gợi ý tăng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ lên gấp 10 lần.
Trích nguồn tin từ ba quan chức tham dự cuộc họp của Tổng thống Trump tại Ngũ Giác Đài với các quan chức an ninh quốc gia và quân đội hồi tháng 7, NBC loan tin rằng ông Trump đã bàn về quy mô kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, hiện tại có khoảng 4.000 vũ khí. Phát biểu sau thuyết trình ngắn gọn về tốc độ giảm đều và đáng kể quy mô kho dự trữ của Mỹ kể từ những năm 1960, Tổng thống nói ông muốn một kho vũ khí lớn hơn, theo NBC.
Các quan chức tại cuộc họp, trong đó có Ngoại trưởng Rex Tillerson, được cho là đã bất ngờ trước lời đề nghị của ông Trump và giải thích ngắn gọn những hạn chế về mặt pháp lý và trên thực tế về việc mở rộng quy mô hạt nhân, phần lớn bị giới hạn bởi các hiệp ước quốc tế về kiểm soát vũ khí. Các quan chức nói với đài NBC rằng Mỹ không có kế hoạch mở rộng vũ khí hạt nhân.
Hiện tại, ông Trump đang ở giữa hai làn tranh chấp quốc tế liên quan đến vũ khí hạt nhân. Dự kiến trong tuần này, ông Trump sẽ từ chối chứng nhận việc Iran tuân thủ một hiệp ước quốc tế về hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân. Ông Trump cũng lời qua tiếng lại với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. - VOA
|
|
13.
Hải quân Mỹ cách chức hai sĩ quan vì vụ tàu McCain va chạm
Hải quân Hoa Kỳ hôm 10/10 đã cách chức hai sĩ quan đứng đầu chiến hạm USS John S. McCain, nói rằng vụ va chạm chết người hồi tháng 8 giữa tàu chiến này với một tàu chở dầu là "có thể tránh được".
Trung tá Alfredo J. Sanchez, chỉ huy tàu McCain; và Trung tá Jessie L. Sanchez, sĩ quan điều hành của tàu, đã bị bãi chức và bố trí công việc khác, theo tuyên bố của các quan chức Hải quân. Hai sĩ quan nêu trên bị cách chức vì không còn được tin cậy, các quan chức cho biết.
Tàu khu trục mang tên lửa điều hướng McCain đã va chạm với tàu Alnic MC hôm 21/8 gần Singapore. 10 thủy thủ Mỹ thiệt mạng, 5 người khác bị thương.
Trong tuyên bố của Hải quân, các quan chức cho biết: "Tuy cuộc điều tra đang được tiến hành, song có bằng chứng là vụ va chạm có thể tránh được, sĩ quan chỉ huy đã nhận định kém, và sĩ quan điều hành đã lãnh đạo kém trong chương trình huấn luyện của tàu".
Hai tháng trước, tàu USS Fitzgerald, cũng là khu trục hạm mang tên lửa điều hướng, đã va chạm với một tàu container ở Vịnh Tokyo.
Vụ tai nạn đó khiến 7 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.
Hồi tháng 9, các lãnh đạo Hải quân chia sẻ với Quốc hội một số dữ kiện đáng lo ngại về nhịp độ triển khai hoạt động thật nguy hiểm của quân chủng này, và sự liên quan có thể của tình trạng kiệt quệ thể chất với hai vụ tai nạn chết người – theo các quan chức Hải quân, một số thủy thủ thường phải làm việc 100 giờ/tuần.
Đến nay, Hải quân Hoa Kỳ đã cách chức ít nhất 6 sĩ quan chỉ huy sau 4 vụ tai nạn trong năm nay, bao gồm cả tư lệnh Hạm đội, một đô đốc 3 sao. - VOA
|
|
14.
Hỏa hoạn ở California: số tử vong tăng tới 17 người
Gió lặng bớt và nhiệt độ thấp hơn đã giúp hàng ngàn nhân viên cứu hỏa tại bang California ở miền Tây nước Mỹ đạt tiến bộ trong nỗ lực dập tắt một loạt đám cháy rừng đã bùng phát trên khắp tiểu bang hôm Chủ nhật.
Cơ quan Kiểm Lâm và Phòng Cháy California khuyến cáo các điều kiện gió lớn và thời tiết khô hạn vẫn là một thách thức, và tới chiều tối ngày 10/10, các đám cháy đã thiêu rụi hơn 46,500 ha.
Tới hôm nay, thứ Tư 11/10, chính quyền địa phương báo cáo số tử vong được liên kết với các đám cháy đã tăng lên tới 17 người, trong khi ước lượng 1,500 căn nhà và cơ sở doanh nghiệp đã bị thiêu rụi.
