Thursday, July 20, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Năm 20/7

Tin Thế Giới

1.
Ngoại trưởng Ấn: Ấn, Trung nên cùng rút quân khỏi vùng tranh chấp

Ấn Độ nói cả New Delhi lẫn Bắc Kinh đều cần phải rút lực lượng để khôi phục nguyên trạng trên một cao nguyên hẻo lánh thuộc dãy Himalaya. Ở đó, đối đầu căng thẳng giữa hai đối thủ châu Á giờ đây đã bước sang tháng thứ hai.

Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj đưa ra phát biểu vừa rồi trước quốc hội hôm 20/7.

Đây là lần đầu tiên Ngoại trưởng Ấn Độ nói về vụ đối đầu nổ ra vào giữa tháng 6 khi các binh sĩ Ấn Độ ngăn cản, không cho Trung Quốc làm đường trên một dải lãnh thổ nằm trên núi cao giao cắt giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan.

Trong khi Trung Quốc cáo buộc quân đội Ấn Độ xâm nhập vào lãnh thổ của họ, Ấn Độ phản bác rằng Bắc Kinh đã đi vào một khu vực biên giới đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan, một địa điểm có tầm quan trọng chiến lược đối với New Delhi.

Trung Quốc đã đạt điều kiện tiên quyết để thương lượng, là Ấn Độ phải rút quân, nhưng bà Swaraj nói muốn thương lượng, cả hai bên đều phải rút quân.

Bà nói với quốc hội rằng an ninh của Ấn Độ sẽ bị tổn hại bởi các hành động của Trung Quốc.

New Delhi lo lắng vì nếu Trung Quốc kiểm soát cao nguyên Doklam, quân Trung Quốc dễ dàng tiếp cận một dải đất hẹp nối Ấn Độ với miền đông bắc nước này. - VOA
|
|

2.
Trung Quốc: Tập Cận Bình củng cố quyền lực trước Đại Hội Đảng

Lãnh đạo đảng thành phố Trùng Khánh, một thành phố lớn tây nam Trung Quốc bất ngờ bị thay đổi, trong lúc chỉ còn vài tháng nữa đảng Cộng Sản Trung Quốc tổ chức Đại Hội lần thứ 19.

Theo nhận định của giới chuyên gia, đây là một trong những động thái cho thấy rõ tham vọng củng cố quyền lực chủ tịch Tập Cận Bình.

Nếu như việc ông Tập Cận Bình tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc nhiệm kỳ hai là điều hầu như chắc chắn, thì vấn đề chính hiện nay là : « Ai ở lại, ai ra đi ? » trong các cơ cấu lãnh đạo tối cao, như Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, gồm 7 ủy viên. Các phe phái khác nhau trong đảng Cộng sản Trung Quốc đang ngấm ngầm đối đầu nhau hòng áp đặt các ứng viên của mình.

Trong bối cảnh đó, một trong những sự việc đáng thu hút quan tâm của giới chuyên gia hiện nay là việc bí thư thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), 53 tuổi, từng được xem là một trong những ứng viên sáng giá cho vị trí ủy viên Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, đã bị cách chức và bị điều tra về tội tham nhũng. Ông Trần Mẫn Nhi (Chen Miner), một người thân tín của chủ tịch Tập Cận Bình, lên thay.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia chính trị Trung Quốc, được AFP trích dẫn, Tôn Chính Tài thất sủng vì đã thất bại trong việc bài trừ tận gốc « tàn dư độc hại » của Bạc Hy Lai, đối thủ tiềm tàng của ông Tập Cận Bình trước đây. Còn theo trích dẫn của tờ South China Morning Post, dường như ông Tôn đã « gián tiếp hay trực tiếp » cản trở đến kế hoạch nhân sự của ông Tập Cận Bình.

Ngoài ra, việc bổ nhiệm ông Trần Mẫn Nhi giữ chức bí thư thành ủy Trùng Khánh, một đô thị lớn, còn nhằm triệt phá các vây cánh của những người tiền nhiệm. Hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, tuy đã về hưu, vẫn còn ảnh hưởng rất lớn.

Đây cũng là một đòn cảnh cáo mà ông Tập Cận Bình nhắm vào các đối thủ chính trị, trước cuộc họp của giới lãnh đạo các thành phố vào tháng 08/2017 bên bờ biển Bắc Đới Hà, để bàn về vấn đề nhân sự cho đại hội Đảng, dự kiến diễn ra vào mùa thu năm nay.

Quyết định cách chức Tôn Chính Tài và bổ nhiệm Trần Mẫn Nhi cho thấy Tập Cận Bình « có một tiếng nói quan trọng trong nội bộ Đảng, và chủ tịch Trung Quốc có thể thực hiện theo ý riêng trong việc quy hoạch cán bộ », như nhận định của một chuyên gia, giáo sư thỉnh giảng trường đại học Luật và Khoa Học Chính Trị Thượng Hải với AFP.

Cuối cùng giới chuyên gia cho rằng, về dài hạn, quyết định bổ nhiệm Trần Mẫn Nhi cho thấy quyết tâm củng cố quyền lực của Tập Cận Bình trong đảng Cộng Sản trong nhiều thập niên tới. Vì chủ tịch Trung Quốc chỉ được quyền làm hai nhiệm kỳ, do đó, ông Tập muốn bảo đảm vẫn duy trì kiểm soát được Đảng một khi không còn tại vị. - RFI
|
|

3.
Đối thoại thương mại Mỹ-Trung đầu tiên thời Trump không đạt kết quả

Hoa Kỳ và Trung Quốc hôm qua, 19/07/2017 đã kết thúc cuộc đối thoại kinh tế thương mại đầu tiên thời tổng thống Donald Trump mà không loan báo được một kết quả nào. Thậm chí các cuộc họp báo được dự trù sau cuộc họp đã bị hủy bỏ vào giờ chót, một dấu hiệu phản ánh bế tắc trong đàm phán.

Cuộc họp mở ra tại Washington là sự tiếp tục của một cơ chế đã vận hành dưới hai chính quyền Mỹ tiền nhiệm, nhưng đã được chính quyền Donald Trump đổi tên thành « Đối Thoại Kinh Tế Toàn Diện Mỹ-Trung – US-China Comprehensive Economic Dialogue ». Phái đoàn Mỹ do hai bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin và Thương Mại Wilbur Ross dẫn đầu, còn trưởng đoàn phía Trung Quốc là Phó Thủ tướng Uông Dương.

Về mặt chính thức, Hoa Kỳ tuyên bố rằng cuộc họp đã có kết quả. Trong một thông cáo công bố sau cuộc họp, phía Mỹ khẳng định rằng « Trung Quốc công nhận mục tiêu chung là giảm thâm thủng mậu dịch » và hai bên « sẽ cùng hợp tác để đạt được mục tiêu ». Mỹ tiếp tục yêu cầu một quan hệ thương mại Mỹ-Trung « bình đẳng và có lợi cho cả hai bên ».

Tuyên bố này tuy nhiên đã không nói gì về thực tế được hãng tin Pháp AFP ghi nhận là hai bên đã có những trao đổi « thẳng thừng » khác thường, trong khi tất cả các cuộc họp báo được dự kiến đều bị hủy bỏ.

Theo hãng tin Anh Reuters, sau cuộc họp, trưởng đoàn Trung Quốc là phó thủ tướng Uông Dương đã bỏ về ngay mà không có bất cứ phát biểu nào với nhà báo. Trước đó, ông Uông Dương từng cảnh báo về hậu quả tai hại từ một cuộc đối đầu thương mại giữa hai nước.

Một quan chức Mỹ cao cấp đã thừa nhận rằng hai bên đã không đạt được bước tiến nào về hầu hết những vấn đề kinh tế và thương mại quan trọng đối với Washington, chẳng hạn như yêu cầu của Mỹ được dễ dàng tiếp cận thị trường dịch vụ tài chính Trung Quốc, giảm thuế xe hơi, cắt trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước…

Đối thoại thương mại Mỹ-Trung đầu tiên thời Trump như vậy đã không đạt kết quả và không khí này khác hẳn với cuộc gặp Donald Trump - Tập Cận Bình ở Florida hồi tháng 4, khi ông Trump khen ngợi vị khách Trung Quốc là đã có nỗ lực tác động lên Bắc Triều Tiên và điều đó có thể góp phần cải thiện quan hệ thương mại với Mỹ.

Sau cuộc gặp thượng đỉnh đó, hai lãnh đạo còn nhất trí với kế hoạch 100 ngày nhằm cải thiện quan hệ thương mại, thế nhưng đến nay chưa có sáng kiến mới nào được đưa ra và ông Trump ngày càng bất mãn với tình trạng Bắc Kinh không chịu gây thêm sức ép trên Bình Nhưỡng. - RFI
|
|

4.
Liên Hiệp Quốc: Trung Quốc cản đường Mỹ trừng phạt Bắc Triều Tiên

Để trừng phạt Bắc Triều Tiên về vụ thử tên lửa liên lục địa (ICBM) đầu tiên vào ngày 04/07/2017, Liên Hiệp Quốc muốn nhanh chóng đưa ra những biện pháp mới. Tuy nhiên, ngày 19/07/2017, nhiều lãnh đạo ngoại giao cho biết Hoa Kỳ vẫn đang sa lầy trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley từng tuyên bố sẽ nhanh chóng trình dự thảo nghị quyết mới nhằm trừng phạt hành vi « ngày càng leo thang quân sự rõ rệt » của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, theo một số nhà ngoại giao tại Hội Đồng Bảo An, các cuộc đàm phán diễn ra « khá chậm chạp » và « không có sự đột phá nào, bất chấp sức ép từ phía Hoa Kỳ để tiến hành nhanh hơn thường lệ ».