Trong các khu vực bị tác động nặng nề nhất có quận Napa và quận Sonoma nằm về hướng Bắc thành phố San Francisco, nơi có hàng chục hãng sản xuất rượu nổi tiếng vẫn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Cảnh sát trưởng quận Sonoma Rob Giordano nói một toán công tác đang làm việc để xác định tung tích của gần 200 người được ghi trên danh sách mất tích, và hiện có nhiều hoang mang trong nỗ lực đoàn tụ các gia đình. Ông đơn cử một ví dụ là nhiều người đã chạy ra khỏi nhà mà không kịp mang theo giây sạc điện thoại cầm tay, và do đó gặp nhiều khó khăn trong việc liên lạc với người thân.
Ông nói với báo chí:
“Chuyện xảy ra quá nhanh, rất nhiều người không được loan báo trước. Chúng tôi đang tìm cách giữ an toàn cho mọi người và đưa họ ra khỏi khu vực.”
Trên khắp tiểu bang, hàng ngàn người đã được sơ tán, và hàng ngàn người phải tìm đến những trung tâm tạm trú.
Thống đốc California Jerry Brown đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 8 quận hạt. Ông ngỏ lời cám ơn chính quyền liên bang đã phản ứng nhanh và đề nghị giúp đỡ tiểu bang này.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Ba 10/10 đã phê chuẩn các nguồn tài trợ cho nỗ lực này.
“Tôi muốn nói vài lời với người dân California, một tiểu bang tuyệt vời, đặc biệt với những người ở Napa- Napa đã bị tác động nặng nề, Sonoma cũng vậy, họ đang phải đương đầu với những tổn thất đau thương về nhân mạng và thiệt hại về tài sản do các đám cháy rừng tàn khốc gây ra”, ông Trump nói tại một cuộc tiếp tân ở Toà Bạch Ốc. “Tôi đã nói chuyện với Thống đốc Brown đêm hôm qua để cho ông biết rằng chính phủ liên bang sát cánh với nhân dân California, chúng tôi sẽ có mặt để giúp các bạn tại thời điểm này khi thảm họa xảy ra và các bạn cần được giúp đỡ. Tôi chỉ muốn gửi những lời chia sẻ nồng ấm nhất. Họ đã trải qua nhiều đau thương.”
Nhà chức trách nói họ không biết các đám cháy đã bắt đầu như thế nào. Cháy rừng thường xuyên xảy ra ở California vào cuối hè và đầu thu, và lan rộng vì gió lớn và các điều kiện khô hạn. - VOA
|
|
15.
Chính quyền Trump bãi bỏ kế hoạch khí hậu của Obama
Lãnh đạo Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Mỹ, ông Scott Pruitt, ngày 10/10/2017, đã ký dự thảo bãi bỏ toàn bộ biện pháp ưu tiên năng lượng sạch trong kết hoạch « Clean Power Plan » của chính quyền tiền nhiệm Obama.
Bãi bỏ « Clean Power Plan » là một lời hứa trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump. Đây cũng là bước tiếp theo sau tuyên bố rời Hiệp Định Khí Hậu Paris của chủ nhân Nhà Trắng cách đây vài tháng. Tuy nhiên, quyết định này mang tính chính trị nhiều hơn, vì chưa có hiệu lực ngay lập tức.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet giải thích :
""Cuộc chiến chống than đá chấm dứt", ông Scott Pruitt phát biểu trong tiếng vỗ tay của những người thợ mỏ, đồng thời thông báo dự thảo bãi bỏ kế hoạch của cựu tổng thống Obama về chất lượng không khí.
Kế hoạch Obama nhằm giảm 32% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến năm 2030 so với năm 2005 bằng cách trao cho các bang quyền tự do hành động trong việc tìm ra các biện pháp để đạt được mục tiêu trên. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa bao giờ được thực thi vì Tòa Án Tối Cao đã ngăn cản việc áp dụng trong khi chờ đợi các tòa án xét đơn kiện của hơn 20 tiểu bang.
Là một chính trị gia nghi ngờ biến đổi khí hậu, lãnh đạo Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường đã hứa đưa ra một quy chế mới thay thế kế hoạch Obama. Các hiệp hội bảo vệ môi trường bắt đầu chuẩn bị kiện ông ra tòa, tuy nhiên, quá trình này sẽ kéo dài.
Trong khi chờ đợi, nhiều nhân vật chủ chốt, thành phố và tiểu bang đã không đợi đến sắc lệnh liên bang để hành động chống biến đổi khí hậu : Ngành công nghiệp đã chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo theo yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được chính quyền Trump từng bước gỡ dần loạt điều khoản bắt buộc nhằm bảo vệ môi trường". - RFI
|
|
16.
Cháy rừng California: Số người chết lên đến 21, thiệt hại có thể lên $58 tỷ
Số người thiệt mạng trong các đám cháy rừng đang hoành hành ở vùng Bắc California lên tới 21, tính tới ngày Thứ Tư, và có thể còn tăng nữa, đồng thời, có thể gây tổn thất lâu dài cho kỹ nghệ rượu nho danh tiếng nơi đây tới $58 tỷ, theo AP.
Ngoài ra, số người mất tích nay lên đến 560.
Trong khi đó, bản tin của Bloomberg News nói rằng có ít nhất 4 trang trại làm rượu nho ở Napa Valley đã bị thiêu rụi hay thiệt hại nặng nề, và ảnh hưởng của hỏa hoạn có thể còn trầm trọng hơn ở Sonoma County ở về phía Tây.
Tuy phần lớn nho làm rượu cho mùa này đã được hái, ảnh hưởng của khói đối với các vườn nho chưa hái có thể khiến phải bỏ số nho này, làm giảm mức sản xuất của năm nay.
Lửa tiếp tục lan ra sau khi bất ngờ bùng lên và nhanh chóng tràn ra khắp vùng từ tối ngày Chủ Nhật tới nay, làm hàng ngàn người khác phải di tản.
Đây là một khu vực du lịch đông đảo người lui tới và là một trong những khu vực sản xuất rượu nho giá trị nhất nước Mỹ.
Tuy hiện còn quá sớm để ước tính thiệt hại đối với kỹ nghệ rượu nho California, vốn đóng góp vào khoảng $58 tỷ cho nền kinh tế tiểu bang hồi năm ngoái, ảnh hưởng của mùa cháy rừng này chắc chắn sẽ còn thấy lâu dài, theo Bloomberg News.
“Một số lớn nơi trồng trọt sẽ không sản xuất được gì trong thời gian dài,” theo lời ông Phil Lynch, một phát ngôn viên của công ty Brown-Forman Corp., vốn làm chủ các vườn nho Sonoma-Cutrer và bán sâm banh Korbel.
“Nếu chỉ là khói thì phải ngưng một mùa. Nếu thiệt hại do lửa cháy gây ra, thì sẽ là ba hay bốn mùa,” ông Lynch nói.
Vùng Napa và Sonoma là nơi có hơn 1,000 trại làm rượu nho.
Đây cũng là nơi trồng các loại nho làm rượu ngon nhất trong tiểu bang California, nơi sản xuất khoảng 85% rượu vang ở Mỹ.
Ông Stephen Rannekleiv, một phân tích gia về thức uống cho công ty Rabobank International, nói rằng vùng bờ biển California là nơi sản xuất rượu nho giá trị nhất ở Mỹ.
Đa số các loại nho làm rượu ở California được trồng ở khu San Joaquin Valley, sâu hơn trong đất liền, nơi loại nho làm rượu Cabernet Sauvignon bán với giá khoảng $400 một tấn.
Cũng cùng loại nho này, nếu trồng ở Napa Valley, có thể có chi phí tới gần $7,000 một tấn và bán được tới $50,000 một tấn, theo Bloomberg News. - nguoiviet
|
|
Tin Việt Nam
17.
1.500 cảnh sát bảo vệ hội nghị APEC tại Đà Nẵng
Việt Nam huy động hơn 500 lính cứu hỏa, 800 cảnh sát giao thông và 1.500 cảnh sát cơ động, đặc nhiệm làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại thành phố Đà Nẵng, theo hãng tin Tân Hoa Xã.
Truyền thông trong nước nói chính quyền Hà Nội phái 100 cảnh sát giao thông vào Đà Nẵng và sử dụng hàng trăm xe chuyên dụng phục vụ sự kiện APEC, diễn ra từ ngày 6 đến 11 tháng 11.
Báo VNExpress trích lời Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động thuộc Bộ Công an nói Bộ này phối hợp với chính quyền Đà Nẵng huy động hơn 1.500 cảnh sát đặc nhiệm, cơ động cùng cả trăm phương tiện vận chuyển, bao gồm xe chỉ huy, xe bọc thép chống đạn S5, xe Hummer bọc thép, xe phá sóng, xe phun nước và xe chở quân nhân.
Báo này nói lính đặc nhiệm và cơ động sẽ đảm nhận việc bảo vệ an ninh, an toàn, phòng chống bạo loạn, phá âm mưu khủng bố, rà soát bom mìn, vật liệu nổ ở các địa điểm diễn ra Hội nghị APEC và các khu vực có đoàn khách lưu trú.
Trong các tình huống cấp bách, Cục Cảnh sát phòng cháy sẽ huy động lực lượng phòng cháy chữa cháy của các địa phương lân cận.