Phát biểu với AFP, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi) nhận định « chưa có tiến triển »trong các cuộc đàm phán và ông « không nghĩ là sẽ nhanh chóng đạt được thỏa thuận về dự thảo nghị quyết » vì « đây là một vấn đề phức tạp ».

Những biện pháp trừng phạt mới được nêu trong bản dự thảo do phía Mỹ đệ trình gồm : cấm vận xăng dầu, cấm sử dụng lao động Bắc Triều Tiên được đưa ra nước ngoài, áp dụng những biện pháp hạn chế về hàng không và hàng hải.

Các cuộc đàm phán trở nên khó khăn, vì phía Nga khẳng định loại tên lửa được Bình Nhưỡng bắn thử hôm 04/07 là loại tên lửa tầm trung, chứ không phải là tên lửa liên lục địa.

Trong khi đó, ngày 20/07, đài truyền hình CNN của Mỹ đưa tin dường như Bắc Triều Tiên lại đang chuẩn bị bắn thử tên lửa mới, có thể diễn ra trong hai tuần nữa. Theo hai nguồn tin ẩn danh của CNN, các vệ tinh của Mỹ đã phát hiện ra những hình ảnh mới và sóng rada cho thấy Bắc Triều Tiên có thể sẽ thử thành phần và cơ sở kiểm soát tên lửa cho một vụ thử tên lửa liên lục địa hoặc tên lửa tầm trung.

Ngày 20/07, Bình Nhưỡng vẫn chưa trả lời đề xuất của tổng thống Hàn Quốc đàm phán quân sự và nhân đạo tại ngôi làng biên giới Bàn Môn Điếm, dự kiến diễn ra ngày 21/07. - RFI
|
|

5.
Washington trách Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ vị trí đặc nhiệm Mỹ, Pháp tại Syria --- Berlin phản đối Ankara bắt giữ một công dân Đức tại Istanbul

Hôm qua, 19/07/2017, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã trách cứ truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ về việc đăng tải các thông tin nói rõ vị trí của lực lượng đặc nhiệm Mỹ và Pháp tại Syria, gây nguy hiểm cho các đơn vị này.

Do Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Pháp đều là thành viên Liên Minh Bắc Đại Dương NATO, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ bày tỏ lo ngại nếu như việc rò rỉ thông tin này xuất phát từ một thành viên của NATO.

Từ Istanbul, thông tín viên Alexandre Billette tường trình :

« Chính hãng thông tấn chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu đã đăng tải các thông tin trích dẫn nguồn tin từ các nhà báo có mặt tại Syria. Đó là những thông tin rất chính xác và cụ thể : dường như quân đội Mỹ đã gia tăng số lượng các cơ sở quân sự tại những vùng do lực lượng Kurdistan kiểm soát.

Mười địa danh được nêu ra trong đó có hai sân bay. Một trong hai sân bay có phi đạo khá dài cho phép các máy bay vận tải có thể hạ cánh. Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng quân đội Mỹ đang xây dựng các căn cứ quân sự khác trong những vùng vốn đã được coi là cấm tiếp cận trong những tuần gần đây.

Thậm chí hãng thông tấn Anadolu còn cho biết số quân nhân có mặt ở những nơi này, ví dụ khoảng 100 lính Mỹ gần một ngôi làng trong khu vực biên giới chung với Thổ Nhĩ Kỳ, 200 binh sĩ khác ở một ngôi làng phía bắc Raqqa. Tại ngôi làng này, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ là có 75 lính đặc nhiệm Pháp bên cạnh các chiến binh Kurdistan mặc quân phục với biểu hiệu PKK và ảnh thủ lĩnh của đảng này đang ngồi tù là Abdullah Ocalan". - RFI

***
Bộ Ngoại Giao Đức ngày 19/07/2017 đã triệu đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Berlin lên để phản đối việc bắt giữ một công dân Đức vào ngày 05/07 cùng với năm nhà bảo vệ nhân quyền khác tại Istanbul. Trước đó, thủ tướng Angela Merkel cũng bày tỏ sự phẫn nộ về vụ này.

Vụ bắt giữ này lại « đổ thêm dầu vào lửa » trong mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Từ Berlin, thông tín viên RFI Pascal Thibaut giải thích :

« Ngoại trưởng Sigmar Gabriel đã cắt ngang kỳ nghỉ của mình và triệu tập đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Berlin vào sáng thứ Tư (19/07). Sau buổi làm việc, phát ngôn viên của ông Gabriel cho biết người đại diện của Ankara đã hiểu tầm quan trọng mà Berlin muốn nhấn mạnh đến trong vụ bắt giữ Peter Steudtner và năm nhà hoạt động nhân quyền khác ở Istanbul.

Liên quan đến công dân Đức, Berlin nhấn mạnh: « Thật vô lý khi nghi ngờ một người mà cho đến giờ có rất ít tiếp xúc cá nhân hay chuyên môn với Thổ Nhĩ Kỳ trong hoạt động khủng bố ».

Còn phát ngôn viên của thủ tướng Angela Merkel thì yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho công dân Đức và yêu cầu Ủy ban châu Âu xem xét lại các khoản tài trợ cho Ankara.

Peter Steudtner hướng dẫn một nhóm chuyên đề tại Istanbul và có nhiều nhà bảo vệ nhân quyền Thổ Nhĩ Kỳ tham dự. Đây là công dân Đức thứ 10 bị bắt từ sau cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ cách đây một năm. Chín người vẫn bị giam trong tù, trong đó có bốn người mang hai quốc tịch ».

Theo AFP, ngày 20/07, Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ mọi chỉ trích của Đức và cáo buộc Berlin can thiệp vào công việc nội bộ.

Ali Gharavi, công dân Thụy Điển, cũng nằm trong số những người bị bắt trong tổ chức Amnesty International. Chính phủ Thụy Điển bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về tình trạng tôn trọng nhân quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ. - RFI
|
|

6.
Bỏ tượng đài Xô Viết, Ba Lan bị Nga dọa trả đũa

Nga đang chuẩn bị các biện pháp trả đũa nhắm vào Ba Lan để trừng phạt nước này về điều mà Moscow nói là một kế hoạch bất hợp pháp và vô đạo đức nhằm dỡ bỏ những tượng đài Thế chiến thứ hai thời Xô Viết, một đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Tư cho Reuters biết.

Đầu tuần này, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda chấp thuận tu chính một đạo luật cấm quảng bá chủ nghĩa cộng sản và ra lệnh trong vòng một năm phải dỡ bỏ những bức tượng thời Xô Viết, bao gồm những bức tượng tưởng niệm Hồng Quân.

Valentina Matviyenko, phát ngôn viên của Thượng viện Nga và là một đồng minh của ông Putin, đả kích hành động này hôm thứ Tư và cho biết Bộ Ngoại giao Nga đang vạch ra những biện pháp "trả đũa," các hãng tin của Nga cho biết.

Cốt lõi của tranh cãi này xoay quanh cách diễn giải lịch sử giữa hai nước.

Nga nói hành động của Ba Lan nhổ toẹt vào mặt hơn 600.000 binh sĩ Xô Viết đã hy sinh tính mạng giải phóng Ba Lan khỏi Đức Quốc xã.

Nhưng nhiều người Ba Lan nói họ coi quân đội Xô Viết là những kẻ chiếm đóng chứ không phải là những người giải phóng. Ba Lan nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô suốt hơn bốn thập kỷ sau Thế chiến thứ hai và những binh lính Nga cuối cùng mới ra khỏi Ba Lan vào năm 1993.

Bộ Ngoại giao Nga nói hành động của Ba Lan sẽ mang lại ‘hậu quả.’ - VOA
|
|

7.
Hoàng tử Ả-rập Xê-út bị bắt vì đánh người

Cảnh sát Ả-rập Xê-út đã bắt giữ một hoàng tử hôm 20/7 theo lệnh Vua Salman sau khi xuất hiện video cho thấy vị hoàng tử ngược đãi nhiều người, theo tin của báo chí nhà nước Ả-rập Xê-út.

Vua Salman hôm 19/7 ra lệnh bắt giữ và thẩm vấn hoàng tử Saud bin Abdulaziz bin Musaed bin Saud bin Abdulaziz tiếp theo sau làn sóng phản đối của công chúng sau khi các đoạn video được đăng trên truyền thông xã hội.

Trong một video, có thể thấy một người đàn ông ngồi trong xe hơi, bị thương chảy máu, trong khi có thể nghe tiếng hoàng tử Abdulaziz quát tháo nạn nhân vì đã đậu xe gần nhà ông.

Một video khác cho thấy hoàng tử đánh đập một người đàn ông đang ngồi trên ghế.