Ngoài ra, lực lượng cảnh sát hình sự, khối hậu cần, Cục tham mưu của Bộ Công an cũng cử cả hàng trăm nhân viên và xe chuyên dụng, kỹ thuật để phục vụ cho sự kiện này.
Năm APEC 2017 bao gồm 200 hoạt động lớn, nhỏ được tổ chức tại 10 tỉnh, thành của Việt Nam, trong đó quan trọng nhất là Tuần lễ cấp cao lần thứ 25 diễn ra vào tháng 11 tại Đà Nẵng.
Sự kiện này có sự tham gia của hơn 20 lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, các bộ trưởng và khoảng 10.000 đại biểu doanh nghiệp, phóng viên quốc tế. - VOA
|
|
18.
Philippines: Lính Phi có lỗi trong cái chết của ngư dân Việt
Một ủy ban điều tra liên ngành của Philippines cho biết đã đi đến kết luận là 10 binh sĩ hải quân Philippines phải chịu trách nhiệm về cái chết của hai ngư dân Việt Nam khi họ truy đuổi và chặn một tàu cá Việt Nam hôm 23/9.
Báo Daily Inquirer của Philippines ngày 11/10 dẫn báo cáo của ủy ban điều tra nói nã đạn vào tàu cá Việt Nam là ‘một hành động không cần thiết’ nhưng cái chết của hai ngư dân Việt Nam, là do sơ suất chứ không do cố ý.
Theo ủy ban, binh sĩ Philippines đã tính toán sai lầm khi nã đạn cảnh cáo, bắn trúng mũi tàu, gây ra cái chết của hai nạn nhân lúc đó đang trốn trong khoang chở hàng ở phía trước. Hai ngư dân là Phan văn Liêm và Lê Văn Reo, cả hai đều 41 tuổi và cư ngụ ở tỉnh Phú Yên.
Thi thể của hai ông được phát hiện khi lính hải quân Philippines lên tàu cá Việt Nam. Vụ việc xảy ra ở ngoài khơi thị trấn Bolinao, tỉnh Pangasinan, trong Biển Đông, người Philippines gọi là biển Tây Philippines.
Phía Philippines tố cáo tàu cá Việt Nam PY 96173 đánh bắt trái phép tại vùng biển Bolinao và có hành vi cố ý ngăn cản, tấn công tàu PS19 của cảnh sát biển Philippines trong lúc bị truy đuổi.
Một ngày sau sự cố này, Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh đã trao đổi về sự cố này với Ngoại trưởng Philippines Alen Peter Cayetano bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/9. Lúc đó Philippines hứa sẽ thực hiện một cuộc “điều tra thấu đáo và công bằng”. - VOA
|
|
19.
Tinh giảm biên chế: “Cần quyết tâm làm”
Bộ máy chính quyền Việt Nam hiện quá cồng kềnh gây nhiều trở ngại, lãng phí cho công việc Nhà nước phải được tinh gọn và một giải pháp quan trọng là giám sát quyền lực và công khai minh bạch trong hệ thống chính quyền, một nhà quan sát chính trị trong nước nhận định với VOA.
Tinh giản bộ máy nhà nước là chủ đề bao trùm Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam hiện đang họp ở Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu khai mạc hội nghị thừa nhận rằng bộ máy chính trị “cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu quả, chồng chéo, cơ cấu chưa hợp lý”.
Hiện tại bộ máy chính quyền ở Việt Nam bao gồm nhiều hệ thống song song: cơ quan chức năng Nhà nước, cơ quan Đảng và các đoàn thể quần chúng, chưa kể hệ thống của quân đội và công an.
Theo báo mạng VnExpress, chỉ tính riêng các cơ quan Nhà nước thì hiện nay Việt Nam đã có gần ba triệu nhân viên công chức từ trung ương đến địa phương.
Giữa các hệ thống có sự trùng lắp, chồng chéo nhau. Chẳng hạn, cùng công tác đối ngoại nhưng bên chính quyền có Bộ Ngoại giao còn bên Đảng vẫn duy trì Ban đối ngoại Trung ương mặc dù trọng tâm công tác đối ngoại khác nhau; công tác quản lý tư tưởng văn hóa có sự chồng chéo giữa Bộ Thông tin Truyền thông của Chính phủ và Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng.
Ngoài ra, bộ máy chính quyền lại đẻ ra nhiều tầng nấc trung gian cũng như phát sinh ra nhiều bộ phận mới khiến công việc bị giải quyết chậm trễ trong khi số lượng biên chế lại phình to, gây tốn kém cho ngân sách.
Mặc dù có số lượng đông đảo nhưng công chức viên chức Việt Nam được cho là làm việc không hiệu quả. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi còn là phó thủ tướng từng phát biểu rằng một bộ phận công chức ở Việt Nam “không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ hiệu quả công việc nào"
Trao đổi với VOA, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho biết Việt Nam hiện “chi đến 71% tổng chi ngân sách vào chi phí thường xuyên để nuôi bộ máy này”, còn “24,5% là để trả nợ” cho nên “không còn tiền để đầu tư” khiến cho “Chính phủ rất khó khăn”.
“Trung ương Đảng bàn về vấn đề này là phản ánh sự cần thiết cần có sự cải tổ cấp bách,” ông nói.
“Bộ máy Việt Nam khá cồng kềnh so với một nền kinh tế như vậy. Hệ thống Đảng, hệ thống Nhà nước rồi Nhà nước lại đẻ ra các tổ chức quần chúng cũng có các ban bệ từ trung ương đến địa phương. Cách nay mấy năm lại đẻ ra các ban như Ban chỉ đạo Tây Bắc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ nữa,” ông nói.
Tuy nhiên ông cho rằng công việc tinh giản biên chế là một việc khó khăn, đòi hỏi Đảng Cộng sản “phải có quyết tâm rất lớn”.
“Giảm biên chế thì sẽ có người phải chịu đau đớn. Họ phải chịu mất việc làm,” ông nói, “Nhà nước phải chi một số tiền để đào tạo lại những người bị sa thải để họ có thể tìm được việc làm mới.”
“Cho dù khó những sớm muộn cũng phải làm,” ông nói thêm và cho biết việc tinh giảm biên chế muốn làm được thì cần phải có tiêu chí rõ ràng, có quy chế làm việc công khai minh bạch, phải có sự giám sát độc lập và phải có trách nhiệm giải trình.
“Lâu nay quyền lực không được giám sát nên bộ máy vẫn cứ phình ra mặc dù họ nói là đã tinh giảm. Cho nên cần phải giám sát,” ông giải thích.
“Phải xây dựng bộ máy khoa học có căn cứ phù hợp thực tiễn.”
“Thi tuyển (công chức) có giám sát là việc nên làm. Đã có những người tùy tiện bổ nhiệm cán bộ nhân viên chỉ vài ngày trước khi rời chức và những người được bổ nhiệm ấy lại là họ hàng hay có quan hệ thân quen,” ông nói thêm.
Ông Doanh cũng cho rằng nếu tinh giảm biên chế thì ngân sách sẽ có nhiều tiền hơn để tăng lương cho những người làm việc hiệu quả, góp phần tránh tình trạng cán bộ Nhà nước nhũng nhiễu.
“Tôi chắc là không thể làm cùng một lúc được nhưng phải làm từng bước. Không thể nào cùng một lúc giảm đến 30% biên chế,” ông nói. - VOA
|
|
20.
Ông Nguyễn Phú Trọng có chỉnh đốn nổi Đảng? --- Ông Trọng nhắc đảng viên 'tránh đi vào vết xe đổ'
Hàng triệu đảng viên cộng sản ở Việt Nam vẫn thờ ơ, bàng quan trước công cuộc chống tham nhũng, bất kể ông Nguyễn Phú Trọng 'tả xung hữu đột', một nhà quan sát từ TPHCM bình luận tin Hội nghị Trung ương 6 vừa kết thúc.
Nếu công cuộc chống tham nhũng thất bại thì vị thế chính trị của ông Trọng cũng bị ảnh hưởng, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nói với chương trình thảo luậncủa BBC Tiếng Việt chiều 11/10/2017.
Tham gia thảo luận trên Kênh YouTube của BBC Tiếng Việt, ông Phạm Chí Dũng bình luận về sự so sánh hai ông Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, giống như cặp bài trùng Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn tại Trung Quốc, dùng chiến dịch chống tham nhũng để giải quyết các vấn đề nhân sự.
Tuy thế, ông Phạm Chí Dũng nói so sánh riêng ông Trọng với ông Tập là không chính xác, vì ông Tập từ 2012 đã xử lý 1 triệu quan chức tham nhũng.
Còn ở Việt Nam, công cuộc chống tham nhũng chỉ có '5 quan chức kê khai tài sản sai' trên cả triệu người phải khai, theo ông Phạm Chí Dũng.
Nhất thể hóa thế nào?
Hai khách mời cũng nói về ý tưởng 'nhất thể hóa' vị trí Đảng và chính quyền ở cấp huyện và xã mà TBT Trọng nêu ra trong diễn văn bế mạc Hội nghị TW6.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 ngày 11/10, TBT Trọng nói sẽ "cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân", ở cấp xã và huyện.