Trong sắc lệnh của mình, Vua Salman kêu gọi công dân Ả Rập Xê-út hãy trình báo bất kỳ hành vi lạm quyền nào của các hoàng thân quốc thích. Nhà vua cũng ha lệnh bắt bất kỳ nhân vật tùy tùng nào của hoàng tử hiện diện trong đoạn video. - VOA
|
|

8.
CIA ngưng hỗ trợ lực lượng nổi dậy tại Syria

Theo tiết lộ của báo Washington Post, số ra ngày 19/07/2017, các quan chức Mỹ xin ẩn danh cho biết cách đây một tháng, sau khi trao đổi với giám đốc CIA Mike Pompeo và cố vấn an ninh quốc gia, tướng H.R McMaster, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra quyết định cho CIA ngừng hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy Syria.

Theo AFP, cho đến hôm nay, Nhà Trắng và CIA vẫn từ chối bình luận về thông tin này.

Các quan chức Mỹ nói với Washington Post rằng chương trình hỗ trợ của CIA đã được khởi động cách nay bốn năm, nhưng hiệu quả bị hạn chế, đặc biệt là sau khi Nga tham chiến, yểm trợ chế độ Bachar al Assad.

Theo nhận định của Washington Post, việc xóa bỏ chương trình hỗ trợ quân nổi dậy Syria cho thấy mối quan tâm của tổng thống Donald Trump là tìm kiếm các phương tiện để có thể hợp tác với Nga trong hồ sơ này. Quyết định này cũng là một sự thừa nhận các hạn chế của Mỹ trong việc gây ảnh hưởng và buộc tổng thống Syria Bachar Al Assad phải ra đi.

Quyết định ngừng hỗ trợ được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ và Nga đã đàm phán về lệnh hưu chiến tại phía tây nam Syria, bao gồm cả một phần khu vực do phe nổi dậy kiểm soát.

Năm 2013, tổng thống Mỹ Barack Obama đã chấp thuận chương trình giúp đỡ vào thời điểm các nhóm nổi dậy tại Syria tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài để chống lại chế độ Bachar al Assad.

Mỹ: Iran vẫn yểm trợ khủng bố

Về quan hệ Mỹ-Iran, trong báo cáo thường niên về tình hình khủng bố trên thế giới năm 2016, được công bố hôm qua tại Washington, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhận định, trong năm 2016, Iran vẫn là Nhà nước đứng đầu thế giới trong việc yểm trợ khủng bố và các tổ chức được Iran giúp đỡ vẫn có khả năng đe dọa các lợi ích của Mỹ và các đồng minh.

Hoa Kỳ và Iran đã cắt đứt quan hệ ngoại giao từ năm 1980. Kể từ năm 1984, Iran cùng Syria và Sudan, luôn nằm trong danh sách đen của bộ Ngoại giao Mỹ về các Nhà nước hỗ trợ khủng bố.

Báo cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ cũng cảnh báo, ngoài tổ chức khủng bố Al Qaida và lực lượng Hezbollah, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Irak và Syria vẫn là một mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc tế. - RFI
|
|

9.
Brazil: Cựu tổng thống Lula bị tịch thu tài sản

Một tuần sau khi kết án gần 10 năm tù cựu tổng thống Brazil Lula da Silva, ngày 19/07/2017, thẩm phán chống tham nhũng Sergio Moro đã ra lệnh tịch thu nhiều tài sản của nhà sáng lập đảng Lao Động.

Hãng tin AFP cho biết hơn 165.000 euro đã bị phong tỏa trong các tài khoản ngân hàng của ông Lula. Ngoài ra, hai chiếc xe hơi, ba căn hộ, một mảnh đất thuộc sở hữu của cựu tổng thống Brazil cũng bị tịch thu để « sửa chữa những thiệt hại đã gây ra ».

Một nghị sĩ thuộc đảng Lao Động đánh giá « quyết định trên hoàn toàn vô lý, đó là một hành động trả thù và khiêu khích ». Trong khi đó, thẩm phán Moro lại được đông đảo người dân Brazil nâng lên hàng anh hùng dân tộc.

Quyết định tịch thu tài sản của thẩm phán Moro được đưa ra chỉ một ngày trước cuộc tuần hành ủng hộ ông Lula trên khắp lãnh thổ Brazil do đảng Lao Động kêu gọi. Quyết định trên cũng cho thấy ông Moro không có ý định nương tay với biểu tượng của cánh tả, luôn khẳng định là nạn nhân của một phiên tòa mang tính chính trị nhằm cản đường ông ra tranh cử tổng thống năm 2018.

Dù bị kết án, ông Lula đang được tại ngoại trong khi chờ đợi xét đơn kháng án về bản án tù 9 năm rưỡi. Tương lai không chắc chắn của ông Lula đè nặng lên bối cảnh chính trị hiện rất lộn xộn tại Brazil vì chính tổng thống đương nhiệm Michel Temer cũng phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng, có nguy cơ khiến ông mất chức. - RFI
|
|

10.
Mỹ và Cuba "can thiệp" vào Venezuela?

Một chục ngày trước bầu cử Quốc Hội Lập Hiến Venezuela (30/07/2017) , tổng thống Colombia công du Cuba với mục đích vận động La Habana thuyết phục tổng thống Maduro "gài số de" để nhanh chóng tái lập ổn định cho Venezuela cả về mặt chính trị lẫn xã hội.

Trong nhãn quan của Anne Sophie Thill, thông tín viên báo La Croix, Cuba sẽ khó thỏa mãn yên cầu của tổng thống Colombia, Juan Manuel Santos. Đơn giản là vì đối lập Venezuela luôn chống đối chính sách hỗ trợ Cuba của Caracas. Tuy nhiên khủng hoảng Venezuela kéo dài bất lợi cho Cuba khi mà La Habana cần dầu hỏa của Venezuela. Dầu hỏa nhập từ Venezuela vào Cuba giảm 13 % trong sáu tháng đầu năm nay. Theo lời một chuyên gia được tờ báo trích dẫn kể từ khi dầu thô trên thế giới mất giá, năm 2014, thu nhập của Venezuela giảm sụt, nhiều nước đồng minh của Caracas đã ít nhiều bị vạ lây.

La Croix nhắc lại, năm 2004 Hugo Chavez và Fidel Castro đã thành lập Liên Minh Boliva Châu Mỹ với trục chính là Caracas-La Habana. Một vài quốc gia khác trong khu vực như Bolivia hay Ecuador sau đó đã gia nhập khối này.

Mỹ không có lợi để Venezuela lâm vào nội chiến

Trái ngược hẳn với La Havana, Washington ủng hộ phe đối lập Venezuela. Tổng thống Mỹ Donald Trump cách nay vài hôm dọa trừng phạt Caracas nếu tổng thống Nicolas Maduro duy trì dự án thành lập Quốc Hội Lập Hiến.

Như ghi nhận của tác giả bài viết, Mỹ có khả năng trừng phạt Venezuela, khi biết rằng Venezuela là nguồn cung cấp dầu hỏa thứ ba của Hoa Kỳ. Nhà Trắng dưới thời tổng thống Obama cũng như hiện tại muốn bảo đảm là nguồn cung cấp dầu từ Venezuela vào Mỹ phải được ổn định và Hoa Kỳ không có lợi ích gì khi Venezuela lâm vào nội chiến.

Do vậy theo lời một chuyên gia về Nam Mỹ được báo La Croix trích dẫn, Washington đang tìm cách đem lại ổn định cho Venezuela. Một trong những giải pháp có thể là "loại Maduro ra khỏi bàn cờ chính trị" nước này. Tác giả bài báo kết luận, nắm bắt được điều đó, đối lập Venezuela đang vận động các đối tác khu vực để gây sức ép với chính quyền Caracas.

Hàng chục ngàn người bỏ xứ ra đi

Đặc phái viên báo Le Monde từ Venezuela gửi về phóng sự liên quan đến trường hợp của hàng chục ngàn người "bỏ xứ ra đi", để lại sau lưng cảnh đói, nghèo. Người thì tìm đường sang Tây Ban Nha, kẻ thì hướng tới Chilê hay Ecuador. "Đi đâu cũng được, miễn là có hy vọng tìm được miếng ăn".

Thống kê của Bogota cho biết, trong sáu tháng đầu năm đã có 221.000 người Venezuela sang Colombia kiếm sống. Con số này cao gần sso với cả năm 2012.

Một người Venezuela nói với nhà báo Pháp : mức lương tối thiểu vừa được tăng thêm 60 % hôm 01/05/2017, nhưng bên cạnh đó là tỷ lệ lạm phát 960 %. "Trong điều kiện như vậy làm sao sống nổi" ? Chưa kể là Venezuela phải nhập khẩu đến 80 % nhu yếu phẩm. Giá một lít dầu hiện tại 11 ngàn boliva, lương tháng trung bình là từ 75.000 đến 78.000. - RFI
|
|

11.
Trái Đất tràn ngập rác thải nhựa

Hành tinh của chúng ta đang bị tràn ngập hàng tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ từ năm 1950 và tình hình này sẽ ngày càng tồi tệ hơn nếu thế giới không có một kế hoạch tái xử lý hiệu quả. Đó là báo động của một công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Mỹ Science Advances ngày 19/07/2017. Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu về việc sản xuất, sử dụng các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa trên toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu của hai đại học Georgia và California đã tính toán rằng trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến năm 2015, nhân loại đã sản xuất ra 8,3 tỷ tấn nhựa, mà trong đó có đến 6,3 tỷ tấn đã trở thành rác thải với mức độ tự phân hủy rất thấp.

Trên 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa đó, chỉ có 9% là đã được tái xử lý, 12% được đốt hủy và có đến 79% tích tụ trong các bãi rác hoặc vẫn nằm trong môi trường thiên nhiên, đặc biệt là trong các đại dương, nơi mà mỗi năm vẫn « tiếp nhận » đến gần tám triệu tấn rác thải nhựa.

Công trình nghiên cứu nói trên cho thấy là sản xuất nhựa trên thế giới từ 2 triệu tấn năm 1950 đã tăng vọt lên thành 400 triệu tấn vào năm 2015, nhiều hơn phần lớn các vật liệu khác do con người tạo ra.

Các nhà nghiên cứu Mỹ báo động rằng nếu nhịp độ sản xuất và sử dụng sản phẩm nhựa cứ tiếp tục như hiện nay, từ đây cho đến năm 2050 sẽ có đến khoảng 12 tỷ tấn rác thải nhựa trong các bãi rác và trong thiên nhiên, tức là tương đương gấp 35.000 lần tòa nhà Empire State Building của New York.

Một trong hai tác giả của công trình nghiên cứu, giáo sư Jenna Jambeck, Đại học Georgia, lưu ý rằng phần lớn các chất nhựa không thật sự tự phân hủy được, như vậy là chúng sẽ tiếp tục tồn tại trong thiên nhiên hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm nữa. Còn tác giả chính của công trình nghiên cứu, giáo sư Roland Geyer, Đại học California, Santa Barbara, cho biết là khoảng phân nửa các hàng nhựa trở thành rác thải chỉ sau bốn năm sử dụng hoặc ít hơn. Hầu như không có hàng nhựa phổ biến nào là thật sự tự phân hủy. Chính vì vậy mà rác thải nhựa cứ tích tụ thêm, chứ không bao giờ giảm đi.

Khi công bố công trình nói trên, các nhà nghiên cứu Mỹ nhấn mạnh rằng họ không chủ trương loại bỏ hoàn toàn chất nhựa trong nền kinh tế, mà chỉ tìm cách thúc đẩy mọi người suy nghĩ về cách thức sử dụng vật liệu này và cách thức tái xử lý chúng.

Về điểm này, nhà nghiên cứu Kara Lavendar Law, thuộc Sea Education Association (Hiệp hội Giáo dục Biển), một cơ quan nghiên cứu về đại dương, cho rằng chất nhựa vẫn cần thiết cho việc chế tạo những sản phẩm được thiết kế để sử dụng lâu dài. Nhưng theo bà, thế giới cần phải suy xét kỹ lưỡng về việc sử dụng tràn lan chất nhựa và phải thường xuyên tự hỏi là khi nào thì thật sự cần sử dụng vật liệu đó.

Các tác giả công trình nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng việc tái xử lý chỉ thật sự hữu ích nếu nó có tác dụng làm giảm việc sản xuất các sản phẩm nhựa mới. Họ đặc biệt cảnh báo là không nên đốt các rác thải nhựa, vì làm như thế sẽ gây tác hại cho môi trường và sức khỏe công cộng.

Rác thải nhựa trôi đến tận biển Bắc cực

Từ nhiều năm qua, giới khoa học vẫn liên tục báo động về tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trong các đại dương. Nhưng có lẽ không ai ngờ rằng các bờ biển xa xôi hẻo lánh ở Bắc cực bị ô nhiễm rác thải nhựa trầm trọng hơn cả các bờ biển châu Âu. Đó là báo động của các nhà khoa học Hà Lan sau chuyến đi của họ vào tháng năm vừa đến hai đảo nằm ở khu vực giáp ranh Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Khi đến đây, các nhà khoa học Hà Lan mới thấy rằng khu vực này đã trở thành những bãi khác do dòng nước biển Gulf Stream làm rác trôi dạc từ nơi khác đến đây. Dòng nước biển này xuất phát từ khu vực giữa bang Florida của Mỹ và quần đảo Bahamas, chảy ngang qua Đại Tây Dương đến tận Groenland. Hậu quả là các bờ biển quần đảo Svalbard và Jan Mayen, tuy dân số rất là ít, nhưng bị ô nhiểm rác thải nhựa nặng nề hơn cả các bờ biển châu Âu.

Tờ nhật báo The Guardian của Anh đã từng công bố một nghiên cứu trước đó cho thấy là rác nhựa thải ra biển gần các bờ biển nước Anh mất đến hai năm mới trôi dạt đến Bắc Băng Dương. Tờ báo này nhắc lại rằng, trong những thập niên qua, ít nhất một ngàn tỷ mảnh nhựa đã tích tụ dưới lớp băng của vùng Bắc Băng Dương. Như vậy vùng biển này đã trở thành bãi rác thải nhựa dày đặt còn hơn cả khối rác thải nhựa khổng lồ, được mệnh danh là lục địa thứ bảy, đang trôi dạt ngoài khơi Thái Bình Dương.

Nhưng ngay cả một đảo hoàn toàn không có người ở như đảo Henderson của Anh Quốc nằm giữa Thái Bình Dương cũng đã trở thành bãi rác thải nhựa lớn nhất thế giới, do những rác thải đó trôi dạt theo các dòng nước nước đến đây.

Rác thải nhựa đặc biệt nguy hiểm cho các loài sống dưới biển, vì chúng tưởng đó là thức ăn, nuốt vào và chết do bị ngạt hoặc bị nhiễm độc.

Nhựa tái chế : Pháp cố trở thành trò giỏi của châu Âu

Khi trình bày kế hoạch hành động của chính phủ trước Quốc Hội Pháp ngày 04/07 vừa qua, thủ tướng Edouard Philippe đã thông báo một mục tiêu đầy tham vọng : Từ đây đến 2025 sẽ tái xử lý toàn bộ các hàng nhựa trên toàn lãnh thổ Pháp.

Hiện giờ Pháp vẫn bị xếp hạng rất thấp trong các nước châu Âu về lĩnh vực này. Theo nghiên cứu của PlasticsEurope, hiệp hội các nhà sản xuất hàng nhựa, trong năm 2014, nước Pháp đã thải ra 3,3 triệu tấn rác nhựa và chỉ tái xử lý có một phần tư khối lượng đó. Một phần các rác thải nhựa này được chuyển thành nhiên liệu cho các nhà máy, như nhà máy xi măng, nhưng vẫn có hơn một phần ba khối lượng đó nằm ở các bãi rác.

Như vậy là Pháp vẫn còn thua xa những nước châu Âu khác như Đức, Na Uy, Thụy Sĩ, những nước đã đạt được mục tiêu tái sử dụng hơn 90% hàng nhựa, nhờ phối hợp việc tái xử lý với việc chuyển đổi thành nhiên liệu.

Đối với giám đốc đặc trách khu vực Tây Âu của hiệp hội PlasticsEurope, nước Pháp khó mà đạt được mục tiêu tái xử lý 100% hàng nhựa, nhưng hoàn toàn có thể đạt đến việc sử dụng lại toàn bộ, để không còn rác thải nhựa nào ở các bãi rác.

Hiện giờ các nhà sản xuất vật liệu nhựa của Pháp sử dụng ngày càng nhiều nhựa tái chế làm nguyên liệu, nhưng đa số vẫn chưa dùng nhựa tái chế làm nguồn nguyên liệu chính yếu, vì không có nguồn cung cấp ổn định. Hơn nữa, nhựa tái chế đắt hơn là nhựa mới, sản xuất từ dầu hỏa.

Nói chung, nguồn nguyên liệu nhựa tái chế vẫn còn quá ít so với nhu cầu về hàng nhựa ngày càng tăng ở Pháp, lên đến 4,9 triệu tấn vào năm ngoái, trong đó phân nữa là nhựa sử dụng trong bao bì. Như vậy, con đường hãy còn rất dài trước khi Pháp đạt được mục tiêu tái xử lý toàn bộ hàng nhựa từ đây đến năm 2050. - RFI
|
|

Tin Hoa Kỳ

12.
Trump Jr., Manafort, Kushner điều trần trước Quốc hội tuần tới

Thượng viện Mỹ hôm thứ Tư 19/7 cho hay con trai cả của Tổng thống Donald Trump, cựu quản lý ban vận động tranh cử của ông là Paul Manafort và Jared Kushner, cố vấn cấp cao của Tòa Bạch Ốc và cũng là con rể của Tổng thống, sẽ điều trần trong tuần tới về cuộc gặp gỡ của họ hồi năm ngoái với một nữ luật sư Nga, người trước đó nói với họ là bà có những thông tin có thể gây tổn hại cho bà Hillary Clinton, đối thủ tranh chức tổng thống với ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2016.

Hai ủy ban của Thượng viện đặt trách các cuộc điều trần này vào tuần tới. Ủy ban Tư pháp Thượng viện sẽ chất vấn ông Trump Jr. và ông Manafort trong phiên điều trần công khai ngày thứ Tư 26/7. Ủy ban Tình báo Thượng viện sẽ chất vấn ông Kushner trong phiên điều trần kín ngày thứ Hai 24/7; phóng viên báo chí và công chúng không được dự phiên điều trần này.