Đây là một phần trong kế hoạch sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại Việt Nam.M
Ông Nguyễn Phú Trọng cho biết Đảng sẽ "tập trung ưu tiên triển khai ngay những việc đã rõ, đã chín và được Trung ương nhất trí cao".
Tuy nhiên, vấn đề chưa rõ là việc nhất thể hóa sau đó có được áp dụng ở các cấp cao hơn, thậm chí cao nhất trong bộ máy hay không.
Nay ông Phạm Chí Dũng đặt câu hỏi:
"Nếu nhất thể hóa tới mà ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước thì ông Trần Đại Quang đi đâu? Hoặc nếu ông Trần Đại Quang làm Tổng Bí thư Đảng thì ông Trọng đi đâu?"
Vì thế, ông Dũng nói, "điều này chưa thể diễn ra bây giờ trong Đại hội 12 mà phải chờ Đại hội 13, nếu có Đại hội 13".
Còn blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng nói rằng có khả năng 'nhất thể hóa' sẽ diễn ra ở các cấp huyện xã, rồi đô thị lớn, sau đó mới lên trung ương.
Ông Nhất cũng nói rằng trước Hội nghị TW 6 có ý kiến mong đợi bầu thêm vào Bộ Chính trị nhưng hóa ra tại Hội nghị này là bầu bổ sung vào Ban Bí thư.
"Đây là một điều ngạc nhiên," ông Trương Duy Nhất nói.
Các nhân vật đang lên
Hai vị khách cũng bình luận về vai trò tăng lên của ông Trần Quốc Vượng, và ông Phạm Minh Chính.
Trong tuần này, có ý kiến trên báo chí chính thống ở Việt Nam nói trích lời một thành viên Hội đồng lý luận Trung ương tại Việt Nam cho rằng có thể sáp nhập Ủy ban Kiểm tra Trung ương với Thanh tra Chính phủ, trong nỗ lực tinh gọn bộ máy.
Ông Trần Quốc Vượng hiện đang là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
Còn Trưởng Ban Tổ chức Trưng ương Phạm Minh Chính cũng xuất hiện trong lễ trao chức Bí thư Đà Nẵng cho ông Trương Quang Nghĩa, người thay ông Nguyễn Xuân Anh.
"Nhân vật Phạm Minh Chính cũng là nhân vật nặng ký trong cuộc đua vào chức vụ cao nhất sau này," theo đánh giá của ông Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng.
Dư luận nghĩ gì?
Trên trang Facebook và YouTube của BBC Tiếng Việt đã có nhiều ý kiến về chủ đề này, cho thấy sự quan tâm của dư luận.
Van Ha viết:
"Các vị bình luận cứ bảo chống tham nhũng chỉ là chiêu bài, thực chất là các phe nhóm "đánh nhau" để tranh giành quyền lực. Vậy nếu có thể thật mà nhóm thắng thế toàn tâm toàn lực vì đất nước để đưa đất nước đi lên chẳng lẽ không tốt sao?"
Còn bạn Van Jang viết:
"Nhìn quá khứ để biết tương lai. Sợ rằng giang sơn dễ dời bản tính khó thay. Bản chất xấu đã xấu thì vào tù cải tạo thế nào cũng không thể thay đổi được. Lev Tolstoi từng nói, cái xấu không tự nó thay đổi được. Một người lười nhác ăn cắp ham rượu chè thì khó bỏ lắm..."
Còn bạn Sang Dang thì viết, "dân mất lòng tin vào chế độ, vào đảng lâu, lâu lắm rồi".
Cũng trên Facebook, Thương Vũ đặt câu hỏi, "Nói thật giờ ông có nói hay cỡ nào cũng chẳng mấy ai quan tâm, nếu ông không muốn đa Đảng, sợ mất quyền mà làm tin được ông thử cơ cấu chính quyền 5-5 xem sao, nghĩa là 5 người do Đảng cử, là đảng viên, còn 5 người do dân cử (không phải là đảng viên), Chủ tịch là người của đảng thì phó Chủ tịch là người không Đảng?
Tóm lại phải có đối trọng để giám sát lẫn nhau, nâng cao dân chủ một bước để chống tham nhũng bè phái... còn không thì vẫn cứ là bình cũ rượu mới..." - BBC
***
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng loan báo Đảng Cộng sản sẽ cho phép thực hiện bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ở "những nơi có đủ điều kiện".
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 ngày 11/10, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam nói thêm "cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân".
Đây được xem là một phần trong kế hoạch sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Phú Trọng cho biết Đảng sẽ "tập trung ưu tiên triển khai ngay những việc đã rõ, đã chín và được Trung ương nhất trí cao".
"Còn đối với những việc chưa đủ rõ, quá phức tạp, ý kiến còn khác nhau nhiều thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, quyết định sau, làm từng bước, chắc chắn."