Yêu cầu của Ủy ban Tư pháp phỏng vấn ông Trump Jr. và ông Manafort trong phiên điều trần công khai được xem xét và cho phép bởi công tố viên đặc biệt Robert Mueller của Bộ Tư pháp, người đang lãnh đạo cuộc điều tra mở rộng về việc Nga có thể đã can dự và khuynh đảo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm ngoái.

Luật sư Abbe Lowell của ông Kushner nói rằng ông Kushner tự nguyện ra điều trần trước Ủy ban Tình báo, và sẽ tuân thủ mọi quy định. Luật sư Lowell nói rằng ông Kushner “hân hạnh được trao cho cơ hội để giúp giải quyết chấm dứt chuyện này. “

Luật sư người Nga trong tâm điểm của cuộc họp bí ẩn ở New York hồi năm ngoái nói rằng bà sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin bà biết được với Thượng viện Hoa Kỳ. Bà Natalia Veselnitskaya mới đây đã trả lời phỏng vấn hãng truyền thông RT của nhà nước Nga ở Moscow (hãng này trước đây được gọi là Russia Today ở Mỹ).

8 nhân vật Nga và Mỹ gặp nhau vào tháng 6 năm 2016

Cuộc họp vào tháng 6 năm 2016 tại tòa tháp Trump Tower ở New York, trụ sở chính của cuộc tranh cử tổng thống của ông Trump sau đó, cho đến nay được biết có ít nhất 8 người tham dự, gồm: ông Trump Jr., ông Manafort và ông Kushner, cùng với 5 người Nga hoặc có liên hệ với Nga, trong đó có nữ luật sư Veselnitskaya; người chuyên vận động hành lang Mỹ gốc Nga Rinat Akhmetshin, một cựu điệp vụ chống khủng bố của Soviet nay mang quốc tịch Mỹ; ông Rob Goldstone người Anh chuyên tiếp thị nhạc làm đại diện cho một số khách hàng Nga đã dàn xếp cuộc gặp gỡ này; doanh nhân Nga Ike Kaveladze; và một phiên dịch tiếng Nga Anatoli Samochornov.

Ông Trump Jr. viết trong email trao đổi với ông Goldstone rằng ông sẽ “rất thích” nếu luật sư Nga Veselnitskaya có những thông tin tai hại cho bà Clinton, như hứa hẹn. Nhưng sau khi tin tức về cuộc họp tháng 6/2016 này lộ ra trong những ngày gần đây, con trai cả của ông Trump nói rằng nữ luật sư Nga đó chẳng có thông tin gì đáng giá về bà Clinton, và cuộc họp lúc đó đã nhanh chóng kết thúc.

Truyền thông báo chí đưa tin về cuộc họp này có những thông tin khác, trong đó có tin nói những người Nga trao một tài liệu có thông tin được in ấn liên quan đến chiến dịch tranh cử của bà Clinton.

Đài RT đăng tải một số trích đoạn cuộc phỏng vấn với bà Veselnitskaya lên mạng vào chiều tối thứ Tư. Qua lời người thông dịch, bà Veselnitskaya nói: “Nếu Thượng viện muốn nghe chuyện thật, tôi rất sẵn lòng nói hết sự thật mà tôi muốn nói với ông Trump.”

Bà Veselnitskaya không đề cập đến chiến dịch tranh cử của bà Clinton, nhưng nói rằng bà là một nạn nhân của chiến dịch “thông tin sai lệch” của doanh nhân Mỹ William Browder, sáng lập viên và là giám đốc điều hành của quỹ đầu tư Hermitage Capital Management, công ty từng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Nga thời hậu Soviet. - VOA
|
|

13.
ExxonMobil bị phạt vì vi phạm lệnh trừng phạt Nga

Bộ Tài chính Mỹ đã phạt Tập đoàn ExxonMobil 2 triệu đôla vì vi phạm lệnh trừng phạt Nga liên quan đến Ukraine, thời Ngoại trưởng Rex Tillerson còn là tổng giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí toàn cầu này.

Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của bộ đã áp dụng phạt dân sự sau khi kết luận rằng ExxonMobil không tự nguyện tiết lộ các vi phạm, mà cộng chung lại, "cấu thành một vụ vi phạm hết sức tồi tệ”.

Bộ Tài chính cho biết các lãnh đạo điều hành của các công ty con thuộc ExxonMobil đã ký kết nhiều văn bản pháp lý với ông Igor Sechin, Chủ tịch Rosneft, tập đoàn dầu khí khổng lồ của Nga. Ông Sechin nằm trong danh sách cấm của Bộ Tài chính Mỹ.

Bộ Tài Chính nói ExxonMobil đã thể hiện thái độ "coi thường bất chấp hậu quả” đối với với các lệnh trừng phạt khi làm ăn với ông Sechin, một nhân vật mà họ biết là nằm trong danh sách đen của Mỹ.

Bộ Tài chính cho rằng ExxonMobil đã gây "thiệt hại đáng kể" cho chương trình cấm vận đối với Nga.

Các vụ vi phạm xảy ra "trong thời gian từ ngày 14/5/2014 tới khoảng ngày 23/5/2014", khi ông Rex Tillerson còn là Tổng Giám đốc Điều hành của ExxonMobil. - VOA
|
|

14.
Ngôi sao bóng bầu dục Mỹ OJ Simpson được phóng thích

Ngôi sao bóng bầu dục và ngôi sao màn hình nổi tiếng của Mỹ O.J. Simpson vừa được quyết định thả tù sau 9 năm thọ án về tội cướp có vũ trang và bắt cóc. Ông sẽ được phóng thích khỏi nhà giam ở Nevada vào tháng 10 tới đây.

Vài giây sau khi quyết định được đưa ra, ông Simpson, nay 70 tuổi, thở phào nhẹ nhõm và thốt lên lời cảm ơn trong nụ cười còn đượm vẻ mệt mỏi. Ông vẫy tay chào và nói với một người nào đó sau ống kính camera rằng ‘Tôi sẽ gọi anh’ trong lúc bước ra khỏi phòng xử án.

Quyết định này được đưa ra khá nhanh, chưa tới 1 giờ đồng hồ sau khi kết thúc phiên xem xét về việc phóng thích Simpson.

‘Tôi xin lỗi vì mọi việc đã diễn như vậy,’ ông Simpson nói. ‘Tôi đã thọ án. Tôi đã cố gắng giúp ích tất cả mọi người. Tôi xin lỗi vì những gì đã xảy ra. Tôi xin lỗi Nevada.’

Vận động viên danh tiếng lẫy lừng từng được trắng án trong nghi án giết vợ cũ Nicole Brown Simpson và người tình Ronald Goldman của vợ hồi thập niên 90.

Án tù ông vừa cởi bỏ liên quan đến cáo trạng cướp có vũ trang khi ông cùng một số tòng phạm vào tháng 9 năm 2007 tới khách sạn Palace Station ở Las Vegas để ‘đòi lại những kỷ vật thể thao’ của ông đang nằm trong tay hai thương gia Bruce Fromong và Alfred Beardsley, những người sưu tầm kỷ vật.

Các kỷ vật mà Simpson muốn lấy gồm các bức ảnh và giải thưởng thi đấu.

Simpson được thả tù hôm nay vì lý do ‘cải tạo tốt’ và không đề ra mối nguy hiểm gì cho cộng đồng.

Ông nói nguyện vọng của ông là muốn được đoàn tụ gia đình.

‘Tôi muốn dành nhiều thời gian càng tốt với con cái và bạn bè. Tôi đã thọ án một cách hết sức nghiêm túc. Trong suốt 9 năm qua, tôi không hề một lời phàn nàn ca thán. Tất cả những gì tôi làm là cố gắng trở thành người hữu ích.’

Ông Simpson nói ông không bị nản chí bởi sự quan tâm ồ ạt của giới truyền thông đối với vụ án của ông, nhưng hiện ông không nhận lời phát biểu với bất kỳ hãng truyền thông nào.

Con gái ông, Arnelle Simpson, nói với tòa: ‘Chúng tôi biết cha tôi không phải là người đàn ông hoàn hảo, nhưng ... ông ấy là một tù nhân hoàn hảo, tuân thủ các luật lệ trong tù và biến cho hoàn cảnh trở nên tốt nhất có thể ... Ông ấy đã hối hận. Chúng tôi chỉ muốn ông ấy trở về để chúng tôi có thể tiếp tục cuộc sống một cách lặng lẽ.’

Dự kiến ông Simpson sẽ chuyển đến Florida, nơi ông từng sinh sống trước khi bị kết án vào năm 2008.

9 năm tù vừa qua là một cú trượt dốc tận đáy của một ngôi sao từ đỉnh cao danh vọng rớt xuống vực thẳm tù tội.

Simpson từng có biệt danh là ‘The Juice’, từng đoạt Cúp Heisman, cầu thủ xuất sắc nhất của các đại học Mỹ vào năm 1968 và được vinh danh trên bảng các tên tuổi cầu thủ chuyên nghiệp danh tiếng Pro Football Hall of Fame năm 1985. Ông đã góp mặt hơn 10 năm trong Liên đoàn Bóng Bầu dục Quốc gia Hoa Kỳ.

Con đường danh vọng của ông tiếp tục tỏa sáng khi ông bước chân vào lĩnh vực quảng cáo và phim ảnh sau đó.