Cụ thể về mặt tổ chức, ông cho biết:
Kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao.
Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đổi mới hoạt động của các ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ.
Đẩy mạnh xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước.
Cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân; thực hiện bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã những nơi có đủ điều kiện.
Rà soát, sắp xếp giảm các ban chỉ đạo, ban quản lý dự án và các cơ quan phối hợp liên ngành.
Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, chuyển giao một số nhiệm vụ và dịch vụ công cho doanh nghiệp, người dân đảm nhiệm.
Tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ chuyên trách của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp.
Ông Trọng hứa hẹn: "Xây dựng cơ chế cạnh tranh, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị."
Ông cũng không quên nhấn mạnh: "Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị."
'Tăng cường kỷ cương'
Phát biểu bế mạc hội nghị quan trọng của đảng, ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi:
Tập trung ưu tiên xây dựng, hoàn thiện thể chế, tăng cường kỷ cương, kỷ luật để cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường đầu tư kinh doanh.
Khắc phục tình trạng chậm phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, chậm cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.
Tiếp tục cơ cấu lại thu - chi ngân sách nhà nước, kiểm soát bội chi và bảo đảm nợ công trong ngưỡng an toàn.
Xử lý căn bản và triệt để hơn các công trình, dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, các ngân hàng thương mại yếu kém, nợ xấu ngân hàng và nợ đọng xây dựng cơ bản.
Đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Theo vị Tổng Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương "nhất trí" cho rằng, trong 9 tháng đầu năm 2017, kinh tế - xã hội "tiếp tục chuyển biến tích cực, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực".
'Bài học đau xót'
Ông Nguyễn Phú Trọng dành một phần diễn văn để nhắc lại quyết định cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.
"Đây là bài học đau xót cần nghiêm túc rút kinh nghiệm không chỉ đối với đồng chí Nguyễn Xuân Anh mà là bài học chung đối với tất cả chúng ta."
Ông Trọng nhắc nhở đảng viên "tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm (và nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa)".
Ông lại cam kết: "Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân."
Bài diễn văn có đoạn: "Cần khẳng định, ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả." - BBC
|
|
21.
VN đề nghị ExxonMobil đẩy mạnh dự án mỏ khí Cá Voi Xanh
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng của Việt Nam có buổi gặp gỡ và làm việc với Phó Chủ tịch Tập đoàn Exon Mobil, ông Paul Greenwood vào chiều ngày 10 tháng 10, tại trụ sở Chính phủ.
Tại buổi gặp gỡ vừa nêu, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị ExxonMobil cùng với Bộ Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đẩy nhanh tiến độ đàm phán về khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh trên tinh thần cùng có lợi.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh dự án này được triển khai sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đồng Thời, ông Trịnh Đình Dũng còn nhắc lại Chính phủ Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi với kế hoạch dự kiến mỏ Cá Voi Xanh sẽ cho dòng khí đầu tiên vào năm 2023.
Đại diện cho ExxonMobil, ông Paul Greenwood kiến nghị với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng của Việt Nam hai bên cần tháo gỡ một số nội dung bất đồng để nhanh chóng đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Xin được nhắc lại, mỏ khí Cá Voi Xanh cách bờ biển miền Trung khoảng 100 km về hướng Đông. Việt Nam có kế hoạch khai thác mỏ khí này để cung cấp cho 4 nhà máy nhiệt điện khí, với tổng công suất 3.000 MW và còn dùng cho phát triển công nghiệp hóa dầu. - RFA
|
|
22.
Dư luận Việt Nam ‘bàn tán’ về tân bộ trưởng Giao Thông
Cộng đồng mạng bàn tán về Bí Thư Tỉnh Ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể, người được cho là có nhiều khả năng nhất về làm bộ trưởng Giao Thông Vận Tải thay cho ông Trương Quang Nghĩa đi làm bí thư Thành Ủy Đà Nẵng.
Theo báo điện tử VNExpress, tân bộ trưởng Giao Thông sẽ được phê chuẩn trong kỳ họp Quốc Hội thứ tư khai mạc ngày 23 Tháng Mười.
Theo báo Tài Nguyên Môi Trường, hồi Tháng Mười năm 2015, ông Nguyễn Văn Thể, khi đó là ủy viên dự khuyết Trung Ương Đảng, thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải được điều động về làm bí thư Tỉnh Ủy Sóc Trăng nhiệm kỳ 2015-2020.