Simpson cho biết ông đã sẵn sàng tâm lý cho cuộc sống bên ngoài song sắt nhà tù để tận hưởng thời gian với người thân và ông có thể chống chọi được với ‘ánh mắt dò xét’ của công luận trong những ngày tháng sắp tới. - VOA
|
|

15.
Mỹ: Trump dọa các nghị sĩ Cộng Hòa về Obamacare

Trước việc dự luật hủy bỏ luật bảo hiểm y tế của ông Obama gặp khó khăn tại Thượng Viện Mỹ, ngày 19/07/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời các thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa đến Nhà Trắng ăn trưa, nhằm thuyết phục họ bỏ phiếu thông qua dự luật này khi kết thúc khóa họp quốc hội.

Gọi là thuyết phục, nhưng ông Donald Trump được cho là đã không ngần ngại đe dọa các thượng nghị sĩ. Từ Washington, thông tín viên Jean-Louis Pourtet tường thuật :

« Đó là một bữa ăn trưa mà chắc hẳn 49 thượng nghị sĩ có mặt - có ba người vắng mặt - sẵn sàng không dự. Người mời ăn có tâm trạng không phải là tốt lắm, và đã lên lớp các vị khách của mình, cáo buộc họ là đã không giữ lời hứa với người Mỹ. Ông kêu gọi họ làm việc trở lại ngay lập tức : « Bất động không phải là điều hay, và tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta không nên rời khỏi Washington trước khi có được một kế hoạch có thể mang đến cho mọi người một chế độ bảo hiểm y tế tốt. »

Ông Trump đã dọa các thượng nghị sĩ là sẽ không cho họ đi nghỉ hè nếu không ra được một dự luật mới. Theo ông, Luật Obamacare cần bị bãi bỏ và thay thế, chứ không chỉ bãi bỏ đơn thuần.

Như vậy, ông Donald Trump đã một lần nữa thay đổi ý kiến. Hôm thứ Ba ông muốn để yên cho luật Obamacare tự hủy diệt. Trước đó, hôm thứ Hai, ông yêu cầu là phải hủy bỏ ngay luật đó, không cần đến luật mới để thay thế ngay lập tức. Và giờ đây, ông lại đòi vừa hủy bỏ, vừa thay thế cùng một lúc.

Về phần mình, thượng nghị sĩ McConnell, chủ trương thay đổi chủ đề, và chuyển sang giải quyết vấn đề cải cách thuế và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng." - RFI
|
|

16.
Thượng Nghị sỹ Mỹ John McCain bị ung thư

Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não, văn phòng của ông cho biết.

Thượng Nghị sĩ 80 tuổi theo Đảng Cộng hòa và là cựu ứng cử viên tổng thống đang bình phục tại nhà ở Arizona sau khi được phẫu thuật loại bỏ một cục máu đông phía trên mắt của mình vào tuần trước tại bệnh viện ở Phoenix.

Ông McCain và gia đình của ông đang xem xét các sự lựa chọn điều trị thêm bao gồm kết hợp hóa trị và xạ trị, theo một thông cáo.

"Các bác sĩ của thượng nghị sĩ nói rằng cha tôi đang hồi phục sau ca phẫu thuật của mình 'tốt không ngờ' và sức khỏe tổng thể của ông là tuyệt vời", thông cáo nói thêm.

Con gái ông, Meghan, nói trong một thông cáo của gia đình về "cú sốc".

"Quý vị sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng với tất cả những gì xảy ra, chính người trong gia đình luôn tự tin và bình tĩnh nhất lại là cha tôi," cô Meghan, 32 tuổi, nói.

"Vì vậy, cha tôi sẽ đương đầu với thách thức này giống như mọi thách thức khác. Nó có thể gây đau đớn cho ông bằng nhiều cách nhưng nó sẽ không làm cho ông đầu hàng. Chưa bao giờ xảy ra chuyện đó".

Tổng thống Donald Trump nói ông McCain "luôn là một chiến sỹ" và, trong một tuyên bố, nói "Chúc ông chóng bình phục".

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, Lãnh đạo khối đa số ở Thượng viện, nói ông McCain là "người hùng của đất nước".

"Ông ấy chưa bao giờ e ngại trước một cuộc chiến nào, và tôi biết rằng ông sẽ phải đối mặt với thách thức này với lòng can đảm phi thường vốn là đặc trưng của cuộc đời của ông," ông McConnell viết trên Twitter.

Là cựu chiến binh trong Cuộc chiến Việt Nam, ông McCain từng ngồi tù hơn 5 năm tại Việt Nam.

Ông McCain và cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry được xem là hai nhân vật cựu binh tích cực vận động chính phủ Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao, kinh tế và quân sự với Hà Nội.

Ông John McCain cũng là người lâu nay ủng hộ việc Washington bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Ông từng nỗ lực trở thành ứng cử viên của Đảng Cộng hòa trong kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2000, nhưng thua ông George W. Bush sau những cuộc tranh đua sát nút tại các cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên.

Năm 2008, ông được đề cử đại diện cho Đảng Cộng hòa nhưng thất cử trước ứng viên Đảng Dân chủ là Barack Obama trong kỳ tổng tuyển cử. - BBC
|
|

Tin Việt Nam

17.
Ông Nguyễn Phú Trọng đến Phnom Penh ‘ve vãn’ Campuchia

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni hôm 20/7 tại chính điện Hoàng Cung ở thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm “cấp nhà nước” kéo dài ba ngày theo lời mời của nhà vua Campuchia, để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày hai nước thiết lập bang giao.

Truyền thông Việt Nam miêu tả chuyến thăm Campuchia của ông Trọng là “một dấu mốc lịch sử đặc biệt quan trọng trong quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia”.

Thông tấn xã Việt Nam mô tả cảnh người dân Campuchia tưng bừng đón tiếp người đứng đầu đảng cầm quyền tại Việt Nam: “Dọc hai bên đường từ sân bay quốc tế Pochentong về Hoàng cung, hàng nghìn người dân và thanh thiếu niên Campuchia cầm cờ, hoa, vẫy chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng... Từng đàn chim bồ câu bay lượn trên bầu trời, trước cửa Hoàng cung - hình ảnh sinh động của hòa bình và hữu nghị.”

Cùng ngày, Tân Hoa Xã Trung Quốc đưa tin ông Trọng có buổi gặp kéo dài 90 phút với Thủ tướng Campuchia Hun Sen và cho biết hai bên đã ký một số văn kiện quan trọng, như tuyên bố chung về tăng cường hợp tác và hữu nghị, một hiệp định khung về kết nối kinh tế, một nghị định thư về hoạt động cứu hộ thiên tai dọc theo biên giới, biên bản ghi nhớ về việc phát triển nhà máy thủy điện và về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực viễn thông.

Đáng chú ý, theo Tân Hoa Xã, ông Trọng đã nói với ông Hun Sen rằng Việt Nam quyết định tặng 25 triệu đôla Mỹ viện trợ để xây dựng tòa văn phòng Tổng Thư ký Quốc hội Campuchia.

Giáo sư, luật sư Tạ Văn Tài, một học giả ở Hoa Kỳ chuyên theo dõi các vấn đề Việt Nam và Trung Quốc, nói với VOA về ý nghĩa chuyến thăm Campuchia của ông Trọng:

“Chuyến đi của ông Trọng là muốn vuốt ve trở lại sự thân thiện ngày xưa đã dựng lên ông Hunsen, người đã cai trị Cambodia hơn 32 năm.”

Cựu giáo sư trường Harvard nhận định rằng dù Campuchia là “đàn em” cũ của Việt Nam, nhưng dần dần dưới sức ép quốc tế và chính trị trong nước, chính quyền Hunsen trở nên độc lập hơn và thân hơn với Trung Quốc:

“Nhưng chính quyền Hunsen cố gắng tách rời Việt Nam và bắt đầu dựa vào thế lực Trung Quốc. Mối quan hệ Việt-Campuchia có cả sự căng thẳng, thân thiện và độc lập. Trong các hội nghị của ASEAN, Việt Nam nhiều lúc muốn dùng ASEAN là một cộng đồng để đối nghịch với Trung Quốc, nhưng Campuchia là nước cản trở, nhất là về vấn đề Biển Đông. Đây là tương quan của đàn em cũ, nhưng trở nên độc lập hơn, vì Campuchia dựa vào cường quốc Trung Quốc.”

Cùng nhận định với giáo sư Tạ Văn Tài, nhà hoạt động dân chủ thâm niên Nguyễn Đan Quế ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng là người quan sát mối quan hệ ba nước Đông Dương trong nhiều thập niên qua, nhận định:

“Chuyến đi này không chính danh, nhưng quan trọng đối với Hà Nội. Vì thế chiến lược mới muốn tách ba nước Đông Dương thành ba thế lực chính trị cá biệt bằng kinh tế và chính trị. Hiện nay có hai xu thế đối nghịch nhau: một bên là Hà Nội muốn nắm Lào và Campuchia, một bên là thế giới các siêu cường, trong đó có Trung Quốc, cũng như các nước ASEAN muốn tách ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia thành ba thế lực chính trị cá biệt. Chính sách này của Việt Nam lỗi thời, khó mà có thể thành công. Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy mối tương quan giữa ba nước Đông Dương đang có chiều hướng đi vào một kỷ nguyên mới.”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố là dù thế giới có nhiều chuyển biến, nhưng “tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia là không thể chia rẽ”.

Về vấn đề Biển Đông, trang mạng baotintuc.vn nói hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước có liên quan thúc đẩy giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trước đó vào chiều ngày 18/7, tại Hà Nội, ông Trọng đã tiếp Phó Chủ tịch nước Lào Phankham Viphavanh, nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào. - VOA
|
|

18.
Gia đình bầu Kiên khiếu nại việc thi hành án

Gia đình ông Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu Kiên, người đang thụ án 30 năm tù về nhiều tội danh kinh tế, đã đệ đơn khiếu nại việc thi hành án khiến gia đình ông bị thiệt hại lớn về tài sản. Theo đơn khiếu nại thì một bất động sản của ông Kiên ở thành phố Hồ Chí Minh bị định thấp hơn giá trị thực tế đến hàng chục tỷ đồng.

Hiện tại, Tổng cục Thi hành án đã lập đoàn kiểm tra để xác minh nội dung khiếu nại. Đoàn này do một phó Tổng cục trưởng đứng đầu và theo dự kiến kết quả kiểm tra sẽ được công bố vào cuối tháng Bảy.

Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Văn Lực, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 20/7 của Bộ Tư pháp.

“Nếu gia đình ông Kiên không đồng ý với kết quả kiểm tra thì quyền quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Bộ Tư pháp”.

Đơn khiếu nại của bà Đặng Thị Ngọc Lan, vợ của Bầu Kiên, xoay quanh một bất động sản rộng 360 mét vuông của chồng bà tại số 5 đường Hồ Biểu Chánh, quận Phú Nhuận. Bất động sản này được Công ty Thẩm định giá Sài Gòn định giá là 29,7 tỷ đồng hồi tháng 3 năm 2016, và sau đó đã bán đấu giá được 29,8 tỷ đồng.

Số tiền bán dinh thự này phải nộp vào ngân sách Nhà nước để đền bù 75 tỷ đồng mà ông Kiên được cho là đã trốn thuế, dựa trên bản án phúc thẩm mà Tòa án nhân dân Tối cao đưa ra cách nay ba năm.

Tuy nhiên, bà Lan nói bất động sản đó đã được một công ty khác tại thành phố Hồ Chí Minh định giá gần 46 tỷ đồng, và như vậy cách định giá của Cục thi hành án đã khiến gia đình ông Kiên “bị thiệt hại 16 tỷ đồng”.

Căn nhà trên đường Hồ Biểu Chánh là một trong ba bất động sản của gia đình ông Kiên bị Chi cục thi hành án Quận 10 kê biên để thi hành bản án phạt 75 tỷ.

Ngoài căn nhà ở đường Hồ Biểu Chánh, bà Lan đã nộp gần 14 tỷ đồng, phân nửa gia trị của một bất động sản ở đường Hoàng Khánh Dư, để thực hiện quyền mua lại toàn bộ căn nhà này vốn được xác định là sở hữu chung của hai vợ chồng, theo báo Dân Trí.

Tương tự, đối với bất động sản ở đường Bình Lợi, quận Bình Thạnh, bà Lan cũng đã nộp phân nửa giá trị căn nhà là phần sở hữu của ông Kiên, tương đương 21 tỷ đồng, để mua lại căn nhà này.

Như vậy, trong ba bất động sản của gia đình Bầu Kiên bị kê biên ở thành phố Hồ Chí Minh để thi hành án, chỉ còn căn nhà trên đường Hồ Biểu Chánh đang vướng khiếu nại của bà Lan. Trước đó, bà Lan từng khởi kiện để yêu cầu hủy việc thanh lý căn nhà này để lấy tiền thực hiện bản án của ông Kiên với lý do đây là tài sản chung của hai vợ chồng. Tuy nhiên, yêu cầu này không được xem xét.

Ông Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu Kiên, là cựu phó chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB). Ông bị truy tố về các tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, trốn thuế và kinh doanh trái phép.

Tại phiên tòa phúc thẩm vào cuối năm 2014, Tòa án nhân dân Tối cao đã tuyên y án 30 năm tù cùng số tiền phạt hơn 75 tỷ đồng.

Vụ án của Bầu Kiên được Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương coi là một trong 10 đại án về tham nhũng hồi năm 2014. - VOA
|
|

19.
Đảm bảo an ninh năng lượng, VN dự trữ xăng dầu đủ dùng cho 30 ngày

Thủ tướng Việt Nam vừa thông qua kế hoạch dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu cho cả nước ít nhất đạt sản lượng 90 ngày lượng nhập khẩu ròng trước năm 2020.

Theo Reuters, Việt Nam đã theo chân các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ để thiết lập một nguồn dự trữ xăng dầu nhằm tăng cường an ninh năng lượng trong bối cảnh lượng dầu nhập khẩu ngày càng tăng trong khi lượng xăng dầu sản xuất trong nước lại sút giảm.

Mức nhập khẩu ròng 90 ngày là tiêu chuẩn do Cơ quan Năng lượng Quốc tế quy định cho các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD.

Mức dự trữ tương đương 90 ngày nhập ròng là tiêu chí tối thiểu của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) đối với các thành viên của OECD.

Truyền thông Việt Nam đưa tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025.

Theo quy hoạch, mục tiêu đặt ra là dự trữ sản xuất tại các nhà máy lọc hóa dầu bao gồm dầu thô và sản phẩm xăng dầu do doanh nghiệp sản xuất thực hiện, bảo đảm lượng dầu thô và sản phẩm xăng dầu lưu chứa thường xuyên tại các nhà máy lọc hóa dầu trong điều kiện hoạt động bình thường đáp ứng khoảng 25 ngày sản xuất -tương đương 30 đến 35 ngày nhập ròng, trong đó, cần tối thiểu đạt mức 15 ngày sản xuất đối với dầu thô, và 10 ngày sản xuất đối với sản phẩm xăng dầu.

Báo VietTimes nói Việt Nam phấn đấu để đạt mức dự trữ trong giai đoạn 2017 - 2025 tối thiểu ổn định ở mức 30 ngày nhu cầu sử dụng, tương đương 35 ngày nhập ròng.

Theo số liệu của chính phủ, Việt Nam đã nhập khẩu 280.492 tấn dầu thô trong nửa đầu năm nay, tăng 1,6% so với năm ngoái.

Bản Quy hoạch không nêu chi tiết về vị trí của các cơ sở dự trữ dầu.

Tuy nhiên, náo VNEconomy cho biết vị trí kho dự trữ quốc gia về dầu thô và sản phẩm xăng dầu bảo đảm an ninh quốc phòng, tuyệt đối an toàn; tối ưu hóa cung đường vận chuyển dầu thô và sản phẩm xăng dầu đến các nhà máy lọc hóa dầu và các khu vực tiêu thụ. - VOA
|
|

20.
Người Việt bỏ 3 tỉ đôla mua nhà ở Mỹ

Công dân Việt Nam bỏ ra khoảng 3,06 tỉ đôla Mỹ năm ngoái để mua nhà ở Mỹ, theo một ước tính của Hiệp Hội Quốc Gia Chuyên Viên Địa Ốc Hoa Kỳ (National Association of Realtors).

Báo cáo hàng năm mới nhất của họ, công bố hôm 18/7, cho thấy Việt Nam đứng trong tốp 10 nước hàng đầu mua nhà tại Mỹ.

Trả lời BBC, Hiệp Hội Quốc Gia Chuyên Viên Địa Ốc Hoa Kỳ cho biết, tính từ tháng Tư 2016 đến tháng Ba 2017, công dân Việt Nam đã mua bất động sản tại Mỹ trị giá lên tới 3,06 tỉ đôla.

Nếu tính theo phần trăm, năm ngoái, Việt Nam, Đức, Venezuela và Nhật mỗi nước chiếm 2% trong số người ngoại quốc mua nhà ở Mỹ.

Đứng đầu là Trung Quốc, chiếm 14%, theo sau là Canada 12%, Mexico 10%, Ấn Độ 5%, Anh 5%, Brazil 4%.

Đây là 10 nước mua nhà nhiều nhất ở Mỹ.

Số tiền công dân Trung Quốc bỏ ra để mua nhà ở Mỹ năm ngoái đạt mức kỷ lục, 31,7 tỉ đôla.

Hiệp Hội Quốc Gia Chuyên Viên Địa Ốc Hoa Kỳ cho biết 65% người mua Trung Quốc trả bằng tiền mặt, chỉ có 26% vay tiền mua nhà ở Mỹ. - BBC
|
|

21.
Bột trắng từ nhà máy alumin Nhân Cơ --- Các thành phố của Việt Nam đối diện với ô nhiễm môi trường --- Việc Bộ Tài nguyên cấp giấy nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải, TS Nguyễn Tác An bị mạo danh

Liên tiếp xảy ra sự cố

Dự án Alumin Nhân Cơ liên tiếp xảy ra các sự cố, phát tán bột trắng ảnh hưởng không khí, gây ô nhiễm môi trường khiến người dân hoang man. Ngày 27/6, người dân xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp sau khi quan sát đã phát hiện có chất bột màu trắng từ Nhà máy chế biến alumin Nhân Cơ phát tán và bám trên cây trồng của người dân.