Hôm 11 Tháng Mười, blogger Lê Nguyễn Hương Trà ở Sài Gòn bình luận: “…Giao thông vận tải là ngành đóng vai trò mũi nhọn để phát triển kinh tế xã hội, việc ngồi ghế nóng e cũng không dễ chịu! Một loạt BOT có trạm thu phí đặt lộn tiệm đang gây bức xúc, hàng không thì quá tải, dự án sân bay Long Thành hiện vẫn còn chưa đủ tiền cho công tác giải phóng mặt bằng. Còn ngành đường sắt thì đối diện với nhiều khủng hoảng, ế khách, nhân viên bỏ việc, tàu đường lạc hậu cũ kỹ, muốn cải tổ mà không có tiền. Rồi hai tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) và Bến Thành-Suối Tiên (Sài Gòn) đang đội vốn… Sau khi Pháp xây dựng xong tuyến đường sắt Bắc-Nam, tàu chạy hơi nước kéo ba toa đi chừng 36 giờ. Nhờ ơn đảng và nhà nước hiện SE3 là tàu xuyên Việt nhanh nhất, mất 31 giờ 20 phút; vận tốc trung bình 60-70km/h.”
Nhà báo Đào Tuấn của báo Lao Động bình luận trên mạng xã hội: “Vậy là chúng ta sẽ lại có một tân bộ trưởng [Giao Thông Vận Tải] mới, ở một cái ghế luôn nóng bỏng mông. Nhưng anh ấy là hotboy hay lờ nhờ xác chết thì rất khó biết được. Trong nhiệm kỳ ngắn ngủi của mình, cựu bộ trưởng [Trương Quang Nghĩa] không những không kiếm được tiền mà anh ấy còn quá tệ trong việc tiêu tiền cơ. Những con số không nói dối. Chín tháng của năm 2017, anh ấy mới tiêu được có 36,000 tỷ đồng [$1.58 triệu], chỉ được 57% kế hoạch. Cho nên, cái ghế ấy nên để một người làm việc. Làm thì có đúng có sai, nhưng hơn rất nhiều những ngu sĩ hưởng thái bình.”
Nhà Hoạt Động Hoàng Dũng viết: “Bộ Giao Thông Vận Tải đang không có trưởng. Anh Thể [Nguyễn Văn Thể] đang tính về. Anh này là người liên quan trực tiếp và có tính quyết định đến BOT Cai Lậy khi còn là người của Bộ Giao Thông. Nay bộ này đang ráo hoảnh đòi sớm thu lại phí trong Tháng Mười. Nhưng tin mới nhất cho biết Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương sẽ làm việc với Bộ Giao Thông Vận Tải nhằm làm rõ các thông tin mờ về dự án.”
Trước đó, Luật Sư Trần Vũ Hải đưa giả định rằng nếu làm bộ trưởng Giao Thông Vận Tải, ông “sẽ thực hiện 5 việc và cam kết chắc chắn hoàn thành vào cuối nhiệm kỳ (từ 2017-2021).”
Trong những việc ông Hải kể có: Tập trung cải tạo, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và cải tạo, mở rộng sân bay Biên Hòa thành cặp đôi sân bay có công suất 100 triệu khách/năm với vốn đầu tư khoảng $2 tỷ USD; Tập trung giải quyết các dự án BOT đường bộ và các quốc lộ, thương thảo lại các hợp đồng BOT đường bộ để có giá hợp lý và tháo dỡ mọi trạm thu phí trên quốc lộ; Đề xuất Quốc Hội ban hành luật về giải quyết ùn tắc giao thông và vận tải công cộng tại Hà Nội và Sài Gòn; Chọn một trong những thứ trưởng hiện nay làm thứ trưởng duy nhất của Bộ Giao Thông Vận Tải; Đề xuất chính phủ và Quốc Hội sáp nhập Bộ Giao Thông Vận Tải và Bộ Xây Dựng thành Bộ Giao Thông, Hạ Tầng và Đô Thị cho nhiệm kỳ sau.”
Luật Sư Hải viết: “Tất cả những vấn đề trên tôi đã nghiên cứu, thậm chí từng tham gia giải quyết. Ví dụ, cách đây 20 năm, tôi đã tham gia xây dựng kế hoạch trang bị xe buýt toàn bộ Hà Nội của một đại gia mạnh nhất miền Bắc tại thời điểm đó (dù không thành công). Hoặc tư vấn cho một hiệp hội vận tải chống việc thu phí BOT tùy tiện từ 10 năm trước (có một số kết quả, nhưng chưa triệt để)… Tôi tin có đủ hiểu biết và khả năng để giải quyết 5 việc trên ngay trong nhiệm kỳ từ nay đến hết 2021. Liệu ứng cử viên bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải nào dám cam kết như tôi, hay ít ra cũng đưa ra kế hoạch hành động khi làm bộ trưởng?” - nguoiviet
Link:
http://bit.ly/2kWPNo9
No comments:
Post a Comment