Theo công ty, tối 27/6 đơn vị xả đáy lò nung tại 2 đường ống. Sản phẩm alumin xả đáy được chứa trong bể chứa hở. Tuy nhiên, do gặp gió lớn, bột alumin đã phát tán ra một vài hộ dân cách nhà máy khoảng 700 m.

Người dân sống ở khu vực xung quanh cho hay:

“Bọn em từ trên chợ xuống thấy cái bụi gì khắp nơi phải đóng cửa lại, lúc mở ra thì thấy tràn đầy đất, áo quần phơi ở ngoài không kịp lấy cũng dính bụi màu trắng giống như bột.”

“Nhà máy đây xả thải nè, lúc mưa có, mà hôm qua hôm kia cũng có.”

Mỗi lần nhà máy hoạt động là các hộ dân lại sống trong cảnh hôi thối nồng nặc. Một số người dân không thể chịu nổi đã chuyển đi nơi khác, những người còn lại bức xúc với chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nặng nề, nguồn nước sử dụng cho việc sinh hoạt hằng ngày bị đổi màu, còn trẻ em, người già mắc các chứng bệnh ngoài da nhưng không rõ nguyên nhân:

“Hôi không tả nổi luôn, ba bốn ngày nay không thấy thải, mấy lúc bữa nó thải từ tối tới sáng, từ sáng tới tối. Khoảng cách đây hai ngày, ăn cơm mà nuốt không vô.”

“Không biết có bị ảnh hưởng gì không nhưng ở đây ai ai cũng bị ốm. Bề mặt nước có nhớt trên bề mặt, không ăn uống gì được.”

Báo cáo của Sở TN-MT tỉnh Đắk Nông, kết quả kiểm tra tại khu vực nung Hydrat của Nhà máy Alumin Nhân Cơ có tồn đọng bột Al2O3, từ đó phát tán ra ngoài.

Mặc dù người dân đã có phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng câu trả lời nhận được chưa thoả đáng:

“Ủy Ban nói là không biết vệ sinh trong nhà chứ không có việc gì hết.”

Nguồn tin của báo Đất Việt phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển – Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản cho biết: “Sự cố này xảy ra theo tôi là do chất lượng công nghệ kém, dẫn đến quá trình sản xuất không hoàn lưu được, bởi hệ thống cản trở phát tán các chất bột ra ngoài không khí hoạt động không hiệu quả.

PGS.TS Trần Hồng Côn phân tích trên báo Đời sống Pháp luật cho biết "Alumin xả vào bể chứa thủy phân thì nghĩa là đang chứa kiềm, thậm chí nồng độ kiềm khá cao. Theo đó, nó có khả năng ăn mòn cao. Khi người hít phải bụi này, phổi có thể bị ăn mòn; hoặc nếu trường hợp vết thương hở thì Alumin có thể xâm nhập vào tế bào, phá hủy cơ chế tự bảo vệ và miễn dịch từ bên trong tế bào. Còn nếu Alumin đang ở công đoạn sấy thì đã trung tính, không còn chứa độc tính về mặt hóa học mà chỉ còn độc tính về mặt cơ học. Cụ thể, trong trường hợp này, Alumin trung tính là một dạng bột trơ, mịn, gần giống như bụi mịn PM10 hay PM2.5, có thể lọt sâu vào phế nang của phổi, gây viêm nhiễm đường hô hấp".

Nhà máy Nhân Cơ nằm trong Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên; dự án này gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khi được đưa ra; đặc biệt giới khoa học và các kinh tế gia đều cho rằng dự án sẽ gây hại cho môi trường Tây Nguyên và không mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó là những tác động bất lợi về an ninh - quốc phòng khi sử dụng lao động phổ thông Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên trái với Luật lao động Việt Nam. - RFA

***
Đô thị Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 20 năm qua, nhưng không đồng đều và gặp nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường. Đó là tóm tắt báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, chuyên đề đô thị, được ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường trình bày trong buổi họp báo ngày 20 tháng 7 năm 2017, của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.

Theo báo cáo này chỉ có 42 trên tổng số 787 thành phố, thị trấn của cả nước có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra còn có các vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm sông rạch trong các thành phố, mực nước ngầm bị sụt, nước mặn xâm nhập vào các thành phố ven biển, nạn ngập lụt gia tăng.

Ông Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Tài còn đề cập đến các hành vi cố tình xả chất thải của các doanh nghiệp ra môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động du lịch của dân chúng.

Sau khi công bố báo cáo, các viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ dành 10 phút để thảo luận về các vấn đề môi trường, nhưng lại từ chối các câu hỏi liên quan đến vấn đề nhận chìm một triệu mét khối bùn thải xuống biển Bình Thuận gần khu vực bảo tồn biển Hòn Cau.

Xin được nhắc lại là tại khu vực huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, từ năm 2015 đến nay, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đang xây dựng một trung tâm nhiệt điện rất lớn gồm bốn nhà máy, mang tên từ Vĩnh Tân 1 đến Vĩnh Tân 4. Các nhà máy này sử dụng than đá làm nguồn nhiên liệu để phát điện.

Khi nhà máy Vĩnh Tân 2 vận hành, khói bụi và xỉ than thải ra khiến dân chúng địa phương phản đối dẫn đến cuộc biểu tình lớn có bạo động vào năm 2015 tại Tuy Phong.

Vừa qua, để dọn cảng Tuy Phong cho tàu bè cập bến chở nhiên liệu than đá và vật liệu xây dựng, Bộ tài nguyên và Môi trường cho phép công ty điện lực Việt Nam được dìm 1 triệu mét khối bùn nạo vét xuống biển Hòn Cau gần đó. Việc này gây ra những ý kiến phản đối mạnh mẽ từ công luận, được mạng xã hội và cả báo chí chính thống của nhà nước loan tải.

Cũng liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, mới đây Tiến sĩ Nguyễn Tác An, phó Chủ tịch Hội Khoa học- Kỹ thuật Biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha trang khẳng định với báo Pháp Luật trong nước rằng ông không tham gia việc lập hồ sơ dự án nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát ở vùng biển Bình Thuận.

Trả lời báo Pháp Luật ngày 19 tháng 7, ông cho biết rất ngạc nhiên khi thấy tên của ông có trong danh sách 14 người thực hiện dự án có tên “nhận chìm ở biển vật liệu nạo vét hàng hải, vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1”.

TS Nguyễn Tác An cho biết không có đơn vị nào mời ông tham gia lập dự án nhận chìm bùn cát thải, và nếu có mời, ông cũng không tham gia. Ông nói thêm việc tự tiện lấy tên các nhà khoa học đưa vào dự án là rất nguy hiểm và ông sẽ làm sáng tỏ vụ việc. - RFA

***
TS Nguyễn Tác An cho biết có người xưng danh là giám đốc công ty tư vấn, gọi điện thoại cho ông xin lỗi và giải thích là do thư ký nhầm lẫn đã đưa tên ông vào.

Chiều 20-7, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho biết trong ngày có một người gọi điện đến xin lỗi ông việc tự tiện để tên ông trong danh sách những người tham gia thực hiện dự án nhận chìm ở biển vật liệu nạo vét luồng hàng hải, vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1.

“Người đó xưng là giám đốc công ty làm tư vấn cho dự án này. Ông ấy xin lỗi tôi, giải thích là do thư ký nhầm lẫn đã đưa tên tôi vào. Tôi không đồng ý với cách giải thích đó. Và ông ấy cho hay sẽ bay đến Nha Trang xin gặp tôi để trực tiếp xin lỗi, giải thích nhưng tôi từ chối, không chấp nhận kiểu làm việc đó. Tôi nói điều quan trọng lúc này là các ông phải trả lời báo chí, giải thích trước dư luận về việc làm của mình vì hệ lụy của việc này rất nghiêm trọng chứ không thể nói khơi khơi như vậy! Tôi cũng nói với ông ấy vấn đề quan trọng là các ông có làm đúng không, đã làm thận trọng chưa, có làm vì nước vì dân không” - TS An thông tin.

Cũng theo TS Nguyễn Tác An, sau khi báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh nghi vấn mạo danh nhà khoa học này trong danh sách những người thực hiện dự án nhận chìm bùn cát của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia, giới nghiên cứu gọi điện thoại bày tỏ bức xúc, chia sẻ với TS An.

“Tôi nghĩ việc họ tự tiện đưa tên tôi vào danh sách đó chắc chắn là có mục đích. Còn mục đích hay ẩn ý gì thì tôi chưa rõ. Do đó tôi đang theo dõi, chờ họ trả lời thế nào với báo chí, dư luận để tìm hiểu gốc gác vấn đề. Sau đó tôi sẽ đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ vì sao họ mạo danh tôi như vậy. Mình phải kiên quyết đấu tranh, vì trong khoa học cái sai này có thể dẫn đến nhiều cái sai nghiêm trọng khác. Nếu sự thật đúng là họ mạo danh tôi, tôi sẽ kiến nghị Bộ TN&MT hủy kết quả thẩm định dự án này và dừng ngay việc cho phép nhận chìm bùn, cát thải" - TS An nói. - phapluat

Link:
http://bit.ly/2kWPNo9




No comments:

Post a Comment